Tiểu luận Đặc điểm phát triển phê bình và nghiên cứu lý học trên mạng

 

MỤC LỤC

TRANG

LỜI NÓI ĐẦU

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC MẠNG .

I. Các tác giả trên văn học mạng .

II. Khái quát nội dung văn học mạng

Phần 2: SỰ PHÁT TRIỂN PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC MẠNG

I. Nhà phê bình văn học mạng .

1. Họ là ai .

2. Nguyên nhân họ có sự quan tâm đến văn học mạng .

II. Nội dung chính của sự nghiên cứu, lí luận văn học mạng

1. Nhận xét về những cây bút trẻ hiện nay trên văn học mạng

2. Các nhà phê bình chuyên nghiệp .

3. Các nhà phê bình không chuyên .

4. Xu hướng phát triển của phê bình văn học mạng .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đặc điểm phát triển phê bình và nghiên cứu lý học trên mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử (Trang Hạ) chính là những trải nghiệm quý báu của cô về những năm tháng sống ở Đài Loan học tập và tiếp xúc, mới được độc giả coi như “tạm chấp nhận”. Về mảng đề tài cuối cùng, đó là một đề tài nghe có vẻ như đã thu hút được một lượng độc giả nhất định đó là trinh thám và kinh dị. Năm 2009, sự xuất hiện tiểu thuyết trinh thám - kinh dị “Trại Hoa Đỏ” dày hơn 500 trang của Di Li được chú ý. Rất nhiều ý kiến đánh giá cao khả năng viết nhanh, lao vào một dòng văn sắp có nguy cơ “tiệt chủng” ở Việt Nam. Di Li được coi là nhà văn Việt Nam đầu tiên đặt bút viết về thể loại tiểu thuyết trinh thám kết hợp kinh dị. Hay có nhà văn trẻ Phan Hồn Nhiên rất “được lòng” các độc giả tuổi teen khi xuất bản một series truyện theo thể loại fantasy (một thể loại truyện kì ảo tưởng tượng) như Những đôi mắt lạnh, The Joker, Chuỗi hạt Azoth…Nội dung đi sâu vào vấn đề tình bạn, tình yêu ẩn đằng sau mỗi con chữ qua những trang văn vừa rùng mình lại thoáng chút hồi hộp. Phần 2: SỰ PHÁT TRIỂN PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC MẠNG šª› NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC MẠNG Họ là ai: Khi nói đến cụm từ “nhà phê bình văn học”, người ta sẽ thường nghĩ đến đó là những người chuyên đi bình luận, bình phẩm các tác phẩm văn học trong nước và nước ngoài thông qua trang viết thường niên, và đó là những người có cái nhìn tổng thể rất rộng và lời văn sắc bén. Nhưng đối với văn chương trên mạng, các nhà phê bình văn học bỗng trở thành mới mẻ bởi sự phát triển của dòng văn học này chứ đủ lâu để tồn tại các chức danh riêng cho “nhà phê bình”. Nhưng ta hãy cứ định nghĩa “nhà phê bình văn học” rồi từ đó sẽ hiểu về “nhà phê bình văn học mạng”, tuy rằng có thể chưa được đầy đủ cho lắm. Bằng cách thông qua câu chuyện hài hước về một câu hỏi tưởng chừng như ngây ngô của đứa trẻ khi hỏi bố nó về định nghĩa một nhà phê bình văn học, ta chợt giật mình : “Ừ nhỉ, một cách đơn giản như vậy thôi sao, thật trẻ con!”. Đây là câu chuyện đã từng gây nhiều tranh cãi trong giới phê bình về nội dung lạ thường của nó… Chân dung tác giả của câu chuyện biếm gây dư luận một thời Bé Chích Chòe (*) học lớp hai. Ba của Bé Chích Chòe đang đọc báo. Bé sà vào ôm cổ Ba và ghé mắt đọc ké. Mới lẩm bẩm vài chữ, Bé hỏi Ba:   + NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC là gì hở Ba ?   - Ờ ờ …  + Là… Ờ Ờ hả Ba ?  - Không. Ba đang tìm cách trả lời cho con dễ hiểu. Ba kể chuyện này xong, con sẽ hiểu Nhà Phê Bình Văn học là gì. Chuyện vui ở quê mình thời đánh Mỹ.   