Tiểu luận Chuyên chở hàng hoá ngoại thương bằng đường hàng không

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Phần Nội dung 2

I. Khái niệm chung về vân tải 2

1. Định nghĩa, phân loại vận tải 2

2. Phân chia trách nhiệm về vận tải trong ngoại thương 2

3. Lựa chọn các phương thức vận tải 3

4. Vài trò, tác dụng vận tải trong nền kinh tế quốc dân 3

II. Vận tải và ngoại thương 4

1. Mối quan hệ vận tải và ngoại thương 4

2. Phương thức vận tải với các điều kiện giao hàng Incoterms 4

III. Chuyên chở hàng hoá ngoại thương bằng đường hàng không 5

1. Các tổ chức quốc tế về hàng không 5

2. Tổ chức chuyên chở hàng hoá bằng vận tải hàng không quốc tế 5

3. Vị trí đặc điểm của vận tải hàng không 5

4. Cơ sở vật chất của vận tải hàng không 6

5. Hợp đồng vận chuyển 6

6. Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không quốc tế 7

7. Chức năng, các loại, việc lập và phân phối vận đơn hàng không 7

8. Cước phí vận tải hàng không 8

9. Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường hàng không 9

Kết luận 10

Tài liệu tham khảo 11

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2874 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chuyên chở hàng hoá ngoại thương bằng đường hàng không, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI Mở ĐầU Nhiều năm gần đõy nhà nước ta đang trờn đà phỏt triển kinh tế, hoà nhập với cộng đồng cỏc quốc gia trờn toàn cầu. Chớnh sách mở cửa của đảng và nhà nước đó tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng mở rộng và phỏt triển. Hiện nay cú hơn 7000 doanh ghiệp được xuất nhập khẩu trực tiếp. Một trong những khõu quan trọng của hoạt động xuõt nhập khẩu là vận tải và giao nhận. Làm thế nào để tiến hành cụng tỏc vận tải, giao nhận phự hợp với thụng lệ quốc tế, mang lại hiệu quả cao và lợi ớch của doanh nghiệp? Trỏch nhiệm của người chuyờn chở đối vớ hàng hoỏ như thế nào? Thủ tục giấy tờ trong quỏ trỡnh vận tải, giao nhận ra sao… là những vấn đề quan tõm của cỏc doanh nghiệp hiện nay. Vỡ vậy bài tiểu lụõn này đề cập cỏc vấn đề liờn quan đến việc tổ chức chuyờn chở và giao nhận hàng hoỏ xuất nhập khẩu và cụ thể là chuyờn chở hàng hoỏ ngoại thương bằng đường hàng khụng. Một trong những phương thức vận tải quan trọng nhưng trong thực tế cũn rất nhiều khú khăn vỡ giỏ thành của chuyờn chở hàng hoỏ bằng đường hàng khụng cũn rất cao, chưa phổ biến. Phần nội dung I. Khái niệm chung về vận tải Định nghĩa, phân loại vận tải. Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp ứng nhu cầu dịch chuyển vị trí của đối tượng cần chuyển. Đối tượng cần chuyển gồm con người và vật phẩm ( hàng hoá ). Sự di chuyển vị trí của con người và vật phẩm trong không gian rất đa dạng, phong phú và không phải mọi di chuyển đều là vận tải. Vận tải chỉ bao gồn những di chuyển do con người tạo ra nhằm mục đích kinh tế ( lợi nhuận ) để đáp ứng về sự di chuển đó mà thôi. Có nhiều cách phân loại vân tải, phụ thuộc vào các tiêu chuẩn lựa chọn: Nếu căn cứ vào tính chất của vận tải, có thể phân ra: vận tải nội bộ xí nghiệp và vận tải công cộng. Vận tải nội bộ xí nghiệp là việc vận chuyển trong nội bộ xí nghiệp, nhà máy , công ty…nhằm di chuyển nguyên, vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, con người phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty, xí nghiệp bằng phương tiện của công ty, xí nghiệp đó mà không thu tiền cước hay tính toán chi phí vận tải. Vận tải công cộng là viêc chuyên chở con người hay vật phẩm cho mọi đối tượng trong xã hội để thu tiền cước. . Căn cứ vào môi trường sản xuât có thể chia vận tải thành các loại ( phương thức ) sau đây: Vận tải đường biển, vận tải thuỷ nộ địa, vận tải hàng không, vận tải ô tô, vận tải đường sắt, vân tải đường ống, vận tải vũ trụ. 1.3. Căn cứ vào đối tượng vận chuyển có thể chia thành hai loại: Vận tải hành khách và vận tải hàng hoá. 1.4. Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải có: vận tải đơn phương thưc, vận tải đa phương thức và vận tải đứt đoạn. _ Vận tải đơn phương thức là trường hợp hàng hoá hay con người được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng một phương thức vận tải duy nhất. _ Vận tải đa phương thức là việc vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng ít nhất hai phương thức vận tải, sử dụng một chứng từ duy nhất và chỉ một người trách nhiệm trong quá trình vận chuyển. _ Vận tải đứt đoạn là việc vận chuyển hàng hoá từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều phương thứ vận tải, sử đụng hai hay nhiều chứng từ vận tải và hai hay nhiều người phải chịu trách nhiệm về hàng hoá trong quá trình vận chuyển. 2. Phân chia trách nhiệm về vận tải trong ngoại thương Theo Incoterms 1990, trách nhiệm thuê phương tiện vận taỉ để chuyên chở hàng hoá từ nước xuất khẩu về nước nhập khẩu được phân chia giữa người bán và người mua như sau: 2.1. Người bán chịu trách nhiệm ( dành được quyền vận tải ) theo các điều kiện: CFR, CIF, CPT, CIP, DDU, DDP, DES, DEQ, DAF. 2.2. Người mua chịu trách nhiệm ( dành được quyền ) về vận tải theo các điều kiện: EXW, FCA, FOB, FAS. Dành được quyền vận tải có những lơị ích sau đây: _ Chủ động trong vuệc tổ chức chuyên chở, đàm phán, ký kết hợp đồng… _ Có thể lựa chọn người chuyên chở, tuyến đường vận tải, phương pháp vận tải có lợi cho mình _ Tận dụng được đội tàu và phương tiện vận tải của mình nhằm tăng thu và giảm chi ngoại tệ Muốn dành được quyền vận tải hay thuê tàu cần phải ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương theo những điều kiện thương mại quốc tế như đã nói trên. 3. Lựa chọn các phương thức vận tải Tất cả các phương thức vận tải đều cố thể tham gia chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu, tuy nhiên lựa chọn phương thức nào để vận chuyển phụ thuộc và nhiều yếu tố, và cần phải tính đến đặc điểm, ưu, nhược điểm của từng phương thức vận tải. Sau đây là bảng so sánh tính ưu việt của từng phương thức vận tải theo một số các tiêu chí như: tốc độ, tính đều dặn, độ tin cậy, khả năng vận chuyển, tính linh hoạt, giá thành. ( 1 là tốt nhất, 5 là kém nhất ). Xếp hạng Tốc độ Tính đều đặn Độ tin cậy Năng lựcvận chuyển Tính linh hoạt Giá thành 1 đường không đường ống đường ống đường thuỷ đường ô tô đuờng thuỷ 2 đường ô tô đường ô tô đường ô tô đường sắt đường sắt đường ống 3 đường sắt đường không đường săt đường ô tô đường không đường sắt 4 đường thuỷ đường sắt đường thuỷ đường không đường thuỷ đường ô tô 5 đường ống đường thuỷ đường không đường ống đường ống đường không Qua bảng trên thì ta thấy về tốc thì vận tải hàng không có tốc độ cao nhất, về năng lục vận chuyển và giá thành thì vận tải đường thuỷ là ưu việt nhất. Nhưng tuỳ thuộc vào loại hàng hoá và hành trình của hàng hoá mà ta luah chọn phương thức vận chuyển nhằm có hiệu quả cao nhất. 4.Vai trò tác dụng của vận tải trong nền kinh tế quốc dân. Vận tải giữ vai trò rất quan trọng và có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Hệ thống vận tảI được ví như mạch máu trong cơ thể con người, nó phản ánh trình độ phát triển của một nước. Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: sản xuất, lưu thông, tiêu dung, quốc phòng. Trong xản xuất, ngành vận tải vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất, vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông. Ngành vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hoá đến nơi tiêu dùng. Vận tải tạo ra khả năng thực hiện giá trị sử dụng của hàng hoá. Tác dụng của vận tải đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau đây: _ Ngành vận tải sáng tạo ra một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. _ Vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng tăng của hàng hoá và hành khách trong xã hội. _ Vận tải góp phần khắc phục sự phát triển không đều giữa các địa phương, mở rộng giao lưu, trao đổi hàng hoá trong một nước và quốc tế. _ Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, góp phần cải thiện đới sống nhân dân. _ Mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. _ Tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ đất nước. _ Vận tảI là yếu tố quan trọng nhât trong hệ thống logistics của từng nhà máy , xí nghiệp, công ty. Logistics bao gồm 4 yếu tố: vận tải, maketing, phân phối và quản lý, trong đó vận tải là yếu tố quan trọ nhất và chiếm nhiều chi phí nhất. II. Vận tải và ngoại thương. Mối quan hệ giữa vận tải và ngoại thương. Vận tải, đặc biệt là vận tải quốc tế ( là việc chuyên chở được tiến hành trên lãnh thổ của ít nhất hai nước) và ngoại thương ( buôn bán quốc tế ) có mối quan hệ chật chẽ, khăng khít với nhau, có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vận tải quốc tế là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để buôn bán quốc tế ra đời và phát triển. Vận tải phát triển làm cho giá thành vận chuyển hạ, tạo điều kiện để nhiều mặt hàng có giá trị thấp có thể tham gia buôn bán quốc tế. Đối với buôn bán quốc tế, vận tải có những tac dụng sau: _ Đảm bảo chuyên chở khối lưọng hàng hoá, xuất nhập khẩu ngày càng tăng trong thương mại quốc tế. _Làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế. _ Vận tải quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thanh toán của một nước. Vận tải quốc tế được coi là lĩnh vực xuất nhập vô hình, nó có thể góp phần cải thiện hay làm trầm trọng thêm cán cân thanh toán quốc tế của mỗi nước. Phương thức vận tải với các điều kiện giao hàng Incoterms. Tuỳ thuộc vào việc hàng hoáđược vận chuyển bằng phương thức gì (đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường ô tô, đường thuỷ nội địa hay vận tải đa phương thức ) mà phải lựa chọn các điều kiện giao hàng ( incoterms ) thích hợp để quy định trong hợp đồng mua bán. Incoterms 1990 đã quy định các điều kiện giao hàng tương ứng với các phương thức vận tải như sau: Phương thức vận tải Các điều kiện giao hàng tương ứng Bất kì phương thức vận tải nào kể cả vận tải đa phương thức, vân tải bằng container EXW, FCA, CPT, CIP, DAF, DDU, DDP Vận tải hàng không FCA Vận tải đường sắt FCA Vận tải đưòng biển và vận tải thuỷ nội địa FAS, FOB, CFR, CIF, DES, DEQ II. Chuyên chở hàng hoá ngoại thương bằng đường hàng không 1. Các tổ chức quốc tế về hàng không: _ Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ( ICAO – International Civil Aviation organization ) _ Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế ( IATA – International