Tiểu luận Chủ nghĩa nhân đạo của nho giáo

1. ĐẶT VẤN ĐỀ : 1

2. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ NHO GIÁO : 2

2.1 Nho gi¸o : 2

2.2 Về nguyên tắc: 3

3. CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO CỦA NHO GIÁO 5

3.1. Khái niệm chung về chủ nghĩa nhân đạo : 5

3.2. Quan niệm về “Nh©n” cña Nho gi¸o víi chñ nghÜa Nh©n ®¹o 5

3.3. Vấn đề giải phóng năng lực và nhu cầu cá nhân 7

4. TRIẾT HỌC NHÂN SINH NHO GIA VÀ ĐẠO GIA 12

5. KẾT LUẬN 21

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Chủ nghĩa nhân đạo của nho giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghĩa duy vật lịch sử mà người ta định tên cho các loại chủ nghĩa nhân đạo khác nhau ( Trong phạm vi giới hạn của tiểu luận,tôi chỉ trình bày sơ lược về phần này) 3.2. Quan niệm về “Nhân” của Nho giáo với chủ nghĩa Nhân đạo Theo Khổng tử ,gốc của chữ Nhân là ‘hiếu đễ” đối với đương thời ,việc đề cao chữ nhân là có ý nghĩa tích cực ,mang tính chất nhân bản ,nhưng mặt khác trong quan niệm của Khổng tử về chữ “Nhân”có bao hàm sự thừa nhận chế độ đẳng cấp và quan hệ tòng pháp .Duy trì người có đức nhân mới có thể yêu người ,mới có thể ghét người (Luận ngữ -Lý Nhân).Nhưng sự yêu thương này cũng có những cấp độ khác nhau dựa trên quan hệ thân sơ,sang hèn , “Nhân” cũng không phải là lòng bác ái rộng lớn bao la mà cần có những tiêu chí giới hạn cụ thể .Trong quan niệm của Khổng Tử,”Nhân” gắn liền với “Lễ”.Có thể coi “Lễ” là phương thức giúp người ta đi đến được chữ “Nhân” : “Ghìm nén cá nhân mình để quay về với Lễ ,cả thiên hạ sẽ noi gương mà quay về với điều Nhân”. Thực hiện điều “Nhân” là do mình chứ đâu phải là do người khác (Luận ngữ - Nhan Uyên) .Khổng Tử nói “Người mà không có đức nhân thì thực hành Lễ sao được”... Như vậy “Nhân” theo Nho giáo khác với quan niệm nhân đạo thông thường và Nho giáo đề cao những lời dạy của người đi trước .Lấy văn học làm ví dụ điển hình ta sẽ thấy rõ điều này ...Trong văn học Nho giáo thì “thuật nhi bất tác”.Người viết văn viết thơ càng thuộc và trích dẫn nhiều điển tích ,điển cố thì càng được coi là bậc uyên thâm ,bác học.Vì thế các tác phẩm văn chương Nho giáo thiếu sự sinh động của cuộc sống ,khả năng sáng tác (theo đúng nghĩa của từ này) bị coi là phàm tục ,không “Đẹp” .“Sáng tác” của nhà Nho thực chất là sao chép một cách linh hoạt .Điều đó dẫn đến năng lực cá nhân bị kìm hãm .Vấn đề này sẽ được đề cập sâu hơn trong phần sau. “Nhân” còn có phương diện phản nhân đạo chủ nghĩa .Vì theo Nho giáo: “nước có đạo mà nghèo thì xấu hổ ,nước vô đạo mà no đủ cũng xấu hổ”, với người bình thường thì đòi hỏi “nghĩa”,với tất cả mọi người trong mọi tầng lớp xã hội lại đòi hỏi “Hiếu”( Hiếu giả bản giã ; Nhân giả mạt dã). Xác lập mối quan hệ “Hiếu-Nhân” ,Nho giáo đã xác lập một cơ sở xã hội “Nhân” bắt đầu từ “Hiếu” chứ không từ cái gì khác .Hiếu là lối ứng xử cần có của con cái với bố mẹ ,người dưới với người trên ... và được coi là chuẩn mực . Bàn về chữ “Nhân” thì Nho giáo có rất nhiều quan niệm khác nhau. Chúng đều rất phù hợp với hoàn cảnh lịch sử khi Nho giáo chiếm vị trí độc tôn trong xã hội .Tuy nhiên nếu xét theo quan điểm hiện đại thì chính những điều trước đây được coi là nhân đạo chủ nghĩa thì lại trở thành phản nhân đạo .