Tiểu luận Chống lạm phát ở nước ta

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I. Lý luận chung về lạm phát 3

1. Lạm phát là gì 3

2. Các mức lạm phát 3

2.1. Lạm phát vừa phải 3

2.2. Lạm phát phi mã 3

2.3. Siêu lạm phát 3

II. Các giai đoạn lạm phát ở Việt Nam 4

1. Giai đoạn trước đổi mới (trước năm 1985) 4

2. Giai đoạn đổi mới của đất nước 5

III. Chống lạm phát ở nước ta 6

Giai đoạn 1988 - 1991 6

Biện pháp 1 6

Biện pháp 2 6

Biện pháp 3 7

Biện pháp 4 7

IV. Những giải pháp và thành quả 8

Giải pháp 1 8

Giải pháp 2 8

Giải pháp 3 8

Giải pháp 4 8

Giải pháp 5 9

V. Kết thúc vấn đề 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

 

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chống lạm phát ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Năm 1992, Chính phủ Việt Nam được tổ chức tiền tệ Châu Âu và tổ chức tiền tệ Châu á bầu là Chính phủ quản lý nền kinh tế đất nước tốt nhất Châu á. Trong cuốn "Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng bay" do Viện phát triển quốc tế Hervard (Mỹ) xuất bản năm 1994 viết: "Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kinh ngạc trong những năm đầu của quá trình chuyển tiếp lớn lao, nhanh hơn Trung Quốc, hiệu quả hơn Nga và Đông Âu trong cùng thời kỳ, Chính phủ Việt Nam có thể lãnh diện về những kết quả đã đạt được". Từ đó đến nay, lạm phát ở Việt Nam đã thực sự vượt qua tình trạng "bất kham" để đạt tới trạng thái ôn hoà và bị kiềm chế khá chủ động, vững chắc từ phía Chính phủ. Đây là một thành tích được cả thế giới ghi nhận và khâm phục, không phải nền kinh tế chuyển những bước phát triển khó khăn đầy sóng gió của Việt Nam cùng với "căn bệnh" lạm phát? Liệu có thể thấy được đã có thời kỳ chúng ta phải đối mặt với siêu lạm phát ba chữ số. Lạm phát ở Việt Nam đánh dấu bởi những bước phát triển trong nhận thức lạm phát, trong việc xử "căn bệnh" này, cũng như trong việc quản lý nền kinh tế, giữ ổn định nền kinh tế nước ta. Đây là vấn đề đòi hỏi phải có một kiến thức rộng hiểu biết sâu sắc thì mới thấy được cái gốc của nó. Tuy vậy, do sự hiểu biết có hạn chế nên bài viết của em còn có những sai lầm thiếu sót. Vì thế em rất mong được sự xem xét đánh giá và bổ xung của thầy, đem lại cho em thêm hiểu biết về đề tài này để bài viết sau được tốt hơn. nội dung I. Lý luận chung về lạm phát 1. Lạm phát là gì? Lạm phát là hiện tượng phát hành thừa tiền giấy so với lượng tiền cần thiết cho lưu thông làm cho giá cả mọi thứ hàng hoá tăng lên. Lạm phát càng cao thì đồng tiền càng bị mất giá nhiều. 2. Các mức lạm phát. 2.1. Lạm phát vừa phải. Khi giá cả tăng chậm, dưới 10% một năm. Còn gọi là lạm phát một con số (từ 15% đến 10% một năm). Trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tương đối không khác mức bình thường bao nhiêu; lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa chênh lệch nhau không đáng kể, tiền vẫn giữ được phần lớn giá trị của nó từ năm này qua năm khác, nhưng kế hoạch dự đoán tương đối ổn định không bị xáo trộn. 2.2. Lạm phát phi mã. Là loại lạm phát khi giá cả tăng với tỷ lệ hai hoặc ba con số như 20%, 100%, 300% một năm. Khi lạm phát kéo dài đồng tiền mất giá nhanh chóng đồng thời sẽ nảy sinh những biến dạng nghiêm trọng cho nền kinh tế. 2.3. Siêu lạm phát Siêu lạm phát là thời kỳ có mức lạm phát rất lớn. Nếu như trong lạm phát phi mã nền kinh tế có vẻ còn thể sống sót được thì trong siêu lạm phát, thì nền kinh tế coi như rơi vào tình trạng "xuống dốc". Mức độ lạm phát đến từ ba con số "siêu lạm phát". II. Các giai đoạn lạm phát ở Việt Nam 1. Giai đoạn trước đổi mới (trước năm 1985). Xuyên suốt thời kỳ này, lạm phát ở Việt Nam được coi như hệ quả