Air transport Association ) _ Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận ( FIATA – Federation International edes Associations de Transitaires et Assimiles ) _ Đại lí hàng hoá hàng không ( Air Cargo Agency ) 2. Tổ chức chuyên chở hàng hoá bằng vận tải hàng không quốc tế 2.1. Cơ sở pháp lí của vận tải hàng không quốc tế Theo nghị định thư Hague sửa đổi công ước Vac-sa-va thì vận tải hàng không quốc tế là bất kỳ việc vận chuyển nào mà theo sự thoả thuận giữa các bên, nơi khởi hàng và nơi đến, dù có hay không sự gián đoạn vận chuyển hay chuyển tải, nằm trên lãnh thổ của hai quốc gia thành viên hoặc trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên nhưng có một nơi dùng đã thoả thuận nằm thên lãnh thổ của một quốc gia khác, dù nước đó không phải là nước thành viên. 3. Vị trí đặc điểm của vận tải hàng không Vận tải hàng không là phương thức vận tải quan trọng trong thương mại quốc tế và đặc biệt phát triển mạnh trong những năm gần đây. Nếu trong 1945 chỉ có 9 triệu hành khách đi lại bằng các chuyến máy bay thương mại thì năm 1987 đã lên đến 1 tỉ người. Năm 1998 hàng không thế giới đã thực hiện 60,2 triệu chuyến máy bay, vận chuyển 2,9 hành khách và 61,2 triệu tấn hàng hoá. Vận tải hàng không có những ưu điểm sau đây: _ Tuyến đường trong vận tải hàng không là không trung và hầu như là đường thẳng. _ Tốc độ của vận tải hàng không rất cao: gấp 27 lần so với đường biển, 10 lần so với ô tô và 8 lần so với tàu hoả. _ Vận tải hàng không an toàn và đều đặn. Nhược điểm của vận tải hàng không là: _ Giá cước cao: gấp vận tải đường biển 8 lấn, gấp ô tô và vận tải đường sắt tù hai đến bốn lần. _ Không thích hợp cho việc vân chyển các loại hàng hoá giá trị thấp, khối lượng lớn và cồng kềnh. _ Đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng lớn. 4. Cơ sở- vật chất của vận tải hàng không 4.1. Cảng hàng không Cảng hàng không bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác được sử dụng cho máy bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng không. Sân bay là một phần xác định trên mặt đất hoạch trên mặt nước được xây dựng để bảo đảm cho máy bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển. Sân bay bao gồm toàn bộ diện tích mặt đất cùng với cơ sở hạ tằng gồm một hay nhiều đường băng, nhà ga, kho hàng, phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách. 4.2. Máy bay gồm 3 loại: _ Máy bay chở khách ( Passenger Aircraft): đuợc thiết kế để chở khách nhưng cũng có thể chỏ hàng ở khoang dưới với số lượng ít. _ Máy bay chở hàng (All Cargo Aircraft ): là may bay chở hàng có thể chở được các lô hàng lớn, có kích thước cồng kềnh. _ Máy bay kết hợp ( Mixed/Combination Aircraft ): loại máy bay này có thể vừa chở hàng vừa chở khách ở bông chính ( main deck ) đồng thời có thể chở hàng ở bông dưới. 4.3. Thiết bị xếp đỡ vận chuyển hàng hoá gồm: _ Xe vận chuyển container/pallet _ Xe nâng hàng _ Thiết bị nâng container/pallet _ Băng chuyền hàng rời _ Giá đỡ ( Dolly ) 5. Hợp đồng vận chuyển Hợp đồng vận chuyển hàng không bao gồm: Vé hành khách, phiếu hành lý và vận đơn hàng không. 5.1. Vé hành khách: Khi chuyên chở hành khách người chuyên chở hàng không phải giao cho hành khách ve có ghi rõ: _ Nơi đi và nơi đến _ Nhưng nơi đi và đến nằm trên lãnh thổ một nước thành viên của công ước Vac-sa-va và có một hay nhiều nơi dừng nằm trên lãnh thổ khác thì phảI ghi rõ ít nhất một nơi dường như vậy. _ Thông báo rõ là sẽ áp dụng công ước trên và ghi rõ giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở. 5.2. Phiếu hành lý Tương tự như trên và là bằng chứng hiển nhiên của việc ký gửi hành lý và điều kiện của hợp đồng vận chuyển. Việc thiếu, không hợp quy cách hay mất phiếu hành lý không ảnh hưởng đến sụ tồn tại của hợp đồng vận chuyển. 