Tiểu luận Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và vai trò của nó trong đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

LỜI NÓI ĐẦU

I. Một số khái niệm cơ bản

1. Định nghĩa Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

2. Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

II. Tính tất yếu của Quá trình công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

1. Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa là xu hướng tất yếu của mang tính qui luật của các nước đi từ sản xuất nhỏ đi lên một nền sản xuât lớn

2. Tính tất yếu phải tiến hành đồng thời Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

III. Nội dung của Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

1. Nội dung của quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

IV. Vai trò của quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đối sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA

I. Thực trạng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta

1. Thực trạng về ngành công nghiệp nước ta sau khi thực hiện quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

2. Thực trạng ngành nông lâm nghiệp ở nước ta trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

3. Thực trạng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nông thôn

II. Một số kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục

1. Một số kết quả đạt được

2. Những tồn tại và yếu kém trong quá trình thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta

III. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta

1. Thuận lợi

2. Khó khăn

PHẦN III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CỦA BẢN THÂN

I. Xu hướng thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá trong thời gian tới.

1. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá theo hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

2. Phát triển mạnh mẽ khoa học kỹ thuật hiện đại

II. Giải pháp

1. Coi trọng công tác quy hoạch và nâng cao chất lượng các quy hoạch.

2. Đổi mới đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.

3. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất

III. Một số kiến nghị của bản thân

1. Khuyến khích phát triển các công trình nghiên cứu và phát minh ra hoa học công nghệ tiên tiến.

2. Phát triển Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá trong khu vực nông thôn.

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16750 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và vai trò của nó trong đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiễn đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay vì đất nước ta có nền công nghiệp hóa chưa thực sự phát triển . Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa - Hiện đại hóa chúng ta phải thực hiện trên tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân nhưng ngành được đặt lên vị trí hàng đầu là ngành công nghiệp bởi ngành công nghiệp là ngành chế tạo ra tư liệu sản xuất có có ý nghĩa quan trọng, ngành này có phát triển và ổn định thì mới thúc đẩy những ngành khác phát triển theo. Nước ta là một nước nông nghiệp có tới 80% dân số sống trong khu vực nông thôn nên để khắc phục tình trạng không có việc làm sau khi mùa vụ kết thúc chúng ta cần phát triển các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến thực phẩm vừa giải quyyết được việc làm cho người lao động vừa tạo thêm thu nhạpp cho họ giúp họ ổn định được đời sống. Thứ hai, Quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá cũng là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả hơn. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lạc hậu, què quặt, ít hiệu quấng một cơ cấu phù hợp hơn với xu hướng phát triển của nền sản xuất hiện đại, do sự tác dộng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Đó là xu hướng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp ngày càng tăng, tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng giá trị sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng, tổng giá trị sản phẩm nông – công nghiệp ngày càng giảm tương ứng. Sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuẩt trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá có mối quan hệ hữu cơ với quá trình phân công lao động xã hội, với quá trình hình thành các ngành kinh tế, các vùng sản xuất chuyên môn hóa, các thành phần kinh tế…Trong quá trình phát triển kinh tế cơ cấu giữa các ngành phải hợp lý. Thứ ba, củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tiến tới xá lậpđịa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII Đảng và chính phủ ta đã xác điịnh: “Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân ở nước ta là xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không phải xây dựng chủ nghĩa tư bản. nhưng để nền kinh tế quốc dân phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội thì cùng với việc phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất thì đồng thời phải coi trọng việc xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất chủ nghĩa xã hội mà nền tảng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, chỉ có như vậy mới có cơ sở kinh tế để thực hiện quyền làm chủ của người lao động (người lao động sẽ yên tâm để là việc tạo ra của cải phát triển nền kinh tế quốc dân). 2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Để quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá diễn ra nhanh chóng giúp chúng ta có thể đi tắt đón đầu sánh vai với các cường quốc năm châu cần có rất nhiều tiền đề thuận lợi: a. Sự lãnh đạo của đảng và sự quản của nhà nước để đảm bảo không đi chệch hướng chủ nghĩa xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước là nhân tố quyết định cho sự thành công cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Đất nước ta đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh vô cùng gian nan để có một nền độc lập tự chủ như ngày nay vì vậy trong hòa bình ngày nay ta phải xây dựng một đất nước như thế nào cho xứng với như gì mà chúng ta đã hy sinh. Quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tẩmtong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cho việc phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Vì vậy chúng ta phải hết sức cẩn trọng khi tiến hành nó, đòi hỏi nó phải do một Đảng cộng sảntiên phong, dày dặn kinh nghiệm chiến đấu, tự đổi mới không ngừng lãnh đạo và một nhà nước của dân, do dân và vì dân, trong sạch vững mạnh và có hiệu lực quản lý. b. Khoa học và công nghệ. Khoa học công nghệ được coi là xương sống cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá quyết định sự thành công hay không của quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá vì khao học kỹ thuật có phát triển mới tạo điều kiện tăng năng suất lao động giảm giá thành của sản phẩm từ đó tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Nước ta là một nước đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội, có nền kinh tế kém phát triển nên tiềm lực khoa học và công nghệ cònyếu vì vậy muốn tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá thành công với tốc độ nhanh thì phải xây dựng một tiềm lực khoa học và công nghệ phù hợp với hoàn cảnh cụ thể nước ta hiện nay muốn vậy phải: Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng đường lối chính sách cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Đẩy mạnh công tác đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật để có thể tiếp cận với khoa học tiến tiến của các nước phát triển. Quan tâm chỉ dạo công tác nghiên cứu về khoa học công nghệ. c. Nhân tố con người. Max vó một câu nói nổi tiêng mà nó đã trở thành một chân lý ở mọi thời đại: “Lao động là nguồn gốc sinh ra mọi của cải vật chất của xã hội”, câu nói này gián tiếp nói đến vai trò của con người trong xã hội. Trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá cũng vậy không thể phủ nhận vai trò to lớn của con người. Con người có trình độ văn hóa cao, được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, về năng lực kinh doanh, về điều hành vĩ mô nền kinh tế, có trình độ khoa học kỹ thuật có thể hoàn thành được công việc của mình một cách dễ dàng mà không mất nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm góp phần làm giảm giá thành tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Hơn nữa lao động có trình độ cao có thể dễ dàng tiếp cận những thành tựu của khoa học kỹ thuật. Dù cho khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu thì vai trò của con người vẫn quan trọng máy móc dù có tự động hóa nhưng vẫn cần có sự giám sát của con người mới đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì vậy trong những năm tới cần có những chính sách về con người: Nâng cao trình độ văn hóa, rình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi để họ có những điều kiện tốt nhất trong quá trình làm việc. d. Nguồn vốn. Trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nguồn vốn là vấn đề then chốt để thực hiện thành công quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá vì nếu không có nguồn vốn thì không có được sự đầu tư phát triển kể cả về cơ sở vật chất lẫn tư liệu sản xuất. Một khu công nghiệp nếu không có nguồn vốn thì không xây dựng nhà xưởng, không mua được dây truyền công nghệ hiện đại để có thể sản xuất với năng suất lao động cao, không có được những lao động có trình độ cao để phục vụ quá trình sản xuất. IV. Vai trò của quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đối sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ khi hòa bình được lặp lại nước ta lại tiếp tục con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn đó là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đây là lựa chọn đúng đắn của dân tộc ta. nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa nhưng nước ta chỉ bỏ qua viêc xác lập phương thức sản xuất TBCN chứ không bỏ quá phát triển lực lượng sản xuất Nước ta chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với chủ nghĩa xã hội. Chừng nào chúng ta chưa tạo ra được cơ sở vật chất phù hợp với chủ nghĩa xã hội thì chưa có chủ nghĩa xã hội thực sự. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật ấy chính là quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta. Thực chất quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta là tạo những tiền đề về vật chất con người, công nghệ, phương tiện lao động, mhững yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất chủ nghĩa xã hội. Nội dung cốt lõi của quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là cải biến lao động thủ công thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến hiện đại để dật được năng suất lao động cao hơn xây một nền công nghiệp đại cơ khí Có thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá theo định hướng chủ nghĩa xã hội thì chúng ta mới: Xây dựng được cơ sở vật chất hạ tầngcho chủ nghĩa xã hội. Mới tăng cường phát triển lực lượng giai cấp công nhân khẳng định vai trò của họ đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Củng cố được quốc phòng an ninh, chính trị, xã hội