Tiểu luận Công việc cán bộ quản lý sản xuất cần thực hiện, hoàn thành và những kiến thức cần có của cán bộ quản lý sản xuất

Doanh nghiệp là người cung cấp sản phẩm hàng hoá cho nhu cầu của thị trường, tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh quyết liệt vì vậy dự đoán nhu cầu thị trường phải dự đoán những đối thủ tham gia cạnh tranh khi sản phẩm được đưa ra thị trường, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược cạnh tranh hợp lý và lành mạnh nhằm tạo ra những ưu thế trong cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần cao cho doanh nghiệp.

Do những tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật tác động đến các ngành sản xuất công nghiệp, khi dự đoán nhu cầu, cán bộ quản lý doanh nghiệp cần dự đoán chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường để tung sản phẩm ra thị trường ở những thời điểm thích hợp phù hợp với chu kỳ phát triển của sản phẩm; đồng thời phải tính đến những phương án cải tiến kỹ thuật, thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm và chuyển hướng sản xuất sản phẩm vào những thời điểm thích hợp nhất để luôn thích nghi xu thế phát triển của nhu cầu tiêu dùng.

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công việc cán bộ quản lý sản xuất cần thực hiện, hoàn thành và những kiến thức cần có của cán bộ quản lý sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp được cơ cấu bởi nhiều loại hình doanh nghiệp sản xuất, mỗi loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm khác nhau có tính chất và đặc điểm khác nhau. Để xác định những công việc cụ thể một cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp cần làm, trước hết cán bộ quản lý cần tìm hiểu và nắm vững những tính chất, đặc điểm chung của sản phẩm công nghiệp và những đặc điểm đặc trưng của sản phẩm công nghiệp do doanh nghiệp mình sản xuất. - Sản phẩm công nghiệp là những sản phẩm có tính năng tác dụng cụ thể, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao: + Sản phẩm công nghiệp có tính năng tác dụng cụ thể: Một sản phẩm công nghiệp thường chỉ nhằm đạt đến một hoặc một số mục đích tiêu dùng cụ thể nào đó, nếu doanh nghiệp sản xuất không đáp ứng được những tính năng tác dụng đó thì thị trường không thể chấp nhận và doanh nghiệp không thể tiêu thụ được sản phẩm của mình. Ví dụ một doanh nghiệp sản xuất ô tô, sản phẩm của họ chỉ có thể dùng cho các hoạt động vận tải hàng hoá và vận tải hành khách bằng đường bộ, doanh nghiệp có thể cải tiến về hình thức mẫu mã, công xuất vận chuyển, và tính năng tác dụng theo chiều hướng ngày càng tiện ích cho người sử dụng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng của từng vùng mà không thể cải tiến sản phẩm theo hướng sử dụng đa chức năng hoặc để sử dụng sản phẩm vào hoạt động khác ngoài hoạt động vận chuyển hàng hoá và vận chuyển hành khách. + Sản phẩm công nghiệp có yêu cầu kỹ thuật phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao: Về kết cấu sản phẩm, sản phẩm công nghiệp thường rất phức tạp, có tính chất lý hoá học mang tính đặc trưng. Mỗi sản phẩm công nghiệp được cấu tạo bởi nhiều chi tiết, nhiều bộ phận do vậy nếu các chi tiết sản phẩm, các bộ phận của sản phẩm không đảm bảo về quy cách, kích cỡ và những tiêu chuẩn chất lượng quy định thì không thể tạo ra một sản phẩm đồng bộ và có chất lượng như mong muốn. Ví dụ đối với doanh nghiệp sản xuất ô tô, một sản phẩm hoàn chỉnh là những chiếc xe ô tô xuất xưởng được kiểm định theo tiêu chuẩn quy định (tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành hoặc theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp được chấp nhận), sản phẩm ô tô xuất xưởng được cấu tạo bởi nhiều bộ phận như: khung xe, vỏ xe, máy tổng thành, gầm xe, thiết bị truyền lực, thiết bị điều khiển, thiết bị giảm tốc độ (phanh, chân ga, ...) các thiết bị hỗ trợ và các thiết bị nội thất, ...vv trong mỗi bộ phận trên của sản phẩm lại được cấu tạo bằng nhiều chi tiết khác nhau (đối với