5.3. Vận đơn hàng không ( Air Waybll - AWB ) Vận đơn hàng không còn được làm thành 3 bản gốc: bản thứ nhất ghi dành cho người chuyên chở và do người gửi hàng ký. Bản thứ hai ghi dành cho người nhận hàng và do người gửi hàng và chuyên chở cùng ký và gửi kèm hàng hoá. Bản thứ ba do người chuyên chở ký và sẽ giao cho người chuyên chở khi nhận hàng để chở. 6. Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không quốc tế _ Trách nhiệm về tính mạng ( bị thương và chết chóc ) của hành khách và nhân viên tổ bay _ Trách nhiệm về mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý và tư trang của hành khách. _ Trách nhiệm dân sự đối với mất mát, thiệt hại về người và tài sản của người thứ ba trên mặt đất. 7. Chức năng, các loại, việc lập và phân phối vận đơn hàng không. 7.1. Chức năg của vận đơn hàng không. Vận đơn hàng không là một chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không do người gửi hàng lập và được ký bởi người chuyên chở hoặc đại diện củ họ xác nhận việc nhận hàng để chở bàng máy bay. Vận đơn hàng không có các chức năng sau đây: _ AWB là một bằng chứng của hợp đòng vận tải hàng hoá bằng đưòng hàng không ký kết giưa người gửi hàng và người chuyên chở. _ Là băng chứng của việc nhận hàng để chở của hãng hàng không. _ Là háo đơn thanh toán cước phí. _ Là chứng từ bảo hiểm. _ Là tờ khai hải quan. _ là hướng dẫn đối với nhân viên hàng không. Khác với vận đơn đường biển, vận đơn hàng không có khả năng lưu thông, tức là không thể mua bán, chuyển nhượng và khi nhận hàng không xuất trình bản gốc ( chỉ cầ giấy báo nhận hàng và căn cứoc nhận dạng ). 7.2. Các loại vận đơn hàng không. Căn cứ vào người cấp, AWB cps cac loại sau đây: _ Vận đơn chủ ( Master AWB – MAWB ): là vận đơn mà hãng hàng không cấp cho người gom hàng khi người này gửi hàng cho hãng hàng không một lô hàng gồn nhiều chủ hàng. _ Vận đơn gom hàng ( House AWB – MAWB ): là vận đơn mà người gom hàng cấp cho người gửi hàng khi người gửi hàng giao hàng lẻ cho người gom hàng. hãng hàng không phát hành trên đó có ghi biểu tượng nhận dạng của người chuyên chở, và hãng hàng không đóng vai trò chuyên chở hàng. _ Vận đơn trung lập ( Neutral AWB ): là loại vận đơn tieu chuẩn do AITA phát hành năm 1986, FIATA đề nghị người giao nhận loại đơn này khi họ làm dịch vụ gom hàng hoặc làm đại lý cho người chuyên chở thực tế. Vận đơn này được đưa ra nhăm thay cho vận đơn gom hàng ( House AWB ) vì vận đơn gom hàng không đáp ứng được yêu cầu của UPC ( các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dịng chứng từ ) khi thanh toán bằng L/C. 7.3. Nội dung của AWB Bản gốc của AWB gồm hai mặt. _ Mặt trước gồm các ô để trống để người gửi hàng và người chuyên chở điền các thông tin cần thiết. _ Mặt sau của AWB gồm hai mục lớn, thông bá về giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở và điều kiện của hợp đồng. Ngoài AWB, trong vận tải hàng không còn sử dụng các chứng từ khác như thư chỉ dẫn của người gửi hàng, hoá đơn thương mại, bản lược khai hàng hoá, giấy kê khai hàng nguy hiểm, giấy chứng nhậ chuyên chở động vật sống và các giấy tờ khác mà hợp đồng yêu cầu. 8. Cước phí vận tải