của chính sách kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Trong khi Chính phủ muốn "nắm giữ" nền kinh tế bằng các mệnh lệnh hành chính cứng nhắc của mình, thì đặc tính tự nhiên của thị trường là mềm dẻo, đầy biến động. Chính sự "vênh" sự không đồng bộ này đã là nguyên nhân kéo theo một loạt những phản ứng của nền kinh tế, là những tác nhân gây ra lạm phát. Không những vậy mà lạm phát ở nước ta lúc bấy giờ có không ít ngành kinh tế đã hợp nhất tất cả các xí nghiệp tạo thành một liên hiệp duy nhất, hay một tổ chức độc quyền Nhà nước. Nhà nước kế hoạch hoá mọi hoạt động bao cấp, cơ cấu tất cả các loại hàng hoá ra ngoài thị trường nhưng không tính đến chất lượng. Cơ cấu hàng hoá khan hiếm và tồn tại hệ thống giá thành khác nhau đã tạo nên thị trường thường xảy ra tình trạng khan hiém hàng hoá, dịch vụ nghèo nàn. Nền kinh tế Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia nghèo nhất thế giới, trong tình trạng như vậy nền kinh tế Việt Nam lại dựa vào một khu vực kinh tế Nhà nước hoạt động kém hiệu quả và có sự mất cân đối trong cơ cấu các thành phần kinh tế. Lúc đó, Chính phủ hạn chế khu vực kinh tế tư nhân, khuyến khích và tập trung đầu tư cho khu vực kinh tế Nhà nước (trong thực tế khu vực kinh tế hoạt động có hiệu quả lại là khu vực kinh tế tư nhân). Nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ cơ bản là một nền kinh tế "đóng". Có rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, biên giới đóng cửa, chính sách hải quan, và xuất nhập cảnh không chặt chẽ. Mặt khác, chính sách thù địch bao vây cấm vận của Mỹ ngăn cản các nước phương Tây đầu tư buôn bán với Việt Nam. Hiệu quả nghiêm trọng là: Việt Nam rất thiếu vốn là hàng hoá. Chính sách đối ngoại của Việt Nam mong chờ vào các nguồn viện trợ từ nước ngoài. Đầu tư và quản lý bất hợp lý các nguồn viện trợ từ Nhà nước đầu tư vào các công trình mà thu hồi vốn đòi hỏi thời gian dài thậm chí không thu hồi được gì. Nhà nước nhận viện trợ càng nhiều từ nước ngoài từ Nhà nước ta càng lâm vào tình trạng bội chi ngân sách, lạm phát càng gia tăng. Như vậy, trong suốt thời kỳ này, toàn bộ nền kinh tế bị rối loạn, các hoạt động kinh tế xã hội trở nên bất bình thường và định hướng vào các hoạt động mang tính đầu cơ, buôn bán lòng vòng, chợp giựt. Các hoạt động sản xuất, đầu tư kinh doanh dài hạn bị coi nhẹ, tình trạng phá sản và hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, lạm phát phá hoại toàn diện đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội chính trị của đất nước. 2. Giai đoạn đổi mới nền kinh tế Trong giai đoạn này chúng ta đã thực sự đi vào quá trình đổi mới, thực hiện cải cách thị trường ở Việt Nam. Chúng ta đã cải cách giá và tiền lương. Cuộc cải cách đầu tiên sau 25 năm là chúng ta đã thực hiện chế độ tiền lương cũ. Nhưng chính cuộc cải cách này đã trở thành nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ lạm phát, lạm phát đột ngột tăng lên với mức ba con số" Siêu lạm phát". ở giai đoạn 1986 - 1988 thì chúng ta cũng đã chứng kiến những thành tựu ban đầu trong sự nghiệp chống lạm phát. Ví dụ: Năm 1989 là một năm thu được thành tựu lớn về tăng trưởng kinh tế. Cụ thể: trong vòng 5 năm 1981 - 1985 tăng trưởng kinh tế đã cao gấp đôi so với 5 năm 1976. Năm 1980 - tổng sản phẩm xã hội bình quân năm đã tăng 7,3% thu nhập xã dân tăng 6,4%, công nghiệp tăng 9,3%, nông nghiệp tăng 5,1%, vốn đầu tư tăng 9,2%. Vậy, các giải pháp về tiền tệ và lưu thông không chỉ có tính chất tình thế mà còn có ý nghĩa mở đầu cho một quỹ đạo mới hợp quy luật của kinh tế thị trường hơn. Từ năm 1991 đến nay: Giai đoạn này thì tình hình lạm phát đã dần đi vào ổn định và chịu sự kiểm soát, kiềm