Tiểu luận Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng

Xuất phát từ tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân và vì lợi ích chung của gia đình nên mặc dù pháp luật quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng nhưng trong những trường hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ để đảm bảo đời sống chung của gia đình thì “ tài sản riêng của vợ chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình” ( khoản 4 điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2000). Những tài sản đã chi dùng cho gia đình thì người có tài sản không được quyền đòi lại nữa. Trong những trường hợp cần chia tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc về của người đó. Nhưng người có tài sản riêng phải chứng minh được tài sản đó là tài sản của riêng mình. Nếu người có tài sản không chứng minh được là tài sản của riêng mình thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng (Khoản 3 điều 27 luật hôn nhân gia đình 2000).

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chị B. Chị B đã nghe theo lời tán tỉnh của C và quan hệ rồi có thai với C, nhưng khi chị phát hiện ra mình có thai với C thì C đã sang nước ngoài cùng gia đình, chị B đã dùng mọi cách nhắn gọi nhưng C không về và từ chối trách nhiệm. Vì biết A yêu mình thật lòng, chị B đã lợi dụng tình cảm đó để đến với anh A, mục đích chính là để đứa con đang mang có cha và không bị tai tiếng với xóm làng. Tháng 12 năm 1962, anh A và chị B kết hôn với nhau, khi này chị B đã mang thai được gần 2 tháng nhưng anh A vẫn không hay biết gì. Chung sống với nhau được 3 tháng nữa thì ông D, bố của anh A đã bán đất và cho anh A 3 tỉ, cùng lúc đó thì C về nước, gặp lại B và muốn được làm cha đứa bé, nhưng mục đích là để dụ dỗ chị B, lấy tiền của chồng. Nghe lời C, B đã công khai quan hệ của mình với C,cho A biết sự thật về đưá con chị đang mang và từ bỏ mọi trách nhiệm là một người vợ của A. B đòi li hôn vì thấy không hợp anh A và cuộc sống với anh A không còn có tình yêu nữa, còn anh A thì không từ chối quyết định ly hôn đó vì cảm thấy mình bị lừa dối. Khi toà xử ly hôn và chia tài sản thì số tài sản là 3 tỉ đồng của anh A đã được chia đôi cho chị B vì cho rằng khoản tiền đó chính là tài sản chung của 2 vợ chồng. → Qua cách phán xét của toà ở tình huống trên ta thấy sự bất hợp lí trong cách chia tài sản. Rõ ràng khoản tiền 3tỉ đồng là của anh A được bố cho riêng khi bán đất, tức là của riêng anh A, nhưng anh vẫn phải chấp nhận sự không công bằng khi phải chia đôi số tiền đó cho người vợ. Bởi khoảng thời gian toà xử vụ án này là khoảng thời gian áp dụng của luật hôn nhân và gia đình năm 1959 dựa vào 2 điều khoản sau: Điều 15: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” Điều 29: “Khi ly hôn, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất. Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc sản xuất.” nên có thể thấy ở thời điểm đó toà xử như vậy là đúng với quy đinh của pháp luật. Tuy nhiên, xét trên thực tế thì anh A không có được sự công bằng, khoản tiền đúng là phát sinh trong thời kì hôn nhân nhưng đó là của bố anh A cho riêng anh A,nên chị B không có quyền được hưởng khối tài sản đó, chị B chỉ được hưởng duy nhất những gì của chung cả 2 vợ chồng trong thời kì hôn nhân. - Đó chính là sự bất hợp lí trong những quy định của pháp luật thời đó khi không quy đinh rõ ràng về chế độ tài sản của vợ chồng. Trong trường hợp đó, để có thể lấy lại công bằng cho anh A đòi hỏi cần phải có những quy định của pháp luật về tài sản chung và riêng của vợ chồng và căn cứ chia tài sản của vợ và chồng khi ly hôn. Nếu không có được những quy