Đó là tất yếu và chúng ta không thể tách bạch hay chê trách quan điểm của Nho giáo là không nhân đạo hay ngược lại .Bởi phát triển và thay đổi ,xã hội loài người từng ngày thay đổi ,những quan niệm mới dần trở thành những quan niệm cũ .Song,dù thế nào thì Nho giáo cũng đã có một vị trí rất quan trọng trong lịch sử tư tưởng của loài người. 3.3. Vấn đề giải phóng năng lực và nhu cầu cá nhân Nhưng có một thực tế rõ ràng rằng ,là nội dung Nhân Nghĩa đó vẫn “sống”,thậm chí đôi khi là mãnh liệt và đắc thắng trong suốt gần hai ngàn năm trăm lịch sử,rồi lại từ từ băng hoại ,tiêu mòn và cho đến nay nó không thực sự giữ nguyên hình ,muốn hiểu nó thì ta cần phải làm công tác phục chế nhằm giải thích cho triệt dể thực chất của Nhân Nghĩa . Những năng lực và nhu cầu của loài người xuất hiện dần dần trong lịch sử, và được giải phóng,được thỏa mãn từng bước một .Xét đoán một học thuyết chính trị xã hội ,triết học hay đạo đức trên tinh thần chủ nghĩa Nhân đạo chính là căn cứ vào trình độ ứng xử của nó đối với năng lực và nhu cầu của con người ... Khổng tử đã từng nói với Nhan Hồi người học trò mà ông đánh giá là xuất sắc nhất của mình ,ông nói: “Khắc hỷ, phục lễ, vi nhân” ( nghĩa là : Ngự mình ,quay về với Lễ ,đó là Nhân).Trả lời Phàn trì ,một trong những học trò khác,Khổng tử nói : “Nhân giả ái nhân” ( Nhân là yêu người). Hai câu nói trên như hai định nghĩa về chữ “Nhân” của Nho giáo .Trong nhiều lần vấn đáp khác về “Nhân” ,Khổng Tử trình bày một cách hiểu khá hệ thống về khái niệm đó ,mà mỗi khía cạnh của việc trình bày phụ thuộc cả vào phẩm chất của người đối thoại .Ta có thể hiểu , “Nhân” là đức mục cao nhất của người quân tử,người có đạo .Chữ Nhân khó thực hành đến mức đạt được nó thì thành Thánh ,noi theo nó thì thành Hiền . Tuy đòi hỏi cao như vậy,chữ Nhân của Nho giáo không phải là ít sơ hở và lệch lạc .Nền tảng của “Nhân” là “Hiếu” :Hiếu là đức hạnh tối thiểu đầu tiên mà người quân tử cần đạt tới .Có thể nói Hiếu là đạo cư xử của con người trong bối cảnh một gia đình gia trưởng. Lấy sự hoà mục êm ấm của gia đình làm điểm quy chiếu ,cho dù để đạt được điều đó phải vi phạm nhiều tật xấu khác ,chịu đựng nhiều nghịch lý khác. Nhân Nghĩa của Nho giáo bị giới hạn trước hết ở phạm vi đối tượng thực hành nó .Khổng tử cho rằng “Có thể có người quân tử không có Nhân ,chưa từng nghe có kẻ tiểu nhân lại có Nhân”. Nhân là đức hạnh riêng phẩm chất riêng của một số người trong đẳng cấp thống trị .Không thừa nhận mọi người đều có thể theo Nhân - Nghĩa là một thứ ân huệ trời phú ,một đặc sản của kẻ bề trên. “Nghĩa” là còn có thể dược thực hiện ở người dưới .Không nhà Nho nào nói đến đức “Nhân” của người bình thường ,nhưng người ta nói đến lòng hiếu nghĩa ,nghĩa của người bình thường và ở cả loài vật nữa .trong ý nghĩa gốc ,”Nghĩa” là sự hô ứng,sự noi theo đối với điều “Nhân” .Nhân Nghĩa có nội dung vị tha,có sự khẳng định phải yêu thương con người và hành động vì con người .Những lời khuyên “Kỷ sở bất dục ,vật thi ư nhân”, “Kỷ dục lập nhi lập Nhân,kỷ dục đạt nhi đạt Nhân” (Luận ngữ) có ý nghĩa những châm ngôn hành động tích cực .Yêu con người,hành động vì con người,cái gì mình mong muốn thì cũng làm cho người được thế ,biết động tâm,trắc ẩn trước bất hạnh của người khác ... Những