Tiểu luận Đặc điểm nổi bật của hệ tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời phong kiến

MỤC LỤC

 

Nội dung Trang

A. Mở đầu 1

Lý do chọn đề tài 1

Mục đích nghiên cứu 2

Lịch sử vấn đề 2

Phương pháp nghiên cứu 3

Kết cấu của tiểu luận 3

B. Nội dung 3

Chương I: Co sở của truyền thống văn hóa, tư tưởng Việt Nam thời phong kiến 3

1. Điều kiện lịch sử, địa lý, xã hội sản sinh nền văn hóa, tư tưởng Việt Nam thời phong kiến 3

2. Tâm lý xã hội và ảnh hưởng của nó tới hệ tư tưởng Việt Nam 4

Chương II. Đặc điểm nổi bật của hệ tư tưởng nho giáo Việt Nam thời kỳ phong kiến 5

1. Sơ lược lịch sử phát triển và kinh điển Nho giáo 5

2. Vài vấn đề cơ bản của Nho giáo 7

a. Trời, Trời-Người cảm ứng 7

b. Luân thường 13

Ngũ luân 13

Ngũ thường 18

C. Kết luận 23

D. Tài liệu tham khảo 24

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5190 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đặc điểm nổi bật của hệ tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời phong kiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Khổng Tử dạy cho học trò và lời học trò trường Khổng Tử bàn luận với nhau. Đây là một bộ sách có giá trị thực lực cao nhất của thư tịch Nho học Nguyên thủy. +Mạnh Tử: Bộ sách ghi chép lời của Mạnh Tử biện luận với các học phái khác nhau và với các vua chúa đương thời. +Đại học: Bộ sách bàn về sự tu thân của người quân tử, tương truyền là sách của Tăng Tử. +Trung dung: Là bộ sách bàn về đạo “Trung dung”, lối sống “không thá quá, không bất cận” của người quân tử, là một bộ sách có ý nghĩa phương pháp luận cao của nhà Nho, tương truyền là sách của Tử Tư-cháu nội của Khổng Tử. 2. Vài vấn đề cơ bản của Nho giáo Nho giáo đề cập nhiều đến các vấn đề sau: -Trời, Trời-Người cảm ứng, Mệnh trời. -Vương chính, Đức trị, Nhân trị, Lễ trị, Tôn hiền thân thân. -Chính danh. -Luân thường. -Đức và Tài, lý tưởng của Nho gia (kẻ sỹ): Tu-Tề-Trị-Bình. -Sỹ-Nông-Công-Thương. -Dĩ nông vi bản… Trong tiểu luận này người viết xin trình bày vài vấn đề quan trọng nhất, xét thấy có ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội Việt Nam thời phong kiến. a. Trời, Trời -Người cảm ứng, Mệnh trời: (Trời thiên đế) Nho giáo quan niệm: Trời là đấng chí tôn hoàn thiện, toàn năng, có nhân cách, có ý chí. Trời là tổng nguyên nhân chi phối vũ trụ. Tuy ở cao xa nhưng trời ngầm xét việc trần gian và việc của thần linh, quỹ thần thưởng phạt nghiêm minh. Khi vua chúa làm điều thất đức lớn thì trời cho ra các trương triệu để cảnh tỉnh và có thể giáng đại hạn để trừng trị (đại hạn, sao chổi xuất hiện, mùa hè tuyết rơi, ôn dịch, sấm sét,…). Vì vậy Vua chúa, thần dân ai cũng phải sợ Trời, kính Trời. Khổng Tử nói: “sống chết có mệnh, giàu sang tại Trời”, “phải tội với trời không cầu đảo vào đâu được” (Luận ngữ) Việt sử thông giám cương mục, tập 3, trang 261 chép rằng: “Người Diễn Châu chống lại mệnh lệnh triều đình, nhà vua tự cầm quân đi đánh. Khi quân về đến của biển (ở địa phân Ngọc Sơn-Thanh Hóa) gặp cơn gió mưa mờ mịt, sấm chớp ầm ầm, mọi người đều sợ có sự bất trắc. Nhà vua đốt hương khấn Trời rằng: “Tôi là người ít đức, đứng đầu quan và dân, vẫn nơm nớp sợ hãi như lo lỡ sa xuống vực thẳm. Chỉ vì người Diễn Châu ngang ngạnh, không theo giáo hóa nên bất đắc dĩ phải đi đánh dẹp. Trong vòng gươm giáo chắc không