định đó thì sẽ còn rất nhiều người phải chịu sự bất công khi tài sản của riêng mình phải đem ra chia như vậy. Không kể đến nếu như không có những quy định đó thì hiện tượng kết hôn nhằm vào lợi ích kinh tế mà không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng càng diễn ra nhiều hơn. Điều đó là trái với pháp luật quy định cũng như đi ngược lại những giá trị đạo lí, truyền thống của dân tộc ta. - Thời kì đất nước đổi mới, nhất là từ sau năm 1972, quyền tự do cá nhân, những nhu cầu riêng và quyền lợi của cá nhân đòi hỏi cần được bảo vệ nhất là trong các quan hệ dân sự. Đặc biệt trong quan hệ hôn nhân, khi tranh chấp xảy ra,mỗi bên vợ chồng phải có quyền lợi ngang nhau trong việc chia tài sản sau ly hôn. - Hơn nữa, khi Hiến Pháp 1992 ra đời đã có chế định về quyền sở hữu riêng về tài sản của công dân (điều 58 Hiến Pháp 1992), phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt về tài sản của công dân. → Vì những vấn đề cần được giải quyết trên và sự phù hợp với hiến pháp 1992 quy định về quyền sở hữu riêng về tài sản của công dân, những quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng đã ra đời là rất hợp lí và phần nào khắc phục được những vấn đề đó. b. Những quy định về tài sản riêng ở Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959. 1986 và 2000 - Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 không quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng. Vì vậy, tất cả những tài sản mà vợ chồng có trước và trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng. Điều 15: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” Điều này đã hạn chế việc vợ chồng tham gia vào các quan hệ xã hội khác và không phù hợp với quyền tự định đoạt về tài sản của công dân đã được Hiến Pháp thừa nhận. - Đối với luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986, do được ban hành vào thời kì đầu của sự nghiệp đổi mới, lần đầu ghi nhận vợ chồng có quyền có tài sản riêng, tuy nhiên luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 đã được thực hiện trong khoàng thời gian dài nên các quy định này đã dần trở thành tập quán trong đời sống xã hội và ý thức của nhân dân, nên khi dự liệu về tài sản riêng của vợ chồng, luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định khá mềm dẻo, nhằm tránh sự mất ổn định về vấn đề tài sản trong gia đình. Những quy định đầu tiên về tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng dần được hình thành. Theo điều 16 luật Hôn nhân và Gia đình 1986: “ Đối với tài sản mà vợ chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc cho riêng trong thời kì hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng”. Quy định này có tình chất “mở”, cho phép vợ chồng lựa chọn trong việc nhập hay không nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng. - Kế thừa và phát triển các quy định về tài sản riêng của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã quy định chế độ sở hữu đối với tài sản riêng của vợ chồng cụ thể hơn, tạo được cơ sở pháp lý thống nhất trong thực tế áp dụng. Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, vợ chồng với tư cách là công dân, những tài sản do vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân, xét về mặt bản chất kinh tế và pháp lí thì những tài sản đó thuộc sở hữu riêng của vợ chồng. Thêm vào đó là những quy định về tài sản riêng của vợ chồng trong luật Hôn nhân và Gia đình 1986 đã đi sâu vào ý thức trong nhân dân về việc tôn trọng tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng. Dựa trên cơ sở vững chắc đó, Luật hôn nhân và gia đình 2000 ra đời đã ghi nhận và khẳng định chắc chắn tại khoản 1 điều 