phần máy tổng thành bao gồm các chi tiết như tay biên, trục cơ, chế hoà khí, bầu lọc gió, pitông, xi lanh, bộ phận làm mát, ...vv; đối với phần vỏ xe gồm các chi tiết bằng kim loại, các chi tiết bằng nhựa, sơn, ...vv); mỗi chi tiết, mỗi bộ phận đòi hỏi có tính chính xác nghiêm ngặt về kích cỡ, về mẫu mã, công xuất và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác để đảm bảo cho một sản phẩm cuối cùng là chiếc xe xuất xưởng có thể lưu hành được, một chi tiết không đảm bảo các tiêu chuẩn trên không những xe không hoạt động được bình thường mà còn phá vỡ các chi tiết khác. - Sản phẩm công nghiệp được sản xuất trong điều kiện chuyên môn hoá cao so với các ngành sản xuất vật chất khác: Do yêu cầu chuyên môn hoá sản xuất, một sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh đưa ra thị trường tiêu thụ đòi hỏi phải có sự liên kết sản xuất giữa nhiều đơn vị khác nhau, bằng nhiều công nghệ sản xuất khác nhau, một sản phẩm của hoàn chỉnh đảm bảo chất lượng trước khi đưa ra thị trường cần được lựa chọn và sản xuất từ những bộ phận, những chi tiết mang tính đồng bộ cao do các doanh nghiệp khác nhau sản xuất. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp xe ô tô không thể sản xuất tất cả các bộ phận của xe (hoặc sản xuất không có hiệu quả về kinh tế) do vậy muốn có một sản phẩm là xe ô tô xuất xưởng phải lựa chọn phương án tự sản xuất bộ phận nào của xe, bộ phận nào mua của doanh nghiệp khác về lắp giáp để đảm bảo được tính hiệu quả về kinh tế mà vẫn đảm bảo được công suất thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm (doanh nghiệp có thể sản xuất khung xe, gầm xe, các thiết bị nội thất, ...vv và lựa chọn mua máy tổng thành của các hãng chuyên sản xuất máy, săm và lốp xe mua của các hãng chuyên sản xuất sản phẩm cao su, ...vv). - Sản phẩm công nghiệp được sản xuất theo một công nghệ nhất định xác định trước, do vậy chất lượng, giá cả và sản lượng sản xuất sản phẩm phụ thuộc vào công nghệ sản xuất do doanh nghiệp lựa chọn. + Công nghệ sản xuất sản phẩm lạc hậu hay tiến bộ; tự động hoá, bán tự động hay công nghệ thủ công quyết định đến chất lượng và sản lượng của sản phẩm sản xuất ra. Do vậy việc lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp với xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật, phù hợp với trình độ điều hành và quản lý, phù hợp với trình độ của công nhân sản xuất có vai trò đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và sản lượng sản xuất của doanh nghiệp. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất ô tô phải căn cứ vào mục tiêu sản xuất vào tiêu chuẩn sản phẩm lựa chọn sản xuất để quyết định các công nghệ sản xuất như công nghệ chế tạo máy, công nghệ sản xuất cơ khí, công nghệ sơn, công nghệ lắp giáp và công nghệ kiểm tra chất lượng sản phẩm, ...vv đảm bảo tính tương thích của các công nghệ đó nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng của sản phẩm là xe ô tô xuất xưởng đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng với chi phí hợp lý và phù hợp với điều kiện phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu của thị trường. + Công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất ra đời sau có nhiều ưu thế cả về chất lượng và giá cả của sản phẩm do nó tạo ra, mặt khác công nghệ sản xuất thường có thời gian sử dụng dài và có chi phí đầu tư lớn, chi phí đầu tư công nghệ sản xuất được tính dần vào giá trị sản phẩm công nghiệp sản xuất ra (bằng cách tính khấu hao) do vậy giá thành sản phẩm sản xuất sản phẩm trực tiếp chịu ảnh hưởng của công nghệ sản xuất. Ví dụ, chọn công nghệ sơn vỏ xe trước hết phải căn cứ vào điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật để lựa chọn công nghệ tự động hoặc công nghệ bán tự động chọn công nghệ sơn phun bình thường, công nghệ sơn tĩnh điện hay công nghệ sơ âm cực, ...vv công nghệ được lựa chọn sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm sơn vỏ xe. Công xuất thiết kế của công