Các chú bộ đội đóng quân trong một nhà dân. Các chú đang ăn cơm chiều. Một bạn bằng tuổi con đang chơi với em còn nhỏ. Bổng nhiên bạn ấy gọi:  + Mạ ơi em ẻ !   - Đừng ỏm để mấy chú ăn con ! Mẹ bạn ấy trả lời.  Nghĩa là Mẹ của bạn ấy muốn nói: “Suỵt ! Các chú đang ăn cơm. Đừng gọi ầm lên như rứa mà làm các chú ăn cơm mất ngon”.   Chỉ đơn giản thế thôi. Nhưng một chú trong bàn ăn nghe thế thì làm toáng lên. Chú ấy nghĩ là Mẹ của bạn nhỏ ấy “chơi xỏ” các chú ấy bằng câu nói “đừng ỏm để mấy chú ăn”. Rồi chú ấy nói là Mẹ của bạn ấy thiếu văn hóa, mất lịch sự, quê mùa. Chú ấy nói “trời đánh còn tránh bữa ăn” là. Vân vân và vân vân. Đó, “Nhà Phê bình văn học” là thế con ạ.   + A ! Con hiểu rồi. Hôm qua con nghe Ba nói với Mẹ: “chuyện bé xé ra to”. Nhà Phê bình văn học là người hay “xé chuyện nhỏ thành chuyện to”. Đúng không Ba ?   - Ừ. Gần đúng như thế !   + Sao lại “gần đúng” hở Ba ? Ba vừa kể sự tích ra đời của Nhà Phê bình văn học mà ? Thế, sau đó Mẹ bạn ấy có giải thích cho chú ấy hiểu không?   - Không. “Gần đúng” là không hoàn toàn đúng y như rứa. Cô ấy không để ý vì còn bận công việc.   Mà chú ấy cũng chỉ nói trong mâm cơm thôi. Cũng có chú hiểu ý của Mẹ bạn đó và giải thích cho chú ấy. Chú khác thì bênh ý kiến chú kia. Rồi có chú bảo vệ ý kiến chú này. Thế là các chú cãi nhau ỏm tỏi cho đến hết buổi tối.    + Sao thế nhỉ ? Các chú ấy phức tạp nhỉ? Như vậy,… chuyện bé tí mà xé ra to thế thì gọi là gì hở Ba?   - Gọi là “diễn đàn văn học” con ạ!   + A ! Con hiểu rồi. Chuyện không có gì mà “cãi nhau ỏm tỏi” gọi là DIỄN ĐÀN VĂN HỌC.   -Thế,… giờ ra chơi thỉnh thoảng con và các bạn chia hai phe cãi nhau ỏm tỏi, có gọi là “diễn đàn văn học” được không ạ ?   - Có thể. Nhưng tụi con còn nhỏ nên người ta gọi là “diễn đàn chí chóe” của con nít. Hôm sau ngủ dậy quên hết chuyện cũ và đến lớp lại chơi với nhau. Nhà Phê bình văn học họ không như tụi con. Họ học nhiều, đọc nhiều nên họ nhớ dai và không chịu thua nên cứ cãi nhau hoài. Họ cãi nhau các hội nghị chưa xong họ đưa lên báo, lên mạng cãi tiếp.   ….. + Sao người lớn phức tạp thế hở Ba ?   - Không phức tạp không phải là người lớn con ạ. Người lớn sợ gọi nhau là “đứa con nít nhiều tuổi”.   …. + Thế ngày nào các bạn con cũng cãi nhau thì sau này có trở thành “Nhà Phê bình văn học”, không Ba ?  - Không chắc. Nhưng có thể trở thành… thầy cãi. Là Luật sư đó. Thôi, con đi chơi đi. Ba không muốn con trở thành Nhà Triết học sớm quá !  + Luật sư là thầy cãi. Thế Nhà triết học là gì ạ ?   - Thôi ! Thôi để Ba đọc đã. Hôm sau ba trả lời. OK? Đi chơi đi…   Chú thích (*): Bé Chích Chòe là tên biếm họa, không phải là nhân vật thật Đọc xong câu chuyện này, chắc hẳn ai cũng phải phì cười vì độ hài hước của nó. Một nhà phê bình văn học lại đem so sánh với thầy…cãi (luật sư) và là một người chuyên đem “chuyện bé xé ra to”. Thế nhưng khi nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc, ta có thể tổng kết rằng: những nhà phê bình văn học là những người đang ngồi trên một bàn tròn văn học để cùng bình luận, phân tích các khía cạnh khác nhau của một tác phẩm hay nhiều tác phẩm văn học. Mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau, một nhận định khác nhau, có thể đôi lúc gây ra những bất đồng quan điểm hay đồng thuận thì nó cũng trở thành một