khỏi có sự oan uổng tới dân lành, đến nỗi làm cho Hoàng Thiên nổi giận, một mình tôi đây dù phải chịu nạn cũng không dám ân hận gì, nhưng còn sáu quân vô tội thì sao? Kính xin lòng Trời soi xét cho “Khấn vừa xong chưa dứt lời, sấm gió yên ngay…” Lời phê (của Tự Đức): “Lời Lý Thái Tổ khấn Trời, tỏ ra rất có đức độ đế vương, thật chẳng khác Thành Thang nhà Thương đem sáu việc trách mình trong khi gặp nạn bảy năm hạn hán, thảo nào giữa Người và Trời có sự cảm ứng không sai“ (Sáu việc đó là: Chính sự không có chừng mực chăng? Cung thất đồ sộ chăng? nữ sắc quá nhiều chăng? oan uổng nhiều chăng? hay nghe lời nịnh nọt chăng? làm mất lẽ công bằng chăng?) Người bình dân Việt Nam cũng tin ở Trời cầu mong Trời “lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống…”, có khi trách trời “Trời ơi, Trời ở không cân, Người ăn không hết người làm không ra”, Nguyễn Du tổng hợp quan niệm Trời của Nho gia và của bình dân: “… Ngẫm hay muôn sự tại Trời Trời kia đã bắc làm người có thân Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao” hay “…Đã mang lấy nghiệp vào thân Cũng đứng trách lẫn Trời gần, Trời xa” rồi “…Đã cho lấy chữ hồng nhan. Làm cho, cho hại, cho tàn, cho cân…” (Truyện Kiều) Ông Trời của Nho gia và ông Trời của bình dân ở Việt Nam không giống nhau hoàn toàn. Người bình dân quan niệm ông Trời là một đấng toàn năng, biết thương người, hay bênh vực cho kẻ nghèo hèn, kẻ yếu thế bị áp bức cho người hiền lành đạo đức người bình dân thường kết hợp Trời-Bụt-Tiên thành một hình tượng chung, và mỗi khi gặp nạn, hoặc có điều oan ức thì liền kêu cứu Trời-Bụt cứu giúp. Ông Trời của Nho gia trang nghiêm, độc đoán, quyền uy, Trời là sức mạnh đáng sợ ai cũng phải khuất phục. + Thiên Tử Nhà vua tự coi mình là Thiên Tử (con Trời) tức là người có thể làm mô giới giữa người với Trời-Đất, quỷ thần. Trong lực lượng siêu nhiên, ở ngôi chí tôn có Trời (Thượng đề, Thiên đế) dưới Trời có đủ loại thần linh (riêng người Việt Nam thì trong số thần linh đó có nhiều vị thần vốn là những nhân vật lịch sử đã từng có công đức lớn với dân, với nước, sau khi chết cũng hiển linh phù trợ muôn dân, có khi còn ra trận mạc để cùng với người sống đánh giặc, cứu nước (Trương Hống và Trương Hát, Đức Thánh Trần…). Sau nữa các gia đình cũng có liên hệ với tổ tiên của mình. Tổ tiên cũng phụ trợ hoặc quở trách con cháu. Người Việt Nam từ xưa đã có tục thờ cúng tổ tiên. Nho giáo du nhập và khẳng định thêm các tính ngưỡng ấy. Thiên Tử đứng đầu muôn dân và cai quản thần linh. Quân quyền cho phối thần quyền. Thiên Tử thụ lãnh sứ mệnh ở Trời để trị dân và chịu trách nhiệm với Trời. Lễ tế Trời ở Nam Giao (Thừa Thiên Huế) do Thiên Tử làm chủ tế thể hiện quan niệm đó. + Trời-Người cảm ứng: Tư tưởng Trời-Người cảm ứng (Thiên nhân tương cảm) là một loại tư tưởng nguyên thủy, tiềm logic, nhưng đã tồn tại suốt thời đại phong kiến và có ảnh hưởng sâu rộng. Tư tưởng ấy đã trở thành một phương thức tư duy phổ biến trong nhân dân và giới trí thức cũ. Tư tưởng “Thiên nhân tương cảm:” dựa trên nguyên lý “đồng loại tương đồng” (đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu). Trời và Người cùng một loại cho nên lòng người thiện hay ác đều có ảnh hưởng đến sự vận hành của vũ trụ: “Nhật thực có thường độ” (định luật) nhưng nhân sự thì biến đổi thế nào vẫn liên quan đến