Tiểu luận Đặc trưng của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và thực trạng nền kinh tế nước ta

MỤC LỤC

 

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2

I. Vai trò của Nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2

1. Sự phát triển các quan điểm đường lối chủ trương của Đảng ta về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2

2.Các chủ trương chính sách lớn của Đảng, Nhà nước đối với việc xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3

3. Sự phát triển của các ngành kinh tế trong quá trình thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và chính sách của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế 5

II. Đặc trưng của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và thực trạng nền kinh tế nước ta 8

1. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 8

2. Thực trạng nền kinh tế nước ta 11

III. Một số giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước ta hiện nay 13

C. KẾT LUẬN 15

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .16

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7591 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đặc trưng của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và thực trạng nền kinh tế nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tảng của nền kinh tế quốc dân; kinh tế tư nhân kể cả kinh tế tư bản tư nhân là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Và thực tếđã chứng minh, ngày nay vai trò của nền kinh tế tư nhân đang và sẽ có xu hướng tăng lên vì lợi ích của đất nước và chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân trong mọi ngành nghề mà luật pháp không cấm kể cả kinh tế tư nhân qui mô lớn. Vấn đềđặt ra là phải có những chính sách và giải pháp tạo điều kiện để các thành phần kinh tế càng phát triển, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực vừa không làm mất động lực phát triển, vừa chủđộng khống chế phân hóa hai đầu, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa phải được thể hiện ngay trong sự vận động của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường nước ta. Vàđặc trưng của đổi mới tư duy kinh tếở nước ta có thểđược khẳng định khái quát như sau: + Từ tư duy hiện vật sang tư duy hàng hóa, tư duy thị trường. + Từ tư duy bao cấp ỷ lại, thụđộng sang tư duy chủđộng sáng tạo + Từ tư duy kinh tế "khép kín" sang tư duy mở, chủđộng hội nhập kinh tế + Từ tư duy đơn sở hữu, sang tư duy đa sở hữu, đa thành phần. + Từ không thừa nhận đến thừa nhận đa dạng hóa hình thức phối, kể cả phân phối theo vốn, tài sản. + Từ tư duy "Nhà nước làm tất cả, độc quyền" sang tư duy đa dạng hóa các chủ thể làm kinh tế, giảm độc quyền Nhà nước, xóa bỏđộc quyền doanh nghiệp. Việc Đảng, Nhà nước ta quyết định lựa chọn giải pháp "Thực hiện nền kinh tế thị trường - định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước là một quyết định đúng đắn. Đây là một bước đột phá lớn về nhận thức trong đổi mới tư duy của Đảng ta, nó làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, khẳng định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với các đặc điểm của dân tộc vàđịnh hướng XHCN là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Khẳng định mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Muốn vậy phải tập trung sức phát triển lực lượng sản xuất, giải phóng triệt để lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất phải phù hợp với tinh thần và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. 2.Các chủ trương chính sách lớn của Đảng, Nhà nước đối với việc xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trước khi đổi mới, khi chưa xác định phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta không thừa nhận sản xuất hàng hóa, cơ chế thị trường, chúng ta xe kế hoạch làđặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu, coi thị trường chỉ là công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quáđộ - lấy kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu - muốn nhanh chóng xóa bỏ sở hữu tư nhân và kinh tế, cá thể, tư nhân xây dựng nền kinh tế khép kín. Sau đổi mới xác định ở nước ta có 3 chếđộ sở hữu là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, từđó tạo thành nhiều hình thức sở hữu toàn thành phần kinh tếđan