DIỄN ĐÀN VĂN HỌC. Các nhà phê bình văn học mạng cũng vậy. Họ cũng bình luận, bình bàn các tác phẩm, mổ xẻ các con chữ, các tầng ý nghĩa mà nhà văn muốn nhắn gửi. Họ khác các nhà phê bình giấy ở chỗ là họ sử dụng Internet làm công cụ trực tiếp cho các bài bình luận của mình. Họ thường là những người còn rất trẻ (Trần Ngọc Hiếu, Cao Việt Dũng, Trang Hạ, Nhà văn Ngô Thảo, Inrasara, các nhà xuất bản…) nhưng những lời bình của họ về văn học mạng vẫn có những ý kiến khá sắc nét. Nguyên nhân họ có sự quan tâm đến văn học mạng: Văn học mạng mang đến hơi thở của cuộc sống hiện đại. Đó có thể là những vấn đề khá mới mẻ mà các tác phẩm trước đây của nền văn học viết chưa đề cập tới nhiều. Đôi khi đơn giản chỉ là những cảm xúc rất riêng của cá nhân tác giả. Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới Internet đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của văn học mạng trong những năm gần đây. Các tác phẩm trên mạng được đăng tải trên các diễn đàn văn học hay những blog cá nhân, thu hút sự quan tâm của nhiều cư dân mạng. Việc gây được tiếng vang lớn trong lòng độc giả đã khiến cho các tác phẩm này trở thành đề tài mới mẻ cho giới phê bình nghiên cứu nhìn nhận và đánh giá, góp phần cho các tác phẩm ra đời sau này ngày càng hoàn thiện hơn. Đó chỉ là một trong nhều lí do mà khiến cho các nhà phê bình nghiên cứu quan tâm đến văn học mạng. Sự ra đời hàng loạt của các tác phẩm trên mạng khiến cho nền văn học mạng bị bão hòa, chưa tạo được điểm nhấn, bản sắc cho riêng mình. Các nhà nghiên cứu phê bình nên vào cuộc, đóng góp ý kiến của giới chuyên môn để các tác giả trẻ lựa chọn cho mình được con đường đi đúng đắn và phù hợp nhất. Cũng có thể mảnh đất màu mỡ này còn tiềm ẩn bao điều mới mẻ chưa được khám phá. Nó có những góc cạnh rất mới và rất riêng đòi hỏi người đọc phải tự suy ngẫm và nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nghiên cứu một tác phẩm để tìm thấy những giá trị quý báu mà tác giả muốn gửi gắm. Phê bình để làm nổi bật rõ những mặt mạnh và mặt yếu của một tác phẩm. Từ đó để góp phần cho các tác phẩm ra đời sau này ngày càng hoàn thiện hơn. Xã hội luôn không ngừng vận động và phát triển. Và văn học cũng không nằm ngoài quy luật đó. Văn học cũng chuyển mình đổi mới, tiếp thu những giá trị mới mẻ của cuộc sống hiện đại. Các nhà nghiên cứu phê bình chuyên môn hãy tìm cho mình một mảnh đất mới để kiếm tìm thêm những giá trị văn học đích thực, làm giàu có thêm truyền thống văn học lâu đời. NỘI DUNG CHÍNH CỦA SỰ NGHIÊN CỨU, LÍ LUẬN VĂN HỌC MẠNG Nhận xét về những cây bút trẻ hiện nay trên văn học mạng Một đặc điểm chung của những nhà văn trên mạng là họ dường như rất thích bộc lộ những quan điểm riêng và những suy nghĩ của mình về các sự việc trong cuộc sống. Một chiếc lá thu rơi cuối mùa, một ánh mắt đi ngang qua cũng đủ làm cho họ viết nên câu chuyện tình đậm chất cái tôi cá nhân. Nhưng tuy vậy, dường như mỗi người vẫn có một cái tôi riêng, một định kiến riêng về công việc viết văn trên mạng của mình. Tác giả Doãn Dũng nếu ngày trước rất thích gửi các truyện của mình lên báo tạp chí, bất kể bài hay hay không hay và lại rất ghét sự chờ đợi bài mình vì không thấy được đăng thì tác giả của Dị Bản (Keng) lại không ưa hình thức ấy. Cô đòi hỏi sự toàn vẹn trong con chữ, nhiều người nói tác phẩm của cô