nó. Con người sắp làm điều bất thiện mà hễ mặt trăng đi vào độ giao thực thì nó liền lấn át và che lấp mặt Trời. Đó là cá của con người động đến Trời. Lại như mặt trời sắp mưa dầm thì người nào bị đánh hay ngã bị thương, tất thấy đau buốt, đó là khí Trời đã động đến người. Điều đó có thể chứng nghiệm được rõ Trời với Người có cùng một lẽ” (Vân đài loại ngữ-Lê Quý Đôn, NXBVH tập 1 trang 59)” Cuối thế kỷ XVIII và XIX, tư tưởng (Trời-Người cảm ứng) phát triển mạnh ở Việt Nam: Nhiều trí thức lớn như Phạm Viên, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiếp… đều có chịu ảnh hưởng. Trong văn học cũng có nhiều tác phẩm thể hiện tư tưởng ấy: Tục truyền ký của Đoàn Thị Điểm, Vũ trung tùy, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ; Thoái thực ký văn của Trương Quốc Dụng, kể cả truyện Kiều của Nguyễn Du… + Mệnh trời: Trời chi phối con người bằng Mệnh Trời. Mỗi người sinh ra, già, chết, mạnh khỏe, ốm đau, nghèo hèn, sướng khổ…tất cả đều do mệnh Trời. Nhà Nho có tư tưởng định mệnh. Họ cho rằng mọi việc lớn nhỏ đều do tiền định: “Nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định” (Một miếng cơm, một ngụm nước đều do tìên đinh). Con người phải an phận thủ thường, vui với số phận đã an bài. Tuy vậy Nhà nho cũng cho rằng con người phải cố gắng hết sức mình làm hết bổn phận của mình thì mới biết được Mệnh trời. Như vậy lý luận của Nho gia có mâu thuẫn, giải pháp của họ về vấn đề quan hệ giữa sức người với Mệnh Trời không triệt để. Họ thường cho rằng do Trời nhưng cùng do Người. Kinh thư có nói: “Lòng dân là ý Trời”. Lòng chân thành sự hối cải của con người có thể cảm động đến Trời, sửa được mệnh Trời “xưa nay nhận định đã thắng Thiên cũng nhiều” Quan niệm con người đều có số phận tiền định, sự việc do Mệnh Trời, thời vận quyết định. -Đặng Dung khi thất thế đã tìm nguyên nhân thất bại ở thời vận : “Thời lai đồ điếu thành công dị, Vẫn cứ anh hùng ẩm hậu đa” (Cảm hoài) -Trong Nhi Độ Mai có câu : “Nhân duyên vốn sẵn tại trời” -Nguyễn Công Trứ: “Bởi số chạy sao cho khỏi số, Chung cuộc thời chi cũng tại trời” -Nguyễn Đình Chiểu trong Lục Văn Tiên khi luận về Gia Cát cũng khẳng định thời vận quyết định: “Thương ông Gia Cát tài bành Gặp cơn Hán mạt chịu đành tam phân” Đặc biệt truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện rất rõ tư tưởng “Trời-Người cảm ứng” và quan niệm “Tài mệnh tương đố”. Mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều là tiền định, Thúy Kiều gắn bó với hồn ma Đạm Tiên bằng mộng triệu, chiêm bao và hơn nữa những lần chiêm bao, đoán tướng, đoán chừng đều ứng nghiệm cả *Chiêm bao: “Tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu, Thoắt đâu thấy một Tiểu Kiều. … Thưa rằng “Thanh khí xưa nay, Mới cùng nhau ban ngày đã quên?” … Vâng trình hội chủ xem tường, Mà sao trông sổ đoạn trường có tên Âu đành cũng kiếp nhân duyên Cũng người một hội, một thuyền đâu xa” “Trong mê dường đã đứng bên mặt nàng Rỉ rằng: nhân quả dở dang, Đã toan trốn nợ đoạn tràng được sao? Số còn nặng nghiệp má đào Người dù muốn quyết trời nào đã cho” *Đoán tướng: “Có người tướng sĩ đoán ngay một lời: Anh hoa phát tiết ra ngoài, Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa” *Đoán chừng: “Sinh rằng giải cấu là duyên Xưa nay nhân định thắngThiên cũng nhiều” Các loại mộng triệu, chiêm bao, đoán