32 : “Vợ chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng tư trang cá nhân.” Hơn nữa, Luật hôn nhân và gia đình 2000 cũng quy định tài sản riêng của vợ chồng dùng để thanh toán các nghĩa vụ riêng về tài sản, do đó quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng còn nhằm đảm bảo cho vợ chồng có thể thực hiện các nghĩa vụ về tài sản một cách độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của bên kia. Thêm vào đó, khoản 2 Điều 32 của Luật hôn nhân và gia đình 2000 cũng quy định: “Vợ chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.” Do vậy, việc quy định vợ chồng có tài sản riêng không làm ảnh hưởng tới tính chất của quan hệ hôn nhân và cũng không làm ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. Dựa vào tất cả những lí do đã đưa ra ở phần trên cùng với cơ sở chắc chắn làm tiền đề là những quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986,và 2000, ta thấy rằng việc ghi nhận vợ chồng có quyền có tài sản riêng là một điều hoàn toàn hợp lí. Nó phù hợp với chế định về quyền sở hữu riêng về tài sản của công dân đã được Hiến pháp 1992(điều 58) thừa nhận, phù hợp với ý chí của mỗi con người ở sự bình đẳng về quyền lợi trong các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong quan hệ hôn nhân. Điều đó cũng góp phần tăng thêm tính dân chủ cho mỗi công dân trong xã hội, làm cho đời sống xã hội trở nên văn minh và phát triển hơn. c. Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ chồng Tại điều 32 khoản 1 Luật hôn nhân và gia đình 2000, các căn cứ về xác lập tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng được quy định rất rõ ràng: - Tài sản riêng của vợ chồng bao gồm tài sản mà mỗi bên vợ chồng có từ trước khi kết hôn. Trước khi xác lập quan hệ hôn nhân thì 2 bên nam nữ chưa phải là vợ chồng của nhau trước pháp luật. Vì thế, theo tính chất nghề nghiệp của “vợ chồng”, tài sản do “vợ chồng” tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và các thu nhập hợp pháp khác của “vợ chồng”đều thuộc quyền sở hữu của mỗi bên “vợ chồng”. Với tư cách là công nhân, “vợ chồng” là chủ sở hữu những tài sản mà mình có được trước khi kết hôn, những tài sản riêng và quyền sở hữu của “vợ chồng” đối với tài sản riêng đó được pháp luật thừa nhận theo Hiến pháp 1992 (điều 58). Về nguồn gốc, những tài sản này không phải do vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân, không chịu sự tác động bởi tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân và lợi ích chung của gia đình. Tài sản mà “vợ chồng” có được trước khi kết hôn không chỉ là những gì họ tạo ra bằng công sức của mình mà còn có thể có được do người khác chuyển dịch quyền sở hữu của mình cho “vợ chồng” thông qua các giao dịch dân sự. Với việc quy định chế độ tài sản pháp định giữa vợ chồng là chế độ cộng đồng tạo sản, bên cạnh khối tài sản chung của vợ chồng, nhà làm luật của nhiều quốc gia đều ghi nhận (Điều 1405 Bộ luật Dân sự Cộng hoà Pháp; Điều 762 Bộ luật Dân sự Nhật Bản; Điều 32 Luật Gia đình Cu ba…) vợ, chồng có tài sản riêng và căn cứ trước hết là những tài sản mà vợ chồng có được trước khi kết hôn. - Tài sản riêng của vợ chồng bao gồm tài sản mà vợ chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân. Xét về nguồn gốc tài sản, những tài sản mà vợ chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân thuộc quyền sở hữu riêng của vợ chồng. Những tài sản này không phải do vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân, theo công sức và thu nhập của vợ chồng, nên không thể tính thuộc vào khối tài sản chung của mỗi bên vợ chồng. Những tài sản đó thường do bạn bè người thân của vợ, chồng cho mỗi