Tiểu luận Chiến lược kinh doanh của Công ty thông tin di động VMS – Mobifone

Đội ngũ của MobiFone được đào tạo và thử thách trong môi trường hợp tác với nước ngoài 10 năm (hợp tác với Comvik) và MobiFone cũng đồng thời là cái nôi nhân sự của ngành thông tin di động Việt Nam. Kể từ khi ra đời cho tới nay, đội ngũ nhân viên của MobiFone luôn là đội ngũ được đánh giá cao nhất trong số các công ty trong lĩnh vực thông tin di động.

Điểm đáng chú ý nhất về nhân sự tại công ty này là hầu như những nhân sự giỏi tại đây đều gắn bó với công ty từ ngày thành lập cho đến nay và có rất ít người ra đi. Bên cạnh đó, công ty này không ngừng tuyển dụng nhân sự mới trẻ, có năng lực và đầy đam mê. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chính là niềm tự hào lớn nhất của MobiFone. Họ chính là những người giúp MobiFone tạo nên sự khác biệt trên thị trường và cùng với các đối tác gìn giữ sự hài lòng cao của khách hàng trong 15 năm qua. Tại MobiFone, ban lãnh đạo công ty luôn đặt ưu tiên cao trong việc xây dựng một môi trường làm việc mà ở đó người lao động được cống hiến, thử thách và có cơ hội phát huy hết tiềm năng của mình để có được một tương lai sự nghiệp bền vững và một cuộc sống gia đình đầy đủ. Đây chính là lý do giúp họ luôn toàn tâm, toàn sức với MobiFone, cùng MobiFone phát triển không ngừng.

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7082 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chiến lược kinh doanh của Công ty thông tin di động VMS – Mobifone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch vụ… Yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết... Yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ của chúng tôi, sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông của chúng tôi. Tóm lại: Những nhân tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty do đó Công ty cần phải có những chiến lược cụ thể để giữ vững và phát triển thị phần. 2.3 Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành a,Tồn tại các rào cản ra nhập ngành Những rào cản gia nhập ngành : là những  yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn . Kỹ thuật Vốn Các yếu tố thương mại : Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng ... Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào ( Bị kiểm soát ), Bằng cấp , phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ .... Các rào cản càng lớn thì số lượng  đối thủ tiềm năng của công ty càng ít.Nhìn chung, rào cản về gia nhập ngành viễn thông là khá lớn. Trước hết về vốn và kỹ thuật, đây là một ngành đòi hỏi vốn khá lớn và nhất là công nghệ kỹ thuật hiện đại. Để tham gia kinh doanh ngành này, các công ty đòi hỏi là những nhà kinh doanh có vốn lớn nhất là vốn ban đầu như: xây dựng các trung tâm phát sóng rộng khắp bởi độ bao phủ của sóng càng cao thì vùng liên lạc của khách hàng càng rộng khiến cho khách hàng sử dụng nhiều. hay là việc đầu tư cho việc xây dựng cáp quang, quản lý sim thẻ,tính cước của khách hàng cũng cần những thiết bị công nghệ cao… và đi liền với nó là chi phí lớn. Một trong những yếu tố công nghệ gần đây là công nghệ 3G đòi hỏi những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phải nâng cao cả về mặt công nghệ lẫn quản lý. 3G có mặt ở Việt Nam khi công nghệ này đã phát triển ở độ “chín”. Hiện nay, công nghệ 3G cho phép cung cấp đường truyền với tốc độ lên đến 6-7 Mbps (tại Singapore), thậm chí tới 21Mbps (tại Úc) Yếu tố  về con người, nhất là việc sử dụng những nhân viên chất lượng đảm bảo làm việc và khai khai thác công nghệ của ngành cũng còn chưa đạt chất lượng, trong khi số lượng những lao động tham gia vào ngành này thì rất nhiều nhưng lại chưa đủ trình độ để sử dụng các thiết bị công nghệ này. Hầu hết những nhân