tướng, đoán chừng đều chuyển thành sự thực cả: “Hỏi ra mới biết là sông Tiền Đường, Nhớ lời thần mộng rõ ràng, Này thôi hết kiếp đoạn trường là đây Đạm tiên nàng nhé có hay Hẹn ta thì đợi dưới này rước ta” và cuối cùng thì “nhân định” đã “thắng thiên”: “Giác Duyên dù nhớ nghĩa nhau Tiền Đường thả một bè lau rước người” Cuộc đời của Kiều đã có trong sổ định mệnh. Nhưng cái tài của Kiều vẫn cố vươn lên, thế là Tài và Mệnh xung khắc cho đến lúc Kiều phải nhảy xuống sông Tiền Đường mới kết thúc. Đợt thứ nhất:Tài của Kiều trong đà thuận lợi, Thúy Kiều gặp Kim Trong, cái Mệnh chưa xuất hiện nhưng hình như cũng đã rình rập, phục sẵn trong cái cơ hội tốt đẹp ấy: “Khúc đâu Hán Sở chiến trường Nghe ra tiếng sắt, tiếng vàng chen nhau. Khúc đâu Tư Mã “Phương cầu” Nghe ra như oán như sầu phải chăng … Rằng hay thì thật là hay Nghe ra ngậm đắng nuột cay thế nào” Liền sau đó các Mệnh xuất hiện, bằng sự vu oan giá họa của tên bán tơ, Kiều phải tự bán mình chuộc cha. Cái Mệnh đã thắng bằng sự vu oan đánh lén. Mệnh thằng Tài, cái Tài chịu oan nhưng không chịu nhục, Thúy Kiều hành động chưa có chỗ nào sai lầm. Đợt thứ hai: Cài Tài giúp Kiều gượng dậy gặp Thúc Sinh, cái Mệnh xuất hiện qua mưu mô của Hoạn Thư xảo quyệt mà già dặn, công khai, trực diện đánh gục cài Tài. Cài Tài bị cầm tù, không kêu oan được, Thúy Kiều lần này không phải không có lỗi: “Cùng trong một tiếng tơ đồng Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm” Đợt thứ ba: Cài Tài giúp Kiều vượt qua trỗi dậy vinh quang hiển hách, gặp Từ Hải. Nhưng cái Mệnh cũng đã đến ngay bằng sự tráo trở của Hồ Tôn Hiến và lần này chính Kiều đã phạm sai lầm, cái Tài đã nối giáo cho giặc để Kiều phải chuốc lấy tai vạ đến nỗi Từ Hải phải chết đứng. Cái Tài sa cơ, bị điểm nhục, tuyệt vọng: “Một cung gió thảm mưa sầu Bốn dây rõ máu năm đầu ngón tay” Đợt thứ tư: Trong cuộc xung đột giữa Tài và Mệnh, Kiều “Có Tài mà cậy chi Tài Chữ Tài liền với chữ tai một vần”. Gieo mình xuống sông Tiền Đường, Kiều một lần cuối cùng quyết thoát khỏi Định Đệnh và “nhận định” đã “thắng thiên”. Sức người đã đổi được Mệnh Trời. Nhưng không phải nhờ cái Tài mà bằng cái Tâm (Đó là lời giải độc đóa của Nguyễn Du): “Khúc đâu đầm ấm dương hòa Ấy là hồ điệp hay là Trang Sinh. Khúc đâu êm ái xuân tình, Ấy hồn thục đế hay mình đỗ quyên … Xưa sao sầu thảm nay sao vui vầy? Tẻ vui bởi tại lòng này Hay là khổ nặng đến ngày cam lai?” Tư tưởng “Trời-Người cảm ứng”, tư tưởng định mệnh tồn tại dai dẳng như thế, do nền khoa học phát triển chậm, do chế độ quân chủ chuyên chế, ra sức duy trì nó. Người dân chất phác tin vào Trời, cầu mong ở trời, tin là có Mệnh Trời, vì họ bất lực trước số phận. Khi gặp các biên cố trong giới tự nhiên, biến cố trong xã hội , sự thay vua đổi chúa. Họ không hiểu nguyên nhân và bất lực thì bèn cho đó là “ý Trời đã định, số Trời là vậy” để tự an ủi. Người có học, kẻ thống trị thì vừa tin là có Mệnh Trời vừa có ý thức lợi dụng Mệnh Trời để sai khiến người dân. b. Luân thường: Luân thường là một học thuyết luân lý chính trị quan trọng trong bậc nhất của Nho giáo, bao gồm Ngũ luân và Ngũ thường b1. Ngũ luân Đây là năm mối quan hệ cơ bản giữa ngưới với người trong xã hội phong kiến: Quân-Thần; Phu-Tử; Phu-Phụ; Huynh-Đệ; Bằng-Hữu + Quân-Thần: bàn vế quan hệ Vua-tôi, nới rộng ra là quan hệ cấp trên