xen hỗn hợp xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Xác định ngày càng rõ hơn nội dung, vai trò chủđạo của kinh tế Nhà nước (thể hiện ở vai trò môi trường, điều kiện thúc đẩy và lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng vàđiều tiết nền kinh tế không nhất thiết phải có tỷ trọng lớn trong mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế. Đổi mới mạnh mẽ doanh nghiệp Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản Nhà nước. Khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh từng bước chuyển cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường cạnh tranh lành mạnh - hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường, tách quyền của chủ sở hữu và quyền quản lý, sử dụng, Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN thông qua luật pháp, kế hoạch, chính sách các công cụ kinh tế và lực lượng vật chất cần thiết mà Nhà nước nắm, có sự phân cấp ngày càng nhiều hơn để phát huy tính chủđộng sáng tạo của địa phương và cơ sở, xóa bỏ mọi hình thức bao cấp; hạn chế, kiểm soát và xóa bỏđộc quyền kinh doanh. Đối với quan điểm về thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng được thay đổi một cách cơ bản về nhận thức từ công nghiệp theo kiểu cũ khép kín, hướng nội, thiên về phát triển công nghiệp nặng chủ yếu dựavào lợi thế về lao động , tài nguyên đất đai và nguồn ngoại viện của các nước xã hội chủ nghĩa đi trước đã chuyển dần sang công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa trong một nền kinh tế mở, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ - gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với từng bước phát triển kinh tế tri thức. Từ chỗ xác định chủ lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa là Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước, đã khẳng định đó là sự nghiệp của toàn dân, của toàn xã hội mà mỗi thành phần kinh tếđồng thời huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ công nghiệp hóa, từ chỗ chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung của Nhà nước cơ chế thị trường lấy tiêu chuẩn trước hết làhiệu quả kinh tếđểđầu tư. Nhà nước có chính sách khuyến khích vàưu đãi cho một số ngành, lĩnh vực, địa bàn doanh nghiệp vừa và nhỏ và một số mục tiêu như xuất khẩu, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo… Cùng với việc đổi mới về nhận thức trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế ngày càng rõ ràng, cụ thể và hiệu quả hơn khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương dần hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua việc đưa chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường vào qui định trong hiến pháp năm 1992 và từng bước cụ thể hóa bằng các đạo luật, pháp lệnh. Đối với Luật doanh nghiệp quyền tự do kinh doanh được đưa vào Hiến pháp vàđược tổ chức thực hiện trong thực tế. Nhà nước đã ban hành nhiều luật, pháp lệnh như Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước và hàng năm có sửa đổi, bổ sung kịp thời vàđã tạo khung khổ pháp l ý ban đầu cho các yếu tố thị trường hình thành và vận hành từng bước đồng thời cũng tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng của Nhà nước quản lý nền kinh tế có hiệu quả, góp phần tích cực cho quá trình phát triển kinh tế thị trường trong suốt 20 năm qua. Nhà nước cũng đã từng bước tách chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế của các cơ quan Nhà nước chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước của Nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp - chuyển từ quản lý cụ thể các hoạt động can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, cơ chế chính sách và các công cụđiều tiết vĩ mô khác. 3. Sự phát triển của các ngành kinh tế trong quá trình thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và chính sách của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế Trên cơ sở nhận thức đúng đắn, đầy đủ về lý luận - sự chủđộng, sáng tạo trong lãnhđạo, điều hành có hiệu quả của Đảng, Nhànước ta về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Kinh tế nước ta đã có bước tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải tiến. Từ thực tế những năm đầu của thập kỷ 90 khi bước vào thực hiện chiến lược 10 năm (1991 - 