Tiểu luận Chứng minh nhận xết của Nhà nghiên cứu Helen Tuocmero về Hồ Chí Minh

Lối ăn ở của Hồ Chủ tịch giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. Lúc ở chiến khu, Người sống chung với anh em trong một cơ quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt nhất nhất như anh em. Có những lúc vì gạo thiếu hay khí hậu nặng, cần ăn ít một chút, Người cũng vui vẻ chịu đựng cùng anh em. Kể ra, Người có chỗ được biệt đãi: đó là bát nước cơm mà anh Lộc, đồng chí cấp dưỡng lành nghề và thân mến của chúng tôi lúc ấy, bao giờ cũng để dành riêng cho người, từ biên giới Cao Bằng cho đến Tân Trào, trước khi về Hà Nội. Ở Hà Nội, Chủ tịch Chính phủ có phòng làm việc, phòng tiếp khách, nhiều khi chủ toạ những bữa tiệc long trọng, nhưng bình thường ngày hai bữa, Chủ tịch Chính phủ cùng nhân viên đều ăn chung. Nhiều lần, vì đến quá trễ, thức ăn không còn gì, Hồ Chủ tịch vẫn vui cười ăn đủ mấy bát cơm thường lệ.

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chứng minh nhận xết của Nhà nghiên cứu Helen Tuocmero về Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông thể thiếu được, hiện thân của mọi cái gì là xã hội xã hội chủ nghĩa, đó là hình ảnh của con người của tương lai”(10) sẽ trường tồn cùng lịch sử. Nhà nghiên cứu Helen Tuocmero có nhận xét : “Hồ Chí Minh là hình ảnh của sự khôn ngoan của Đức Phật, nhân từ của Đức Chúa, tinh thần cách mạng của Lê nin , sự ung dung của một người chủ gia tộc. Tất cả đc kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên.” Hồ Chí Minh với Phật giáo Nghiên cứu cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều chúng ta dễ dàng bắt gặp là ở chỗ Người có nhiều mối quan hệ gắn bó với Phật giáo, không chỉ ở mặt tư tưởng, tình cảm mà cả chính bằng những việc làm cụ thể. Trên bình diện tư tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều mặt gần gũi, gặp gỡ với giáo lý Phật giáo. Cốt tủy của Phật giáo là Từ bi hỷ xả, Vô ngã vị tha, Cứu khổ cứu nạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”(1). Mang khát vọng giải phóng nhân quần ra khỏi cảnh khổ đau, Thái tử Tất Đạt Đa đã rời bỏ cảnh sống vương giả, xuất gia tìm đạo: “Ta không muốn sống trong cung vàng điện ngọc, Ta không muốn sống trong cảnh vương giả trị vì thiên hạ, hưởng cuộc đời sung sướng cao sang trên mồ hôi nước mắt của lê dân. Ta không muốn sống trong xã hội bất công mà Ta đã chứng kiến. Ta quyết định ra đi, dù phải xông pha trên gió bụi lao lung, Ta cố tìm ra mối đạo giải thoát cho nhân loại muôn loài”(2) Ảnh tư liệu Bảo tàng HCM - Xuân Loan sưu tầm Cùng với hạnh nguyện trên đây của Thái tử Tất Đạt Đa, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, đã sớm nhận ra cảnh: Trên đời nghìn vạn điều cay đắng Cay đắng chi bằng mất tự do. Điều đó thôi thúc Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi gian khổ hiểm nguy, bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước, cứu dân. “Tôi muốn đi ra nước ngòai xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta”(3). Với ý chí và quyết tâm đó, nên ngay giữa thủ đô Paris, trong sự bủa vây của mật thám Pháp, Nguyễn Ái Quốc vẫn không hề nao núng về lý tưởng cứu nước, cứu dân của mình: “Tôi thích làm chính trị thì tôi chẳng sợ chết, cũng chẳng sợ tù đày. Trong đời này chúng ta chỉ chết có một lần, tại sao lại sợ?”(4). Cách đây trên 2.500 năm, khát vọng công bằng xã hội đã được Đức Thế Tôn nêu lên như một quy luật xã hội, cô đọng lại trong lời dạy nổi tiếng, mang tính vượt thời gian: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn. Mỗi người khi mới sanh không phải có sẵn dấu tin-ca (tilca) trên trán, không đeo sẵn dây chuyền trong cổ”(5). Phật dạy các đệ tử: “Này các Tỳ kheo! Hãy tu hành vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc và an lạc cho chư Thiên và loài người” (Tương Ưng Bộ kinh); “Này các Tỳ kheo! Xưa và nay Ta chỉ nói lên sự khổ và diệt khổ” (Trung Bộ kinh). Với Hồ Chí Minh thì “tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng… Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”(6). Vì vậy đối với Người, “bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích là làm sao ích quốc lợi dân. Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn đau khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Phật giáo chủ trương: “Dĩ chúng tâm kỷ tâm”. Đối với Phật giáo, con người là cao hơn tất cả: “Nhân thị tối thắng”. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân chúng công nông là gốc cách mệnh” (7) và “nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không có gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ lợi ích cho nhân dân”(8). Trong Phật giáo, các vị Bồ tát xem nỗi đau khổ của chúng sinh là nỗi đau khổ của minh, bao giờ nỗi đau khổ của chúng sinh chưa dứt thì thề chưa thành Phật, ngài Địa Tạng Bồ tát thệ nguyện: "Chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề, Địa ngục vị không thệ bất thành Phật”. (Chúng sinh độ hết mới chứng đạo Bồ đề, Địa ngục nếu còn thề không thành Phật). Với Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “suốt đời, tôi chỉ có một ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”(9). Nhân bản Hồ Chí Minh nói theo cách nói của Phật giáo là sự “kết tinh bằng Từ bi, Trí tuệ, Dũng mãnh, hướng dẫn chúng sinh đạt tới mục đích Giác ngộ và Giải thoát, chuyển cõi Sa bà này thành cõi Tịnh độ, và cuộc đời cơ cực này thành nếp sống Cực lạc”(10). Nhận rõ những giá trị cao đẹp của Phật giáo, có sự gần gũi, gặp nhau với tư tưởng Phật giáo trên những nét lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng nhìn Phật giáo với một thái độ trân trọng: “Nền tảng và truyền thống của triết học Ấn Độ là lý tưởng hòa bình bác ái. Liên tiếp trong nhiều thế kỷ, tư tưởng của Phật giáo, nghệ thuật khoa học Ấn Độ đã lan khắp thế giới”(11). Năm 1958, khi sang thăm Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Chúng tôi rất sung sướng được thăm quê hương Đức Phật, quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới”(12). Nhà thơ Huy Cận viết: “Khi bình sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn có một tấm long kính mộ sâu sắc và cảm động đối với Đức Phật Thích Ca - người sáng lập ra đạo Phật, cũng như đối với tất cả các vị sáng lập những tôn giáo lớn. Người đã cảm nhận ở các vị giáo chủ này trước hết là lòng thương cảm sâu sắc đối với số phận của những chúng sinh và ý muốn thiết tha làm sao giảm nhẹ hoặc xóa bỏ những nỗi đau khổ của con người trên trái đất”(13). Trong hành động cụ thể, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều gắn bó với Phật giáo. Theo nghị sĩ Thái Lan Si-pha-nôn Vi-**** Va-ra-ron, năm 1927, khi hoạt động ở Thái Lan, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng điện Phật to nhất của chùa Phô-thi-sôm tỉnh U-đon, Đông Bắc Thái Lan. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã vận động Việt kiều góp sức, góp của và đứng ra chủ trì việc xây dựng. Cũng thời gian này, chùa Lô-ka-nu-kho (Băng-cốc) là cơ sở hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở đây, Người đã được Hòa thượng Thích Bình Lương hết lòng giúp đỡ. Khi nước nhà được độc lập, nhà sư về nước. Lúc nhà sư lâm bệnh điều trị ở Bệnh viện Việt - Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm. Khi nhà sư viên tịch, Người đã gửi vòng hoa đến viếng với nội dung: “Kính viếng Hòa thượng Thích Bình Lương”, dòng chữ nhỏ dưới đề: “Đồng chí Hồ Chí Minh”. Giáo sư Trần Văn Giàu cũng cho biết thêm khi hoạt động cách mạng ở Thái Lan, Chủ tịch Hồ Chí Minh sống rất giản dị và kham khổ như một nhà tu hành, có khi Người đã mặc áo cà sa của nhà sư. Năm 1941, khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong điều kiện hết sức khó khăn giữa núi rừng Pắc Bó, Nguyễn Ái Quốc đã vẽ ảnh Phật treo trên vách đá để quần chúng có nơi chiêm ngưỡng vào những dịp lễ Tết. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, mặc dầu bề bộn với nhiều công việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian đến thăm chùa Quán Sứ, chùa Bà Đá. Nói chuyện với Tăng Ni, tín đồ Phật tử ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhà nước chúng tôi luôn luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng, Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một. Tôi mong các Hòa thượng, Tăng Ni và Phật tử hãy tích cực thực hiện tinh thần Tư bi, Vô ngã, Vị tha trong sự nghiệp cứu nước, giữ nước và giữ đạo để cùng toàn dân sống trong Độc lập, Tự do, Hạnh phúc"(14). Đối với Người, làm được như vậy tức là “đã làm theo lòng Đại từ, Đại bi của Đức Phật Thích Ca”(15). Trong thời gian từ năm 1954 đến lúc qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thăm nhiều chùa, nhiều cơ sở Phật giáo ở miền Bắc, tiếp xúc với nhiều Tăng Ni, Phật tử. Ngày 19-5-1960, trong lúc Hoà thượng Thích Thanh Chân, trụ trì chùa Hương, đang chuẩn bị vào Phủ Chủ tịch để chúc thọ Hồ Chủ tịch tròn 70 tuổi, thì 5 giờ sáng hôm đó, Người lại vào thăm chùa Hương. Tại đây, Người đã chỉ thị cho chính quyền địa phương phải sửa lại những con thuyền, bắc thêm cầu phao và làm thêm một con đường mới, để các Tăng Ni, Phật tử đi lại chiêm bái được dễ dàng và an toàn. Khi ở miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách kỳ thị tôn giáo, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Tăng Ni, Phật tử “hãy ra sức giúp đỡ cán bộ, hăng hái thực hiện mọi công tác của Chính phủ, chấp hành đúng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, ngăn chặn âm mưu của Mỹ - Diệm và bọn tay sai chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, hãy ra sức đấu tranh giành thống nhất đất nước”(16). Khi chính quyền Ngô Đình Diệm tiến đến chính sách tiêu diệt Phật giáo bằng việc ra lệnh cấm treo cờ Phật giáo thế giới vào dịp Lễ Phật đản năm 1963, Tăng Ni, Phật tử miền Nam đã đứng dậy đấu tranh quyết liệt. Để phản đối chính sách bất công, gian ác của chính quyền Ngô Đình Diệm, ngày 11-6-1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn với hạnh nguyện: "Khói thơm cảnh tỉnh bao người ác, Tro trắng phẳng san hố bất bình”(17). Trước sự hy sinh phi thường và dũng cảm của Hòa thượng Thích Quảng Đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức cảm động và Người đã có câu đối kính viếng Hòa thượng: "Vị pháp thiêu thân vạn cổ hùng huy thiên nhật nguyệt. Lưu danh bất tử bách niên chính khí địa sơn hà”. Nhân từ của Đức Chúa Kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh của Thiên chúa giáo: Nói đến việc kết hợp văn hóa Đông, Tây trong con người Hồ Chí Minh, không thể không đề cập đến sự kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh, những giá trị cơ bản của Thiên chúa giáo. Người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột; đã là hiện thân của lòng nhân ái và đức hy sinh cao cả. Sau này, Người luôn luôn giáo dục cán bộ, đảng viên về lòng thương người, thương dân, thương các chiến sỹ ngoài mặt trận - đó là những tư tưởng thấm đậm những giá trị cao cả mang tính nhân loại mà Thiên chúa giáo đã khởi xướng và răn dạy. Người lên án gay gắt những kẻ “giả danh Chúa” để thực hiện những “hành vi ác quỷ”: dẫn đường cho đội quân viễn chinh; cướp của cải, đánh đập, bắt giết người (đặc biệt là trẻ em); chiếm ruộng đất canh tác, v.v…Người coi những hành động đó là sự đi ngược lại và phản bội lòng nhân ái cao cả của Chúa, làm hoen ố tư tưởng lớn của Ngài là muốn mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Người viết: “Nếu Chúa bất hạnh đã chịu đóng đanh trên cây thánh giá trở về cõi thế này, thì chắc Ngài sẽ vô cùng ngao ngán khi thấy “các môn đồ trung thành” của mình thực hiện đức khổ hạnh như thế nào”. Người lên án những giáo sĩ đại diện cho chủ nghĩa tư bản phương Tây, những kẻ nhân danh Chúa để quan hệ mật thiết với thế lực thực dân, tham gia vào guồng máy của chủ nghĩa thực dân, xâm nhập về kinh tế và quân sự, áp đặt nền văn hóa thực dân, làm xuất hiện nguy cơ bá quyền văn hóa, v.v… Hồ Chí Minh với tinh thần Cách mạng của Lê nin Nói đến văn hóa nhân loại có tầm cỡ vĩ đại nhất và ảnh hưởng lớn nhất đối với Hồ Chí Minh là phải nói đến chủ nghĩa Mác-Lênin. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã tiếp thu phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và ứng dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước, đưa cách mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi vĩ đại và cống hiến nhiều vào kho tàng lý luận mác-xít cũng như phương pháp hoạt động sáng tạo của cuộc cách mạng vô sản. 1 - Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là đỉnh cao của tư duy nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của các đảng cộng sản và công nhân trong đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Đối với Người, đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng có nghĩa là đến với con đường cách mạng vô sản. Từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân chính, triệt để: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" và "chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới"(1). Đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh có bước nhảy vọt lớn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước lên một trình độ mới trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất, "muốn cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và chủ nghĩa Lê-nin". Đối với Người, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Người không bao giờ xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại. Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một nguồn gốc - nguồn gốc chủ yếu nhất, của tư tưởng Hồ Chí Minh, là một bộ phận hữu cơ - bộ phận cơ sở, nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Không thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngoài hệ tư tưởng Mác - Lê-nin, hay nói cách khác, không thể tách tư tưởng Hồ Chí Minh khỏi nền tảng của nó là chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Cho nên, có thể nói, ở Việt Nam, giương cao tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là giương cao chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Muốn bảo vệ và quán triệt chủ nghĩa Mác - Lê-nin một cách có hiệu quả, phải bảo vệ, quán triệt và giương cao tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là lịch sử mà cũng là lô-gíc của vấn đề. Nó giúp chỉ ra sai lầm của quan niệm đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin. 2 - Tư tưởng Hồ Chí Minh là "kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại" (2) Ở luận điểm này, có hai vấn đề cần làm rõ: Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là sự kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, cả phương Đông và phương Tây. Hồ Chí Minh đã từng tỏ rõ thái độ của mình đối với việc học tập, tiếp thu những học thuyết của các lãnh tụ chính trị, xã hội, tôn giáo trong lịch sử. Người nói: "Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê-su có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giê-su, C. Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn "mưu hạnh phúc cho loài người, mưu hạnh phúc cho xã hội...". Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy"(3). Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác - Lê-nin, bắt nguồn chủ yếu từ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mà là sự tổng hòa, sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin... Vậy sự vận dụng và phát triển sáng tạo đó như thế nào? Ngay từ năm 1924, sau khi đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trở thành một cán bộ của Đảng Cộng sản Pháp và của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã vạch rõ sự khác nhau giữa thực tiễn của các nước tư bản phát triển ở châu Âu mà C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I. Lê-nin đã chỉ ra với thực tiễn Việt Nam - một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp, lạc hậu ở phương Đông. Do đó, cần bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử phương Đông. Trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ gửi Quốc tế Cộng sản, Người viết: "Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây... Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung "cơ sở lịch sử" của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được. Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại... Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông. Đó chính là nhiệm vụ mà các Xô viết đảm nhiệm"(4). Việc tiếp thu, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin của Hồ Chí Minh là cả quá trình gắn với hoạt động thực tiễn, kết hợp lý luận với thực tiễn, xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn. Người nhấn mạnh rằng, việc học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trước hết phải nắm vững "cái cốt lõi", "linh hồn sống" của nó là phương pháp biện chứng; học tập "tinh thần, lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lê-nin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta". Người còn chỉ rõ: "Hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin"(5). Hồ Chí Minh_sự ung dung của người chủ gia tộc Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao, vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tươm tất. Bình sinh như thế, đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”1. Lối ăn ở của Hồ Chủ tịch giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. Lúc ở chiến khu, Người sống chung với anh em trong một cơ quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt nhất nhất như anh em. Có những lúc vì gạo thiếu hay khí hậu nặng, cần ăn ít một chút, Người cũng vui vẻ chịu đựng cùng anh em. Kể ra, Người có chỗ được biệt đãi: đó là bát nước cơm mà anh Lộc, đồng chí cấp dưỡng lành nghề và thân mến của chúng tôi lúc ấy, bao giờ cũng để dành riêng cho người, từ biên giới Cao Bằng cho đến Tân Trào, trước khi về Hà Nội. Ở Hà Nội, Chủ tịch Chính phủ có phòng làm việc, phòng tiếp khách, nhiều khi chủ toạ những bữa tiệc long trọng, nhưng bình thường ngày hai bữa, Chủ tịch Chính phủ cùng nhân viên đều ăn chung. Nhiều lần, vì đến quá trễ, thức ăn không còn gì, Hồ Chủ tịch vẫn vui cười ăn đủ mấy bát cơm thường lệ. Người vẫn thích đi bộ, tắm sông, hút thuốc lá và thỉnh thoảng uống một ly rượu thuốc trong bữa cơm. Trước đây, Người đi bộ một ngày 50 cây số là thường và có thể đi như thế ngày nọ qua ngày kia. Lúc ở Côn Minh, sáng nào Người cũng đi bộ một vòng quanh thành phố. Ở Liễu Châu, mùa đông, một hôm tướng Trương Phát Khuê đi ngựa dạo buổi sớm gặp Người tắm trên sông, Trương tướng quân lấy làm lạ một người ở phương Nam châu Á chịu rét giỏi đến thế. Ở Cao Bằng, có lúc cơ quan đóng tại một cái suối lớn vừa ở trong hang đá chảy ra, nước trong xanh biếc dưới bóng mát của rừng cây; Hồ Chủ tịch suốt ngày làm việc ở đó với cái máy chữ “Hét mét” luôn luôn đi theo Người từ năm 1938 đến khi về Hà Nội. Hồ Chủ tịch ở chiến khu Việt Bắc trong thời gian kháng chiến chống Pháp, cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đồng chí Trường Chinh, sau này là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở rừng, Hồ Chủ tịch chủ trương tránh ăn no, không ngủ trưa và hoạt động thân thể, buổi sáng thể dục, buổi chiều làm vườn, lúc cần đi vác củi cho đồng bào. Suốt trong thời gian ở thượng du Bắc Bộ, trước cuộc khởi nghĩa, nhiều ngày Người luôn tay nắm một hòn đá tròn bầu dục, cốt để luyện gân tay và hoạt động cơ thể. Người ít ưa dùng thuốc, chỉ lúc nào sức cơ thể chống không nổi bệnh thì mới dùng. Ở Hà Nội, bác sĩ Tùng, bác sĩ Cẩn chuyên lo sức khoẻ của Người, nhưng không mấy khi Người phiền đến. Ở Pháp, anh em buộc bác sĩ Cưu ở bên cạnh Người, nhưng rồi bác sĩ làm việc văn phòng nhiều hơn việc thầy thuốc. Sinh hoạt chiến khu thường cực lắm. Có lần suốt mấy tháng mùa mưa, Hồ Chủ tịch ở trong một cái hang chật hẹp, ẩm thấp, ban đêm sâu bọ ở ngoài tràn vào. Lúc ấy vì cơ sở quần chúng kém, nên phải ẩn nấp trong hang cùng, và cũng vì cơ sở quần chúng kém, nên dẫu ẩn núp trong hang cùng mà cũng không yên, thường vẫn phải chạy “cảnh báo”. Hễ có “cảnh báo” là phải mang hết đồ đạc chạy lánh đến một chỗ an toàn hơn. Lúc ấy Hồ Chủ tịch yếu, nhưng bất kỳ đêm ngày, hễ có tin địch là mấy phút sau Người đã sẵn sàng trước anh em, tay xách máy chữ. Lúc đến Pháp, ngay hôm gặp đầu tiên, lối ăn ở giản dị của Hồ Chủ tịch làm cho kiều bào rất cảm động. Hôm ấy tại Biarít, đại biểu kiều bào đến thăm