viên được tuyển vào phải được hướng dẫn và đào tạo lại. Đối với việc tham gia hệ thống phân phối là các điểm bán siêm thẻ, nói chung ở Việt Nam là không phức tạp, có nhiều đại lý sim thẻ sẵn sàng phân phối sim thẻ của nhiều công ty cung cấp dịch vụ viễn thông này. Rào cản về thương hiệu cũng là khá lớn trong ngành này, các nhà cung cấp có tên tuổi như Viettel, Vinaphone, Mobifone luôn được khách hàng ưu tiên sử  dụng. Như vậy một doanh nghiệp mới bước chân vào ngành này sẽ rất khó để cạnh tranh. Một rào cản lớn nữa đó là việc cho phép hoạt động cũng như kiểm soát của chính phủ Việt Nam về  phát triển viễn thông. Đó là quy định lộ  trình tham gia, quy định về vốn góp khi các công ty viễn thông nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường. Ban đầu, việc cung cấp các dịch vụ viễn thông cơ bản, dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, và dịch vụ điện thoại hữu tuyến chỉ được phép thông qua các hợp đồng kinh doanh với các công ty quản lý điều hành cổng viễn thông ở Việt Nam. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng có thể thành lập các liên doanh với đối tác Việt Nam với tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài có thể lên tới 50%.  b, Quyền lực thương lượng từ phía các nhà  cung ứng Số lượng và  quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành  Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp : Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp     và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost).  Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc  đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.  Với tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây các áp lực nhất định nếu họ có quy mô , sự  tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm.  Chính vì thế những nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào nhỏ lẻ (Nông dân, thợ thủ công.... ) sẽ có rất ít quyền lực đàm phán đối với các doanh nghiệp mặc dù họ có số lượng lớn nhưng họ lại thiếu tổ chức  c, Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng Khách hàng là một  áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.   Khách hàng được phân làm 2 nhóm:  - Khách hàng cá nhân - Khách hàng tổ chức  Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.  Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành: - Quy mô  -Tầm quan trọng  -Chi phí chuyển đổi khách hàng  -Thông tin khách hàng   Đặc biệt khi phân tích nhà phân phối ta phải chú ý tầm quan trọng của họ, họ có thể trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của doanh nghiệp. Khách hàng công ty thường là các cá nhân, bởi việc sử dụng sản phẩm là đồng thời với việc sử dụng công cụ hỗ trợ cá nhân : điện thoại di động.Các khách hàng là những người sử dụng mạng sẽ phải trả tiền cước cho những dịch vụ gọi điện, tìm kiếm thông tin, lướt web, trò chuyện … theo những mức cước quy định, như vậy là khách hàng không có nhiều quyền lực trong việc thương lượng về giá cả và quy mô. Tuy nhiên với nhu cầu được sử dụng những dịch vụ tốt nhất và giá thành rẻ nhất khiến mà số lượng khách hàng ngày càng gia tăng khiến cho một đe dọa khác lại mạnh hơn đó là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành.  d,Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành  Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ  - Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh...  - Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền). Ngành viễn thông thuộc và tốp ngành tập trung. - Các rào cản rút lui (Exit Barries) : Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn : Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư Ràng buộc với người lao động Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder) Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.   Thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông di động  Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều nhà cung cấp  nhưng quyền lực chi phối thị trường vẫn nằm trong tay 3 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là Vina Phone , Mobifone và Viettel..  Nhu cầu sử dụng dịch vụ của Việt Nam tăng khoảng 5-10%/ năm, doanh thu, lợi nhuận của các nhà cung cấp cũng tăng với  con số tương đương. Mặc dù cho các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui .... là cao, áp lực từ khách hàng không đáng kể nhưng đang có rất nhiều doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập vào thị trường . Một điều nữa là sự ra đời của ngành dịch vụ kèm theo dịch vu viễn thông như : Các tổng đài giải trí, cá cược, các dịch vụ khác mà điển hình gần đây là xem giá chứng khoán qua mạng di động. Với xu hướng này sức cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ ngày càng gia tăng và lúc đó người tiêu dùng sẽ ngày càng được tôn trọng hơn     Viettel được đánh giá là mạng dẫn đầu trong việc tung ra các gói cước khuyến mãi hấp dẫn. Khi Viettel đưa ra dịch vụ “i Share - Sẻ chia tài khoản” cho tất cả các thuê bao di động trả trước chuyển tiền trong tài khoản cho nhau từ máy điện thoại di động. Trong khi đó, Vinaphone đưa ra chương trình ”12 năm chia ngọt sẻ bùi, keo sơn gắn bó” nhân kỉ niệm 12 năm thành lập với những khuyến mãi cho khách hàng lên tới 800.000 đồng. Về phần mình, Mobifone cũng lập tức tung ra chương trình "15 năm cùng bạn kết nối”. Cuộc cạnh tranh giữa các đại gia ngày càng quyết liệt, bên cạnh các gói cước giảm, dịch vụ mới, các doanh nghiệp cũng cần nâng cao chất lượng dịch vụ vì đây mới là vấn đề mấu chốt trong chiến lược thu hút khách hàng. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo động lực phát triển cho từng doanh nghiệp và cho cả ngành viễn thông và CNTT Việt Nam. Cạnh tranh phát triển tạo cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước tự đổi mới và tái cơ cấu để hoạt động có hiệu quả, cải cách quy trình quản lý, khai thác, tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực mang tính chiến lược, nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng chăm sóc khách hàng. Gia nhập WTO các doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ chịu những áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp ở các nước có nền công nghiệp phát triển có vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý và cạnh tranh quốc tế cao. Mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, phạm vi rộng hơn và sâu hơn. Đi kèm với đó là sự chia sẻ về thị phần thị trường một cách đáng kể khi các tập đoàn viễn thông lớn đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài khi liên doanh có quyền nâng mức góp vốn lên cao hơn, khả năng kiểm soát của họ đối với việc điều hành kinh doanh dịch vụ cũng lớn hơn. e, Đe dọa dọa từ các sản phẩm thay thế Tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm thay thế : Ngay  cả trong nội bộ ngành với sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành mình. Điện thoại di động chính là sản phẩm thay thế cho điện thoại cố định  và sắp tới là VOIP sẽ thay thế cho cả hai sản phẩm cũ.  