và cấp dưới trong chính quyền phong kiến. Đó là mối quan hệ chính trị-xã hội trên-dưới. Nội dung của luân này phần lớn được quy định rõ trong kinh sách Nho giáo được xây dựng thành thể chế, có hình pháp bảo vệ và công luận, dư luận ủng hộ. Thường được diễn đạt bằng công thức: “Quân nhân thần trung” và được đặc trưng bằng chữ Trung. Và theo Khổng Tử, Trung có nghĩa là “Kỷ dục lập nhi lập nhân. Kỷ dục đạt nhi đạt nhân”-Một lòng một dạ, hết lòng hết sức phụng sự bề trên. Vua chư hầu trung với Thiên tử, thần dân trung với Vua, tớ trung với chủ…Nhưng nếu vua bạo ngược, hôn ám quá mức thì sao? Bề tôi có thể “Điếu phạt” trừ kẻ bạo ngược. Như Vũ Vương phạm Trụ, Thành Thang diệt Kiệt (Theo Mạnh Tử, Kiệt và Trụ là những tên tàn bạo, không phải là vua, vũ vương Thành Thang không giết vua mà đã giết những tên tàn bạo hôn ám) Như thế là nhà Nho đã khéo léo mở ra một lối thoát nhỏ cho lý luận lịch sử, khi thật cần thiết. Tuy nhiên trong lịch sử lâu dài của xã hội phong kiến, nhà Nho ít khi phát biểu các tư tưởng “điếu phạt” ấy, họ chỉ tán tụng cái tinh thần tận trung, ngu trung. Ngay ở Việt Nam cũng có những nhà Nho ngu trung. Ví dụ Trần Danh Hán, Lý Trần Quán. Dưới chế độ quân chủ chuyên chế, tội bất trung là tội lớn nhất, ai phạm tội ấy, hoặc có khi chỉ bị nghi ngờ, là có thể bị tru di tam tộc (Chẳng hạn Trần Nguyên Hãn đời Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi đời Lê Thái Tông, Nguyễn Văn Thành đời Gia Long…) hoặc ở Trung Quốc thì có Hàn Tính đời Hán, Hàn Phi đời Tần… + Phụ-Tử: Đây là quan hệ cha-con, nói rộng ra là mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ, con cái. Nói chung đó là mối quan hệ gia đình, huyết thống, thế hệ trước-sau, trên-dưới. Nội dung của luân có ghi trong kinh sách nhưng chủ yếu do người ta tự giác thực hiện được dư luận, công luận bảo vệ cũng có trường hợp được đưa ra nghị luận ở triều đình, công sở Thường diễn đạt bằng công thức: Phu từ tử hiếu Đặc trưng bằng chữ: Hiếu Chữ Hiếu quy định rằng con cháu phải phụng sự cha mẹ, ông bà, sớm thăm viếng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, làm cho cha mẹ vinh hiển không làm cho cha mẹ mang nhục, phải giữ cái chí của cha, tuyệt đối phục tùng cha mẹ, giữ nề nếp gia đình, gia phong, phải giữ gìn cái thân thể hình hài của mình, vì đó là một phần máu huyết của cha mẹ để lại, phải có con cái để nối dõi, phải thờ cúng tổ tiên ông bà, cha mẹ sau khi đã chết. Khổng Tử đã từng dạy cho học trò: “Cha mẹ còn, chưa được đi xa” Nho giáo lấy gia đình làm trung tâm, mở rộng ra nữa là thiên hạ, do đó chữ hiếu rất quan trọng. Có hiếu mới có trung, người bất hiếu với cha mà trung thành với vua là không thể có được. Thời Khổng-Mạnh chữ hiếu và chữ trung đã được đề cao, nhưng chưa có chủ trương ngu hiếu, ngu trung từ đời Hán về sau tệ ngu hiếu ngu trung mới được phát triển. Khổng Tử nói về chữ hiếu chữ trung như sau: “Ai Công nước Lỗ ba lần hỏi Khổng Tử:“Con theo mệnh cha là hiếu không? Tôi theo mệnh vua có phải là trung không? Cả ba lần Khổng Tử đều không đáp. Sau đó Khổng Tử đem chuyện ấy nói lại với Tử Cống và hỏi Tử Cống nghĩ thế nào. Tử Cống đáp: “Con theo mệnh cha là hiếu, tôi theo mệnh vua là trung còn nghi ngờ gì nữa?”