chỉ là sự phù phiếm nhưng nó lại chính là những gì bước ra từ cuộc sống thật của chính cô. Trang Hạ đi lên từ những trang bản dịch của Trung Quốc (Xin lỗi em chỉ là con đĩ, Mẹ điên…) và 4 triệu lượt người đọc trên blog đã chứng tỏ sức hút của các tác phẩm đến từ văn học mạng đã cuốn hút đến thế nào. Phan An với tự nhận mình là nhà lãng mạn quạnh quẽ đã tuyên bố không thích việc PR truyện của…chính mình, mà chỉ có thể PR cho truyện của người khác!. Nhưng dù anh có nhiều bạn bè cả trên mạng lẫn ngoài đời nhưng sao vẫn thấy quạnh quẽ bên đời!. Và một nhân vật khác cũng từng “làm mưa làm gío” không chỉ ở Việt Nam mà còn được dịch ra bản tiếng Anh và tặng kèm đĩa CD thì đấy chỉ có thể là Hà Kin với Chuyện tình New York thấm đẫm nước mắt biết bao độc giả trẻ. Chị có thể biến một dòng cảm xúc đời thường thành một sợi dây tình cảm nhẹ nhàng kéo độc giả đến với mình qua câu chuyện của một cô gái có ngọai hình đặc biệt với một chàng trai mang trong mình ba dòng máu Brazil - Phillipines - Nhật Bản. Giới trẻ “mê” giọng văn của chị cũng chỉ bởi chị thấu hiểu được tâm tư của chính những chuyện tình của người trẻ hiện nay, dệt nên bởi màu cảm xúc từ chính cái tôi cá nhân chị chứ không phải là một ai khác… Các nhà nghiên cứu, phê bình, lí luận văn học dành phần lớn những trang viết của mình vào các tác phẩm tiêu biểu trên mạng. Những bài viết đó thường hướng tới những cây bút trẻ như: Trang Hạ với bản dịch Xin lỗi, em chỉ là con đĩ của Tào Đình, Keng với Dị bản hay như Hà Kin với Chuyện tình New York, Trần Thu Trang với Phải lấy người như anh. Dưới góc nhìn của những nhà phê bình, các tác phẩm này mang nhiều màu sắc khác nhau của cuộc sống hiện đại, phản ánh những góc khuất, tâm tư tình cảm sâu lắng nhất của tâm hồn con người. Có những bài nhận xét đánh giá đồng tình nhưng bên cạnh đó cũng có những ý kiến cho rằng những khía cạnh mà tác phẩm đề cập tới còn quá mới mẻ và lạ lẫm, cách viết còn non, chưa để lại dấu ấn gì sâu sắc cả. Nhiều lúc câu chuyện mơ hồ, trừu tượng, mông lung một cách khó hiểu. Cách nhìn nhận, đánh giá và suy luận của mỗi người theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nhưng suy cho cùng, tất cả những điều đó góp phần làm cho nền văn học mạng ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa. Các nhà phê bình, nghiên cứu lí luận văn học mạng chuyên nghiệp Hiện nay mặc dù văn học mạng còn khá non trẻ và đang “loay hoay đi tìm chỗ đứng” trên diễn đàn văn học nhưng không vì thế mà thiếu đi những nhà phê bình chuyên nghiệp. Như đã nói ở phần trên, những nhà phê bình chuyên nghiệp cũng chỉ là một định nghĩa mang tầm khái quát và chưa rõ ràng. Nhưng một nền văn chương mới mẻ ra đời thì hẳn nhiên là không thể thiếu những luồng ý kiến trái chiều và bình phẩm về nó, tất nhiên trong đó không thiếu những người có chuyên môn cao và có óc thẩm định rõ ràng. Hiện tại ta có thể coi Trần Ngọc Hiếu, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Chí Hoan, Trang Hạ… là những nhà phê bình chuyên nghiệp như thế, xét theo một bình diện nổi bật nào đó của họ. Trần Ngọc Hiếu là một nhà phê bình khá nổi tiếng trên diễn đàn văn học mạng với những cái nhìn khách quan và nổi bật, thu hút được nhiều sự chú ý. Anh đã có một bài luận khá dài về “Nhận diện văn học Việt Nam”, trong đó có các nhận xét về văn học mạng như