Với các công ty viễn thông như là mobifone thì tương lai gần thì mạng di động không có nhiều đe dọa từ sản phẩm thay thế. Chẳng hạn như sự đe dọa từ việc dùng điện thoại bàn,điện thoại công cộng, hay là việc sử dụng các thiết bị liên lạc khác như sử dụng internet qua máy tính và máy tính xách tay … thì ngày nay đều có thể tích hợp các chức năng này trong chiếc điện thoại di động với sự hỗ trợ của mạng không dây Mobifone. Nhìn chung thì đây là một thị trường phát triển và có xu hướng phát triển rộng thêm khi khách hàng càng ngày càng sử dụng điện thoại di động như những phương tiện thuận lợi và thường xuyên nhất.Tất nhiên hiện tại thì các dịch vụ này cũng làm giảm đáng kể lượng khách hàng tham gia vào dịch vụ. Chẳng hạn như là việc sử dụng chart hay tìm kiếm thông tin trên intrnet qua máy tính sẽ làm giảm đi các cuộc gọi và nhắn tin qua mạng di động, tương tự thì nếu khách hàng sử dụng điện thoại cố định sẽ ít sử dụng dịch vụ của công ty.  f, Đe dọa từ các gia nhập mới Các công ty mới gia nhập sẽ tạo sẽ có thể ảnh hưởng đến đến cường độ canh tranh của ngành. Nếu số lượng các gia nhập càng tăng thì cường độ canh tranh càng tăng. Các công ty gia nhập càng có nền tảng vững chắc thì càng ảnh hưởng đến vị thế của công ty trong tương lai. Mobifone và  các nhà dịch vụ mạng khác đã không ngờ  trước được sự đe dọa của một công ty mới đã làm thay đổi rất nhiều cục diện của ngành đó là Beenline. Cuối năm 2007, một thỏa thuận thành lập liên doanh về viễn thông giữa tập đoàn VimpelCom (một trong những tập  đoàn viễn thông hàng đầu Đông Âu) và Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu của Việt Nam (GTEL) được ký kết. Chưa đầy một năm sau, GTEL Mobile chính thức được thành lập và Beeline Việt Nam chính là kết quả của sự liên doanh giữa GTEL và Vimpelcom. Trên thế  giới Beeline là một thương hiệu mạng viễn thông di động lớn hoạt động tại 9 quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Âu và Trung Á với hơn 63 triệu thuê bao thực. Năm 2009, theo hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Millward Brown Optimor thì thương hiệu “Beeline” nằm trong top 100 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh và top 10 tên tuổi đắt giá nhất trên thị trường viễn thông với giá khoảng 8,9 tỷ USD. Một mũi tên trúng hai đích: vừa đầu cơ đầu số  vừa làm khó cho mạng đến sau vì không còn  đầu số để phát triển. Đằng sau câu chuyện  đổ xô xin thêm đầu số mới của các nhà mạng lớn là nỗi ám ảnh mang tên Beeline. Gia nhập WTO các doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ chịu những áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp ở các nước có nền công nghiệp phát triển có vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý và cạnh tranh quốc tế cao. Mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, phạm vi rộng hơn và sâu hơn. Đi kèm với đó là sự chia sẻ về thị phần thị trường một cách đáng kể khi các tập đoàn viễn thông lớn đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài khi liên doanh có quyền nâng mức góp vốn lên cao hơn, khả năng kiểm soát của họ đối với việc điều hành kinh doanh dịch vụ cũng lớn hơn.  Nhận xét ngành viễn thông:  - Cường độ cạnh tranh của ngành mạnh: Thị trường viễn thông Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng được xếp vào hàng nhanh nhất thế giới. Cạnh tranh sôi động nhất đang diễn ra trên thị trường thông tin di động giữa các nhà cung cấp dịch vụ VinaPhone, MobiFone, Viettel, EVN Telecom, SFone... đã thúc đẩy thị trường đạt mức tăng trưởng nhanh. Mới đây, trong bảng xếp hạng phát triển viễn thông Châu Á, thị trường viễn thông Việt Nam đã được xếp thứ 13 về cả quy mô và tốc độ phát triển trên ba lĩnh vực cố định, di động và Internet. - Ngành hấp dẫn: Việt Nam với dân số trên 80 triệu người, theo công bố  mới nhất của Bộ Thông tin truyền thông thì thị trường viễn thông đã có gần 50 triệu thuê bao và Việt Nam hiện vẫn còn nhiều tiềm năng cho các nhà khai thác dịch vụ thông tin di động. Trong những năm qua, thị trường viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 160-170%/năm và được coi là thị trường đầy tiềm năng, thu hút sự chú ý của không ít các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. Lập mô hình EFAS : STT Các nhân tố bên ngoài Mức độ quan trọng Xếp loại Điểm quan trọng Các cơ hội 1 Ngành viễn thông được chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển. 0.1 2 0.2 2 Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với dân số đông. 0.1 3 0.3 3 Cơ sở hạ tầng viễn thông hiện nay đã tương đối ổn định và phát triển không kém cạnh gì các nước trong khu vực 0.1 3 0.3 4 Nhu cầu về sử dụng dich vụ tăng như các dịch vụ về điện thoại, intenet. 