bên vợ, chồng được hưởng giá trị tài sản đó, có thể là do cha mẹ tặng riêng con trong ngày cưới; cha mẹ vợ (chồng) khi chết đã để lại di chúc, chỉ cho con mình là người vợ, chồng được hưởng khối di sản đó… Đối với trường hợp chủ sở hữu tuyên bố cho chung 2 vợ chồng khối tài sản nào đó, tuy nhiên, họ lại xác định tỷ lệ giá trị tài sản từ trước cho mỗi bên vợ chồng được hưởng thì về nguyên tắc, phần tài sản đó thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên vợ chồng; chỉ là tài sản chung khi vợ, chồng tự nguyện nhập vào tài sản chung hoặc có thoả thuận tài sản đó là tài sản chung của mỗi bên vợ chồng. Và với trường hợp vợ, chồng cùng hàng thừa kế theo pháp luật, phần di sản mà mỗi bên vợ, chồng được hưởng theo suất thừa kế là bằng nhau về nguyên tắc cũng giống với trường hợp trên. - Tài sản riêng của vợ chồng gồm đồ dùng, tư trang cá nhân Đây là quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình 2000 khi xác định những đố dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ chồng. Quy định này là cần thiết và phù hợp với thực tế cuộc sống, bởi mọi cá nhân cũng như vợ chồng trong đời sống hàng ngày và công việc theo tính chất nghề nghiệp và chuyên môn của mình đều cần đến những đồ dùng phục vụ cho công việc, nghề nghiệp, hoặc những đồ dùng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của vợ chồng. Luật quy định các đồ dùng tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng nhằm đảm bảo quyền tự do cá nhân và cuộc sống riêng tư của vợ chồng. - Tài sản riêng của vợ, chồng gồm những tài sản mà vợ, chồng được chia khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân cũng là một trường hợp đặc biệt mới được ghi nhận từ Luật hôn nhân và gia đình 1986 (điều 18). Khác với Luật Hôn nhân và gia đình 1986 chưa dự liệu về hậu quả pháp lý và quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với những tài sản sau khi đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, điều này được quy định rõ trong điều 30 Luật hôn nhân và gia đình 2000. Trên cơ sở đó, Điều 8 Nghị định số 70/2001/ NĐ- CP ngày 03/10/2001 đã ghi nhận: “Sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, những tài sản mà vợ chồng đã được chia; hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng sau khi đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, đều thuộc tài sản riêng của vợ chồng. d. Quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng đối với tài sản riêng Khoản 2 Điều 32 Luật hôn nhân và gia đình 2000 đã quy định: “Vợ chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung” Nếu vợ, chồng không muốn có sự phân biệt “của anh. của tôi” nên đã tự nguyện nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung thì pháp luật cũng thừa nhận sự tự nguyện của họ. Tuy nhiên, việc vợ chồng nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản có chữ kí của cả vợ và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Việc nhập tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì vô hiệu. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì vợ hoặc chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt độc lập không phụ thuộc vào ý chí của người kia (khoản 1 điều 33 luật hôn nhân và gia đình 2000). Vì vậy, vợ chồng tự quản lí tài sản riêng của mình. Trong trường hợp vì lí do công tác hoặc bệnh tật mà vợ, chồng không trực tiếp quản lí được tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lí thì người kia có quyền quản lí tài sản đó (khoản 2 điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2000). Việc phân định tài sản riêng chỉ có ý nghĩa trong việc định đoạt tài sản. Nhưng xuất phát từ việc đảm bảo