Tiểu luận Chế độ hôn nhân một vợ một chồng - Lý luận và thực tiễn

Việc kết hôn của người đang có vợ, có chồng với người khác mặc dù có đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn nhưng đã vi phạm về điều kiện kết hôn (khoản 3 điều 9) và thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn giữa người đang có vợ, có chồng với người khác là kết hôn trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng và phải bị xử hủy. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền xem xét và ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật trên cơ sở người có quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Về nguyên tắc, Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật với các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 10. Khi Tòa án ra quyết định tuyên bó hủy kết hôn giữa người đang có vợ, có chồng với người khác thì quan hệ giữa hai bên sẽ không có giá trị pháp lý và không được coi là có quan hệ vợ chồng kể từ thời điểm kết hôn cho đến khi có yêu cầu Tòa án hủy theo khoản 1 điều 17. Đối với hôn nhân hợp pháp thì khi cảm thấy đời sống hôn nhân không thể duy trì được thì hai bên có thể yêu cầu tòa án cho ly hôn theo thủ tục chung. Về nguyên tắc, các trường hợp kết hôn vi phạm khoản 1 điều 10 thì Tòa giải quyết theo hướng hủy kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, cần chú ý tới Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP tại mục 2 điểm d3:

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6178 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chế độ hôn nhân một vợ một chồng - Lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời khác đang có vợ, có chồng; đồng thời thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết các trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Quá trình hình thành và phát triển của nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam qua các thời kỳ Pháp luật Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 Do đặc điểm tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của những năm đầu khi dành được chính quyền, mặc dù rất quan tâm đến vấn đề hôn nhân và gia đình, nhưng Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa chưa thể ban hành được những văn bản pháp luật quy định riêng về hôn nhân gia đình. Để điều chỉnh những quan hệ hôn nhân gia đình. Trước cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến đặt dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Nhìn chung, chế độ hôn nhân gia đình ở nước ta vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu tồn tại từ nhiều thế kỷ trước, quan niệm “trai tài năm bay vợ, gái chính chuyên chỉ có một chồng” vẫn còn phổ biến. Pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc đều công nhận quyền của người đàn ông được lấy nhiều vợ, ngoài người vợ chính, người đàn ông còn có thể lấy nhiều người khác làm vợ lẽ, thể hiện thái độ kỳ thị rõ ràng đối với người phụ nữ. Ngay trong Bộ luật Hồng Đức thời kỳ Lê sơ, bộ luật được đánh gia cao cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, cũng thừa nhận hôn nhân đa thê, xác lập chế độ gia đình gia trưởng. Trong các quan hệ nhân thân liên quan đến hôn nhân và gia đình, Bộ luật cũng điều chỉnh quan hệ giữa vợ cả vợ lẽ tại các điều 309, 481, 483, 484, ngoài các quy định về các nghĩa vụ của họ với chồng và nhà chồng thì họ cũng phải tuân thủ trật tự thê thiếp và vợ cả nói chung được ưu tiên hơn. Pháp luật Việt nam đến thời kỳ Pháp thuộc cũng thừa nhận “ có hai cách giá thú hợp pháp: giá thú chính thất và giá thú về thứ nhất” (điều 79 Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931) hay tại điều 80 Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 cũng quy định “chưa lấy vợ chính thì cấm lấy vợ thứ”. Như vậy, trước cách mạng tháng Tám pháp luật chưa thừa nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong gia đình là quan hệ bất bình đẳng, chính điều này đã gây nhiều đau khổ cho người phụ nữ. Để điều chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia đình, nhà nước non trẻ của chúng ta dựa vào các quy định trong các văn bản pháp luật của chế độ cũ còn phù hợp với quan điểm, chính sách của Đảng và quy đinh của Hiến pháp năm 1946. Đến năm 1950, những nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gia đình được thể hiện rõ ràng hơn trong Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950. Thời kỳ này, pháp luật hôn nhân và gia đình còn sơ khai, với một ít quy phạm pháp luật. Các văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình chưa có sự phân định những quy định chung và những chế định cụ thể, nhưng thông qua những