đòi hỏi như thế của Nhân Nghĩa làm nên mặt nhân đạo chủ nghĩa thành thục và tích cực trong nội dung Nhân Nghĩa ,và nếu như phê phán Nho giáo theo phương diện này thì thật trớ trêu và vô lý . Tuy có phần tích cực là vậy,song-Nho giáo như đã đề cập ,Nhân của Nho giáo không phải là điều có thể có được ở tất cả mọi người vì vậy,hơn một lần,chủ nghĩa Nhân đạo trong Nho giáo đã bị quý tộc hoá và dẫn đến cô lập hoá .Mặt khác và là điều quan trọng nhất ,nội dung Nhân Nghĩa bị giới hạn trước hết ở tính chất cằn cỗi của các năng lực mà Nho giáo khẳng định ,các nhu cầu mà Nho giáo chấp nhận được phép thoả mãn . Trong nhận thức luận của Nho giáo ,nguyên lí tuần hoàn “Chu nhi phục thuỷ”( đi hết vòng quay lại chỗ ban đầu ) ngự trị vững trãi .Nho giáo không nói gì đến việc giải phóng năng lực xã hội của quần chúng .Lý tưởng xã hội của nhà Nho chứng minh rõ rệt cho điều đó :Nho giáo mơ ước một xã hội đại đồng ,thoả mãn những nhu cầu tự nhiên ,nguyên thuỷ,chấm dứt những đau khổ.Đối với quần chúng ,Nho giáo không nhìn nhận ở đó yếu tố sáng tạo lịch sử ,động lực tiến hoá ,mà nhìn nhận họ như là sức mạnh cơ bắp ,thực hiện những nguyên lý tiên nghiệm ,siêu nhiên ,trhuộc “Thiên cơ thiên mệnh” trừu tượng .Nho giáo chỉ thừa nhận một cách đặc biệt dè dặt những phương diện nhất định của năng lực cá nhân và một thiểu số cá nhân xuất chúng .Và một khi bất đắc dĩ phải thừa nhận một số phương diện tài năng nhất định nào đó ,nó lại tung ra một khối lượng đồ sộ những sự ràng buộc,tiết chế,câu thúc để không cho năng lực đó giải phóng tận cùng .Những năng lực chính mà Nho giáo thừa nhận có thể kể theo thang bậc của nó : cách vật ,trí tri,khắc hỷ phục lễ ,thành ý chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.Nho giáo chia dân làm bốn loại : Sĩ ,Nông ,Công ,Thương ; mạt sát nghề buôn,hờ hững với nghề thợ, coi trọng nghề nông và đề cao kẻ sĩ.Trong các đức mục của người quân tử,...liệt nữ,phụ nữ ,không được xem xét năng lực nào đáng kể, ngoại trừ cái “họa” họ đưa lại cho nước khi họ là mỹ nhân ,thì còn lại - chỉ đáng đề cao ở đức nhu đạo thuần tòng và sinh được các đấng tu mi kẻ nối dõi tông đường là cao nhất .Tài năng cao nhất mà Nho giáo thừa nhận là tài “Kinh bang tế thế”. Nhưng Kinh bang tế thế chỉ là sứ mệnh của một, hay một vài người chấp chính .Những năng lực khác là sửa sang chính đạo , “Tri thiên mệnh” ( trên thông thiên văn, dưới tường địa lý ) có mưu quyền biến khi có họa để “Phù nghiêng đỡ lệch” cho ngôi báu,có tài thao lược làm tướng cầm quân,có tài an dân, và rồi khi rỗi ung dung vô sự thì mới đến “Trước thư lập ngôn ,cầm kì thi họa ”.Dù sao, tài năng văn chương đối với Nho giáo cũng là đáng kể. Nho giáo đề cao trí, tài nhưng không phải là nhận thức phản ánh cải tạo thế giới, mà biết cái cao nhất ,chủ yếu nhất ,là biết Mệnh .Tri thiên Mệnh, để rồi “Dụng chi tắc hành ,xả chi tắc tàng” gặp thời thì kiêm thiện thiên hạ, không gặp thời thì độc thiện kì thân, lối ứng xử được mô hình hoá thành công thức “Tuỳ thời chi nghĩa đại hỷ tai”.Làm như là thời cơ không phải do chính con người tạo ra nó .Chính ở điểm này, Nho giáo mâu thuẫn gay gắt với nguyên tắc “nếu hoàn cảnh quyết định tính cách thì tính cách phải làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn”. nho