cuộc sống chung của gia đình nên quyền định đoạt tài sản riêng của vợ hoặc chồng có thể bị hạn chế trong trường hợp “ tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng” (khoản 5 điều 33) Xuất phát từ tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân và vì lợi ích chung của gia đình nên mặc dù pháp luật quy định vợ chồng có quyền có tài sản riêng nhưng trong những trường hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ để đảm bảo đời sống chung của gia đình thì “ tài sản riêng của vợ chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình” ( khoản 4 điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2000). Những tài sản đã chi dùng cho gia đình thì người có tài sản không được quyền đòi lại nữa. Trong những trường hợp cần chia tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc về của người đó. Nhưng người có tài sản riêng phải chứng minh được tài sản đó là tài sản của riêng mình. Nếu người có tài sản không chứng minh được là tài sản của riêng mình thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng (Khoản 3 điều 27 luật hôn nhân gia đình 2000). Tài sản riêng của vợ. chồng dùng để thanh toán những nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người (khoản 3 điều 33 luật hôn nhân và gia đình 2000). Quy định này thể hiện rõ ý nghĩa của việc quy định quyền sở hữu của vợ, chồng thực hiện các nghĩa vụ về tài sản độc lập, bảo vệ quyền lợi của người thứ 3 là người có quyền. 2. Cơ sở thực tiễn của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng. Những vấn đề phát sinh Luật hôn nhân và gia đình 2000 đã quy định các vấn đề về tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng tại các điều 32, 33; rõ ràng và cụ thể hơn nhiều so với luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và những quy định đó đã được áp dụng một cách đúng đắn trong thực tế xét xử để có được những phân định rõ ràng và hợp lí nhất khi chia tài sản sau ly hôn nhưng bên cạnh đó vẫn còn những vướng mắc và sai lầm thể hiện trong việc xét xử và giải quyết những tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng về các vấn đề như: a. Việc xác định khối tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Vướng mắc thường hay gặp nhất là đối với tài sản vợ chồng được tặng cho chung trong thời kì hôn nhân, khi vợ chồng ly hôn thì người tặng cho tài sản lại nói rằng họ chỉ cho riêng vợ hoặc chồng. Nhiều trường hợp vợ chồng được cha mẹ bên vợ hoặc chồng tặng cho tài sản, vợ chồng đã cùng nhau sử dụng trong nhiều năm nhưng khi vợ chồng ly hôn thì cha mẹ lại nói rằng cho riêng con trai hay con gái mình chứ không phải cho chung vợ chồng và đòi lại. Đối với những trường hợp này, Toà án cần điều tra và đánh giá thận trọng để có quyết định đúng đắn. Ví dụ như trong trưòng hợp sau: Tháng 12/2002 anh A và chị B kết hôn. Tháng 3/2003 bố anh A bán đất và cho vợ chồng anh chị một khoản tiền để lấy vốn làm ăn.Anh chị đã dùng số tiền đó để mua một cửa hàng. Nhưng 2 năm sau, khi anh chị ly hôn thì bố anh A lại đòi cửa hàng mà anh chị mua được và cho rằng đó là khoản tiền mà ông cho riêng anh A với ý kiến “ tôi cho tiền để vợ chồng làm ăn, nhưng giờ ly hôn nên tôi đòi lại…”. Toà án nhân dân huyện X đã coi số tiền mà bố anh A cho 2 vợ chồng anh là khoản nợ chung của anh chị và quyết định anh chị phải trả lại số nợ đó. Nhưng trong trường hợp này Toà án đã sai lầm trong việc xác định đây là khoản nợ chung. Đúng ra thì số tiền bố anh A cho vợ chồng anh phải coi là tài sản chung của vợ chồng. Bởi ngay lí do mà bố anh A đưa ra để đòi lại cửa hàng đã cho thấy rõ là ông đã cho vợ chồng anh số tiền đó. Trong trường hợp này, bố anh A