hàng không _ Cơ sở tính cước và các loại cước: Cước phí hàng không được tính trên cơ sở trọng lượng nếu hàng nặng, theo thể tích nếu hàng nhẹ và cồng kềnh và theo giá trị nếu hàng quý hiếm. Giá cước phụ thuộc vào: tính thường xuyên của việc vận chuyển, sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không, loại hàng và khối lượng hàng hoá vận chuyển, giá trị hàng hoá, yêu cầu về phương tiện xếp dỡ. Có các loại giá cước sau đây: _ Cước hàng bách hoá ( genaral Cargo Rates - GCR ): là loại cước áp dụng cho hàng hoá thông thường áp dụng giữa hai sân bay mà trên đó không áp dụng bất cứ một loại cước đặc biệt nào, giá phụ thuộc vào trọng lượng hàng, khối lượng càng nhiều thì giá cước càng hạ. _ Cước tối thiểu ( Minimum Charges - M ): là cước thấp nhất mà hãng hàng không vận chuyển một lô hàng, có tính đến các chi phí mà hãng hành không phải bỏ ra để vận chuyển. _ Cước đặc biệt ( Specific Commodity Rates - SCR ) là loại cước áp dụng cho hàng hoá đặc biệt, cước này thấp hơn cước hàng bách hoá và được công bố cho những hàng đặc biệt hay trên những tuyến đường nhất định. _ Cước phân loại hàng ( Class Rates/Commodity Classification Rates ): cước này thể hiện bằng số phần trăm của cước bách hoá hoặc một khoản phụ thêm vào cước hàng bách hoá và được áp dụng cho một số ít mặt hàng ở trong hoặc giữa các khu vực quy định. Cước này được áp đụng khi không có cước đặc biệt cho hàng hoá nào đó. _ Cước áp dụng cho tất cả các loại mặt hàng ( freight All kinds - FAK ): loại cước này mới được đưa ra những năm gần đây nhằm đơn giản hoá biểu cước. Giá cước được áp dụng cho tất cả các loại mặt hàng trong một container mà không phân biệt đó là hàng gì. Cước này không áp dụng cho các mặt hàng như hàng dễ hư hỏng, động vật sống, hàng giá trị cao… _ Cước container ( Container Rates ): nếu hàng được đóng trong container thích hợp với việc vận chuyển bằng máy bay thì hãng hàng không sẽ áp dụng một giá cước hạ hơn. _ Cước ULD: áp dụng khi hàng được chở bằng ULD. _ Cước giá trị: là cước tính theo giá trị hàng hoá kê khai. Ví dụ như nếu hàng có gí trị trên 25 USD/kg thì cước là 5% giá trị kê khai. 9. Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường hàng không. 9.1. Hàng xuất khẩu: Giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường hàng không phải qua các bước sau đây: _ Lưu cước với hãng hàng không hoặc với người giao nhận: Người gửi hàng phải điền vào Booking Note theo mẫu của hãng hàng không với các nội dung như: Tên người gửi, người nhận, bên thông báo; mô tả hàng hoá: loại hàng, trọng lượng, số lượng, thể tích; tên sân bay đi, đến; cước phí và thanh toán… _ Vận chuyển, đóng hàng và giao hàng cho người chuyên chở: + Chuẩn bị giấy tờ cần thiết cho lô hàng + Lập phiếu cân hàng + Đóng gói, ghi mã kí hiệu, dán nhãn hiệu + Làm thủ tục hảI quan + Giao hàng cho hãng hàng không _ Lập AWB: Sau khi hàng được xếp vào Pallet, Igloo hay Container, cán bộ giao nhận liên hệ với hãng hàng không để nhận AWB và điền các chi tiết vào AWB. _ Thông báo cho người nhận về việc gửi hàng. Nội dung của thông báo gồm: Số HAWB/MAWB; người gửi, người nhận, tên hàng, số lượng, trọng lượng, thể tích; tên sân bay đi, sân bay đến; ngày khởi hành ( ETD ), ngày dự kiến đến ( ETA ). _ Lập bộ chứng từ thanh toán và thanh toán các khoản cần thiết. 