0.2 4 0.8 5 Sự phát triển mạnh mẽ của kh-kt 0.1 3 0.3 Các thách thức 6 Thị trường Viễn thông có sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty dịch vụ viễn thông khác như VIETTEL, VINAPHONE, SFONE, BEELINE… 0.2 3 0.6 7 Thói quen sử dụng các dịch vụ Viễn thông, internet ở Việt Nam hiện nay tăng nhanh nhưng vẫn còn ở mức thấp. 0.05 3 0.15 8 Sự khủng hoảng kinh tế làm giảm nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông. 0.05 1 0.05 9 Gia nhập WTO các doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ chịu những áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp ở các nước có nền công nghiệp phát triển có vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý và cạnh tranh quốc tế cao. 0.05 2 0.1 10 Mạng lưới rộng khắp nên sẽ gặp khó khăn trong công tác điều hành mạng lưới. 0.15 2 0.3 Tổng cộng 1 3.05 Phần III : phân tích môi trường bên trong 3.1 Sản phẩm chủ yếu Dịch vụ Thông tin Di động trả tiền sau - MobiGold Là Dịch vụ Thông tin Di động trả tiền sau ra đời đầu tiên ở Việt Nam, MobiGold cung cấp tới khách hàng giải pháp thông tin di động tiên tiến và chất lượng dịch vụ hoàn hảo bởi 1 nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu - MobiFone. Dịch vụ Thông tin Di động trả tiền trước: MobiCard, Mobi4U, Mobi365, MobiZone, MobiQ, MobiQ-Student, MobiQ-Teen Các loại SIM cung cấp ra thị trường: SuperSIM 128k, SuperSIM 64k, SuperSIM 32k, SIM 16k Dịch vụ Giá trị Gia tăng trên nền 2G: Thanh toán cước thông tin di động trả sau MobiGold bằng mã thẻ nạp tiền trả trước - FastPay Thanh toán cước thông tin di động trả sau MobiGold qua hệ thống thanh toán trực tuyến cổng SmartLink Gọi quốc tế giá rẻ theo gói cước trọn gói - Global Saving Dịch vụ GTGT dựa trên Cell ID của trạm BTS - SMS Locator Dịch vụ đấu nối một số dịch vụ GTGT trên nền USSD qua mã lệnh ... Và hiện năm 2010 cung cấp dịch vụ viễn thông trên nền 3G 3.2. Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của doanh nghiệp a, hoạt động cơ bản Do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nên các hoạt động cơ bản sẽ theo các bước sau: Bước1: Marketing : Mobi đã thực hiên rất nhiều rất nhiều chương trình hoạt động marketing và sử dụng nhiều kênh như truyền hình, báo chí, trực tuyến… Và doanh nghiệp đã có các dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Bước 2: Hậu cần nhập: Khi xác điinhj được dịch vụ mà khách hàng yêu cầu doanh nghiệp sẽ tiếp nhận các nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất ra một số sản phẩm như sim, thẻ… Bước 3: Sản xuất: nguên vật liệu được đưa vào khai thác sản xuất hoặc láp ráp. Bước 4: Bán hàng và cung ứng dịch vụ: Cung cấp những dịch vụ khách hàng mong muốn. b, hoạt động bổ trợ Phát triển công nghệ: Gần đây mobifone đã cho ra đời mạng Mobifone 3G - là mạng viễn thông di động mặt đất tiêu chuẩn IMT-2000, sử dụng băng tần 2.100 Mhz được MobiFone chính thức khai thác từ ngày 15 tháng 12 năm 2009 theo giấy phép số 1118/GP-BTTTT do Bộ TT&TT cấp ngày 11/8/2009. Là mạng di động theo chuẩn thế hệ thứ 3 (Third Generation Network - 3G), của MobiFone cho phép thuê bao di động thực hiện các dịch vụ cơ bản như thoại, nhắn tin ngắn với chất lượng cao, đặc biệt là truy cập Internet với tốc độ tối đa đạt tới 7,2 Mbps. MobiFone 3G sẽ có khả năng hỗ trợ truyền