giáo là học thuyết của sự thủ tiêu năng lực sáng tạo.Khổng tử nói mình “Thuật nhi bất tác”, phẩm chất cao nhất là: biết ham học, công việc rõ nhất là tế lễ. Giới hạn năng lực thực tế của nhà Nho đã quy tụ vận mệnh của họ vào một mô hình : Học - Thi - Đỗ - Làm quan - ẩn dật. Đám bất tài, mẫu số chung tầm thường đông đảo ,làm mấy nghề tự do xác định : Nho, Y, Lý, Số !... Nhà Nho không sợ bị chê bất tài, nhưng không dám nhận mình vô hạnh. Nho giáo đề cao người thức giả, nhưng là biết cái “cổ” chứ không phải biết cái “kim”,biết cái xưa chứ không phải biết cái trước mắt, biết đạo nghĩa chứ không phải biết thế giới khách quan. Cái minh triết của họ chung quy là để bảo thân. Thực tế cai trị xã hội buộc Nho giáo phải thừa nhận và ngày càng phải nới rộng cái cân chật hẹp của nó để đo định con người, nhưng cho đến cùng, Nho giáo đã thủ sẵn một cây thước vạn năng : đối lập một cách giả tạo Tài với Đức .Ghen ghét nghi ngại tài năng, Nho giáo đề ra muôn vàn điều phiền toái để “trêu gan” người có tài có trí. Nho giáo đưa người “Nhân đối lập với trí”, nói “trí giả nhạo thuỷ” ... nói “Cương nghị mộc nột cận nhân”, “hiền giả nhược ngu”. Ai mà biết được anh chàng Nhan Hồi có tài gì, chỉ biết anh ta được đức Khổng biểu dương là an bần lạc đạn ,một giỏ cơm ,một bầu nước ba tháng sống trong ngõ hẻm mà “bất ly thân” .Nói như vậy không phải là đối với sự trọng đức không có ý nghĩa gì. Không thể không thừa nhận, thậm chí nhiều lúc phải xu phụ các võ tướng, nhưng luôn luôn e sợ nguy cơ họ là kẻ có khả năng phát động chiến tranh, Nho giáo tìm mọi cách đối lập võ với văn, trọng văn khinh võ,gây tâm lí “quan võ thì ghét quan văn dài quần” giành về mình độc quyền phát động chiến tranh và sáng tác nghi thức văn hoá “Lễ nhạc chinh phạt tự thiên tử xuất” .Trong sự đối lập tài và đức ,tài bao giờ cũng “kém đức một vài phân”.Chính là do thù ghét tài năng ,Nho giáo phải sử dụng nhiều sự biệt đãi ngoại lệ mỗi khi cần đến nó ,nhưng không bao giờ chăm bẵm ,bù trì,di dưỡng để nó sinh sôi nảy nở .Khoa học kĩ thuật phát triển ,phần thế giới quan trong nhận thức triết học vì vậy không phát triển . Nho giáo thù ghét tài năng đến mức đề lên thành tướng số : tài mệnh tương đố, hồng nhan bạc phận, tài tử đa cùng, tam thái ( thanh, ám, minh ) hay “thiếu niên danh quán thế, ứng thí đắc trạng nguyên,” trọng nghĩa sơ tài,trọng quý kinh phú - cái khiến họ tự tín tự trọng là danh thế chứ không phải là năng lực.Ghét và sợ tài năng, Nho giáo tìm mọi cách ứng phó vòng quanh chứ không giám đối diện với sự thật . “Nhu thắng cương ,nhược thắng cường”, triết lí cương nhu, ngụ ngôn “cái lưỡi,cái răng” có nguồn gốc từ đó. Rất nhiều tài năng chết oan trong bối cảnh đó, và do không quan tâm săn sóc phát triển tài năng mà loại hình các tài năng trong lịch sử tỏ ra thực sự có hạn chế... Nhà Nho,ngay cả các quan lớn,cũng tự vui thú với cảnh thanh bần. Không những nghèo không phải là xấu đối với Nho giáo, nghèo hầu như còn là phương tiện để đạt đạo. tuy chấp nhận đặc quyền của ngôi chí tôn ,đòi hỏi của Nho giáo cũng là vua phải tiết chế dục vọng .Nho giáo đòi hỏi tinh thần liêm chính,chí công vô tư. Các hôn quân, bạo chúa bị nhà Nho kịch liệt lên án ở bình diện thoả mãn vô độ các lạc thú ,làm như thể người ta giành giật nhau ngôi vua. Nho giáo yêu cầu “Tự thiên tử chí ư thế nhân nhất giai dĩ tu nhân vi bản”.Vua chúa đều được can gián ,được đào tạo giáo dục từ khi còn là tiềm đế, theo các đức hạnh “nếm mật nằm gai”, giản dị chất phác, siêng năng cần mẫn,... xem xét những lời phúng thích can gián, những bài giảng của các bậc túc Nho được cử làm thái phó ... chúng ta nhận rõ điều đó .