9.2. Hàng nhập khẩu Nhận hàng nhập khẩu được tiến hành theo các bước sau: _ Nhận các giấy tờ, chứng từ; sau khi nhận được giấy báo người nhận phải đến hãng hàng không để nhận các giấy tờ chứng từ có liên quan. _ Nhận hàng tại sân bay: mang chứng minh thư và giấy giới thiệu để nhận hàng tại sân bay. Khi nhận phải kiểm tra hàng hoá, nếu có hư hõng đổ vỡ thì phiI lập biên bản giám định, có xác nhận của kho để khiếu nại sau này. _ Làm thủ tục hải quan: Trước khi làm thủ tục phải đăng kí tờ khai. Hồ sơ đăng kí làm thủ tục hải quan bao gồm: + AWB bản Original 2 + Packinh List + Commercial Invoice Sau khi xem xét hồ sơ, hải quan tiến hành kiển tra và thông báo thuế. _ Thanh toán các khoản và đưa hàng ra khỏi sân bay. Kết luận Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển bao nhiêu thì vận tải trong giao nhận càng trở nên quan trọng bấy nhiêu. Vận tải là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Trong thời gian vừa qua, hoạt động vận tải trong ngoại thương nước ta đã có nhiều bước phát triển. Quy mô ngày càng được mở rộng và chất lượng phục vụ ngày càng cao. Độ an toàn của các loại vận tải ngày càng được bảo đảm. Song song với sự phát triển đó thì vận tải trong ngoại thương của nước ta vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới. Vận tải, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không là một trong những phương thức giao nhận hàng hoá hiệu quả và với thời gian nhanh nhất so với các phương thức vận tải khác như đường biển, đường ô tô, đường sắt… Nhưng bên cạnh những ưu điểm đó thì cũng có nhiều khó khăn cần khắc phục và một trong những khó khăn đó là giá cước chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không quá cao. Giá cước cao sẽ không tạo điều kiện cho các loại hàng có giá trị thấp. Và nói chung với một nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta thì việc vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là một việc chưa thể phổ biến. Nhưng có thể trong tương lai gần nền kinh tế phát triển nhanh theo con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá thì việc vận tải hàng hoá bằng đường hàng không sẽ trở nên phổ biến và quen thuộc hơn. Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Phần Nội dung 2 I. Khái niệm chung về vân tải 2 1. Định nghĩa, phân loại vận tải 2 2. Phân chia trách nhiệm về vận tải trong ngoại thương 2 3. Lựa chọn các phương thức vận tải 3 4. Vài trò, tác dụng vận tải trong nền kinh tế quốc dân 3 II. Vận tải và ngoại thương 4 1. Mối quan hệ vận tải và ngoại thương 4 2. Phương thức vận tải với các điều kiện giao hàng Incoterms 4 III. Chuyên chở hàng hoá ngoại thương bằng đường hàng không 5 1. Các tổ chức quốc tế về hàng không 5 2. Tổ chức chuyên chở hàng hoá bằng vận tải hàng không quốc tế 5 3. Vị trí đặc điểm của vận tải hàng không 5 4. Cơ sở vật chất của vận tải hàng không 6 5. Hợp đồng vận chuyển 6 6. Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không quốc tế 7 7. Chức năng, các loại, việc lập và phân phối vận đơn hàng không 7 8. Cước phí vận tải hàng không 8 9. Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường hàng không 9 Kết luận 10 Tài liệu tham khảo 11 TàI LIệU THAM KHảO 1. Vận tải và giao nhận trong ngoại thương – Nguyễn Hồng Đàm 2. Vận tải và bảo hiểm ngoại thương 3. Vận tải và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu – Hoàng Văn Châu Hợp đồng thương mại quốc tế ( Interational Business Contracts ) – Nguyễn Trọng Đàn 5. Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu --- trần văn chu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35586.doc
Tài liệu liên quan