một hình thức văn hóa đặc thù, là một không gian mở, một hiện tượng giao tiếp đặc biệt, tác phẩm của công nghệ… Nếu các tác phẩm văn học mạng ăn khách ở Trung Quốc có vẻ như đa dạng hơn về thể tài (diễm tình, trinh thám, kiếm hiệp) thì các tiểu thuyết mạng “đình đám” ở Việt Nam về cơ bản chỉ đi theo một mạch. Những Phải lấy người như anh, Cock-tail cho tình yêu (Trần Thu Trang), Chuyện tình New York (Hà Kin), Tuyết đen (Giao Chi), nhìn chung, có thể xem như là sự tiếp nối của dòng văn học tình cảm chủ nghĩa, hay theo cách diễn đạt nôm na, nó đi theo mạch “sến” vốn luôn đậm đà trong văn nghệ Việt Nam. Có thể thấy những tác giả này khi viết dường như không đặt quá nhiều những mục tiêu nghiêm trọng. Họ kể chuyện một cách tự nhiên với lối viết biến thể từ nhật ký, đặc biệt là ở thể loại tản văn. Anh cũng nhận xét về đề tài đồng tính, một đề tài được văn học mạng khai thác mạnh, xuất hiện ở trong khá nhiều những tác phẩm ăn khách nhất, gây xôn xao nhất như Chuyện tình New York (Hà Kin), Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử (Trang Hạ), Dị bản (Keng)…- rằng có lẽ không nên chỉ nhìn nhận như một cách “tìm của lạ” để khơi gợi sự tò mò của công chúng. Văn học mạng không phải là lĩnh vực đầu tiên thể hiện hình tượng người đồng tính nhưng trước đó, để được hiện diện trong nghệ thuật đại chúng không phải như một hiện tượng bệnh hoạn, người đồng tính đa phần chỉ có thể len vào sân khấu hài kịch, trở thành nhân vật gây cười bằng cách phóng đại, cường điệu hóa sự lệch chuẩn của mình. PGS - TS Nguyễn Đăng Điệp - Phó Viện trưởng Viện Văn học đã trình bày quan điểm của mình về loại hình văn học mạng “đã tồn tại như một thực tế. Nó là loại hình văn học mới bên cạnh văn học truyền miệng và văn học viết vốn đã quá quen thuộc. Hiện nay có hai hướng gần như ngược nhau: thứ nhất, tập hợp các bài viết, sáng tác trên mạng rồi xuất bản (in); thứ hai, tung những tác phẩm đã in (giấy) lên mạng. Theo tôi, điều này có lợi cho người đọc vì lượng người truy cập internet hiện nay khá lớn, lại nhanh và rẻ. Tuy nhiên, công bằng mà nói, nhiều tác phẩm viết trên mạng chất lượng chưa cao, thậm chí, đó chỉ mới là những suy nghĩ thoáng qua, những cảm xúc của các bloger tìm cách chia sẻ tâm trạng của mình...Vì thế, nếu tìm trong văn học mạng những tác phẩm đạt chất lượng nghệ thuật cao thì rất khó. Nhưng rất có thể, khi tất cả mọi người cầm bút đều quen với internet, coi viết văn trên mạng là một thói quen và một niềm thích thú thì lúc ấy tình hình sẽ khác” Nguyễn đăng điệp Nguyễn Chí Hoan – nhà phê bình văn học với thường bị gắn với phong cách phê bình "rối rắm, khó hiểu" lại đưa ra nhận định về văn học trẻ ngày nay gắn liền với mạng Internet nhưng các sáng tác văn chương đưa lên không gian mạng không phải là “ảo”. Nếu có cái “ảo” nào đáng nói thì chính là những kỳ vọng rằng một “nền văn chương internet” sẽ có thể đảo lộn, thay mới hệ giá trị truyền thống của văn học. Tuy vậy ông cũng dự đoán tương lai “văn trẻ” sẽ đi vào khủng hoảng, trong đó có văn học mạng, bởi thường chỉ gặp một số những biểu hiện làm lạ trên mặt chữ, mà không thấy được các xúc cảm và cách suy nghĩ mới. Nguyễn Chí hoan Ngược lại với nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan, Trang Hạ đã khẳng định nền văn học này có sự tương tác rất cao với bạn đọc “Văn học