chế của Nhà nước. Lạm phát đã được kiểm soát đồng thời Nhà nước thực hiện nhiệm vụ cơ bản tăng trưởng kinh tế đối với việc chuyển biến mạnh mẽ về xã hội, tạo thêm sự ổn định và tăng cường quốc phòng an ninh. Nhà nước chủ trương tiếp tục đi trên hai hướng chính trong những năm tới, củng cố thành tựu kiểm soát lạm phát ở mức con số tạo ra mức độ kiểm soát bền vững. Đề phòng khả năng tái lạm phát cũng như khả năng giảm phát. Lạm phát phải là nhiệm vụ thường trực trong các giải pháp phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. III. Chống lạm phát ở nước ta 1. Giai đoạn 1988 - 1991 Như bừng tỉnh trước những hậu quả của siêu lạm phát gây ra cho đời sống kinh tế xã hội chính trị đất nước. Năm 1988, Bộ chính trị đã thông qua Nghị quyết số 11 chuyên về đấu tranh với lạm phát. Như vậy là lần đầu tiên ở Việt Nam, lạm phát chính thức được thừa nhận ở cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng và quốc gia. Nhờ đó, một loạt biện pháp lớn có tính chất thị trường được thảo luận và đưa vào thực hiện nhằm ổn định hệ thống tài chính lưu thông tiền tệ, tạo ra bước đệm cho thời kỳ phát triển kinh tế tiếp theo của đất nước. Những biện pháp đáng kể là: Biện pháp 1: Nâng mức lãi suất tiền gửi và cho vay tín dụng Ngân hàng cao hơn mức lạm phát Ví dụ: từ ngày 01/4/1989 lãi suất tiền gửi thông thường vào Ngân hàng đã được tăng đến 9% tháng; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn ba tháng là 12% tháng; lạm phát lúc này là 3,3% tháng. Vậy tác động đến lãi suất được coi là biện pháp căn bản đầu tiên có tác động to lớn đến mục tiêu kiềm chế lạm phát. Nhờ đó cải thiện cơ cấu cung - cầu trên thị trường và bổ xung lượng tiền mặt cho ngân sách; tăng khả năng bù đắp thâm hụt, chi tiêu của Chính phủ. Biện pháp 2: Thực hiện cơ chế giả cả thị trường bằng phương pháp có điều tiết. Trong thực tế, kể từ quý hai năm 1989, giá cả hầu hết các mặt hàng đã chuyển sang cơ chế thị trường. Chính phủ có sự điều tiết các mặt hàng cần thiết như: gạo, vàng thông qua các hoạt động mua bán, dịch vụ, đã góp phần ổn định mặt bằng giá cả và mức sống của nhân dân và kết quả là: + Thủ tiêu căn bản hệ thống trợ cấp cho các doanh nghiệp và xoá bỏ toàn bộ chênh lệch về giá giữa hai khu vực. + Khôi phục lại chức năng định giá của thị trường + Tập trung điều tiết các mặt hàng và giá cả hàng hoá, dịch vụ chủ yếu. + Có chính sách hình thành giá cả cũng như tỷ giá tiền tệ theo cơ chế thị trường. Biện pháp 3: Mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước và cho phép khu vực phi Nhà nước tự do kinh doanh trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Nhà nước đã nới lỏng sự độc quyền về ngoại thương, Ngân hàng, vàng bạc và đá quý. Trên thực tế các khu vực phi Nhà nước đã có thể tham gia kinh doanh không hạn chế về quy mô trong các ngành sản xuất và dịch vụ. Nông công nghiệp, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Chúng ta đã cải thiện sự thiếu thốn về cơ cấu hàng hoá, dịch vụ trong những năm trước đây cũng như tình trạng thất nghiệp. Biện pháp 4: Khuyến khích mở mang hoạt động xuất nhập khẩu, trước hết là nhập khẩu những hàng tiêu dùng và máy móc vật ta khan hiếm. Nhà nước khuyến khích Việt kiều gửi tiền, máy móc, thiết bị, vật tư vào trong nước, kích thích hoạt động nhập khẩu hàng hoá chất lượng cao nhằm cải thiện chất lượng hàng hoá trong nước. Tóm lại: Những biện pháp lớn chống lạm phát đã được triển khai ở nước ta đã đem lại những kết quả bất ngờ. Nhiều báo chí phương Tây cũng như phương Đông đã coi sự thành công ở Việt Nam là đáng khâm phục. IV. Những giải pháp và thành quả. Giải pháp 1: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế giá