Người, hồi hộp và sung sướng. Khách đông, phòng khách không đủ ghế ngồi, giản dị Hồ Chủ tịch ngồi xuống sàn và mời mọi người ngồi thế nói chuyện. Đây không phải vị Chủ tịch Chính phủ, đây là Cha già của dân tộc ân cần và thân mật hỏi thăm đàn con bao năm lưu lạc ở quê người. Hồ Chủ tịch rất vui tính, vì vốn có cái tính lạc quan của những người quyết chiến quyết thắng ngày nay và quyết xây đắp đời sống tốt đẹp cho dân tộc ngày mai. Trong những bữa cơm, tiệc trà thân mật giữa nhân viên cao cấp Chính phủ, Hồ Chủ tịch vui thú, nói chuyện, làm thơ, khôi hài. Một đôi khi, Người thoạt đến những buổi dạ hội tưng bừng ở Nhà hát Lớn Hà Nội, các cháu thiếu nhi quây quần lại, nhưng một lát sau, Người nhẹ bước biến đi đâu mất. Người thích hoa và có kể câu chuyện ở Nga cũng như ở các nước Âu, Mỹ, người ta dùng máy bay chở các thứ hoa ở xa về để trang điểm đời sống hằng ngày ở các đô thị lớn. Nhưng trong vườn hoa Chủ tịch phủ, hoa ngày càng nhường chỗ cho khoai, bắp. Gần Côn Minh, có núi Tây Sơn, một thắng cảnh có tiếng; một hôm anh em muốn đi xem, Hồ Chủ tịch bảo: “Nếu tiện lắm sẽ hay; chúng ta là người cách mạng chứ không phải kẻ du lịch”. Đời sống của Hồ Chủ tịch là một đời sống khắc khổ, cần lao và tranh đấu. Người lãnh tụ của một dân tộc mất nước không thể có một đời sống khác. Phải khắc khổ, cần lao và tranh đấu để mưu cầu hạnh phúc ngày mai. Có người e đời sống nghiêm khắc ấy không còn chỗ cho tình cảm. Nhưng chính Hồ Chủ tịch thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên làm cách mạng. Người mà cả dân tộc tôn làm vị Cha già của mình phải có lòng thương mênh mông xúc động đến tâm can của mọi người. Trong thời kỳ bí mật, phút mặc niệm chiến sĩ cách mạng là lúc Hồ Chủ tịch rơi nước mắt. Tại Quốc hội, Hồ Chủ tịch vừa khóc vừa ôm hôn anh Nguyễn Văn Tạo sau khi anh đọc một bài diễn văn thống thiết về Nam Bộ. Trò chuyện với dân làng Lâm Xuyên, tỉnh Bắc Giang, sau phong trào Cải cách ruộng đất năm 1955 Người xưa nói: Có việc phải lo, lo trước thiên hạ, có việc đáng vui, vui sau thiên hạ. Hồ Chủ tịch nói một cách giản dị và thống thiết hơn: Một ngày "đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên"2 . Câu nói đó đã bộc lộ tâm trạng Người, mối tình cảm ruột thịt bao bọc trăm họ của đại gia đình Việt Nam. Đối với người giản dị và lão thực ấy, một câu nói là một việc làm và có làm thì mới nói. Giản dị và lão thực trong sự ăn ở, tính tình trong lời nói, viết, Người cũng giản dị và lão thực trong chủ trương chính trị nữa. Dân tộc Việt Nam bây giờ muốn gì? Muốn thống nhất, độc lập, muốn no ấm, muốn biết chữ, muốn đời sống bớt tối tăm. Cho nên Hồ Chủ tịch chủ trương: đoàn kết kháng chiến, tăng gia sản xuất, bình dân học vụ, đời sống mới. Dân tộc Việt Nam quyết tâm và mỗi ngày tiến mạnh trên con đường sống còn sau lưng Hồ Chủ tịch. Hồ Chủ tịch thật là hiện thân của dân tộc Việt Nam và mọi người Việt Nam đều thấy mình trong Hồ Chủ tịch. Sức mạnh của Hồ Chủ tịch và sức mạnh của dân tộc Việt Nam là ở chỗ đoàn kết thống nhất ấy. Hồ Chủ tịch thành công trong sự nghiệp to lớn này vì Hồ Chủ tịch tiêu biểu cho nước Việt Nam, cho dân Việt Nam. Nguyện vọng tối cao của nước, nguyện vọng thiết tha nhất của dân là nguyện vọng của Người, là lẽ sống, đời hoạt động của Người. Chính sách, chủ trương chính trị của Người là để thực hiện nguyện vọng ấy: tranh thủ độc lập cho nước, tự do, hạnh phúc cho dân. Nhìn vào chính sách và chủ trương ấy, quốc dân hoàn toàn tín nhiệm và tin tưởng. Uy tín của Hồ Chủ tịch căn bản là ở chỗ đó. Nhưng giữa Hồ Chủ tịch và dân tộc Việt Nam, mối quan hệ còn mật thiết nồng nàn hơn: đó là mối quan hệ tình cảm, lòng tương thân tương ái của Hồ Chủ tịch đối với dân tộc Việt Nam và của dân tộc Việt Nam đối với Hồ Chủ tịch. Nước Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới có người giàu, kẻ nghèo, có đảng phái, tôn giáo, dân tộc khác nhau, nhưng nước Việt Nam ngày nay, nước Việt Nam kháng chiến của Hồ Chủ tịch không có hiện tượng đảng phái đấu tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25416.doc
Tài liệu liên quan