không có quyền đòi lại số tiền mà trước đây ông đã cho, và cũng không có quyền đòi lại cửa hàng vì đó là tài sản chung của anh chị. b. Những vấn đề phát sinh liên quan đến những quy định về tài sản riêng là đồ dùng, tư trang cá nhân. - Những vướng mắc trong việc quy định chưa cụ thể rõ ràng về nguồn gốc tài sản là đồ dùng tư trang cá nhân bao gồm những gì thuộc tài sản riêng của vợ chồng và đã có rất nhiều vấn đề phát sinh từ quy định này. Bởi trong thời đại bây giờ, khi điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống sinh hoạt của người dân ngày càng cao, những tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân của mỗi người cũng rất phong phú và có giá trị. Có những đồ dùng tư trang cá nhân thực sự cần thiết cho công việc, nhu cầu sinh hoạt của vợ, chồng và có giá trị nhỏ hơn so với khối tài sản chung của vợ chồng (như đồ dùng học tập, quần áo, giày dép…). Nhưng lại có những đồ dùng tư trang cá nhân lại được vợ hoặc chồng mua bằng tài sản chung của gia đình và có giá trị lớn hơn tài sản chung của vợ chồng (như một chiếc ôtô trị giá mấy tỉ đồng, hay chiếc nhẫn kim cương mà vợ hoặc chồng đang đeo trị giá hàng chục triệu đồng…) trong khi đó thu nhập của vợ chồng lại rất thấp. Ví dụ như trong trường hợp sau: “ Anh A và chị B kết hôn tháng 2/2002, đến tháng 4/2004, anh A đã dùng số tiền tiết kiệm trong lao động của2 vợ chồng anh và số tiền vợ chồng anh được bố mẹ chị B cho chung khi bán đất để mua một chiếc ôtô trị giá 3 tỉ đồng, đăng kí xe đứng tên anh. Chị B vì lí do sức khoẻ nên không đi được ôtô, nên chiếc xe đó chỉ có mình anh A sử dụng, hàng ngày đi làm. Khi ly hôn, anh A khẳng định rằng đó là tư trang cá nhân của anh bởi nó phục vụ nhu cầu cá nhân của anh trong công việc, cuộc sống hàng ngày, nên nếu có chia tài sản thì chiếc ôtô đó phải thuộc về anh và chị B không được đòi hỏi quyền lợi gì đối với chiếc ôtô đó. Trong khi đó, thống kê tài sản chung thì tổng cộng tất cả chưa đến 2 tỉ đồng, và thu nhập của chị B cũng ít hơn anh rất nhiều.” Trong vụ việc này, Toà phải căn cứ theo điều khoản nào để có thể chia được tài sản sao cho chị B được đảm bảo quyền lợi là rất khó bởi trong Luật hôn nhân và gia đình không quy định cụ thể, rõ ràng vấn đề này. - Không chỉ dừng lại ở đó, thực tiễn xét xử nhiều năm qua cho thấy, các tranh chấp giữa vợ, chồng là đồ dùng tư trang cá nhân cũng rất phức tạp. Nhiều trường hợp trong gia đình khi có con trai lấy vợ hoặc con gái lấy chồng, cha mẹ gia đình nhà chồng (vợ) thường tuyên bố cho các con một số đồ dùng hoặc nữ trang, như là để kỉ niệm hoặc là để tạo cho các con một số vốn liếng khi cần ra ở riêng. Khi vợ chồng người con ly hôn, liên quan tới các tài sản từ phía gia đình lại có những ý kiến khác nhau. Có trường hợp vợ, chồng cho đó là tài sản riêng của mình vì cha mẹ và gia đình bên vợ chồng tuyên bố chỉ cho riêng vợ, chồng. Ngược lại, phía vợ, chồng kia lại cho rằng đó là tài sản chung của 2 vợ chồng, hoặc đồ dùng nữ trang đó được mua từ tài sản chung của 2 vợ chồng. Có trường hợp trong ngày cưới, cha mẹ bên nhà vợ (chồng) tuyên bố cho những tài sản là đồ dùng, nữ trang là cho chung cả 2 vợ chồng người con, thế nhưng, khi vợ chồng người con ly hôn thì cha mẹ bên vợ (chồng) lại cho rằng chỉ cho riêng con mình là người vợ (chồng). Trước đây, tại Nghị quyết số 01/NQ- HĐTP ngày 20/01/1988 đã chỉ rõ: “đối với những đố nữ trang bằng vàng, bạc mà cha mẹ tuyên bố cho riêng con trong ngày cưới thì coi là tài sản của riêng con; nhưng nếu cho chung hai vợ chồng người con với mục đích là để tạo dựng một số vốn thì coi là tài sản chung của vợ chồng người con để chia”. Tuy nhiên, hướng dẫn này