nghệ sản xuất và kinh phí đầu tư cho công nghệ sản xuất (giá cả của công nghệ) được lựa chọn sẽ quyết định tới giá thành sản phẩm và sản lượng sản xuất. Như vậy, công nghệ sản xuất không chỉ quyết định đến chất lượng sản phẩm, sản lượng sản xuất mà còn quyết định tới chi phí đầu tư, từ đó ảnh hưởng tới giá thành sản xuất của sản phẩm. - Sản phẩm công nghiệp được sản xuất từ một số loại vật tư nhất định, do vậy tổ chức sản xuất sản phẩm công nghiệp phải tính toán xác định trước nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất. Mỗi sản phẩm do ngành sản xuất công ghiệp sản xuất ra đều sử dụng một số loại nguyên vật liệu nhất định, ví dụ ngành công nghiệp chế tạo máy phải sử dụng các loại vật tư là kim loại (sắt thép, đồng, nhôm, các loại hợp kim, một số sản phẩm từ chất dẻo, ...vv; ngành chế biến cao su phải sử dụng nguyên liệu là mủ cao su và các loại hoá chất; ngành may mặc phải sử dụng các loại nguyên vật liệu của ngành dệt và hoá chất, ...vv), do vậy khi tổ chức sản xuất sản phẩm công nghiệp phải tính đến thị trường cung cấp nguyên vật liệu, phải tổ chức thu mua và dự trữ nguyên vật liệu phù hợp với sản phẩm sản xuất; mặt khác nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm công nghệp công phụ thuộc vào công nghệ sản xuất sản phẩm, do vậy phải căn cứ vào tính chất của quy trình công nghệ để xác định cơ cấu thu mua và dự trữ các loại nguyên vật liệu phù hợp. Ví dụ: ngành sản xuất và lắp giáp ô tô phải tính đến các nguồn nguyên vật liệu là các loại sắt thép để sản xuất khung xe, vỏ xe và các thiết bị truyền lực; các loại sắt thép đặc biệt, đồng và các loại hợp kim nhôm để sản xuất các chi tiết máy; các loại vật tư thiết bị điện để lắp giáp hệ thống điện và các vật tư thiết bị kỹ thuật khác dùng cho nội thất của xe, ...vv. Đối với ngành sản xuất giấy phải tổ chức thu mua và dự trữ nguồn nguyên liệu bột giấy, các loại hoá chất chuyên dùng, ...vv. - Sản phẩm công nghiệp có chu kỳ sống phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật: Mỗi sản phẩm công nghiệp đều có một chu kỳ sống nhất định, sản phẩm công nghiệp có chu kỳ sống dài hay ngắn phụ thuộc vào những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khi khoa học kỹ thuật phát triển tạo ra công nghệ sản xuất mới để sản xuất ra những sản phẩm có tính năng tác dụng tương đương nhưng có những ưu thế hơn về chất lượng, về tính tiện ích, về giá cả, về hình thực mẫu mà và về nguồn năng lượng sử dụng, ...vv thì nó sẽ thay thế cho các sản phẩm sản xuất bằng công nghệ cũ. Điển hình về tính "chu kỳ sống" của sản công nghiệp là ngành sản xuất thiết bị điện tử, khi máy thu hình mới ra đời thì sản phẩm đưa ra thị trường là các máy thu hình có màn hình đen trắng, sau một thời gian khi khoa học kỹ thuật phát triển người ta nghiên cứu và cho ra đời công nghệ màn hình mầu thì các máy đen trắng dần dần bị mất chỗ đứng trên thị trường và nhường chỗ cho các máy thu hình mầu; khi khoa học phát triển, công nghệ màn hình phẳng ra đời thì hiện nay các máy thu hình có độ phân giải cao, âm thanh stereo màn hình phẳng đã và đang thay thế các máy thu hình thế hệ cũ; hiện nay xu thế sản xuất máy thu hình màn hình tinh thể lỏng đã ra đời và trong thời gian tới các máy thu hình tinh thể lỏng với tính năng nổi trội sẽ thay thế cho máy thu hình màn hình phẳng cồng kềnh hiện nay. Tính "chu kỳ sống" là đặc tính khác biệt của sản phẩm công nghiệp so với các sản phẩm của ngành nông nghiệp hoặc công nghiệp khai thác. - Sản phẩm do ngành công nghiệp sản xuất có tính thích nghi cao với tập quán tiêu dùng của dân cư: Sản phẩm công nghiệp khi sản xuất đều tính đến yếu tố tập quán tiêu dùng của dân cư nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với điều kiện công việc, điều kiện kinh tế và phong tục tập quán của mỗi vùng. Đặc tính này được thể hiện rõ nét với ngành công nghiệp may mặc: sản phẩm may mặc tiêu thụ ở các vùng nông thôn phải đơn giản và có giá thành thấp hơn sản phẩm may mặc