xây dựng chủ nghĩa xã hội vững chắc. Góp phần phát triển một nước chủ nghĩa xã hội sánh ngang tầm với các quốc gia phát triển. PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA I. Thực trạng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta. 1. Thực trạng về ngành công nghiệp nước ta sau khi thực hiện quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Năm 1960 đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đề ra chủ trương chính sách ưu tiên phát triển công nhiệp nhẹ và nông nghiệp. Trải qua hơn 40 năm thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành công nghiệp đã thu được những kết quả đáng kể: Bảng 1: Tỷ trọng ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Đơn vị: (%) Chỉ tiêu Năm 1995 Năm 2002 Tỷ trọng ngành công nghiệp 28.7 38.5 Nguồn: Những vấn đề kinh tế vĩ mô của GS.TS Nguyễn Đình Phan trường Đại học kinh tế quốc dân Nhìn bảng số liệu trên ta thấy trong vòng 7 năm tỷ trọng ngành công nghiệp tăng gần 10% như vậy tăng một cách nhanh chóng. Đạt dược kết quả này là do một phần rất lớn sự định hướng đúng đắn về đường lối mà Đảng và nhà nước: Tiến hành quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta con người cần cù chịu khó thông minh sáng tạo có thể áp dụng thành tựu của khoa học tiên tiến vào thực tiễn nước ta rút ngắn quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta. Phát triển nhiều khu công nghiệp trong cả nước cả nước đến năm 2003 có 76 khu công nghiệp tập trung trong đó có 3 khu chế xuất, cho thuê gần 45% tổng diện tích đất công nghiệp và phát triển nhiều khu công nghiệp vừa và nhỏ. 2. Thực trạng ngành nông lâm nghiệp ở nước ta trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Tổng giá trị sản phẩm của ngành nông lâm nghiệp tăng lên đáng kể trong những năm vừa qua nhưng tốc độ tăng của ngành này không cao bằng tốc độ tăng của ngành công nghiệp nên tỷ trọng của ngành này trong tổng giá trị sản phẩm quốc dân giảm đi, điều này phù hợp với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa của tất cả các quốc gia. Trong tổng giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp - Thủy sản tỷ trọng nông nghiệp đã giảm từ 82.5% năm1990 xuống còn 78.3% năm 2002 còn tỷ trọng thủy sản đã tăngtương ứng 10.99% lên17.8% năm 2002. trong những năm gần đây ngành công nghệp đã có bước chuyển biến tích cực trong việc cơ cấu lại khu vực này. Tỷ trọngThủy sản nuôi trồng trong tổng giá trị sản xuất thủy sản đã tăng từ 31.7% đến 45.7% năm 2003. Đạt được kết quả này là do trong quá trinh thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Đảng và chính phủ ta đã chỉ đạo trong sản xuất nông nghiệp phải phát triển các mô hình VAC, mô hình phát triển ngành thủy sản trong các khu vực gần biển với sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật tiên tiến vào khu vực này. 3. Thực trạng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nông thôn Nước ta là một nước dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm tới 80%, trong đó trên 70% lao động xã hội làm việc trong khu vực này. Việc phát triển toàn diện nông thôn có ý nghĩa rất to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Kinh nghiệm thế giới đã chỉ ra rằng, nếu không phát triển nông thôn thì không một nước nào có thể phát triển ổn định, bền vững với tốc độ cao một cách lâu dài được. Các nước công nghiệp phát triển hiện nay cũng giải quyết mối quan hệ giữa công nghiệp hóa và phát triển các đô thị với Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và cả đô thị hóa ở nông thôn. Vì vậy, thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là một tất yếu trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta. Sau hơn hai thập kỷ thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá khu vực nông thôn đã thu được những kết quả đán kể: Kinh tế nông nghiệpcó sự phát triển liên tục với nhịp dộ tăng trưởng khá, bình quân đạt trên 4.7% năm. Tuy vậy, do điểm xuất phát thấp, dân số đông nên tích lũy trong dân còn quá ít không thể có vốn tự phát triển kinh tế được đòi hỏi nhà nước phải có chính sách hỗ trợ lực lượng lao động này trong thời gian tới. Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp chuyển biến chậm, giá trị sản lượng ngành tròng trọt còn lớn, chiếm từ 73 – 75% giá trị tổng sản lượng. Trong sản xuất diện tích cây lương thực vẫn giữ vai trò chủ đạo (diện tích cây gieo trồng chiếm khoảng 78% - 79%). Ngành nghề và dịch vụ đã và đang phát triển, tỷ trọng công nghiệp trong kinh tế nông thôn tăng từ 12% năm1980 lên 25% năm2003 tuy nhiên giá trị của nó còn nhỏ và phát triển không đều. Chúng ta có thể khẳng định rằng nông nghiệp nước ta vẫn trong tình trạng kinh tế thuần nông, đậm nét cổ truyền, các nhân tố Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá chưa thực sự phát triển huy hiệu quả ở khu vực này. I. Một số kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục. 1. Một số kết quả đạt được. Trong quá trình thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân có sự tăng trưởng khá cao và liên tục tăng qua các năm: Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm Đơn vị: (%) Năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1990 5.09 1995 9.54 1998 5.76 2001 6.84 2002 7.04 2004 ³ 7.5 2005 Dự kiến đạt 8.5% Nguồn: Những vấn đề kinh tế vĩ mô của GS.TS Nguyễn Đình Phan trường Đại học kinh tế quốc dân Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy năm1995 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đưa đất nước đi lên một cách vững chắc, tuy nhiên năm 1997 ở khu vực Đong Nam Á có cuộc khủng hoảng phát triển nên tốc độ tăng trưởng có giảm. Sông đến năm 1998 tốc đọ tăng trưởng có xu hướng tăng trở lại và dần đi vào ổn định và đạt được tốc dộ tăng trưởng cao. Quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá trong những năm đổi mới vừa qua đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực và đúng đắn đó là tăng tỷ trọng công nghiệp, phát triển nhanh các mặt hàng xuất khẩu, thay thế cây non, con có hiệu quả thấp bằng cây non có hiệu quả cao. Nếu xét theo 3 khu vực lớn là công nghiệp – nông nghiệp - dịch vụ thì khu vực công nghiệp nhờ tốc dộ tăng cao hơn tốc độ chung nên tỷ trọng của ngành công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân tăng nhanh, tỷ trọng của ngành dịch vụ cũng tăng nhưng tăng chậm hơn riêng có tỷ trọng ngành nông lam nghiệp là giảm. Đây là một xu hướng chuyển dịch tích cực cần được phàt huy trong thời gian tới. Đạt được kết quả trên là do sự cố gắng rất nhiều của toàn Đảng toàn dân ta. Trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Việt Nam đã thu hút được một nguồn vốn lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI). Tháng 12/1987 Việt Nam đã ban hành luật đầu tư trực tiếp nước ngoài. từ đó đến đầu năm 2003 đã thu hút được trên 60 tỷ USD với 3524 dự án. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần 30% vốn đầy tư xã hội, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, 20% xuất khẩu, giải quyết việc làm cho khoảng 620.000 lao động. Trong quá trình thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá để làm ăn có hiệu quả thì nhà nước không thể quản lý hết được các doanh nghiệp mà phải cổ phần hóa số doanh nghiệp này để tư nhân tự điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý vĩ mô họ kết quả là số lượng doanh nghiệp nhà nước giảmtừ trên 1200 năm1990 xuống còn 5991 năm 2002, trong đó có 689 doanh nghiệp cổ phần hóa(chiếm 11% tổng số doanh nghiệp nhà nước hiện nay)và thực hiện giao bán khoán kinh doanh cho thuê 47 công ty. Tổ chức lại tổng công ty: Từ 17 tổng công ty 91 và 77 tổng công ty 90 thành 68 tổng công ty và 17 tổng công ty. 10 công ty được chọn làm thí điểm xây dựng mô hìmh công ty mẹ con, 5 tổng công ty được chọnđể xây dựng các tập đoàn kinh tế. Cùng với việc thu hút vốn đầu tưvào nước ta trong những năm gần đây đã xuất hiện vốn của Việt Nam trên thị trường nước ngoài như: Lào, campuchia. 2. Những tồn tại và yếu kém trong quá trình thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta. . Quá trình CNH, HĐH trong những năm vừa qua mới chỉ đạt được kết quả bước đầu của mục tiêu trực tiếp là xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế thế giới. - Chưa có giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ khó khăn và chưa có chiến lược, chính sách cụ thể trong việc lựa chọn mục tiêu, nội dung, bước đi trong phát triển một số ngành có ý nghĩa quyết định tới trang thiết bị kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân như: cơ khí, điện tử, luyện kim, hóa chất…. - Nền kinh tế vẫn ở tình trạng nhập siêu. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu chưa thể hiện - đầy đủ mục tiêu xây dựng nền kinh tế tự chủ và hội nhập kinh tế, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: một số nông sản, hàng gia công, hàng thủ công mỹ nghệ, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. . Tuy nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục trong những năm đổi mới vừa qua, nhưng sự phát triển kinh tế không bền vững, hiệu quả chưa cao. Thành tích nổi bật của nền kinh tế nước ta là có sự tăng trưởng khá cao và liên tục từ năm 1986 đến nay, nhưng chất lượng của sự phát triển còn thấp, thể hiện: - Về cơ cấu, những ngành sau đay có sự tăng trưởng cao: + Những ngành có giá trị gia tăng thấp, chi phí lao động lớn chủ yếu làm gia công cho nước ngoài, ví dụ: ngành giầy dép: 86% nguyên liệu nhập ngoại, ngành may: trên 50% nguyên liệu nhập ngoại, ngành ô tô xe máy chủ yếu lắp ráp… + Nhiều ngành phát triển trên cơ sở hao phí lao động, nguyên liệu nhiều và chi phí sản xuất cao ví dụ: thép, đường, xi măng… - Về điều kiện của sự phát triển: trong phát triển thiếu cân đối giữa nguyên liệu với chế biến giữa sản xuất và tiêu thụ. - Về sản phẩm xuất khẩu: các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông lâm thủy sản và sản phẩm thô (dầu thô) và sản phẩm sơ chế. - Trình độ phát triển của công nghiệp chế biến. Nhìn chung ngành công nghiệp chế biến còn ở trình độ thấp: công nghệ chế biến còn lạc hậu, chậm đổi mới. Với công nghệ chế nông lâm thủy sản thì chủ yếu là chế biến thô, chưa chế biến sâu, nhiều nông sản tỷ lệ chế biến còn thấp như chè 55%, rau quả 5%, thịt 1%. Với các ngành chế biến khác: cơ cấu mặt hàng chế biến còn nghèo, trình độ và chất lượng sản phẩm chế biến còn thấp. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm do Việt Nam sản xuất còn kém. Theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới: năm 1997: Việt Nam đứng thứ 49 trong 53 nước được xếp hạng, năm 1999: Việt Nam đứng thứ 48 trong 59 nước được xếp hạng, năm 2001 Việt Nam đứng thứ 62 trong 75 nước được xếp hạng; năm 2002: đứng thứ 65 trong số 80 nước được xếp hạng. . CNH, HĐH ở Việt Nam đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ nhưng còn chậm và hiệu quả chưa cao. Cơ cấu kinh tế của nước ta năm 2002 chỉ tương đương với cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực vào những năm 80 và lạc hậu hơn cơ cấu năm 2001 của những nước này. Khu vực dịch vụ, tỷ trọng trong GDP liên tục bị giảm (giảm từ 44,1% năm 1995 xuống còn 38,5% năm 2002). Trong khu vực dịch vụ, một số ngành dịch vụ quan trọng đang chếm tỷ trọng thấp và lại giảm dần, đặc biệt là tài chính – tín dụng (năm 2002 chỉ chiếm 1,82% thấp hơn tỷ trọng 2,01% năm 1995); Khoa học và công nghệ (năm 2002 chỉ chiếm 0,56% thấp hơn tỷ trọng 0,61% năm 1995). Tỷ trọng lâm nghiệp còn rất thấp và liên tục bị giảm sút: năm 2002 chỉ chiếm 3,9% thấp hơn tỷ trọng 6,6% năm 1990. Chăn nuôi, trong nhiều năm luôn có tỷ trọng thấp và năm 2002 chỉ đạt 17,5%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm và chưa có hiệu quả, do chuyển dịch lao động rất chậm. Lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 73% lao động xã hội (1990) thì năm 1995 chiếm 71% và năm 2002 chiếm 68%. . CNH, HĐH ở Việt Nam chưa thúc đẩy sự liên kết kinh tế giữa trong nước với nước ngoài, giữa các ngành kinh tế, các địa phương, các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, các địa phương nặng nền về tư tưởng khép kín trong sản xuất – kinh doanh. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và vốn nước ngoài 100% không phát triển quan hệ hợp tác, liên kết giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước cùng phát triển. Vì vậy các tiềm năng chưa được phát huy, hiện tượng trùng lắp, cạnh tranh không lành mạnh vẫn xảy ra. Nguyên nhân các yếu kém, tồn tại của CNH, HĐH ở nước ta trong những năm đổi mới vừa qua là do: - Chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về CNH, HĐH và triển khai không đồng bộ các nội dung CNH, HĐh, đặc biệt đổi mới về cơ chế quản lý và cải cách hành chính diễn ra còn chậm. - Vai trò và chất lượng của quy hoạch còn kém. - Đầu tư và quản lý đầu tư còn nhiều bất cập. - Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực còn yếu kém. II. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta. 1. Thuận lợi. Việt Nam là một đất nước tiến hành quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá sau rất nhiều so với các nước phát triển vì vậy chúng ta có thể tránh được những sai lầm trong khi thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá mà các nước đi trước mắc phải. Hơn thế nữa vì nước ta tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá sau nên mọi chúng ta được thừa hưởng thành tựu về khoa học công nghệ, phương tiện vật chất kỹ thuật hiện đại của các nước đi trước. Từ đó có thể rút ngắn thời gian thực hiện quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta. Tuy nhiên chúng ta cũng phải xem xét kỹ cách thức thực hiện tránh vết xe đổ của nước Liên Xô anh em tuy các phương tiện vật chất vô cùng hiện đại nhưng có thể không phù hợp với hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Đất nước ta có một nhân tố rất quan trọng cho sự thành công của quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đó là nhân tố con người, nhân dân Việt Nam cần cù, chịu khó, ham học hỏi nên có thể dễ tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa có sự chỉ đạo sát xao của Đảng và nhà nước để đảm bảo quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đi dúng đường lối và chính sách mà đảng và chình phủ đã lựa chọn: “Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá phải đi đôi với giữ vững độc lập tự chủ, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, đa dạng hóa, đa phương hóa kinh tế đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính - kết hợp nguồn lực bên ngoài trên cơ sở xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập khu vực, thế giới hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế hàng nhập khẩubằng những gì hàng trong nước sản xuất có hiệu quả”. Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng rất thuận lợi cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá: Tài nguyên Đất, tài nguyên nước, khí hậu đặc biệt là tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên trong những năm gần đây nước ta không khai thác và sử dụng những tài nguyên này một cách có hiệu quả. 2. Khó khăn. Việt Nam là một nước nghèo có xuất phát điểm thấp lại phải chịu hậu quả lớn do chiến tranh để lại, cơ cấu kinh tế thiên về nông nghiệp và thủ công nghiệp vì vậy mà giá trị sản phẩm tạo ra thấp, tạo ra thu nhập thấp kìm hãm quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá phát triển. Hiện nây vẫn còn một bộ phận lãnh đạo có biểu hiện quan liêu, lãng phí, thoái hóa biến chất. Bộ phận cán bộ này không những kìm hãm sự phát triển của Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá mà còn kìm hãm sự phát triển của kinh tế xã hội. Các nhân tố bên ngoài có tác động xấu đến quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá như yếu tố chính trị thông qua các chính sách kinh tế, các thế lực thù địch luôn dình dập để phá hoại nước ta. PHẦN III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CỦA BẢN THÂN. I. Xu hướng thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá trong thời gian tới. 1. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá theo hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Mục đích của quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp trong tống quốc dân vì vậy trong những năm tới cần có những chính sách tích cực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng này. Lý do để phải phát triển Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá theo hướng này là giá trị mà ngành công nghiệp tạo ra là rất lớn là nhân tố chính làm tăng giá trị của GDP. 2. Phát triển mạnh mẽ khoa học kỹ thuật hiện đại. Như đã trình bày ở phần trước khoa học kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước nên trong thời gian tới đảng và nhà nước ta phải có những chính sách phát triển cũng như ứng dụng những thành tựu của nó vào thực tiễn nước ta. II. Giải pháp. 1. Coi trọng công tác quy hoạch và nâng cao chất lượng các quy hoạch. Quy hoạch là công cục cực kỳ quan trọng đối với định hướng dài hạn và đảm bảo sự đồng bộ trong phát triển dài hạn. Có quy hoạch và thực hiện tốt quy hoạch sẽ khắc phục tình trạng tự phát, tùy tiện, lộn xộn, lãng phsi trong phát triển do phải làm đi làm lại. Quy hoạch là cơ sở của kế hoạch. Trong những năm đổi mới vừa qua, Việt nam đã chú ý hơn tới quy hoạch, các quy hoạch phát triển vùng, nhiều quy hoạch phát triển ngành đã được xây dựng. Tuy nhiên, chất lượng các quy hoạch còn thấp do tính khả thi và tính pháp lý của quy hoạch còn hạn chế. - Bộ kế hoạch và Đầu tư, các ngành, các địa phương đều phải làm quy hoạch kịp thời, có chất lượng cho phát triển các vùng nhất là vùng trọng điểm, phát triển các ngành bao gồm cả quốc doanh và ngoài quốc doanh, phát triển các địa phương. Phải đảm bảo sự ăn khớp giữa quy hoạch: ngành, vùng và thành phần kinh tế, trong đó quy hoạch ngành là quan trọng nhất, nó chi phối, chỉ đạo các quy hoạch vùng và thành phần kinh tế. - Phải có sự ăn khớp và thống nhất giữa quy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111997.doc
Tài liệu liên quan