Đặc biệt càng xuống thấp, nhu cầu càng bị tinh giản hoá đến mức đáng ngạc nhiên : từng quy định ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại...đều có tính chất đặc quyền đẳng cấp rõ nét. Trong đời sống, nhà Nho chủ trương sống thanh đạm “quân tử chi giao đạm nhược thuỷ”.Rất ít người dám công nhiên ca ngợi các lạc thú. Có lẽ thứ duy nhất được ca tụng trong các lạc thú mà không gây phản ứng nhiều là rượu. Nhưng say đối với nhà Nho, lại gắn liền với nhiều nguyên nhân phức tạp khác, với những tâm tư u uẩn ... Đối với quan niệm nam nữ, Nho giáo ý thức đó là niềm đam mê dai dẳng bất trị và bất thường nhất, nên tìm đúng là “trăm phương ngàn kế” để ngăn chặn, cấm đoán, ức chế...Từ sự quy định về thân phận đến các nghi thức ứng xử, giao tiếp, hôn lễ, ... tất cả đều toát lên một tinh thần chừng mực. triết học nhân sinh nho gia và đạo gia Động cơ chân chính của Đạo gia là muốn giải quyết những vấn đề căn bản sau: cái “đạo” mà con người sinh tồn, an thân, lập mệnh trên thế gian này là gì? Đây là câu hỏi mà cả Đạo gia và Nho gia đều phải trả lời. Chính điều này mà có thể khẳng định rằng triết học truyền thống Trung Quốc có những đặc trưng khác với triết học Phương Tây. Trong triết học truyền thống Phương Tây, “ Thiên Đạo” và “Nhân Đạo” thường không phải là cái Đạo “ Nhất dĩ quán chi” ( lấy một mà xuyên tất cả), mà tách bạch rõ ràng, hay nói cách khác, tự nhiên quan, vũ trụ quan cùng với nhân sinh quan và chính trị quan là có sự phân khai, tách rời. Còn trong triết học truyền thống Trung Quốc, bản thân “ Thiên Đạo” không những được coi là bản thể, bản chất của giới tự nhiên mà đồng thời cũng được coi là bản thể của xã hội và con người. Bản thể đó vừa có thuộc tính tự nhiên vừa có tính xã hội. Hay nói cách khác, Thiên Đạo và Nhân Đạo là một Đạo. Cái Đạo đó cũng chính là cái đạo căn bản mà con người dựa theo. Cho nên, triết học truyền thống Trung Quốc đặc biệt là triết học Đạo gia, vừa lấy triết học nhân sinh làm hạt nhân, vừa bao hàm cả triết học tự nhiên, mang “ vật ngã” kết thành một khối. “Triết học Trung Quốc, về mặt bản chất là “tri hành hợp nhất”( thống nhất giữa nhận thức và hành động). Tư tưởng học thuyết hoà quyện với thực tiễn đời sống. Triết nhân Trung Quốc khi nghiên cứu vấn đề lớn của vũ trụ nhân sinh thường xuất phát từ thực tiễn đời sống, tổng hợp, phân tích thực tiễn trong tư duy của mình để hình thành ý tưởng ,cuối cùng lại trở về với thực tiễn ,làm cho lý luận được kiểm chứng trong thực tiễn .Tức là, trước tiên là phải xem xét cụ thể từ chính bản thân mình mà có dược sự hiểu biết ,đạt được sự hiểu biết rồi lại kiểm nghiệm sự hiểu biết ấy trong thực tiễn .