dữ liệu với tốc độ cao hơn trong thời gian tới. Mạng MobiFone 3G được kết nối và tích hợp toàn diện với mạng MobiFone hiện tại (công nghệ GSM 900/1800 Mhz), cho phép cung cấp dịch vụ theo chuẩn 3G cho các thuê bao trả trước và trả sau của MobiFone. Công nghệ chuyển giao (hand-over) cho phép thuê bao MobiFone duy trì liên lạc thông suốt khi di chuyển giữa vùng phủ sóng mạng 2G và 3G. Mobifone còn rất chú trọng đến việc ứng dụng triệt để các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng như dịch vụ chuyển vùng quốc tế, dịch vụ chuyển vùng trong nước, dịch vụ điện thoại di động trả trước MobiCard/Mobi4U... Các dịch vụ hiện được cung cấp bởi mạng MobiFone không chỉ đơn thuần là các dịch vụ thoại mà còn bao gồm các dịch vụ phi thoại, đó là dịch vụ truyền số liệu, dịch vụ truy nhập internet, WAP qua mạng di động, dịch vụ nhắn tin ngắn SMS. Đồng thời với việc đầu tư phát triển mạng lưới, Công ty cũng đặc biệt quan tâm đến việc bảo dưỡng, khai thác để giữ vững chất lượng mạng lưới phục vụ khách hàng. - Quản trị nguồn nhân lực. Đội ngũ của MobiFone được đào tạo và thử thách trong môi trường hợp tác với nước ngoài 10 năm (hợp tác với Comvik) và MobiFone cũng đồng thời là cái nôi nhân sự của ngành thông tin di động Việt Nam. Kể từ khi ra đời cho tới nay, đội ngũ nhân viên của MobiFone luôn là đội ngũ được đánh giá cao nhất trong số các công ty trong lĩnh vực thông tin di động. Điểm đáng chú ý nhất về nhân sự tại công ty này là hầu như những nhân sự giỏi tại đây đều gắn bó với công ty từ ngày thành lập cho đến nay và có rất ít người ra đi. Bên cạnh đó, công ty này không ngừng tuyển dụng nhân sự mới trẻ, có năng lực và đầy đam mê. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chính là niềm tự hào lớn nhất của MobiFone. Họ chính là những người giúp MobiFone tạo nên sự khác biệt trên thị trường và cùng với các đối tác gìn giữ sự hài lòng cao của khách hàng trong 15 năm qua. Tại MobiFone, ban lãnh đạo công ty luôn đặt ưu tiên cao trong việc xây dựng một môi trường làm việc mà ở đó người lao động được cống hiến, thử thách và có cơ hội phát huy hết tiềm năng của mình để có được một tương lai sự nghiệp bền vững và một cuộc sống gia đình đầy đủ. Đây chính là lý do giúp họ luôn toàn tâm, toàn sức với MobiFone, cùng MobiFone phát triển không ngừng. Cơ sở hạ tầng của tổ chức: Cơ sở hạ tầng hiện có như nhà trạm, cột ăng ten, thiết bị truyền dẫn. Với dung lượng mạng hiện tại gồm 35 tổng đài MSC; 178 BSC; hơn 10.000 trạm đang phát sóng . Với năng lực mạng lưới liên tục được đầu tư, mở rộng, Công ty hoàn toàn tự tin về khả năng cung cấp dịch vụ thông tin di động với chất lượng tốt nhất cho hơn 50 triệu thuê bao trên toàn quốc vào cuối năm 2009. Mobifone đang sử dụng hiệu quả toàn bộ tài nguyên tần số được cấp, thường xuyên triển khai áp dụng những kỹ thuật tối ưu hóa tần số nhằm đảm bảo chất lượng phủ sóng, không để xảy ra can nhiễu nội bộ và cung cấp cho 35 triệu khách hàng hiện đang sử dụng dịch vụ của MobiFone những sản phẩm với chất lượng ổn định. 3.3. Năng lực cạnh tranh của mobifone - Ra đời sớm,tăng vùng phủ sóng cũng như trạm phát sóng liên tục,hiện nay có mặt trên khắp các tỉnh thành phố. - Chất lượng dịch vụ ổn định,có uy tín với khách hàng. - Đẳng cấp về thương hiệu: So với các mạng di động khác, MobiFone có các đại sứ thương hiệu miễn phí là nhóm khách hàng rất thành đạt và nổi tiếng. - Ưu đãi lớn nhất, giá cước cạnh tranh nhất nhưng với chất lượng dịch vụ tốt nhất. - Đội ngũ Call Center của MobiFone nhiệt tình và chuyên nghiệp nhất; từ chỗ là  mạng đầu tiên có tổng đài chăm sóc khách hàng hoạt động 24/24 và không thu phí, hiện bộ phần này đã có khoảng 3.000 điện thoại viên phục vụ hỗ trợ và tư vấn khách hàng, đồng thời hợp tác với 8 đối