2000) đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội nhờ triển khai mạnh mẽđường lối đổi mới toàn diện của Đảng đến năm 1995 hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1991- 1995) được hoàn thành vượt mức, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng, kinh tế xã hội đã tạo được công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ năm 1996 - 2000 tăng trưởng kinh tếđạt nhịp độ cao, tốc độ GDP bình quân của 10 năm (1991 - 2000) đạt 7,5% (năm 2000 so với năm 1990 GDP tăng hơn 2 lần). Trong năm (2001 - 2005) của nhiệm kỳĐại hội IX GDP tăng gần 7,5% - cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể. Nguồn lực phát triển trong các thành phần kinh tếđãđược huy động khá hơn. Nhiều lợi thế so sánh từng ngành cải thiện. Đối với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần Đảng, Nhà nước ta xác định trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủđạo. Để nâng cao vai trò chủđạo của kinh tế Nhà nước Đảng ta đã quan tâm lãnh đạo đổi mới cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp Nhà nước. Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 tạo khung khổ pháp lý có tác dụng giải phóng lực lượng sản xuất phục vụ cho việc sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước. Cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xóa bao cấp, thực hiện chếđộ công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đã tập trung chỉđạo sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước nhờ vậy mà các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn. Năm 2005 đóng góp 39% GDP, 50% tổng ngân sách Nhà nước. Cùng với kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xãđãđược đổi mới từng bước theo luật hợp tác xã và các chính sách của Đảng, Nhà nước. Năm 2005, đóng góp 8% GDP. Kinh tế tư nhân phát huy ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân nhất là từ sau khi có Luật doanh nghiệp năm 2000. Năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 37,7% GDP cả nước. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng cóbước phát triển quan trọng. Năm 2005, khu vực kinh tế này đóng góp 15,5% GDP trên 7,5% tổng thu ngân sách 17,1% tổng vốn đầu tư xã hội, trên 23% kim ngạch xuất khẩu trên 35% giá trị sản xuất công nghiệp thu hút hơn nữa triệu lao động. Bên cạnh những kết quảđạt được từ tăng trưởng kinh tế và phát triển các thành phần kinh tế - cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về cơ cấu ngành kinh tế: Từ năm 1988 đến nay tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng nhanh và liên tục. Năm 1998 là 21,6%, 1995 là 28,8% năm 2003 là 40%; năm 2005 là 41%. Từ chưa khai thác dầu đến nay đã có sản lượng gần 20 triệu tấn/năm. Ngành công nghiệp chế biến chiếm 80% giá trị sản lượng công nghiệp. Công nghiệp xây dựng phát triển mạnh, sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ngày càng tăng. Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần: Năm 1988 là 46,3% năm 2003 còn 21,8%. Năm 2005 là 20,5%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33,1%. Năm 1988 lên 38,2% năm 2003; 38,5% năm 2005. Các ngành dịch vụđã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất vàđời sống ngành Bưu chính - viễn thông và du lịch phát triển nhanh; các dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn, pháp lý … có bước phát triển khá. Về cơ cấu các vùng kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh và quan tâm hỗ trợ các vùng còn có nhiều khó khăn. Tốc độđô thị hóa nhanh . Các vùng ngoại thành, ven đôđược chú trọng phát triển. Về cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong sản xuất thuần nông tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ tiết kiệm trong nước so với GDP tăng khá nhanh, nguồn vốn tích lũy trong nước được khai thác tốt hơn chiếm trên 60% tổng số vốn đầu tưđồng thời huy động được nhiều hơn vốn bên ngoài cho đầu tư phát triển. Đã hướng mạnh hơn đầu tư vào các mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Bổ sung thiết bị và hiện đại hóa một số ngành công nghiệp, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất - xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo nhất làở vùng núi, vùng khó khăn. Như vậy , để chủ trương đổi mới của Đảng ta về phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa phát huy hiệu quả vàđưa lại những thành tựu kinh tế to lớn trong 20 năm qua, phải kểđến vai trò quan trọng của công tác quản lý của Nhà nước. Với nhận thức đúng đắn về quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường trong xã hội phát triển làđặc trưng của nền kinh tế trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Và quá trình hoàn thiện phát triển nền kinh tế này vai trò quản lý Nhà nước là hết sức quan trọng. Nó khẳng định tính nhất quán trong đường lối đổi mới chỉđạo điều hành của Nhà nước về kinh tế quốc dân. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đặt ra từĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được đưa vào cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quáđộ (1991) và Hiến pháp 1992. Được bổ sung, phát triển qua các kỳĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, XI, X. Đặc biệt tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X Đảng ta đã có chủ trương tổng kết thành tựu 20 đổi mới và vấn đềđánh giá về vai trò quản lýủa Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đánh giá xem xét thấu đáo để rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm tiếp tục thực heịen tốt hơn trong thời gian tới. Theo đó kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định. II. ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG Xà HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA 1. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Nhìn lại thực tiễn những năm đối với những bước đi có tính quy luật của bước chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước cùng với kinh nghiệm tổng kết được của những bước đã vàđang tìm kiếm con đường tương tự. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII thông qua các năm 1991 đã nêu lên bảng đặc trưng bản chất của xã hội chủ nghĩa và những phương hướng quan điểm tổng quát phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thứ nhất, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà nước ta sẽ xây dựng là nền kinh tế thị trường hiện đại với tính chất xã hội (xãhội chủ nghĩa). Mặc dù nền kinh tế nước ta đang nằm trong tình trạng lạc hậu và kém phát triển nhưng khi nước ta chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường thì thế giới đã chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại. Bởi vậy chúng ta không thể và không nhất thiết phải trải qua giai đoạn kinh tế hàng hóa giản đơn và giai đoạn kinh tế thị trường tự do màđi thẳng vào phát triển kinh tế thị trường hiện đại. Đây là nội dung và yêu cầu của sự phát triển rút ngắn. Mặt khác, thế giới đang nằm trong thời đại quáđộ từ CNTB lên chủ nghĩa xã hội, cho nên sự kinh tế kinh tế - xã hội nước ta phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết, khách quan và cũng là nội dung, yêu cầu của sự phát triển rút ngắn. Sự nghiệp "dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, văn minh" vừa là mục tiêu vừa là nội dung nhiệm vụ của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Đảng và Nhà nước khuyến khích mọi người dân trong xã hội làm giàu một cách hợp pháp. Dân có giàu thì nước mới mạnh, nhưng dân giàu phải làm cho nước mạnh bảo đảm độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Thứ hai, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần với vai trò chủđạo của nền kinh tế Nhà nước trong một số lĩnh vực, một số khâu quan trọng cóý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nền kinh tế hàng hóa, nền kinh tế thị trường phải là một nền kinh tếđa thành phần, đa hình thức sở hữu. Thế nhưng nền kinh tế thị trường mà chúng ta sẽ xây dựng là nền kinh tế thị trường hiện đại, cho nên cần có sự tham gia bởi "bàn tay hữu hình" của Nhà nước trong việc điều tiết, quản lý nền kinh tếđó. Đồng thời chính nó sẽ bảo đảm sự quản lý, điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế thị trường của Nhà nước thông qua các công cụchính sách kinh tế vĩ mô và vai trò chủđạo của khu vực kinh tế Nhà nước. Thứ ba, Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN, là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Thành tố quan trọng mang tính quyết định trong nền kinh tế thị trường hiện đại là Nhà nước tham gia vào các quá trình kinh tế. Thứ tư, Cơ chế vận hành của nền kinh tếđược thực hiện thông qua cơ chế thị trường với sự tham gia quản lý, điều tiết của Nhà nước. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tếđược thực hiện thông qua thị trường.Các quy luật của kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường (quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh - hợp tác….) sẽ chi phối các hoạt động kinh tế. Quy luật giá trị quy định mục đích theo đuổi trong hoạt động kinh tế và lợi nhuận (là giá trị không ngừng tăng lên), quy định phân bổ các nguồn lực vào các lĩnh vực kinh tế trong một cuộc cạnh tranh quyết liệt. Thông qua các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô, cùng với việc sử dụng các lực lượng kinh tế của mình (kinh tế Nhà nước), Nhà nước tác động lên mối quan hệ tổng cung - cầu thực hiện sựđiều tiết nền kinh tế thị trường. Như vậy cơ chế thị trường hoạt động của nền kinh tế là: thị trường điều tiết nền kinh tế, Nhà nước điều tiết kinh tế thị trường và mối quan hệ Nhà nước - thị trường - các chủ thể là mối quan hệ hữu cơ thống nhất. Thứ năm, mở cửa, hội nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia là nội dung quan trọng của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Quá trình phát triển của kinh tế thị trường đi liền với xã hội hóa nền sản xuất xã hội.Tiến trình xã hội hóa trên cơ sở phát triển của nền kinh tế thị trường là không có biên giới quốc gia về phương hiện kinh tế. Một trong những đặc trưng quan trọng của nền kinh tế thị trường hiện đại là mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài. Để phát triển trong các điều kiện của kinh tế thị trường hiện đại, Việt Nam không thểđóng cửa, khép kín nền kinh tế trong trạng thái tự cung, tự cấp, mà phải mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sự mở cửa, hội nhập được thực hiện trên ba nội dung chính là: thương mại, đầu tư và chuyển giao khoa học công nghệ. Tuy nhiên sự mở cửa hội nhập không có nghĩa là sự hòa tan, đánh mất mình, mà phải trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Thứ sáu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tếđồng thời với việc đảm bảo công bằng xã hội cũng là một nội dung rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta phát triển trong công bằng và phát triển bền vững là những thuật ngữ phổ biến và là xu thế của thời đại ngày nay. Thứ bảy, giải quyết mối quan hệ giữa lao động và tư bản (vốn), thông qua phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta được thực hiện theo kết quả lao động là chủ yếu kết hợp với một phần theo vốn và tài sản. Tóm lại, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta phải là "quá trình thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái có văn hóa , có kỷ cương, xóa bỏáp bức bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc".Việc phát triển nền kinh tế gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển kinh tếởnước ta phải là phát triển bền vững. Chúng ta cần phải biết kế thừa và phát triển những thành tựu của loài người. Trước hết phải sử dụng văn minh của kinh tế thị trường, loại bỏ những khuyết tật vốn có của nóđể xây dựng XHCN có kết quả. ở nước ta nếu biết sử dụng KTTT với động lực cạnh tranh làm cho của cải dồn dài cộng thêm yếu tố chính trị một Nhà nước thực sự do dân, vì dân vìý tưởng về kinh tế thị trường định hướng XHCN sẽđược thực hiện. 2. Thực trạng nền kinh tế nước ta Sau hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc vượt qua khủng hoảng triền miên kéo dài hàng chục năm, từ năm 1991 đến nay nền kinh tế bắt đầu có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước. Tuy nhiên khó khăn và thách thức vẫn đang còn lớn, điển hình là nền kinh tế nước ta vẫn mang tính chất nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp còn nhỏ bé, kết cấu hạ tầng còn kém phát triển, năng suất, chất lượng và hiệu quả còn rất thấp. Cụ thể trong nông nghiệp còn lạc hậu, chủ yếu bằng công cụ thô sơ nên năng suất thấp. Trong khi đó công nghiệp chủ yếu nhập máy móc, thiết bị từ nước ngoài và phải phụ thuộc vào họ. Công nghiệp chưa phục vụ tích cực cho nông nghiệp, điều này làm cho kinh tế nước ta mang tính chất nông nghiệp lạc hậu. Đầu tư khoa học công nghệ tuy có tăng nhưng còn thấp so với nhu cầu sử dụng. Chúng ta còn thiếu những chính sách cụ thểđể tạo môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng rộng rãi hơn nữa các thành tựu khoa học công nghệ. Việc sử dụng đãi ngộđối với cán bộ khoa học kỹ thuật còn chậm, thêm vào đó là cơ sở hạ tầng còn thấp gây ra lãng phí nguồn chất xám quý giá. Khả năng kiềm chế lạm phát chưa được triệt để. Ngân sách thu và chi chưa được cân đối. Nợ nước ngoài còn nhiều và chưa có khả năng thanh toán trong khi đó nhiều ngành, nhiều cơ sở, nhiều cán bộ quản lý chưa cóý thức tiết kiệm làm thất thoát, lãng phí rất lớn. Tình trạng tham nhũng, buôn bán còn phổ biến như vụ Minh Phụng và Vũ Xuân Trường làđiển hình vàđây cũng là vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn này, trong đó phải kểđến sự tác động của kinh tế thị trường. Một hiện tượng đáng lưu ý nổi lên trong giai đoạn đầu bước sang KTTT ở Việt Nam là tình trạng vốn lòng vòng, thất thoát tài sản của Nhà nước, làm ăn thua lỗ trước sự cạnh tranh của thị trường ngày càng tăng. Nếu tính từ giai đoạn một khi tổng thanh toán nợ với trên 10.000 doanh nghiệp Nhà nước kê khai xác nhận 8841 tỷđồng tiền nợ, 4624 doanh nghiệp đang hoạt động nợ lẫn nhau với tổng số 2459 tỷđồng. Kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác còn thấp, chưa phát huy vàđầy sức mạnh của cơ chế thị trường. Đối với kinh tế tư nhân chưa tháo hết những trở ngại gây khó khăn cho sự phát triển sản xuất, thiếu sự quản lý, hướng dẫn. Tình trạng làm ăn trái pháp luật diễn ra khá phổ biến ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước kinh tế tập thể. Nhà nước điều tiết nền kinh tế thông qua kinh tế quốc doanh. Hiện nay kinh tế hàng hóa mới phát triển, lực lượng sản xuất còn ở tình trạng thấp, chưa phát triển cân đối, mô hình sở hữu lúc này có các đặc trưng sau: Vốn trong tay Nhà nước dưới hình thức các xí nghiệp quốc doanh bị phân tán ở các vùng. Chủ sở hữu tài sản ở các xí nghiệp quốc doanh không rõ ràng. Quyền sở hữu tài sản của Nhà nước với quyền kinh doanh của các xí nghiệp vẫn bị nhập lại làm một. Từ những đặc điểm trên cho thấy các xí nghiệp quốc doanh kinh tế tập thể chưa làm chủ và giữ vai trò then chốt của mình trong nền kinh tế. Cơ chế thị trường đang ở giai đoạn sơ khai mang nhiều yếu tố tự phát, hiệu lực quản lý của Nhà nước còn thấp và chưa phát huy đầy đủ sức mạnh của cơ chế thị trường. Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vì vậy nên khả năng tựý thức chưa cao, bởi lệ thi hành chưa nghiêm túc. Công tác kế hoạch hóa còn yếu kém, hệ thống ngân hàng còn tiêu cực, chếđộ phân phối hợp lý, thực hiện tùy tiện chưa thống nhất. Tích lũy đầu tư hộ sản xuất còn thiếu tương đối nghiêm trọng. Các nguồn vốn đầu tư cho nước ngoài là chủ yếu dẫn đến mất tính tự chủ trong liên doanh, phải phụ thuộc vào nước ngoài. Hệ thống quản lý chưa phát huy được sức mạnh, tệ nạn xã hội phát sinh nhiều và có xu hướng ngày một tăng. Đứng trước tình trạng trên chủ trương của Đảng và Nhà nước ta làđổi mới nền kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường. Song mô hình KTTT dùởđâu cũng có những ưu khuyết điểm của nó. Mặt khác đểđạt được sựđổi mới theo các mục tiêu, định hướng XHCN màĐảng và Nhà nước đã lựa chọn thì việc Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế là tất yếu khách quan không thể thiếu được. Đây làđiều kiện cần đểđiều chỉnh cơ chế thị trường vận hành theo một quỹđạo, mục tiêu đã chọn, làm cho nó tăng tính tích cực và giảm tối đa tính tiêu cực của nó. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐỔI MỚI VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY Đối với nước ta, trong giai đoạn hiện nay, bảo đảm cho kinh tế tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững phải là vấn đềđứng trọng đại số một, là nhiệm vụ trung tâm. Phải coi ưu tiên số một là giải phóng lực lượng sản xuất và mọi nguồn lực, mọi tiềm năng vật chất và tinh thần của xã hội tất cả vì mục tiêu phát triển để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cần giải phóng triệt để lực lượng sản xuất, giải quyết đúng đắn vấn đề sở hữu và thành phần kinh tế làm cho tiềm năng kinh tế của mọi công dân, mọi vùng kinh tế, mọi ngành kinh tế, mọi thành phần kinh tếđều được phát huy mạnh mẽ có hiệu quả. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần tư bản tư nhân kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLTH 1.doc
Tài liệu liên quan