Điều quan trọng là học thuyết vẫn phải lấy hành động cuộc sống làm chỗ dựa”. Triết học nhân sinh đạo gia cũng có ảnh hưởng lớn đến văn hoá Trung Quốc như những dòng triết học chủ yếu khác , đặc biệt là triết học nhân sinh Nho gia. Triết học nhân sinh Đạo gia có phẩm cách đặc thù ,vì thế nó cùng với triết học nhân sinh nho gia hỗ trợ lẫn nhau,bổ xung cho nhau tạo nên gậy đỡ tinh thần cho người Trung Quốc .Vì tính bổ sung cho nhau của hai dòng triết học đó mà từ rất sớm người Trung Quốc đã có được một triết học nhân sinh hoàn chỉnh. Vì triết học nhân sinh Nho gia từ xưa đến nay vẫn chiếm vị trí chi phối quan niệm, lối sống của xã hội Trung Quốc ,nên khi tìm hiểu triết học nhân sinh Đạo gia phải đặt nó trong mối tương quan với triết học nhân sinh Nho gia để xem xét, đối chứng. Hệ thống tư tưởng triết học nhân sinh Đạo gia là trở về với tự nhiên ,theo đuổi sự tiêu dao phóng nhiệm, đề xuất một hướng đi cho con người. Khác với triết học nhân sinh của Nho gia, bổ sung cho chỗ còn thiếu của không gian giá trị của triết học nhân sinh Nho gia và gánh vác trách nhiệm lịch sử mà triết học nhân sinh Nho gia không đảm đương được. Tinh thần tự nhiên của triết học nhân sinh đạo gia trước hết là tinh thần phê phán .Nho gia coi giá trị luân lý của đời sống con người là trạng thái tồn tại chân thực của con người, còn Đạo gia lại nhấn mạnh giá trị bản nhiên của đời sống con người .Triết học nhân sinh Đạo gia cho rằng quy phạm luân lý xã hội và nhà nước hiện thực không phải là hình thái chân thực của giá trị nhân sinh mà là sự chuyển hoá giá trị của con người .Lão Tử nói rằng : “ Đại đạo phế, hữu nhân nghĩa; trí tuệ xuất, hữu đại nguy; lục thân bất hoà, hữu hiếu tử; quốc gia hỗn loạn , hữ trung thần”. ( Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa,trí xảo xuất hiện rồi mới có trá nguy; gia đình ( cha mẹ, anh em, vợ chồng) bất hoà rồi mới sinh ra hiếu tử; nước nhà rối loạn mới có tôi trung). ( Đạo đức kinh - Chương 18). Nội hàm khái niệm cái “Đạo” của Lão Tử ở đây là bản thân trạng thái giá trị chân thực. Đúng là do xã hội loài người làm mất đi giá trị chân thực đó nên mới có sự chuyển hoá trạng thái giá trị .Lão tử cho rằng sự biến hoá của lịch sử xã hội không phải là một quá trình hình thành giá trị của con người mà là quá trình ngày càng đánh mất giá trị của con người. Cho nên Lão Tử nói:“Cố, thất đạo, nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ. Phù lễ giả, trung tín chi bạc nhi loạn chi thủ” ( cho nên Đạo mất rồi mới có đức (nguyên lý của mỗi vật), đức mất rồi mới có nhân, nhân mất rồi sau mới có nghĩa, nghĩa mất rồi sau mới có lễ.Lễ là biểu hiện sự suy vi của sự trung hậu thành tín,là đầu mối của sự hỗn loạn)(Đạo đức kinh-chương 38). Theo triết học Đạo gia, bản thân của việc đề xướng nhân, nghĩa, đạo, đức là có ý kéo lùi hình thái giá trị của xã hội. Bởi vậy, trong con mắt của triết học nhân sinh Đạo gia, sự đồng nhất nhân cách cá thể với Vương đạo lịch sử và quốc gia hiện thực không những không đạt được ý nghĩa nhân sinh ,giá trị sống mà còn là sự đánh mất và huỷ diệt giá trị cuộc sống và ý nghĩa cuộc đời. Xu hướng đánh mất giá trị vốn có của xã hội gợi ý cho con người cần phải đi tìm sự nương nhờ giá trị chân thực khác với giá trị vốn có của nó. Theo triết học nhân sinh đạo gia, trở về với tự nhiên, trở về với sự phác thực và sự độc lập tự chủ của nhân cách cá nhân chính là đạt đến giá trị chân thực của cuộc đời. Cho nên khác với việc nêu cao chủ trương