sản xuất để tiêu thụ ở thị trường thành phố; sản phẩm may mặc cho phụ nữ tiêu thụ ở vùng dân cư theo đạo hồi phải phải kín đáo, có màu sắc phù hợp với đặc điểm của những người theo đạo hồi không thể thiết kế như trang phục của dân cư các vùng khác III. Những công việc cán bộ quản lý sản xuất cần thực hiện và hoàn thành Từ những vấn đề lý luận về kinh doanh và doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường; từ những đặc điểm và tính chất của sản phẩm công nghiệp, có thể rút ra những công việc mà một cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp cần thực hiện để đạt được mục đích kinh doanh mong muốn là: Xây dựng phương án kế hoạch kinh doanh khoa học và hợp lý trên cơ sở những nghiên cứu, dự đoán và phân tích một cách có hệ thống các thông tin liên quan tới sản phẩm, công nghệ sản xuất, tình hình cạnh tranh của các đối thủ khác... vv; tổ chức thực hiện kế hoạch, điều phối việc thực hiện kế hoạch kinh doanh và tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Công việc chủ yếu mà cán bộ quản lý doanh nghiệp cần làm khi xây dựng phương án kế hoạch kinh doanh, bao gồm: - Xác định những mục tiêu cụ thể mà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần đạt được: Mục tiêu hoạt động quan trọng nhất mà một doanh nghiệp cần đạt được khi tổ chức hoạt động kinh doanh là mục tiêu về lợi nhuận. Khi thực hiện bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cán bộ quản lý doanh nghiệp phải trả lời được câu hỏi sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu vốn là bao nhiêu khi đầu tư vào hoạt động kinh doanh đó ?, các hoạt động tiếp theo chỉ được tiến hành khi câu trả lời là một lợi nhuận lớn hơn việc đầu tư tương ứng vào một hoạt động khác. Để trả lời được câu hỏi này cán bộ quản lý phải tính toán, dự đoán những chi phí đầu tư cho hoạt động kinh doanh và doanh thu sẽ thu được từ hoạt động kinh doanh đó, từ đó xác định khoản lợi nhuận dự kiến có được của hoạt động kinh doanh. Mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu cần được xác định cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, doanh nghiệp không thể bất chấp các vấn đề chính trị xã hội và vấn đề môi trường. Do vậy đồng thời với xác định mục tiêu về kinh tế, cán bộ quản lý doanh nghiệp phải xác định những mục tiêu về chính trị xã hội cần đạt được phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước (về phát triển kinh tế theo vùng, miền; về lao động và việc làm, ...vv); phải xác định mục tiêu đạt được về chống ô nhiễm môi trường, bảo tồn các nguồn tài nguyên do những ảnh hưởng của quá trình sản xuất sản phẩm và do những ảnh hưởng trong quá trình sử dụng sản phẩm. - Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm kinh doanh cho doanh nghiệp: Lựa chọn đúng lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm kinh doanh là công việc có ý nghĩa quyết định để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lựa chọn lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm kinh doanh, cán bộ quản lý doanh nghiệp phải thực hiện các công việc sau: + Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, so sánh với lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm kinh doanh được lựa chọn để trả lời các câu hỏi: Lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm kinh doanh được lựa chọn có bị cấm kinh doanh hay không ?, có thuộc đối tượng kinh doanh có điều kiện hay không ?. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm kinh doanh chỉ được lựa chọn khi nó không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật và trường hợp lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải thoả mãn được đầy đủ các điều kiện đặt ra theo quy định của pháp luật. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm kinh doanh cho doanh nghiệp ngoài việc căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, cần nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể và xu thế phát triển của thị trường quốc tế để tranh thủ giành những ưu thế từ phía nhà nước cho doanh nghiệp và tránh được rủi ro trong tiến trình hội nhập nền kinh tế. + Dự đoán nhu cầu thị trường về sản phẩm doanh nghiệp lựa chọn để kinh doanh tại thời điểm dự kiến doanh nghiệp đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường. Dự đoán nhu cầu thị trường là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ tồn tại khi sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được với giá cả dự kiến, trường hợp ngược lại doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ và phá sản. Dự đoán nhu cầu thị trường phải căn cứ vào mức thu nhập và tập quán tiêu dùng của dân cư của từng vùng (sản phẩm đưa ra thị trường phải có giá cả phù hợp với mức thu nhập của người tiêu dùng phù hợp với tập quán và thói quen tiêu dùng của dân cư ở từng vùng); dự đoán nhu cầu thị trường phải cụ thể theo thời gian và không gian của thị trường tiêu thụ, một sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường chỉ trong từng giai đoạn cụ thể theo từng khu vực cụ thể. Doanh nghiệp là người cung cấp sản phẩm hàng hoá cho nhu cầu của thị trường, tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh quyết liệt vì vậy dự đoán nhu cầu thị trường phải dự đoán những đối thủ tham gia cạnh tranh khi sản phẩm được đưa ra thị trường, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược cạnh tranh hợp lý và lành mạnh nhằm tạo ra những ưu thế trong cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần cao cho doanh nghiệp. Do những tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật tác động đến các ngành sản xuất công nghiệp, khi dự đoán nhu cầu, cán bộ quản lý doanh nghiệp cần dự đoán chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường để tung sản phẩm ra thị trường ở những thời điểm thích hợp phù hợp với chu kỳ phát triển của sản phẩm; đồng thời phải tính đến những phương án cải tiến kỹ thuật, thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm và chuyển hướng sản xuất sản phẩm vào những thời điểm thích hợp nhất để luôn thích nghi xu thế phát triển của nhu cầu tiêu dùng. + Dự đoán nguồn cung cấp vật tư cho sản xuất sản phẩm để đảm bảo việc duy trì sản xuất thường xuyên và ổn định. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp là mỗi loại sản phẩm được sản xuất ra phải sử dụng một hoặc một số loại vật tư nhất định, vì vậy để đảm bảo cho sản xuất được duy trì ổn định với giá thành hợp lý cần phải tính toán đến các nguồn cung cấp vật tư cho sản xuất một cách chủ động, ổn định cả về lượng và về giá cả; đồng thời phải tính đến các nguồn vật tư dự phòng, vật tư thay thế để duy trì và ổn định sản xuất cho doanh nghiệp trong các tình huống không thuận lợi. - Lựa chọn công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất được sử dụng trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, là yếu tố quyết định đến quy mô, chất lượng và giá thành sản phẩm sản xuất ra, quyết định đến các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (vật tư sử dụng). Đầu tư cho công nghệ sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư và tốc độ quay vòng vốn chậm, việc thay đổi hoặc cải tiến công nghệ sản xuất thường kéo theo những khoản chi phí đầu tư khác (chi phí cải tạo, nâng cấp tài sản cố định có liên quan, chi phí đào tạo nhân công, chi phí do thay đổi vật tư sử dụng, ...vv); mặt khác cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất không ngừng cải tiến và hoàn thiện làm cho những công nghệ sản xuất ra đời trước bị hao mòn vô hình một cách nhanh chóng, do vậy lựa chọn công nghệ sản xuất phải cân nhắc kỹ lưỡng đến các thông số kỹ thuật như: tính năng tác dụng, mức độ tự động hoá, công suất thiết kế, vật tư sử dụng, khả năng cải tạo và nâng cấp, mức độ ô nhiễm môi trường, ...vv để tính toán các phương án khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả. - Lựa chọn địa điểm sản xuất: Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp được đầu tư