. Khổng tử nói “Anh không hiểu gì hết. Con theo mệnh cha đâu đã là hiếu, tôi theo mệnh vua đâu phải là trung: Chỉ khi nào…” Ở Việt Nam đạo hiếu cũng được đặc biệt coi trọng. Lục Vân Tiên sắp vào trường thi, được tin là mẹ chết bèn bỏ thi trở về, khóc lóc thương xót đến mù cả hai mắt. (chính Nguyễn Đình Chiểu tác giả Lục Vân Tiên cũng vậy: năm 1848 ông từ Gia Định ra kinh đô để chờ khoa thi hội, nhưng sắp thi thì được tin mẹ mất, ông trở về chịu tang, thương khóc mẹ và đường sá gian nan vất vả, ông bị bệnh mù cả hai mắt) -Kim Trong khi được tin cha gọi về hộ tang chú, đã từ giã Thúy Kiều lên đường về ngay. Thúy Kiều càng tỏ ra hiếu thuận: “Dù khi lá thắm chỉ hồng Nên chăng cũng bởi tại lòng mẹ cha” Và quả là Kiều “nặng vì hiếu, nhẹ vì tình”, nên đã “bán mình chuộc cha”. +Phu-Phụ: Luân này bàn về mối quan hệ giữa chồng với vợ (các loại thê thiếp) đấy là mối quan hệ gia đình, không huyết thống, cùng thế hệ. Nhà nho rất coi trong mối quan hệ này, xem đó là đầu mối của mối quan hệ gia đình. Kinh sách nói nhiều về mối quan hệ này. Sự thực hiện luân này chủ yếu dựa vào quyền lực của người đàn ông gia trưởng, không hoàn toàn tự giác thường xảy ra mối bất hòa trong gia đình, được công luận và dự luận bảo vệ, và đôi khi được cả pháp lý can thiệp. Diễn đạt bằng công thức :“Phụ nghĩa phụ thính” Đặc trưng bằng chữ : Tiết-Nghĩa “Tiết” là cái đức của người vợ đối với chồng, “nghĩa” là cái đức của chồng đối với vợ. Luân này có nhiều quy định cụ thể: Phu xướng phụ tùy tam tòng tứ đức… Đây là một trong những luân phi nhân bản nhất, bất công nhất. Người đời phản đối dạo đức Nho giáo, thường trước tiênm nhằm vào luân này đặc biệt là trong thơ văn + Huynh-Đệ: Luân này bàn về mối quan hệ anh-em và nói rộng ra là mối quan hệ anh-chị-em trong gia đình, gia tộc. Đó là mối quan hệ gia đình huyết thống cùng thế hệ. Các quy định của luân này chủ yếu do người ta tự giác thực hiện được dư luận và xã hội bảo vệ. Diễn đạt bằng công thức: Huynh lương đệ đễ. Đặc trưng bằng chữ : Đễ, chữ Đễ chỉ về kính, thuận. Tô Hoài trong Dế Mèn phiêu lưu ký có một đoạn thú vị nói về tư tưởng của cái luân này như sau: Trong chuyến đi xa, về thăm mẹ và anh em, Dế Mèn đến thăm nhà anh hai trước rồi mới đến thăm anh trưởng. Thế là “Trong thấy em, mặt anh trưởng cứ lạnh như đá”. “Anh tôi nói mát: “Chả dám! Chú còn nhớ phép lịch sự đến thăm anh. Xin chả dám, tôi đáp: -Thưa anh, đi đâu thì em vẫn nhớ anh em ta cùng lứa mẹ sinh ra. Anh cười nhạt: -Hừ, chú bảo chú nhớ anh mà chú lại vào nhà thằng hai trước khi đến đây, thế thì phỏng thử chú coi gia giáo nhà ta là cài gì, đuôi lộn lên đầu hử?. -Thưa anh, em cũng biết thế, nhưng vì anh hai đau yếu, lại tiện em đi qua nhà, thấy nên mới vào thăm anh trước.” Tôn ti, thứ bậc của xã hội phong kiến đến mức như vậy đó. +Bằng-Hữu: Luân này bàn về quan hệ bạn bè, quan hệ giao tiếp tự nguyện, tự chọn. Đó là mối quan hệ xã hội, cùng thế hệ. Đặc trưng bằng chữ: thành, chữ tín. Chủ yếu do tự nguyện thực hiện và được dư luận xã hội bình phẩm. Tăng Tử nói: “Quân tử lấy văn mà họp bạn, lấy bạn giúp mình làm điều nhân là nền tảng vững chắc cho sự kết bạn” Nguyễn Đức Đạt (một nhà Nho, một nhà giáo, quê Nghệ Tỉnh rất nổi tiếng thế kỷ XIX) trong Nam Sơn tùng thoại có đoạn vấn đáp độc đáo: “Hỏi: Thầy, bạn ai hơn? Đáp: Bạn hơn. Hỏi: Đạo làm bạn thế nào? Đáp: Có bạn mới có đủ công dụng ngũ luân…” Như vậy thầy đã cần mà bạn còn cần hơn. Đồng chí Phạm Văn