khi áp dụng trong thực tế giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn cũng chưa phù hợp, đặc biệt là việc xem xét chứng cứ để xác định tài sản đó là tài sản riêng hay chung của vợ chồng. c. Vấn đề phát sinh và vướng mắc trong việc phân chia hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của vợ, chồng. Trong thực tế cuộc sống đã có rất nhiều vấn đề phát sinh trong vấn đề này, phần lớn là những trường hợp mà vợ hoặc chồng bỏ tài sản riêng của mình ra để cùng bên kia kinh doanh và sản xuất nhưng khi ly hôn, khoản hoa lợi, lợi tức phát sinh từ việc kinh doanh đó vẫn chưa có một quy định nào quy định rõ ràng về cách chia. Khoản 1 điều 27 luật hôn nhân gia đình 2000 cũng đã quy định: “ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất”. Tuy nhiên, quy định trên cũng chưa cụ thể, tài sản chung do thu nhập của cả 2 vợ chồng trong sản xuất kinh doanh mà nguồn vốn từ ai hay cả 2 vợ chồng, nên cũng là một khó khăn trong việc xét xử tranh chấp tài sản khi ly hôn. → Từ những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, ta thấy rằng việc quy định quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng là vấn đề hoàn toàn hợp lí và cần thiết hơn bao giờ hết, đó sẽ là sự cấp thiết trong việc cần phải quy định một cách cụ thể hơn về các căn cứ xác lập tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng. Chính những vấn đề từ thực tiễn đó cũng là cơ sở để có thể hoàn chỉnh những quy định được nếu ra trong cơ sở lí luận được rõ ràng và sát với thực tế hơn. 3. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình 2000. Từ cơ sở lí luận thực tiễn trên đây, để đảm bảo được tính nhất quán khi Toà án giải quyết các vụ tranh chấp về tài sản khi ly hôn, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cần bổ khuyết các vấn đề sau: - Đối với căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng còn bao gồm những tài sản mà vợ chồng thoả thuận là tài sản riêng của một bên; trừ trường hợp, sự thoả thuận đó có căn cứ rõ ràng là nhằm tẩu tán tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng đối với người khác. - Đối với những tài sản mà vợ chồng được hưởng do cùng hàng thừa kế theo pháp luật, về nguyên tắc thuộc tài sản riêng của vợ, chồng; chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận - Luật cần quy định cụ thể nguồn gốc tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân bao gồm những gì thuộc tài sản riêng của vợ chồng. Nguồn gốc của nó phát sinh từ đâu?, phát sinh từ tài sản chung hay riêng của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân. Mặt khác, khi có tranh chấp về loại tài sản này, theo từng trường hợp cụ thể mà xem xét đồ dùng. tư trang cá nhân có nguồn gốc và giá trị như thế nào so với khối tài sản chung của vợ chồng và mứac thu nhập thực tế của vợ chồng để xác định chính xác và hợp lí tài sản riêng của vợ chồng. - Đối với những đố nữ trang mà cha mẹ cho con trong ngày cưới thì cần xác định theo nguyên tắc: nếu cha mẹ tuyên bố cho riêng thì cũng được coi là tài sản riêng của vợ chồng; nếu cha mẹ tuyên bố cho chung cả 2 vợ chồng thì đó là tài sản chung. Nếu giữa vợ chồng có tranh chấp thì chia cho người đang sử dụng những đồ nữ trang đó. Quy định này là cần thiết và đảm bảo được tính nhất quán khi Toà án giải quyết các tranh chấp về tài sản là những đồ nữ trang mà cha mẹ tuyên bố cho con trong ngày cưới. - Đối với những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2000, các loại tài sản này có nguồn gốc khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân Luật Hôn nhân và gia đình - Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng.doc
Tài liệu liên quan