mạng xuất hiện mà không cần ai công nhận. Nó tự xây dựng các tiêu chí cho nó. Nó buộc người đọc phải chấp nhận, thậm chí nó có ma lực hấp dẫn lớn tới mức, cuốn rất nhiều bạn đọc văn học mạng trở thành người viết văn học mạng, trong đó có tôi.” Cô cũng nêu lên quan điểm của mình khi được đặt câu hỏi: “Có phải văn học mạng luôn cần đến các chữ S (SEX, SHOCK) để thu hút người xem hay không?” một cách bình thản: “Văn học mạng nước ngoài đông người đọc nhất là truyện tình, có chút sex hoặc có chút nổi loạn…Vì thế, có clickview cao, tất nhiên không tránh được các yếu tố trên. Một so sánh …tiểu thuyết văn học mạng “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ” có hơn vạn lời bình, tranh luận của độc giả, còn tác phẩm kế bên là “Totem Sói” chỉ có 5 lời bình luận ngắn ngủn…câu view là thử thách bắt buộc một tác phẩm văn học mạng phải vượt qua, nếu không, nó sẽ trôi xuống thùng rác…không phải để khuyến khích các tác giả viết thiên về sex, câu khách, mà để các tác phẩm cạnh tranh và chịu thử thách trên mạng trước khi thành hình. Bên cạnh đó, cô nhận xét về các trang web về văn học Việt Nam như phongdiep.net, evan, lucbat.com... chưa phải là văn học mạng, bởi: “Nó không hề sản sinh ra bất kỳ tác phẩm văn học mạng nào…tác phẩm được gọi là văn học mạng khi được sáng tác từng phần trên mạng, quan trọng hơn, phải được độc giả tham gia vào quá trình sáng tác, thậm chí thay đổi cả kết cấu và nội dung, cả văn phong của tác phẩm, ở đó, nhà văn xây dựng được nhóm công chúng của riêng mình, nhận những phản hồi từ độc giả để thay đổi tác phẩm của mình”. Trang hạ Các nhà phê bình chuyên nghiệp – tất nhiên mỗi người sẽ có cái nhìn khác nhau về văn học mạng, có kẻ khen, người chê nhưng chính những ý kiến tham gia của họ mới giúp cho nền văn học mạng nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả. Một nền văn học mới ra đời không chỉ là một vật phẩm để trưng bày mà còn phải nhận nhiều ý kiến khác nhau để giúp mình thêm hoàn thiện và có được chỗ đứng trên văn đàn Việt Nam. Các nhà phê bình, nghiên cứu lí luận văn học mạng không chuyên Diễn đàn văn học mạng không chỉ là nơi để những cây bút trẻ tự khẳng định giá trị của bản thân mà nó còn là nơi thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả, giới phê bình và nhà xuất bản. Có những nhà phê bình, nghiên cứu mà tên tuổi họ đã được khẳng định qua những cống hiến, đóng góp cho nền văn học mạng ngày một phát triển mạnh mẽ hơn. Nhưng bên cạnh đó còn những tên tuổi chưa được công chúng biết đến, cho dù những đóng góp của họ hết sức to lớn. Những bài nhận xét, đánh giá tuy chưa thật sắc sảo nhưng cũng ít nhiều để lại một chút dấu ấn gì đó. Họ có thể chưa được gọi là nhà phê bình hay nghiên cứu nhưng những đóng góp của họ trong lĩnh vực phê bình, nghiên cứu thì không thể phủ nhận được. Những đối tượng này làm việc ở nhiều nghành nghề khác nhau, đó có thể là: người làm trong ngành xuất bản, nhà thơ, nhà báo... hay thậm chí chỉ là những người quan tâm đến văn học mạng. Ở họ quy tụ chung lại một điểm đó là yêu văn học và muốn đóng góp cho nền văn học mạng ngày một phát triển hơn nữa. Mặc dù không được đào tạo bài bản, song có lẽ chính nhờ điểm đó mà góc nhìn đánh giá mỗi tác phẩm của họ lại trở nên phong phú hơn. Không bị gò bó bởi những quan điểm lí luận, cách nhìn nhận của mỗi