tác để cung cấp dịch vụ chuyên biệt. 3.4. Vị thế cạnh tranh của mobifone Vị thế cạnh tranh của mobifone : mạnh - Doanh thu đạt trên 1 tỷ USD, lợi nhuận đạt gần 35% trên doanh thu, tốc độ phát triển thuê bao mới và việc mở rộng mạng lưới vào năm 2008 trong tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng. - Mobifone cho ra đời nhiều gói cước hấp dẫn phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau,gói cướcQ-teen được bình chọn là gói cước đi động xuất sắc nhất của năm 2009. Thiết lập mô hình IFAS STT Các nhân tố bên trong Mức độ quan trọng Xếp loại Điểm quan trọng Các điểm mạnh 1 Mobifone có thương hiệu mạnh. 0.2 4 0.8 2 Mobifone có đội ngũ nhân viên trình độ cao, chuyên nghiệp và năng động. 0.1 4 0.4 3 Chât lượng dịch vụ của mobifone ổn định, có uy tín với khách hàng. 0.1 3 0.3 4 Mobifone rất chú trọng đến việc ứng dụng triệt để các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng. 0.05 3 0.15 5 Mobifone ra đời sớm,tăng vùng phủ sóng cũng như trạm phát sóng liên tục,hiện nay có mặt trên khắp các tỉnh thành phố. 0.1 3 0.3 Các điểm yếu 6 Quy mô mạng lưới chưa đáp ứng yêu cầu 0.1 2 0.3 7 Khả năng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và giá cước còn hạn chế. 0.05 2 0.1 8 Cung ứng dịch vụ còn nhiều hạn chế. 0.05 3 0.15 9 Đổi mới trong cung ứng 0.1 2 0.2 10 Mức độ thu hút khách hàng mơi 0,15 2 0.3 Tổng cộng 1 3.3 3.5 Mô thức TOWS Mô Thức TOWS Mobifone Các điểm mạnh 1.Mobifone có thương hiệu mạnh 2.Mobifone có đội ngũ nhân viên trình độ cao, chuyên nghiệp và năng động. 3.Chất lượng dịch vụ của mobifone ổn định, có uy tín với khách hàng. 4.Mobifone rất chú trọng đến việc ứng dụng triệt để các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng. 5.Mobifone ra đời sớm,tăng vùng phủ sóng cũng như trạm phát sóng liên tục,hiện nay có mặt trên khắp các tỉnh thành phố. Các điểm yếu 1.Quy mô mạng lưới chưa đáp ứng yêu cầu. 2. Khả năng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ và giá cước còn hạn chế. 3. Cung ứng dịch vụ còn nhiều hạn chế. Các cơ hội 1.Ngành viễn thông được chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển. 2. Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với dân số đông. 3. Cơ sở hạ tầng viễn thông hiện nay đã tương đối ổn định và phát triển không kém cạnh gì các nước trong khu vực. 4. Nhu cầu về sử dụng dich vụ tăng như các dịch vụ về điện thoại, intenet. 5. chiến lược điểm mạnh cơ hội +chiến lược thâm nhập thị trường +chiến lược phát triển thị trường Chiến lược điểm yếu cơ hội + Chiến lược phát triển sản phẩm Các thách thức 1. Thị trường Viễn thông có sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty dịch vụ viễn thông khác như VIETTEL,VINAPHONE, SFONE, BEELINE… 2. Thói quen sử dụng các dịch vụ Viễn thông, internet ở Việt Nam hiện nay tăng nhanh nhưng vẫn còn ở mức thấp. 3. Sự khủng hoảng kinh tế làm giảm nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông. 4. Bỏ ngỏ thị trường nông thôn 5. Mạng lưới rộng khắp nên sẽ gặp khó khăn trong công tác điều hành mạng lưới. Chiến lược điểm mạnh thách thức +Chiến lược liên minh liên kết Chiến lược điểm yếu thách thức Phần IV: Phân tích chiến lược và đánh giá chiến lược kinh doanh của VMS - mobifone 4.1. chiến lược cạnh tranh + các chính sách triển khai của VMS- Mobifone Nếu Viettel theo đuổi chiến lược dẫn đầu về chi phí thì mobifone lại theo đuổi chiến lược khác biệt hóa .Trong những năm đầu tiên cung cấp dịch vụ, dù vẫn ở giai đoạn độc quyền, MobiFone đã thành lập phòng chăm sóc khách hàng với mục đích ban đầu là giải tỏa các thắc mắc của khách hàng, đồng thời giúp MobiFone phục vụ khách hàng tốt hơn. Vào thời điểm đó, MobiFone là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLKTV1259.doc
Tài liệu liên quan