vương đạo tích cực tham gia chính sự, thực hiện giá trị nhân sinh của Nho gia, triết học nhân sinh Đạo gia lại nhấn mạnh mỗi cá nhân muốn bảo toàn giá trị cần phải rút khỏi những tranh chấp trong xã hội, trở về với trạng thái cuộc sống “Siêu công lợi”, “Siêu đạo đức”, “một mình ngao du trong thế giới tinh thần của trời đất”. “siêu đạo đức” ở đây không phải là tình trạng vô đạo đức hoặc là đi vào thế giới tinh thần và tính cách tranh giành thiện ác, mà là thoát khỏi tình trạng vô đạo đức của sự tồn tại đạo đức trên danh nghĩa, thoát khỏi thế giới hiện thực vô đạo đức trong cái trật tự ( hoặc vô trật tự) đạo đức. Trong tư tưởng của Đạo gia, không có vị trí của thần bên ngoài thế giới tự nhiên, với Đạo gia, trạng thái nguyên sơ chân thực của tự nhiên chính là trạng thái chân thực của giá trị. Trạng thái chân thực đó là trạng thái của “Đạo”. Vì thế trạng thái giá trị chân thực và trạng thái nguyên bản của vũ trụ ( nguyên sơ chân thực của tự nhiên) là một, nói cách khác, đạo gia coi trạng thái nguyên sơ chân thực là trạng thái giá trị chân thực tiềm ẩn. Đạo gia không cho rằng sự phát triển của vũ trụ và xã hội đến giai đoạn nhất định sẽ vận đôngj tách ra khỏi Đạo, mà còn cho rằng sự tách ra đó đến một mức độ nhất định sẽ quay trở về với cái Đạo ban đầu. Lão tử nói: “ Hữu vật hỗn thành, tiên nhiên địa sinh, tịch hề liêu hề, độc lập nhi bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên địa mẫu. Ngô bất tri kỳ danh, Tự chi viết: “Đạo” ,cưỡng vị chi danh viết: “Đại” , Đại viết thệ, thệ viết viễn, viễn viết phản”. ( Có một vật hỗn độn mà hình thành trước cả trời đất.Nó yên lặng (vô thanh), đứng một mình mà không thay đổi (vĩnh viễn bất biến), vận hành khắp vũ trụ mà không ngừng, có thể coi đó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt cho nó là “Đạo”, miễn cưỡng gọi nó là “Lớn” .Lớn thì lưu hành không ngừng, lưu hành không ngừng thì đi xa, đi xa mãi rồi trở về (với gốc). (Đạo đức kinh - chương 25). Chính vì điều đó mà làm cho triết học nhân sinh Đạo gia có những điểm khác với khuôn mẫu tinh thần của triết học Nho gia. Trong cuộc sống “một mình ngao du trong thế giới tinh thần của trời đất” sẽ cảm nhận được sự tồn tại của cái “Chân” và cái “Mỹ” tự nhiên bên ngoài sự khốn khổ, sự phân tranh thiện ác của xã hội. khi quan sát và thể nghiệm tự nhiên, họ có được sự đền bù về tâm lý, tinh thần. Nho gia theo đuổi tinh thần luân lý thi Đạo gia theo đuổi tinh thần tự nhiên. Nho gia theo đuổi cái thiện (trong xã hội) thì Đạo gia theo đuổi cái đẹp (trong tự nhiên). Sự trở về với trời đất vũ trụ cũng là sự trở về với cái đẹp. Hư tĩnh điềm đạm không những là trạng thái giá trị chân thực mà còn là hình thái của cái đẹp. Trở về với cái Đạo bản thể của vũ trụ trên thực tế là một hoạt động tâm lí đặc thù, đó gọi là “Thể đạo”, tức là bài trừ tất cả tâm trí, tính toán, suy nghĩ, thông qua sự nhạt hoá chủ thể để đạt tới sự hợp nhất vật ngã. Cho nên bản thân “Thể Đạo” chính là một hoạt động thẩm mỹ. Hoạt động thẩm mỹ cũng chính là lấy một loại tâm lí không nhận biết để đối xử với thế giới, khi thể nghiệm, cảm nhận giác ngộ, đến mức độ hoà tan bản ngã thì sẽ nảy sinh khoái cảm khó có thể diễn tả được. Hứng thú thẩm mỹ của Đạo gia đã mở ra một hướng thẩm mỹ cho