người vì thế cũng có phần thoáng hơn. Họ nhìn nhận và đánh giá vấn đề dưới một góc nhìn mới mẻ nhất. Họ đem đến cho nền văn học sự trẻ trung và sự táo bạo. Phê bình, nghiên cứu và lí luận văn học là một công việc chẳng hề dễ dàng gì và không phải ai cũng có đủ năng lực để mà nhận xét về một tác phẩm. Họ phải là những người am hiều văn học, nắm vững đặc trưng của các loại hình nghệ thuật, và có một vốn kiến thức uyên thâm. Một tác phẩm phê bình, lí luận văn học chỉ thực sự đi vào lòng khán giả khi nó hội tụ đủ các yếu tố sau: tinh tế, sắc sảo, đầy lí luận góc cạnh thuyết phục người đọc. Không phải là những lí luận khô khan, cứng nhắc, phê bình cũng cần đến yếu tố văn học vì nó giúp cho bài văn thêm nhiều sắc màu, thu hút và lôi cuốn hơn. Có lẽ khi nhắc tới phê bình, nghiên cứu, lí luận văn học mạng, thường người ta chỉ nghĩ đến những tên tuổi lớn như là: Nguyễn Đăng Điệp, Trần Ngọc Hiếu, Phong Điệp... Đó quả là một thiếu sót lớn nếu chúng ta chưa quan tâm tới những nhận xét, đánh giá của những người khác nữa như: Lê Thiếu Nhơn (nhà thơ, nhà báo, thư kí tòa soạn tạp chí kiến thức gia đình), Nguyễn Đức Bình (giám đốc nhà xuất bản văn nghệ), Lê Thanh Huy (giám đốc công ty sách Bách Việt)... Lấy ví dụ như câu hỏi liệu những người viết văn trên mạng có thể được gọi là nhà văn hay không, ông Nguyễn Đức Bình – Giám đốc NXB Văn Nghệ nhận định : “Đối với những tác giả viết sách trên mạng hay mới in sách chưa định hình, chúng ta nên gọi chung là tác giả, như thế dễ được xã hội chấp nhận hơn”. Nhưng cũng có thể như ông Lê Thanh Huy – Giám đốc Công ty Sách Bách Việt nói: “Việc một người viết văn trên mạng được gọi hay tự xưng là nhà văn mạng cũng không quan trọng bằng việc độc giả và giới chuyên môn có coi họ là nhà văn hay không”. Họ cũng quan tâm tới sự phát triển của văn học mạng nên mới nhìn nhận các tác phẩm dưới con mắt của một nhà phê bình. Cũng xin trích đăng một cuộc trò chuyện giữa phóng viên và nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên về vấn đề tiếp nhận văn học mạng với thái độ sòng phẳng Nguyễn Vĩnh Nguyên "Một tác phẩm giá trị không cứ gì phải câu nệ vào việc người ta đánh giá nó qua nhãn mác, được đóng chuẩn “trong luồng” hay “ngoài luồng” mà phải thông qua giá trị của nó - phẩm chất đích thực của văn học" - nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên trò chuyện về văn chương trên mạng * Anh nhận xét gì về văn chương trên mạng? Tôi thấy xuất bản mạng khá hào hứng. Thời gian đầu, các địa chỉ website được những người viết trẻ chúng tôi chuyền tay nhau và cập nhật từng ngày, một phần vì hiếu kỳ, phần đáp ứng được “nhu cầu thực tế” là cần tự do, cởi mở trong giới thiệu tác phẩm, quan điểm văn học, cái mà cơ chế xuất bản (báo chí và sách) chính thống chưa đáp ứng được. * Độ tin cậy của văn bản trên báo giấy/sách in so với trên mạng? Tôi chưa từng tin vào văn chương trên mặt báo. Vì hiện nay cả nước có hơn 600 tờ báo, hầu hết đều có trang dành cho văn chương, nhưng người cầm bút trẻ, những người say mê thể nghiệm vẫn chưa có đất để giới thiệu sáng tác của mình đến bạn đọc. Nếu có xuất hiện trên báo thì tác phẩm của họ cũng được mài giũa, cắt xén một cách... “đúng chủ trương”. Những nhà văn danh tiếng ngồi các ghế biên tập bây giờ thử hỏi mấy người chịu đọc, chịu học để tiếp nhận hay ủng hộ cái mới, cái “khác gu” với mình?  