quy định cụ thể này, chúng ta có thể thấy pháp luật đã quán triệt những nguyên tắc cơ bản sau: nguyên tắc hôn nhân tự do, tự nguyện; nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, bảo vệ quyền lợi chính đang của người phụ nữ; nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái. Những quy phạm pháp luật ở thời kỳ này còn chưa đầy đủ, nhưng đã bao hàm được những tư tưởng dân chủ, tiến bộ của chế độ hôn nhân và gia đình mới do Đảng và nhà nước ta xây dựng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu do chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến để lại, thực hiện những quan hệ hôn nhân và gia đình mới phù hợp với xu thể phát triển của xã hội, đồng thời chúng còn là nền tảng cho quá trình phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình. Pháp luật Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay 2.1. Ban hành luật hôn nhân và gia đình năm 1959 Cách mạng tháng Tám thành công đã giải phóng dân tộc Việt Nam cũng như người phụ nữ khỏi ách thống trị hà khắc của chế độ thực dân phong kiến, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử hôn nhân và gia đình Việt Nam. Ngay trong Hiến pháp 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã xác định “ đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (điều 9). Chính điều này là cơ sở pháp lý để đấu tranh xóa bỏ chế độ hôn nhân gia đình phong kiến, tạo cơ sở xây dựng chế độ hôn nhân gia đình một vợ một chồng dân chủ tiến bộ. Tuy nhiên do điều kiện hoàn cảnh lịch sử, mà tại Sắc lệnh số 97 – SL quy định về hôn nhân gia đình chưa ghi nhận cụ thể nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Dù đã bị xóa bỏ, tuy nhiên chế độ hôn nhân gia đình phong kiến đòi hỏi cần phải xóa bỏ triệt để những tàn tích, hủ tục lạc hậu ấy, xây dựng chế độ hôn nhân gia đình tiến bộ. Từ năm 1959 đến nay, ở Việt Nam đã có ba đạo luật về hôn nhân và ra đình ra đời kế tiếp nhau: 1959, 1986, 2000. Mỗi đạo luật đều có những quy định chung trong đó ghi nhận những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình, là sự kế thừa và phát triển những nguyên tắc của pháp luật giai đoạn trước trên cơ sở phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của từng thời kỳ. Năm 1959, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi. Nhân dân Việt Nam được hưởng hòa bình chưa lâu thì đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã âm mưu phá bỏ Hiệp định Giơnevơ và biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới phục vụ cho những mưu đồ quân sự của Mỹ. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc với chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Trong khi nhân dân miền nam tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và bè lũ tay sai, quân và dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng quyết tâm đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tập trung sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã đạt được những thành tựu quan trọng, tác động mạnh mẽ vào các mặt của đời sống xã hội, trong đó có quan hệ hôn nhân gia đình. Trong khi đó, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu vẫn còn tồn tại, đè nặng lên tư tưởng của người dân, kìm hãm sự phát triển của con người. Tình hình hôn nhân và gia đình đó “ không thích hợp cho việc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng mới là cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa. Vì vậy, đã đến lúc cần phải xây dựng một chế độ hôn nhân và gia đình cho phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa, trước hết là cần ban hành một đạo luật hôn nhân và gia đình. Xuất phát từ thực tế đó, luật hôn nhân và gia đình cần phải thực hiện mục đích xây dựng những gia đình dân chủ, hòa thuận hạnh phúc, trong đó, mọi người đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, xóa bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữa, coi rẻ quyền lợi của con cái. Kế thừa những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình thời kỳ trước, để đạt được những mục đích như trên, luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã được xây dựng dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc hôn nhân tự do và tiến bộ; nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng; nguyên tắc nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong gia đình; nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp về hôn nhân và gia đình Việt Nam, những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình được quy định tập trung trong một chương (chương I: nguyên tắc chung) của một văn bản pháp luật nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình ở giai đoạn trước đã được kế thừa và phát triển một bước. Nhằm thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình mới, luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã quy định nhưng nguyên tắc mới: nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng và nguyên tắc hôn nhân tiến bộ. Trước đây, mặc dù dã xác định được nhiệm vụ xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, phản dân chủ của pháp luật hôn nhân và gia đình phong kiến, nhưng nhà nước ta chưa có quy định về việc thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Đây là một hạn chế của pháp luật thời kỳ trước đó. Việc luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng đảm bảo cho hạnh phúc gia đình bền vững, đồng thời phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này còn được thể hiện trong quy định về điều kiện kết hôn: “Cấm người đang có vợ có chồng kết hôn với người khác” (điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959). Căn cứ vào điều 24 Hiến pháp năm 1959 nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng lần đầu tiên được ghi nhận trong văn bản pháp luật HNGĐ. Ngay tại Điều 1 Luật HNGĐ năm 1959, có hiệu lực ngày 13.01.1959 quy định: “Nhà nước đảm bảo việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và con cái, nhằm xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân chủ và hòa thuận, trong đó mọi người đoàn kết, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ”. Nguyên tắc còn được thể hiện trong điều kiện kết hôn: “cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác” (điều 5 luật 1959). Đây là những quy định đầu tiên có tính chất tuyên ngôn của Nhà nước ta nhằm xóa bỏ chế độ đa thê, xác lập quan hệ hôn nhân một vợ một chồng. Mặc dù đã ghi nhận nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, tuy nhiên luật HNGĐ năm 1959 lại chưa có quy định nào về việc hủy kết hôn trái pháp luật vi phạm nguyên tắc này. Việc xử lý các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được quy định trong Thông tư 112/NCPL ngày 19/8/1972 TANDTC hướng dẫn xử lý việc kết hôn vi phạm thủ tục đăng ký kết hôn. 2.2. Ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 Bản chất của hôn nhân là dựa trên cơ sở tình yêu chân chính giữa nam và nữ để khẳng định chế độ hôn nhân và gia đình mà Đảng và nhà nước ta xây dựng là tốt đẹp, bên cạnh nguyên tắc hôn nhân tự do, luật hôn nhan và gia đình năm 1959 đã quy định nguyên tắc hôn nhân tiến bộ. Tuy nhiên với tư cách là tư tưởng chỉ đạo ngành luật hôn nhân và gia đình Việt nam, những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình vẫn chưa thực sự bao quát hết được lĩnh vực điều chỉnh. Những mảng quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt nam thuộc các dân tộc với nhau, giữa những người theo tôn giáo khác nhau, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt nam với người nước ngoài; vấn đề chưa có sự định hướng điều chỉnh. Điều đó dẫn đến tình trạng luật hôn nhân và gia đình năm 1959, mặc dù đã tiến bộ hơn hẳn so với pháp luật hôn nhân và gia đình ở giai đoạn trước, nhưng vẫn còn thiếu nhiều chế định, quy phạm pháp luật quan trọng điều chỉnh những quan hệ hôn nhân gia đình đã-đang-sẽ nảy sinh. Sự phát triển của kinh tế đất nước đã kéo theo nhiều thay đổi trong các quan hệ xã hội, trong đó có những quan hệ hôn nhân và luật năm 1986 ra đời. Để điều chỉnh có hiệu quả hơn các quan hệ hôn nhân và gia đình đang tồn tại trong đời sống xã hội, những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình đã được chỉnh sử, bổ sung cho phù hợp. Phát triển những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình năm 1959, luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã bổ sung thêm những nội dung của các nguyên tắc cho đầy đủ và quy định một số nguyên tắc mới. Ví dụ: trong nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, nếu như luật năm 1959 chỉ quy định: “cấm người đang có vợ có chồng kết hôn với người khác” thì luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định đầy đủ hơn: “ cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác”. Ngoài ra, điều 9 Luật 1986 còn quy định: “việc kết hôn vi phạm một trong các điều 5,6,7 của luật này là trái pháp luật, tòa án nhân dân có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật đó”. Như vây, luật 1986 thừa nhận việc kết hôn vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng là trái pháp luật, còn chỉ rõ: “tòa án có quyền hủy”. Đường lối xử hủy trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được giải quyết theo quy định của Nghị quyết 01/1998/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật 1986. Kế thừa quy định của Hiến pháp 1980, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trở thành nguyên tắc hiến định được quy định ở điêu 64 Hiến pháp 1992: “Gia đình là tế bào của xã hội, nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Với việc quy định nội dung đầy đủ hơn, phù hợp hơn những nguyên tắc pháp lý cơ bản của luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã tạo ra một nền tảng pháp lý cần thiết cho việc xây dựng những chế định, quy phạm pháp luật chuyên biệt để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình trong đời sống xã hội. Như vậy, những lỗ hổng của luật 1959 đã được luật 1986 bù đắp và hoàn thiện, trước hết trên cơ sở hoàn thiện hệ thống những nguyên tắc cơ bản. Ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Đất nước sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các quan hệ hôn nhân và gia đình cũng phát triển đa dạng và có phần phức tạp hơn. Việc áp dụng luật năm 1986 để điều chỉnh những quan hệ hôn nhân đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, cần phải sửa đổi, bổ sung. Đáp ứng ứng yêu cầu của việc thực hiện những quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn mới, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã được xây dựng trên cơ sở hoàn thiện những nguyên tắc cơ bản của chính ngành luật này. Kế thừa và phát triển những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình năm 1986, luật năm 2000 vẫn tiếp tục thực hiện những nguyên tắc của luật cũ còn phù hợp và sắp xếp lại cho khoa học hơn, đồng thời bổ sung một số nội dung mới làm cơ sở cho việc thực hiện và bảo vệ các quan hệ hôn nhân và gia đình đầy đủ hơn. Những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được quy định rõ ràng, tập trung trong một điều luật (điều 2). Những chế định mới, quy định mới được xây dựng để điều chỉnh chặt chẽ, có hiệu quả các quan hệ hôn nhân và gia đình, nhất là những loại quan hệ đang diễn ra theo những chiều hướng phức tạp. Như vậy, luật năm 2000 đã hoàn thiện thêm một bước về kỹ thuật lập pháp cũng như về nội dung, khẳng định một cách rõ ràng đầy đủ những tư tưởng định hướng, đảm bảo sự nhất quán cho ngành luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Trong luật năm 2000, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được thể hiện cụ thể trong các quy định về điều kiện kết hôn (điều 9); một trong các trường hợp cấm kết hôn (khoản 1 điều 10). Việc thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được thể hiện thông qua quy định cấm các trường hợp vi phạm nguyên tắc điều 4 luật năm 2000; các quy định về xử lý các trường hợp vi phạm nguyên tắc tại điều 16 và điều 17 luật năm 2000. Chính các quy định này tạo nền tảng pháp lý bảo đảm thực hiện nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, góp phần thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước ta là xây dựng gia đình tiến bộ, văn minh, dân chủ, hạnh phúc, nhằm phát triển đất nước bền vững. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng ở Việt Nam Thực tiễn áp dụng Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng đã trở thành một nguyên tắc của cuộc sống được mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện đang dần bị xóa bỏ những tư tưởng đa thê còn rơi rớt lại. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng được thực hiện làm rõ bản chất của tình yêu là “không thể chia sẻ được” là cơ sở duy trì hạnh phúc gia đình, duy trì sự bền vững của chính quan hệ hôn nhân. Tình trạng vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã giảm đáng kể nhưng không hoàn toàn. Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng còn bị vi phạm khá nghiêm trọng ở nhiều địa phương, đặc biệt có nhiều trường hợp một người đàn ông chung sống với rất nhiều vợ. Việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng: làm tan vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, con cái bị bỏ mặc, thiếu sự chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, có trường hợp con bị khủng hoảng về tâm lý sinh ra những thói hư tật xấ, kinh tế gia đình sa sút nghiêm trọng… nhưng đáng tiếc không phải trường hợp nào cũng được giải quyết xử lý. Những khó khăn, vướng mặc trong việc đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình: Việc thực hiên nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong điều kiện hiện nay là rất khó khăn do việc thừa nhận quan hệ chung sống như vợ chồng của nam nữ có giá trị pháp lý như quan hệ vợ chồng. Theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000, “hôn nhân thực tế” không được thừa nhận nữa, chúng ta vẫn phải chấp nhận sự tồn