lâu dài và ổn định ở một vị chí cố định, việc di chuyển địa điểm sản xuất ảnh hưởng rất lớn tới vốn đầu tư và sự hoạt động của doanh nghiệp, do vậy lựa chọ một địa điểm kinh doanh hợp lý trong một môi trường kinh doanh thuận lợi và ổn định là tiền đề để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Khi lựa chọn địa điểm sản xuất phải tính đến các yếu tố thuận lợi về môi trường, về nguồn cung cấp lao động kỹ thuật, về nguồn cung cấp vật tư cho sản xuất, về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, các dịch vụ điện, nước, thông tin liên lạc phục vụ sản xuất, các dịch vụ cho người lao động, ...vv), về tiêu thụ sản phẩm, ...vv, về môi trường pháp lý và các dịch vụ công khác có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Trên cơ sở phân tích, đánh giá và lựa chọn mục tiêu kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm kinh doanh, công nghệ sản xuất và địa điểm sản xuất, cán bộ quản lý doanh nghiệp phải xây dựng một lộ trình thực hiện kế hoạch kinh doanh, phân công nhiệm vụ cho các cá nhân phụ trách từng khâu công việc, tính toán nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh theo kế hoạch. + Về thời gian, phải xây dựng lộ trình thực hiện kế hoạch kinh doanh một cách khoa học và hợp lý, bao gồm: trình tự thực hiện các khâu công việc, tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh nói chung và tiến độ thực hiện từng khâu công việc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (tiến độ đào tạo nguồn nhân lực; tiến độ chuẩn bị nguồn vốn đầu tư; tiến độ đầu tư xây dựng nhà xưởng, kho tàng; tiến độ lắp đặt dây truyền công nghệ sản xuất, tiến độ cung ứng vật tư; tiến độ sản xuất sản xuất sản phẩm; thời gian dự trữ sản phẩm hàng hoá và tiến độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, ...vv). + Về nhân sự, phải dự kiến những chuyên gia có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết, dự kiến chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ để bố trí phụ trách những khâu công việc cụ thể phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng người (cán bộ phụ trách kỹ thuật, phụ trách các vấn đề về tài chính, kế toán và thống kê, phụ trách bộ phận cung ứng vật tư cho sản xuất, phụ trách bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm, phụ trách bộ phận tiếp thị, quảng cáo, bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng, ...vv); đồng thời dự kiến nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công nhân kỹ thuật để sử dụng phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp và các đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện các khâu công việc khác có liên quan đến các hoạt động kinh doanh. + Về tài chính, phải tính toán chính xác, chi tiết và cụ thể vốn đầu tư cho từng nội dung đầu tư, từng giai đoạn đầu tư, cho toàn bộ hoạt động kinh doanh các khoản đầu tư và nguồn vốn cho đầu tư một cách chi tiết theo từng giai đoạn thực hiện kế hoạch (vốn đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư công nghệ sản xuất; cho thu mua và dự trữ vật tư; cho đào tạo nhân lực và trả lương cho công nhân viên; cho dự trữ sản phẩm, quảng cáo, tiếp thị, bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng; ...vv); xác định các nguồn vốn được huy động cho việc đầu tư kinh doanh, xác định tiến độ huy động vốn và các khoản chi phí về vốn đầu tư (lãi suất huy động vốn trả cho các chủ sở hữu vốn), đồng thời xác định điểm hoà vốn, thời điểm hoàn vốn và dự kiến lợi nhuận của hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài các nội dung cơ bản trên, khi xây dựng kế hoạch kinh doanh, cán bộ quản lý doanh nghiệp phải tính đến những biến, những thay đổi có thể xẩy ra và xây dựng các phương án điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh. Sau khi lựa chọn một phương án kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp được xây dựng một cách chi tiết, có cơ sở và căn cứ khoa học và có tính khả thi cao, cán bộ quản lý