Gần đây, trong môi trường xuất bản, sự xuất hiện của nhiều công ty sách tư nhân khá mạnh tay, cộng với những cựa quậy về cơ chế in ấn, đang cho thấy những dấu hiệu khả quan trong việc xuất bản sách (cả văn học dịch lẫn văn học trong nước). Nhưng một khi sự cởi mở của môi trường xuất bản sách báo chính thống chưa đáp ứng được mong đợi thì tôi vẫn chọn văn chương trên mạng để đặt hy vọng. Hy vọng món “hàng độc” trong những ổ cứng của các nhà văn máu mê cách tân sẽ xuất hiện trên mạng trước khi nó được chấp nhận trong môi trường xuất bản chính/ truyền thống. * Anh gửi tác phẩm đến các trang web văn học hay báo giấy? Tại sao? Tôi nghĩ trước hết là sự tự do và sự chấp nhận tính phong phú, đa phong cách, đa chiều quan điểm, thể hiện khá rõ trên hầu hết trang web văn học mạng. Trước đây, khi văn học mạng mới xuất hiện, khuấy động môi trường viết và đọc, tôi cũng gởi cho vài trang web văn học mạng trong và ngoài nước. Sau này thì tôi... lười công bố hơn trước, cả báo lẫn mạng. Tôi thích để những tác phẩm riêng lẻ trong máy tính, khi thấy cần thì gom lại in thành những cuốn sách mới hoàn toàn.  * Anh có cho rằng văn chương trên mạng đang có những cây bút thực sự đáng chú ý nhưng nằm ngoài “vùng phủ sóng” của giới phê bình?  Tôi dám chắc là có. Vì tôi đã đọc họ, những nhóm viết, những cây bút rất đáng chú ý; tuy nhiên giới phê bình “chính thống” hoặc mang thiên kiến, mắc chứng chậm cảm, hoặc bị tê liệt bởi quan niệm, lý luận cũ kỹ, thiếu trang bị để tiếp nhận và sống chung với cái mới, thiếu can đảm nhìn nhận và bảo vệ cái mới; thiếu sự dự cảm và tiên đoán; hoặc có khi đơn giản chỉ là… không biết lên mạng để tìm đọc, nên không biết đến họ. Tuy nhiên, không có các nhà phê bình, các tác giả đó vẫn làm công việc của họ là viết. Một tác phẩm hay đích thực không phải chỉ sống, được biết đến nhờ có sự quan tâm của các nhà phê bình. * Theo anh, những nhược điểm và mặt trái chủ yếu của văn học trên mạng, nếu có, là gì? Chính sự tự do vừa là mặt phải vừa là mặt trái của văn chương mạng. Mặt phải là, anh chấp nhận mọi nỗ lực tìm kiếm, không thiên kiến. Nhưng mặt trái là, khi chấp nhận tất cả, đồng thời anh cũng sẽ chấp nhận những thứ phế phẩm, những “đứa con tật nguyền”... Chính vì thế, ở góc độ bạn đọc, tôi luôn đọc và tiếp nhận văn học mạng với thái độ sòng phẳng, khá “lạnh đầu”, tiếp nhận những thứ cần cho mình và biết loại bỏ những gì không quan tâm. Không phải thứ gì trên những website văn học cũng là sáng tác văn học. * Theo anh, liệu có chăng một xu hướng coi văn học trên mạng là “không chính thống”, “ngoài luồng”, từ đó có một thái độ dè dặt, nghi kỵ đối với văn học trên mạng? Cấm và không cấm trong cơ chế chúng ta xưa nay đã làm nảy sinh bi kịch: tác phẩm chính thức và không chính thức, trong luồng và ngoài luồng... Nếu chúng ta chỉ loay hoay với những “nhãn mác” kiểu xã hội học như vậy thì có lẽ văn học Việt không lớn, không hội nhập nổi là chuyện dễ hiểu. Tôi thấy rõ ràng có sự phân biệt và nghi kỵ. Một tác phẩm giá trị không cứ gì phải câu nệ vào việc người ta đánh giá nó qua nhãn mác, được đóng chuẩn “trong luồng” hay “ngoài luồng” mà phải thông qua giá trị của nó - phẩm c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐặc điểm phát triển phê bình và nghiên cứu lý luận văn học trên mạng.doc