cả thị trường có sự điều chỉnh của Nhà nước. Xét cuối năm 1991 đến nay Việt Nam đã thi hành chính sách: + Tiếp tục một cách nhất quan quá trình chuyển sang cơ chế giá cả thị trường. + Hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả điều chỉnh của Nhà nước đối với mặt bằng giá cả chung. Buông lỏng dẫn việc kiểm soát các mức giá cả, những tối đa quyền quyết định cho thị trường. Giải pháp 2: Chính sách tiền lương. Chính sách này có mối quan hệ mật thiết với chính sách về giá cả, cũng được giải quyết theo hướng mới để không chỉ cải thiện đời sống của đối tượng hưởng lương mà còn nhằm ổn định giá cả. + Nhà nước đưa lương vào toàn bộ các khoản bù về điện nước, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền học tập, tàu xe và dứt điểm chế độ trợ cấp hiện vật. + Năm 1993 chuyển sang chế độ lương mới dựa trên cơ sở đối tượng nhận lương và nguồn trả lương. Giải pháp 3: Cải cách mạnh mẽ các chính sách tài chính - tiền tệ -tín dụng trên cơ sở thị trường. Hai điểm bật trong những năm qua, có tính chất cách mạng trong lịch sử chính sách tài chính tín dụng. + Chấm dứt việc phát hành tiền bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước. + Thực hiện lãi suất thực dương trong toàn bộ nền kinh tế. Ví dụ: giảm chi ngân sách nhờ bỏ được khoản bù lỗ tín dụng cho khu vực doanh nghiệp Nhà nước 500 tỷ đồng năm 1989. Kết quả là thâm hụt ngân sách giảm đi nhanh chóng. Mức thâm hụt ngân sách dưới 5% được duy trì đều đặn cho đến nay. Giải pháp 4: Đề cao chính sách đối ngoại hoà bình, phát triển mạnh mẽ các quan hệ kinh tế đối ngoại. + Cải thiện môi trường đối ngoại, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho phát triển kinh tế. + Tăng cường thu hút vốn nước ngoài. + Đẩy mạnh xuất nhập khẩu Kết quả: + Xuất nhập khẩu tăng 20% mỗi năm từ 1992 - 1997. + Xuất nhập khẩu tăng 30% so với năm trước + Ngoại thương chiếm 50% GDP Giải pháp 5: Cải tổ cơ cấu, nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp Nhà nước đi với việc phát triển khu vực kinh tế các thành phần kinh tế. Kết quả: + Các doanh nghiệp giảm từ 12.000 xuống còn 6.500 + Phát triển khu vực kinh tế phi Nhà nước Ưu tiên phát triển các ngành, vùng kinh tế trọng điểm, đi đôi với phát triển đồng bộ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. V. Kết thúc vấn đề Đảng ta và Chính phủ một mặt tự tin đã đúc kết kinh nghiệm về chống lạm phát một mặt đánh giá thận trọng, coi đó chỉ là những thành tựu bước đầu, cần tiếp tục phát huy trong thời kỳ đổi mới đất nước. Tình trạng lạm phát đã chấm dứt, nước ta bước vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế khu vực. Đẩy mạnh nền kinh tế đa phương đồng thời thực hiện chỉ tiêu chính sách Nhà nước. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội. 2. Tạp chí thông tin tài chính - Số 9, 11 năm 1999 và số 2 năm 2001. 3. F. Mishkin - Tiền tệ - Ngân hàng - Thị trường tài chính - 1992. 4. Cuốn "Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng bay" - Do Viện phát triển quốc tế Hervord Mỹ xuất bản năm 1994. Mục lục Lời nói đầu 2 Nội dung 3 I. Lý luận chung về lạm phát 3 1. Lạm phát là gì 3 2. Các mức lạm phát 3 2.1. Lạm phát vừa phải 3 2.2. Lạm phát phi mã 3 2.3. Siêu lạm phát 3 II. Các giai đoạn lạm phát ở Việt Nam 4 1. Giai đoạn trước đổi mới (trước năm 1985) 4 2. Giai đoạn đổi mới của đất nước 5 III. Chống lạm phát ở nước ta 6 Giai đoạn 1988 - 1991 6 Biện pháp 1 6 Biện pháp 2 6 Biện pháp 3 7 Biện pháp 4 7 IV. Những giải pháp và thành quả 8 Giải pháp 1 8 Giải pháp 2 8 Giải pháp 3 8 Giải pháp 4 8 Giải pháp 5 9 V. Kết thúc vấn đề 10 Tài liệu tham khảo 11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72865.DOC
Tài liệu liên quan