Đồng có lần cũng đã nói: “Quan hệ thầy-trò là quan hệ bạn bè” Trong văn cổ của ta có những tình bạn tuyệt đẹp: -Họ Trần, họ Mai trong Nhị độ mai -Vân Tiên, Tử Trực, Hớn Minh trong Lục Vân Tiên -Lưu Bình, Dương Lễ trong chuyện cùng tên Trong văn học Trung Quốc cũng vậy, có: -Chuyện “Đào viên kết nghĩa” Lưu Bị-Quan Công-Trương Phi kết nghĩa anh em , sống chết có nhau. -Bá Nha-Tử Kỳ , đôi bạn tri âm. Trong văn học cổ Việt Nam, nhiều mối tình được xây dựng trên cơ sở tình bạn cao cả, cho nên có những biểu hiện của tư tưởng bình đẳng, kính trọng lẫn nhau, hiếm có trong các nên văn học khác. -Kim Trong với Thúy Kiều: “Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?” -Thúy Kiều thì: “Thưa rằng: Tiện kỷ sá chi, Đã lòng dạy đến, dạy thì phải vâng” -Kim TRọng: “Vội vàng sinh đã tay nâng ngang mày” (vừa kính trọng, vừa trang nhã bình đẳng) -Kiều Nguyệt Nga với Lục Văn Tiên: “Trước xe quân tử hãy ngồi Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa” Đến cuối truyện khi Lục Vân Tiên đã đỗ trạng nguyên: “Vân Tiên vội vã xuống quỳ vòng tay Thưa rằng: may gặp nàng đây Xin đền ba lạy sẽ bày nguồn cơn” Người Việt Nam có đủ thứ tình bạn tri âm, tri kỷ, bạn thơ, bạn rượu, bạn buôn, bạn hàng, bạn cờ, bạn đường, bạn trăm năm, bạn tâm giao, bạn học, bạn đồng môn, đồng nghiệp, bạn nối khố… Tóm lại: Nho giáo đã khái quát các mối quan hệ xã hội vô cùng phức tạp thành năm loại quan hệ và sắp xếp theo thứ tự trên đây. Các mối quan hệ này bổ sung choi nhau để bao quát hết mọi mặt cơ bản của cuộc sống thực hiện đầy đủ ngũ luân tức là đạt đạo, làm trái ngũ luân là trái đạo. Vị trí, tầm quan trọng của ngũ luân không ngang nhau. Nếu cần thu gọn lại thì nhà Nho đưa ra khái niệm tam cương: Quân thần; Phụ-tử; hu-phụ. Nếu cần rút gọn lại nữa thì nhà Nho có đạo Quân-Thần (hay là Trung-Hiếu). Nói gọn lại nữa thì còn một chữ Trung Thực chất các chữ Hiếu, Tiết, Nghĩa, Tín cũng là Trung cho nên có thể nối chung quy lại đạo Nho là đạo Trung (đạo Trung thứ gần với đạo nhân-theo lời Khổng tử, tăng Tử cũng giải thích: “Đạo của phu tử chỉ là Trung thứ mà thôi vậy”-Luận ngữ) Trung và Hiếu là hai phẩm chất cơ bản mà luân lý chính trị Nho giáo đòi hỏi nghiêm khắc nhất. Đó là tiêu chuẩn chủ yếu dùng để đánh giá con người. Ở Việt Nam, đạo quân thần cũng đặc biệt được coi trọng, tất nhiên nội dung chữ Trung, chữ Hiếu không hoàn toàn giống như cách hiểu của nho giáo Trung Quốc. Nguyễn Công Trứ nói thẳng: Không Quân-Thần-Phụ-Tử đách ra người”. Còn đến như Cao Bá Quát cũng không thoát khỏi đạo quân thần: Tương truyền có lần Cao Bá Quát đến thăm Nguyễn Văn Siêu, thấy nhà bạn có treo câu đối: “Thần khả báo quân ân, tử đương thừa phụ đạo” . Ông bảo nên sửa lại. Siêu cười bảo tại sao. Quát đáp: “Sao lại để thần tử lên trên quân phụ” và sửa lại: “Quân ân thần khả bảo, phụ đạo tử đương thừa” Những nhà nho yêu nước, tiến bộ tuy cũng dùng đến chữ Trung, chữ Hiếu… nhưng nội dung ý nghĩa được cải biến nhiều như Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Đình Chiểu… đã hiểu và vận dụng chữ Trung, chữ Hiếu một cách sáng tạo, phù hợp với yếu cầu và truyền thống văn hóa, lịch sử Việt Nam, có ý nghĩa tiến bộ hơn hẳn nội dung vốn có của chữ đó. Thuyết ngũ luân của Nho giáo là một học thuyết luân lý-chính trị phản ánh tập trung nhất quan điểm lập trường của giai cấp