văn học và hội họa Trung Quốc. “Điền viên”, “Sơn thuỷ”,đã trở thành khả năng thẩm mỹ độc đáo của người Trung Quốc, tư tưởng thẩm mỹ này đặc biệt thịnh hành trong giai đoạn Nguỵ tấn nam bắc triều . Tư tưởng “Đạo pháp tự nhiên” ( học theo tự nhiên) của Đạo gia là chủ đề tư tưởng của thời đại này. Tư tưởng Đạo gia đã vun trồng chăm sóc năng lực thẩm mỹ đối với sơn thuỷ tự nhiên của các văn nhân thời đại đó, từ đó đã hình thành dòng thơ Sơn thuỷ ngâm vịnh núi sông. Mặt khác, thời kì khai sáng tranh sơn thuỷ đời Ngụy tấn có thể nói là thời kì thấm đẫm phong cách huyền diệu, tôn sùng tự nhiên. Những người sáng tạo tranh sơn thuỷ của Trung Quốc có thể là những danh hoạ như Tôn bích và Vương Vi. Những danh hoạ Trung Quốc phần lớn là những cao nhân dật sĩ ham mê tư tưởng Lão Trang. Tâm linh huyền diệu mà các danh hoạ Trung Quốc thường thể hện là cái đạo Lão Trang “ Thâm trầm tĩnh mặc, hoà tan thành một khối trong tự nhiên, trong bầu thái không vô hạn”. Tống Bạch Hoa tiên sinh chỉ rõ: “ Cái mà nó gợi mở là cái tĩnh, bởi vì cùng với vũ trụ vận hành theo phép tắc của tự nhiên là tuy động mà tĩnh, con người hoà hợp với tinh thần tự nhiên cũng là tuy động mà tĩnh. Đối tượng mà họ miêu tả: núi sông, nhân vật, chim, hoa, các loài cá,...đều là cuộc sống tràn trề sự sống động( ý vị sống động). Nhưng bởi tự nhiên là thuận theo phép tắc( cách nói của Lão Trang), những nhà hội hoạ thoả thuận ngầm với tự nhiên nên trong các bức tranh thường tiềm ẩn sự tĩnh mịch sâu xa ý cảnh khoáng dật, âm u mà hoa cỏ, chim muông trong bức tranh đều cứ như là sự quên lãng chìm vào trong bầu thái không xa mờ của vũ trụ. Một đỉnh đồi, một dòng suối trong tranh sơn thuỷ chỉ là những nét phác hoạ đơn giản, giống như là Đạo, giảm bớt rồi lại giảm bớt thêm nữa, cái còn lại được là một mảnh kim cương tinh tuý bất diệt trong sự rực rỡ của không trung. Nó đại diện cho sự tịch tĩnh vô hạn, đồng thời cũng thể hiện cấu trúc sâu dày của tự nhiên. Nói cách khác, linh hồn của hội hoạ Trung Quốc là tinh thần tôn sùng tự nhiên của triết học Đạo gia, trình độ của cái Đạo mà thơ sơn thuỷ và hội hoạ Trung Quốc thể hiên chính là trình độ của cái đẹp, mà cái đẹp của tự nhiên là cái đẹp tuyệt vời vĩnh hằng. Cho nên chúng ta có thể khẳng định, triết học nhân sinh Đạo gia cũng chính là mỹ học truyền thống Trung Quốc, rất nhiều học giả từng cho rằng triết học nhân sinh Đạo gia đã quyết định tính cơ bản của mỹ học Trung Quốc. Về mặt theo đuổi tinh thần thì Đạo gia quay trở về với cái đạo của tự nhiên, nhằm đạt đến sự nhất thể với vạn vật trời đất, thực hiện cái đẹp tự nhiên, cũng chính là muốn đạt đến một loại tự do về tinh thần. Tự do ở đây là sự theo đuổi để đạt đến sự hoà hợp giữa tinh thần của cuộc sóng cá thể với trời đất. ở đây, thể hiện rõ phẩm cách đặc thù của triết học nhân sinh Đạo gia. Cái mà triết học nhân sinh Nho gia từng theo đuổi là tự do trong xã hội, còn triết học nhân sinh Đạo gia lại là tự do cá thể của hứng thú thẩm mỹ mà tinh thần con người từng ngao du trong trời đất. Cho nên, nhân cách lí tưởng của Đạo gia chính là thoát khỏi mọi vất vả vật chất, gánh nặng có tính xã hội, nhằm đạt được nhân cách tự do tuyệt đối t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29543.doc
Tài liệu liên quan