Tiểu luận Cơ sở xác định thiệt hại do sức khoẻ, tính mạng bị xâm phạm

Việc xác định chi phí mai tang cũng là một vấn đề không đơn giản vì ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền trên đất nước ta đều có những phong tục, tập quán riêng về việc mai tang cho người chết. Đó được coi là một trong những nét văn hoá của từng địa phương và được Nhà nước ta tôn trọng. Vì vậy, việc xác định chi phí cho việc mai tang phải dựa trên những yếu tố hợp lý:

- Chi phí cần thiết cho việc mai tang được hiểu là những chi phí không thể thiếu được trong một đám tang, thông thường bao gồm: tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nên, hoa, thuê xe tang và các khoản chi phí khác phục vụ cho việc chon cất hoặc hoả tang nạn nhân theo thông lệ chung,

- Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ.

Tuy nhiên, tất cả những chi phí trên đều ở mức “hợp lý”. Để đảm bảo điều đó, việc xác định phải dựa trên cơ sở thực tế như hoá đơn, chứng từ hợp lệ hay sự xác nhận của cơ quan mai táng hay cơ quan địa phương. Đồng thời, cũng tránh việc tổ chức tang lễ quá linh đình, vượt quá mức thông thường ở địa phương đó.

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3289 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Cơ sở xác định thiệt hại do sức khoẻ, tính mạng bị xâm phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. 2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”. Cụ thể như sau: 1.1 Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa: là những khoản chi phí phù hợp và cần thiết để cứu chữa và phục hồi sức khoẻ cho nạn nhân. Các khoản chi phí đó bao gồm: chi phí cấp cứu; phẫu thuật; xét nghiệm; tiền viện phí; tiền thuốc men trong quá trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ; tiền khám bệnh, chăm sóc sức khoẻ sau khi ra viện; Chi phí cho việc đi lại, cứu chữa và khám bệnh của nạn nhân như việc thuê xe đưa người bị hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế,… Những khoản chi phí trên được xác định trên cơ sở hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc yêu cầu của bệnh viện, co quan trực tiếp cứu chữa cho nạn nhân. Trong các trường hợp do điều kiện, hoàn cảnh khách quan, việc cứu chữa cho nạn nhân cần nhanh chóng mà phải điều trị tại chỗ thì mọi chi phí cũng phải được xác định từ người trực tiếp cứu chữa. Bên cạnh việc xác định dựa trên cơ sở hoá đơn. chứng từ, để đảm bảo tính hợp lý của các chi phí này, quá trình xác định còn phải dựa trên sự cần thiết của các chi phí. Nội dung này được đưa ra nhằm tránh trường hợp người bị hại kê khai hoặc yêu cầu vượt quá số thực tế, lợi dụng việc cứu chữa mà gây khó khăn cho người phải bồi thường như: trường hợp gia đình của nạn nhân hoặc nạn nhân có thu nhập kinh tế cao nên họ yêu cầu phải chữa trị cho nạn nhân với chế độ phục vụ đặc biệt, biện pháp điều trị đặc biệt, sử dụng các loại thuốc cao cấp, đắt tiền trong khi chỉ với một chế độ, biện pháp điều trị thông thường vẫn đảm bảo được khả năng cứu chữa và phục hồi bình thường cho nạn nhân. Những chi phí này được coi là không hợp lý. Do đó, việc xác định thiệt hại phải được thực hiện một cách khách quan và hợp lý. Chi phí cho việc bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ cho nạn nhân: Khoản chi phí này để giúp cho người bị thiệt hại nhanh chóng bình phục sức khoẻ, được gọi là khoản tiền bồi dưỡng cho nạn nhân. Thứ nhất, về mức bồi dưỡng: Mặc dù luật không quy định cụ thể về mức bồi dưỡng nhưng qua thực tiễn xét xử nhiều vụ án thì việc xác định mức bồi dưỡng thường căn cứ vào mức độ và tính chất của thương tích cũng như dựa trên cơ sở mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi nạn nhân đang điều trị thương tích. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà Toà án xác định khoản tiền bồi dưỡng phù hợp với tính chất của thiệt hại nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ. Thứ hai, về thời gian hưởng khoản tiền bồi dưỡng: Trên thực tế thì khoảng thời gian này luật cũng không có quy định cụ thể, nó được xác định phù hợp với thời gian nạn nhân điều trị thương tích. Ví dụ cụ thể trong trường hợp trên như sau: Tại một bản án dân sự của Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh tiến hành xét sử vụ việc đòi bồi thường thiệt hại do hành vi gây thương tích giữa anh Thành và anh Nam. Ngày 14/2/2000, anh Thành và anh Nam có xảy ra xô xát, sau đó anh Nam bị thương nhẹ, phải vào khám và điều trị tại bệnh viện thành phố. Anh Nam phải nằm viện điều trị mất một tuần. Anh Nam yêu cầu anh Thành phải bồi thường thiệt hại cho mình với số tiền tổng cộng 2.000.000đ trong đó gồm: 1.200.000đ tiền thuốc theo hoá đơn + 500.000đ tiền ăn, tiền bồi dưỡng thêm + 300.000đ tiền chi phí đi lại. Tại bản án dân sự sơ thẩm, quyết định: Buộc anh Thành phải bồi thường cho anh Nam những khoản sau: 40.000đ tiền viện phí. 30.000đ tiền lệ phí chứng thương. 