doanh nghiệp phải triển khai các bước tiếp theo đó là tổ chức thực hiện kế hoạch, điều phối các hoạt động kinh doanh và tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh: Sau khi kế hoạch kinh doanh được xây dựng, được kiểm tra, cán bộ quản lý doanh nghiệp triển khai giai đoạn tiếp theo là tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh thực chất "Là liên kế các cá nhân, các đơn vị, các quá trình và các hoạt động trong doanh nghiệp dựa trên những nguyên tắc quản trị kinh doanh và nguyên tắc của khoa học tổ chức nhằm thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra của doanh nghiệp". Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh phải đi sâu vào các vấn đề cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề chủ yếu về phân công nhiệm vụ từng người ai làm việc gì và làm như thế nào không chỉ về quản trị kinh doanh mà còn về các lĩnh vực sản xuất cụ thể. Nội dung công việc cần thực hiện và hoàn thành trong giai đoạn này bao gồm: + Những công việc về tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp xét từ góc độ chủ thể quản lý gồm: Tổ chức bộ máy quản lý gồm những vấn đề về: cơ cấu của bộ máy quản lý doanh nghiệp (gồm việc xác định mô hình cấu tạo của bộ máy quản lý với các khâu quản lý chức năng, các cấp quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận của bộ máy quản lý); chức năng nhiệm vụ và nhân sự cho công tác quản lý; Tổ chức quá trình quản lý gồm tổng thể các hoạt động của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý theo một trình tự về thời gian và theo thứ tự về công việc cần phải giải quyết nhất định để đảm bảo kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp (quản lý bằng các quyết định, quản lý công việc sản xuất - kinh doanh và quản lý con người). + Những công việc tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp xét từ góc độ phân hệ bị quản lý là sự tổ chức phối hợp giữa những người lao động với nhau và giữa những người lao động với tư liệu lao động và đối tượng lao động trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Nội dung công việc của giai đoạn này bao gồm: Tổ chức cơ cấu sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và cơ cấu đội ngũ lao động sản xuất bao gồm: tổ chức cơ cấu sở hữu doanh nghiệp (cơ cấu một thành phần sở hữu doanh nghiệp, cơ cấu đa thành phần sở hữu doanh nghiệp); tổ chức cơ cấu sản phẩm và dịch của doanh nghiệp là căn cứ vào nhu cầu thị trường, đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước, căn cứ vào chiến lược kinh doanh và thực lực của doanh nghiệp để xác định cơ cấu các chủng loại sản phẩm và dịch vụ được doanh nghiệp sản xuất và tỷ trọng của từng loại trong tổng giá trị sản phẩm làm ra; tổ chức cơ cấu nguồn lực của doanh nghiệp gồm: cơ cấu về vốn sản xuất kinh doanh (cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu sử dụng vốn), về cơ cấu về về tổ chức nhân lực (theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh, theo lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, theo trình độ nhân lực, theo tuổi đời tuổi nghề và giới tính, ...vv). cơ cấu về tổ chức công nghệ (theo chủng loại công nghệ, theo trình độ công nghệ, ...vv), cơ cấu vật tư cho sản xuất (cơ cấu về chủng loại vật tư, cơ cấu phân phối vật tư cho các bộ phận và các quá trình sản xuất kinh doanh, về cơ cấu chủng loại vật tư dự trữ và sử dụng cho sản xuất, ...vv), cơ cấu về thông tin (theo chủng loại thông tin, theo nguồn phát sinh và theo mức độ quan trọng của thông tin, ...vv). Tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm các nội dung về tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm vật chất (tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tổ chức quá trình gia công chế biến sản phẩm, tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá); tổ chức quá trình lưu chuyển của tiền tệ (quá trình lưu chuyển tiền tệ trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc75209.DOC
Tài liệu liên quan