tại của những quan heẹ chung sống như vợ chồng đã xảy ra từ trước ngày 01/01/2001. Theo Nghị quyết số 35/2000/QH10, những trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn trong thời hạn hai năm (tức là đến 01/01/2003), nếu trước thời điểm này mà họ chưa đăng ký kết hôn thì họ vẫn được coi là vợ chồng của nhau. Vậy nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng cũng được điều chỉnh cả đối với trường hợp này. Nhưng hiện nay chúng ta chưa có được một cơ chế kiểm soát những đối tượng này. Cho nên nhiều Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiến hành đăng ký kết hôn cho những người đang có vợ, có chồng (do không thể biết được là họ đang có vợ, có chồng vì việc chung sống như vợ chồng của họ không được ghi vào sổ hộ tịch). Vậy là nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng bị vi phạm do ngay chính cơ chế mà chúng ta tạo ra. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải có những biện pháp phòng ngừa. 2. Giải quyết các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng theo luật 2000 2.1. Người đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng 2.1.1. Người đang có vợ, đang có chồng mà kết hôn với người khác Việc kết hôn của người đang có vợ, có chồng với người khác mặc dù có đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn nhưng đã vi phạm về điều kiện kết hôn (khoản 3 điều 9) và thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn giữa người đang có vợ, có chồng với người khác là kết hôn trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng và phải bị xử hủy. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền xem xét và ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật trên cơ sở người có quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật với các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 10. Khi Tòa án ra quyết định tuyên bó hủy kết hôn giữa người đang có vợ, có chồng với người khác thì quan hệ giữa hai bên sẽ không có giá trị pháp lý và không được coi là có quan hệ vợ chồng kể từ thời điểm kết hôn cho đến khi có yêu cầu Tòa án hủy theo khoản 1 điều 17. Đối với hôn nhân hợp pháp thì khi cảm thấy đời sống hôn nhân không thể duy trì được thì hai bên có thể yêu cầu tòa án cho ly hôn theo thủ tục chung. Về nguyên tắc, các trường hợp kết hôn vi phạm khoản 1 điều 10 thì Tòa giải quyết theo hướng hủy kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, cần chú ý tới Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP tại mục 2 điểm d3: Khi một người đang có vợ, có chồng nhưng tình trang trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài mà đã kết hôn với người khác thì lần kết hôn sau là kết hôn trái pháp luật, thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều 10, vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng. Các giai đoạn về sau có thể tuân theo chế định kết hôn – ly hôn theo luật định. TH cán bộ, bộ đội ở miền Nam đã có vợ, có chồng ở miền Nam tập kết ra Bắc lấy vợ hoặc lấy chồng ở miền Bắc. Theo Thông tu 60/DS-TAND trường hợp này là ngoại lệ. Sở dĩ quy định như vậy là do thời kỳ chiến tranh khốc liệt, đất nước bị chia cắt làm đôi nên nhu cầu tình cảm trong việc xác lập hôn nhân mới là chính đáng, pháp luật vẫn thừa nhận cả hai quan hệ hôn nhân mà không nhất thiết phải xử hủy hôn nhân sau, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đang của các bên trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh. 2.1.2. Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác Việc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hoặc có chồng có thể được gia đình chấp thuận hoặc không chấp thuận; có thể tố chức lễ cưới hay không tổ chức. Hai bên chung sống với nhau có thể công khai, được hàng xóm coi như vợ chồng và có con chung, có tài sản chung hoặc không có tính chất công khai mà lén lút, nên những người xung quanh không phát hiện ra. Việc người đang có vợ hoặc đang có chồng chung sống như vợ chồng với người khác là chung sống trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, xâm phạm đến quan hệ hôn nhân hợp pháp được nhà nước bảo hộ theo điều 2,4 và khoản 1 điều 10. Khi giải quyết các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, Tòa án không thể xử hủy quan hệ chung song trái pháp luật vì họ chỉ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, nên quan hệ của họ không phải là kết hôn trái pháp luật. Tòa án có thể ra quyết định không công nhân quan hệ giữa người đang có vợ, có chồng với người thứ ba là quan hệ vợ chồng và yêu cầu hai bên chấm dứt hành vi chung sống như vợ chồng. 