70.000đ tiền bồi dưỡng cho anh Nam (anh Nam nằm viện 1 tuần - mỗi ngày 10.000đ). 70.000đ tiền giám định thương tích. 70.000đ tiền thu nhập bị mất của anh Nam trong 1 tuần nằm viện. 50.000đ tiền chi phí đi lại trong quá trình khám và điều trị tại bệnh viện. Tổng cộng: 330.000đ. Khoản tiền mà anh Nam yêu cầu không được Toà án chấp nhận hết vì nó vượt quá mức cần thiết như 1.200.000đ tiền thuốc có hoá đơn nhưng lại không theo chỉ dẫn của bác sĩ;… nên không được chấp nhận. Do đó, tổng số tiền mà anh Thành phải bồi thường cho anh Nam chỉ là 330.000đ. Quyết định trên của Toà án là phù hợp với mức thiệt hại trên thực tế được xác định, theo quy định của pháp luật về chi phí hợp lý cho việc cứu chữa cũng như khoản tiền bồi dưỡng cho người bị thiệt hại. Khoản chi phí hợp lý cho việc phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại: Trong trường hợp người bị thiệt hại do bị xâm phạm sức khoẻ mà dẫn đến thương tật thì người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản chi phí cho việc phục hồi, trợ giúp chức năng cho người thiệt hại như làm chân, tay giả; mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống; khắc phục thẩm mĩ;… Tuy nhiên, những chi phí bồi thường này cũng chỉ được xác định ở mức hợp lý, tức là dựa trên cơ sở giá thị trường của công cụ đó có chất lượng trung bình, đủ để đảm bảo cho việc sử dụng khôi phục lại chức năng của nạn nhân. Như vậy, việc xác định các thiệt hại kể trên cần phải đảm bảo được tính khách quan, hợp lý. Mọi thiệt hại đưa ra đều phải có cơ sở thực tế, chứng từ, hoá đơn hợp lệ thì mới được chấp nhận bồi thường. 1.2 Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người bị thiệt hại. Thu nhập thực tế được hiểu là khoản thu nhập chính đáng có thể biết chắc chắn thu được. Đây được coi là một phần thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm. Bởi chính việc gây thiệt hại cho sức khoẻ của nạn nhân đã dẫn đến hậu quả làm cho người đó mất đi khoản thu nhập mà đáng lẽ họ được hưởng nếu không có sự kiện gây thiệt hại. Chính vì vậy, người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường những tổn thất đó. Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau: - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại. - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại. - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại. - Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 609 BLDS. Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện như sau: Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng hợp số thu nhập là bao nhiêu. Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút; nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị mất. Ví dụ 1: A làm nghề sửa xe máy tự do. Thu nhập thực tế của A trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là một triệu đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, A phải điều trị nên không có khoản thu nhập nào. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của A bị mất. Ví dụ 2: B làm công cho một công ty trách nhiệm hữu hạn. Thu nhập thực tế của B trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 600 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, B phải điều trị và trong thời gian điều trị công ty trả cho B 50% tiền lương là 300 ngàn đồng. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 300 ngàn đồng. Ví dụ 3: C là công chức có thu nhập hàng tháng ổn định 500 ngàn đồng. Do sức khỏe bị xâm phạm, C phải điều trị và trong thời gian điều trị cơ quan vẫn trả đủ các khoản thu nhập cho C. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của C không bị mất. 1.3 Xác định chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Đây được coi là thiệt hại phát sinh gián tiếp từ sự kiện gây thiệt hại. Vì vậy, cần phải xác định để tính vào thiệt hại được bồi thường nhằm bảo đảm quyền lợi cho gia đình người bị hại. Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế. Nếu việc chăm sóc người bị thiệt hại làm giảm sút hoặc mất một phần thu nhập của người chăm sóc thì người gây thiệt hại cũng có trách nhiệm bồi thường phần thiệt hại này cho họ. Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau: - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất. - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất. - Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. - Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường. 1.4 Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Tiểu mục 1.4 mục II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP quy định: người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên. Với thương tật như vậy, sự tổn hại về sức khoẻ của nạn nhân là rất nặng, ảnh hưởng trực tiếp tới những sinh hoạt hàng ngày, thậm chí, có trường hợp nạn nhân không thể tự mình phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho bản thân. Do đó, trong trường hợp họ cần có người chăm sóc thì người gây thiệt hại phải bồi thường những chi phí hợp lý bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại. Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động. 1.5 Xác định thiệt hại về tinh thần. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 609 BLHS: “2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”. Tổn thất tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được hiểu là sự đau đớn về thể xác, sự lo lắng, suy sụp về tinh thần của người bị hại đối với tình trạng sức khoẻ của mình. Khác với vật chất, tổn hại về tinh thần là những tổn thất trừu tượng, không thể xác định được một cách chính xác. Toà án sẽ xác định mức bồi thường cho phù hợp. Căn cứ vào một số các yếu tố sau: - Dựa vào tính chất, mức độ thương tật của nạn nhân. Thương tật, thiệt hại về sức khoẻ càng nghiêm trọng thì tổn hại về tinh thần càng lớn hoặc ngược lại. - Dựa vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế cũng như vai trò của người bị hại trong gia đình. Nếu nạn nhân là trụ cột chính trong gia đình, chịu trách nhiệm chính về kinh tế trong gia đình thì những thiệt hại xảy ra với nạn nhân sẽ gây áp lực về tinh thần lớn hơn những người khác. - Dựa vào mối quan hệ giữa tính chất của thương tích với đặc điểm nhân thân của người bị hại như: độ tuổi, giới tính,…Điều này sẽ phản ánh trực tiếp tác động của thiệt hại tới đời sống nội tâm, tinh thần của họ. Ví dụ như: cùng một loại thương tích gẫy tay nhưng tác động của nó đối với nam giới khác phụ nữ, người già khác người trẻ,..từ đó, dẫn tới những ảnh hưởng tâm lý khác nhau ở mỗi người. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường 2. Cơ sở xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Cũng như sức khoẻ, tính mạng của con người là vô giá. Khi một người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng của người khác thì thiệt hại được xác định để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại được quy định tại Điều 610 BLDS về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: “1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; b) Chi phí hợp lý cho việc mai tang; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. 2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiên khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.” Cụ thể như sau: 2.1 Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa: Cũng giống như trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm, chi phí hợp lý cho việc cứu chữa người bị hại trước khi chết là khoản chi phí phù hợp và cần thiết để cứu chữa cho nạn nhân bao gồm: chi phí cấp cứu, phẫu thuật, xét nghiệm, tiền viện phí, thuốc men trong thời gian điều trị, tiền khám bệnh, chăm sóc sức khoẻ trước khi người bị hại chết , chi phí cho việc đi lại,… Tất cả những chi phí trên cũng được xác định trên cơ sở hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc của bệnh viên, cơ quan trực tiếp cứu chữa cho nạn nhân. Trong trường hợp cấp thiết, việc cứu chữa cho nạn nhân cần nhanh chóng mà phải điều trị tại chỗ thì chi phí cũng cần phải có sự xác nhận của người trực tiếp cứu chữa. Bên cạnh việc xác định dựa trên cơ sở hoá đơn, chứng từ, để bảo đảm tính hợp lý của các chi phí này, quá trình xác định còn phải dựa trên sự cần thiết của các chi phí (cơ sở này được xác định cũng giống như ở phần xác định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm). Trên đây là những yêu cầu nhằm giúp cho việc xác định thiệt hại được thực hiện một cách khách quan và hợp lý. Tránh trường hợp phía gia đình nạn nhân lợi dụng việc cứu chữa gây khó khăn cho người phải bồi thường. Chi phí hợp lý cho việc bồi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ người bị thiệt hại trước khi chết: Mức bồi dưỡng, chăm sóc cho người bị hại trước khi chết được xác định căn cứ vào mức độ và tính chất của thương tích cũng như dựa trên mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi nạn nhân đang điều trị thương tích. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể mà khoản tiền bồi dưỡng này được xác định phù hợp nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ. Thời gian hưởng khoản tiền bồi dưỡng được xác định phù hợp với thời gian nạn nhân điều trị trước khi chết. 2.2 Chi phí hợp lý cho việc mai táng người bị thiệt hại. Việc xác định chi phí mai tang cũng là một vấn đề không đơn giản vì ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền trên đất nước ta đều có những phong tục, tập quán riêng về việc mai tang cho người chết. Đó được coi là một trong những nét văn hoá của từng địa phương và được Nhà nước ta tôn trọng. Vì vậy, việc xác định chi phí cho việc mai tang phải dựa trên những yếu tố hợp lý: - Chi phí cần thiết cho việc mai tang được hiểu là những chi phí không thể thiếu được trong một đám tang, thông thường bao gồm: tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nên, hoa, thuê xe tang và các khoản chi phí khác phục vụ cho việc chon cất hoặc hoả tang nạn nhân theo thông lệ chung,… - Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ... Tuy nhiên, tất cả những chi phí trên đều ở mức “hợp lý”. Để đảm bảo điều đó, việc xác định phải dựa trên cơ sở thực tế như hoá đơn, chứng từ hợp lệ hay sự xác nhận của cơ quan mai táng hay cơ quan địa phương. Đồng thời, cũng tránh việc tổ chức tang lễ quá linh đình, vượt quá mức thông thường ở địa phương đó. 2.3 Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Đối tượng được hưởng cấp dưỡng: Căn cứ để xác định việc cấp dưỡng là trước khi chết, người bị thiệt hại có hành vi nuôi dưỡng trên thực tế cho những người được cấp dưỡng. Do đó, những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm về tính mạng thì những người này được bồi thường một khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường. Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm. Những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm: - Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; - Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; - Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Người gây thiệt hại sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho những người thân trên của người bị thiệt hại nhưng với điều kiện khi còn sống người bị thiệt hại phải đang thực hiện việc cấp dưỡng đó. Về mức cấp dưỡng: Hiện nay, việc xác định mức cấp dưỡng chưa có văn bản hướng dẫn thống nhất và cụ thể. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu về mặt lý luận dựa trên một số văn bản pháp luật có liên quan cũng như thực tiễn xét xử các vụ án cụ thể thì mức cấp dưỡng thường được xác định như sau: - Về mặt lý luận: một nguyên tắc trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là thiệt hại đến đâu bồi thường đến đó. Do đó, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của gia định người bị hại thì việc xác định mức cấp dưỡng cần phải dựa trên mức thực tế của những người mà người bị thiệt hại cấp dưỡng đang được hưởng trước khi có sự kiện thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp người được hưởng cấp dưỡng cùng sống chung với người bị thiệt hại trong một gia đình thì mức cấp dưỡng sẽ được xác định dựa trên khoản chênh lệch giữa thu nhập thực tế của người bị thiệt hại và chi phí cần thiết cho bản thân người ấy hàng tháng, bởi vì việc cấp dưỡng cho người khác không thể vượt quá thu nhập của họ. Trên đây, chỉ là cách xác định mức cấp dưỡng phù hợp với lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Song, trên thực tế không phải lúc nào các tình huống bồi thường thiệt hại liên quan đến cấp dưỡng cũng thực hiện như vậy. - Về mặt thực tiễn: Trên thực tế, nhiều trường hợp thu nhập của người bị hại khi còn sống là rất cao, nên mức cấp dưỡng cho những người mà họ có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng rất cao. Vì vây, nếu xác định thiệt hại dựa trên mức cấp dưỡng đó dẫn tới một hậu quả là trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người gây ra thiệt hại là quá lớn trong khi quá trình cấp dưỡng đôi khi phải kéo dài. Trong trường hợp này thì Toà án thường áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại trong các văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội để xác định mức bồi thường cho phù hợp. Việc làm này ít nhiều ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình nạn nhân nhưng nó đảm bảo được tính khả thi và phù hợp với bản chất của nghĩa vụ cấp dưỡng. Về thời gian cấp dưỡng: Người gây thiệt hại phải có nghiac vụ cấp dưỡng đối với những người mà người bị thiệt hại có trách nhiệm cấp dưỡng trước khi chết trong thời hạn sau: - Người chưa thành niên hoặc đã thành niên là con của người chết hoặc còn sống sau khi sinh ra được hưởng cấp dưỡng cho đến khi 18 tuổi trừ trường hợp người đủ từ 15 đến 18 tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân. - Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng cấp dưỡng cho đến khi chết. 2.4 Xác định tổn thất tinh thần. Khác với trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm, trong trường hợp thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, người phải gánh chịu những mất mát, tổn thất về tinh thần không phải là người bị thiệt hại mà là gia đình, những người thân thiết, gần gũi của người bị thiệt hại. Chính vì vậy, họ mới là đối tượng được hưởng bồi thường. Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại. Trường hợp không có những người nói trên, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Việc xác định mức bồi thường tổn thất về tinh thần đối với trường hợp này rất phức tạp và tế nhị. Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập lớn dân sự 2- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe tính mạng bị xâm phạm.doc
Tài liệu liên quan