thống trị phong kiến. Trừ luân thứ năm, còn bốn luân đều đứng trên lập trường của giai cấp thống trị, bênh vực cho bề trên, trọng nam kinh nữ, bất công áp chế, nặng tư tưởng tôn ti thứ bậc. Nhiều quy định khắt khe, ràng buộc con người quá đáng, làm cho con người không được tự do để suy nghĩ, lựa chọn trong hành vi, phải hành động theo những quy định có sẵn từ thời nào, trong đó phi lý nhất phải kể đến luân thứ 3: Phu-Phụ. Có điều cần lưu ý là sức mạnh nào điều khiển người ta tuân theo hàng ngàn quy định bất công đó. Nhà nho chủ yếu không phải dựa vào sức mạnh của luật pháp cũng không phải sức mạnh của kinh tế, của lòng tin tôn giáo mà chủ yếu là sức mạnh của công luận dư luận xã hội. Khi xã hội đã tạo được công luận dư luận và tập quán, tập tục thì con người hậu thế rất khó đấu tranh để được thoát khỏi những quy định đó. Xét về mặt hình thức: thì các luân đều có yêu cầu đối với cả hai phía nhưng thực chất là ưu tiên cho một phía và kiềm chế ràng buộc phía kia. Đối với Vua-Cha-Chồng-Anh nhà nho đã nêu ra các yêu cầu lỏng lẽo không xác định: Nhân-Từ-Nghĩa-Lương còn với bầy tôi vợ-con-em thì nhà Nho đưa ra những yêu cầu chặt chẽ, cụ thể: trung-hiếu-tiết-đễ. Nội dung của các luân được kinh sách ghi thành các quy định gọn như những công thức, những quy trình ứng xữ, những quy định ấy lại được nghi thức hóa gọi là lễ, cái lễ được nhà nước đem ra giáo hóa và thực hành cho mọi người gọi là lễ giáo rồi cuối cùng kết hợp với chính trị tạo thành cái mà nhà Nho gọi là nền chính-giáo. Học thuyết ngũ luân vô cùng phản động, bất công, nhưng do tính duy lý của hệ tư tưởng Nho học từng quy định cụ thể nói chung không quá phi lý, nó phản ánh phần nào nhu cầu thực tế của xã hội, có cái lý tồn tại của nó, do đó người ta có cảm giác có thể sống được trong cái lưới luân lý khắc nghiệt của ngũ luân. Đó cũng là một trong những lý do làm cho học thuyết ngũ luân tồn tại lâu dài đến như thế. Cả năm luân chủ yếu nói về quan hệ cá nhân và các nhân mà ít nói đến quan hệ giữa cá thể với cộng đồng nhất là với tổ quốc. Chỉ có luân thứ 5 là bình đẳng có nhiều điều kiện tốt đẹp. b2. Ngũ thường: Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín Ngũ đức là năm cái đức vốn có, hằng thường của con người. Ngũ thường là năm cái tính cần thiết của con người, nó không những là tính cách riêng của mỗi người mà còn là tính chung của Trời-Đất phúc cho người ta. Theo Mệnh Tử, người ta sinh ra ai cũng có mầm mống của nhân-nghĩa-lễ-trí, ông gọi là tứ đoạn biết thương xót là đầu mỗi nhân, biết phân biệt tốt xấu là đầu mối nghĩa, biết sỉ nhục là đầu mối của lễ, biết đúng sai là đầu mối của trí. Cái mà trời phú cho con người ta gọi là tính. Tính ấy thiện, tính biểu hiện ra ở mỗi người cụ thể và trong những việc làm cụ thể thì gọi là tâm. Nói theo chữ tính là “đạo”. Trau dồi cho “đạo” gọi là “giáo” (Mạnh Tử chủ trương tính “thiện”; Tuân Tử thì có chủ trương tính “ác”. Tính là thiện, nhưng trong xã hội không phải ai cũng thiện. Sở dĩ như vậy là do người ta tập nhiễm những cái ác trong cuộc sống, cái tâm tính của người ta bị vật dục che lấp, bởi vậy cái đạo học của Nho gia không ngoài việc “tìm lại cái tâm đã mất” (Mạnh T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận triết học_chương trình cao học- Nho giáo trong văn học Việt nam.doc
Tài liệu liên quan