2.2. Nam nữ sống chung như vợ chồng được coi là quan hệ vợ chồng nhưng vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng Xem xét ở yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Mặt khách quan, họ chung sống với nhau công khai, cùng gánh vác nghĩa vụ và trách nhiệm, quyền đối với nhau, được họ hàng và xã hội thừa nhận. Mặt chủ quan, hai bên chung sống dựa trên cơ sở tình yêu thường. Cơ sở pháp lý: việc chung sống được điều chỉnh theo Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 và TTLT 01/2001. Theo khoản 3 Nghị quyết 25 và khoản 2 TTLT 01 thì các trường hợp chung sống được công nhận là có quan hệ vợ chồng được phân biệt bởi hai mốc thời gian: Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 ngày luật năm 1986 có hiệu lực, mà chưa đăng ký kết hôn và hiện vẫn đang chung sống với nhau như vợ chồng, chưa đăng ký kết hôn và hiện vẫn đang chung sống với nhau như vợ chồng Trong trường hợp này, việc đăng ký kết hôn được nhà nước khuyến khích,không bắt buộc và không bị hạn chế về mặt thời gian. Cho dù nam, nữ có đăng ký kết hôn hay không thì vẫn được công nhận là quan hệ hôn nhân hợp pháp bởi trên thực tế họ đã vào tuổi ông, bà (điều 1, 2 NĐ 77/2001/NĐ-CP). Và quan hệ vợ chồng của họ được pháp luật công nhân kể từ ngày xác lập (ngày họ chung sống với nhau như vợ chồng), chứ không phải là chỉ được công nhân kể từ ngày đăng ký kết hôn Tuy nhiên, theo Nghị quyết 35/200/NQ-QH10 không quy định rõ về điều kiện kết hôn mà các bên nam nữ sống chung như vợ chông phải tuân thủ. Nếu các bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan hệ thích thuộc trực hệ thì có được coi là quan hệ hôn nhân hợp pháp không? Mặc dù được pháp luật cho phép nhưng tại thời điểm hiện tại một bên kết hôn với người khác phát sinh tranh chấp thì giải quyết như thế nào? Nếu công nhận quan hệ chung sống như vợ chồng tại thời điểm đó thì người có quan hệ hệ huyết thống hoặc đã từng có quan hệ thích thuộc trực hệ là hợp pháp thì việc kết hôn của một trong hai bên sau là trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Còn nếu không công nhận quan hệ chung sống như vợ chồng giữa những người trên là hợp pháp thì đương nhiên việc kết hôn sau không vị phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng và được pháp luật công nhận. Như vậy, pháp luật cần có những quy định cụ thể về vấn đề này để giải quyết được thống nhất Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng. Theo TTLT 01 nam nữ chung sống với nhau được coi là có giá trị pháp lý khi họ thỏa mãn các điều kiện: Đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại điều 9 và điều 10 và thuộc các trường hợp: có tổ chức lễ cưới, việc chung sống được gia đình chấp nhận, việc chung sống được người khác tổ chức chứng kiến, họ thực sự chung sống với nhau, giúp đỡ, chăm sóc nhau xây dựng gia đình chung. Thời điểm nam nữ bắt đầu trước ngày 01/01/2001 ngày luật 2000 có hiệu lực và hiện họ vẫn chung sống với nhau như vợ chồng, quy định tại điểm d khoản 2 điều 30 Đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm kể từ này Luật 1986 có hiệu lực đến ngày 1/1/2003 Khác với trường hợp đương nhiên xác lập quan hệ vợ chồng trước ngày 03/01/1987, trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 đến ngày 1/1/2003 vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký kết hôn thì mới được công nhận là có quan hệ vợ chồng. Theo điểm b Mục 3 Nghị quyết 35 hai bên nam nữ phải đăng ký kết hôn trong khoảng thời gian hai năm kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003. Ngoài ra, theo Chỉ thị 02/2003/CT-BTP trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng đã được rà soát lập danh sách để đăng ký kết hôn, nhưng không đăng ký kịp trong khoảng thời gian 2 năm từ ngày 01/01/2001 đến trước 01/01/2003 thì sẽ được gia hạn đăng ký kết hôn đến trước ngày 01/08/2004. Như vậy trong thời hạn các ben có nghĩa vụ đăng ký kết hôn, tức là trước ngày 01/03/2003 một số trường hợp trước ngày 1/8/2004. Nhà nước vẫn thừa nhận việc nam nữ chung sống như vợ chồng là có quan hệ vợ chồng đối với những trường hợp chưa đăng ký kết hôn. Đây là cách giải quyết linh động nhằm đảm bảo được quyền lợi của hai bên. Nếu hết thời hạn luật định mà nam, nữ chung sống với nhau vẫn không đăng ký kết hôn thì pháp luật sẽ không công nhận họ là vợ chồng. Theo quy định của luật, người đang chung sống như vợ chồng được coi là có quan hệ vợ chồng, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng khi họ kết hôn hoặc lại chung sống như vợ chồng với người thứ ba. Bởi,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBt hkỳ HN&GĐ 9 điểm- Chế độ hôn nhân một vợ một chồng - Lý luận và thực tiễn.doc
Tài liệu liên quan