Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường của Dự án Đầu tư xây dựng công trình đường Vạn Phúc I

MỤC LỤC

 

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 3

2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 3

2.1. Cơ sở pháp lý để lập báo cáo ĐTM 3

2.2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về môi trường: 4

2.3. Tài liệu và dữ liêu sử dụng trong ĐTM 4

3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 5

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ DỰ ÁN 6

1.1 ĐỊA ĐIỂM, NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT XÂY DỰNG 6

1.1.1 Địa điểm 6

1.1.2 Nhu cầu sử dụng đất 6

1.2 HIỆN TRẠNG DỰ ÁN 6

1.2.1 Bình đồ tuyến : 6

1.2.2 Trắc dọc tuyến : 6

1.2.3 Trắc ngang tuyến : 6

1.2.4 Công trình thoát nước : 6

1.3 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 7

1.3.1 Quy mô dự án 7

1.3.2 Các hạng mục công trình 7

1.3.3 Giải pháp thiết kế 7

1.3.4 Phương án tổ chức thi công 9

1.3.5 Trang thiết bị phục vụ thi công: 10

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 11

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 11

2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 11

Hình 2.1 Vị trí hướng tuyến đườngVạn Phúc I 11

2.1.2 Điều kiện về khí tượng – thủy văn 12

2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 16

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 26

2.2.1 Diện tích và dân số 26

2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 26

2.2.3 Hiện trạng giao thông khu vực dự án 26

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 28

3.1 NHẬN DẠNG CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN 28

3.2 TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ MẶT BẰNG 29

3.3 TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG 37

3.3.1 Nguồn gây tác động 37

3.3.2 Đối tượng và quy mô chịu tác động 37

3.3.3 Đánh giá tác động 38

3.4 TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG KHI DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG 42

3.4.1 Tác động môi trường không khí trong giai đoạn vận hành. 42

3.4.2 Tác động môi trường nước trong giai đoạn vận hành. 42

3.4.3 Tác động đến kinh tế xã hội trong giai đoạn vận hành 42

3.5 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 43

CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 44

4.1 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU 44

4.1.1 Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng 44

4.1.2 Giai đoạn phá dỡ giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng 45

4.1.3 Giai đoạn hoạt động 48

4.2 ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 49

CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 50

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 50

5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 50

5.2.1 Giai đoạn xây dựng 51

5.2.2 Giai đoạn hoạt động 51

5.2.3 Chương trình giám sát môi trường 51

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 54

1. KẾT LUẬN 54

2. KIẾN NGHỊ 54

3. CAM KẾT 55

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4128 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đánh giá tác động môi trường của Dự án Đầu tư xây dựng công trình đường Vạn Phúc I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác động trên bề mặt đất, nên ảnh hưởng đến môi trường nước chủ yếu là môi trường nước mặt.Qua khảo sát thực tế, các đối tượng nước sau được lựa chọn để lấy mẫu, phân tích: Nước sông Nhuệ Nước Kênh La Khê Lựa chọn phương pháp đánh giá Phương pháp đánh giá chất lượng nước là đo lường, theo dõi chất lượng nước để thu thập các thông tin cần thiết về số lượng, chất lượng của các đối tượng nước đã được lựa chọn. Các thông tin CLN thu thập được sẽ được đối chiếu với tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt nam về Môi trường để tổng hợp, phân tích và đánh giá. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường như QCVN 08:2008 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt được sử dụng để đánh giá chất lượng. Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước Nước mặt Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước mặt trong khu vực thực hiện dự án được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2. 13 Kết quả đo đạc chất lượng nước mặt TT Thông số Đơn vị M 1 M 2 QCVN 08:2000 (cột B1) 1 pH, - 7,0 7,5 5,5 - 9 2 Nhiệt độ nước oC 21,5 22,5 - 3 Oxi hòa tan mg/l 2,7 3,5 ≥ 4 4 TDS mg/l 710 680 - 5 TSS, mg/l 120 135 50 6 BOD5, mg/l 180 195 15 7 COD mg/l 235 250 30 8 NH4+, mg/l 3,04 4,14 0,5 9 Cl- mg/l 22,5 35,5 600 10 NO2-, mg/l 0,10 0,15 0,04 11 NO3-, mg/l 4, 32 5, 52 10 12 Phosphat (PO43-) mg/l 3,14 3,54 0,3 13 Dầu mỡ khoáng, mg/l 6,14 4,14 0,1 14 E-Coli MPN/100 ml 1.500 1.900 100 15 Coliform MPN/100 ml 3.200 5.500 7500 16 As, mg/l 0,001 0,002 0,05 17 Cd, mg/l 0,008 0,004 0,01 18 Pb, mg/l 0,010 0,007 0,05 19 Crom VI, mg/l 0,007 0,003 0,04 20 Hg, mg/l 0,0007 0,0004 0,001 21 Tổng hoạt độ phóng xạ a Bq/l 0,008 0,002 0,1 22 Tổng hoạt độ phóng xạ b Bq/l 0,06 0,05 1,0 QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vè chất lượng nước mặt. Ghi chú: M1: Nước sông Nhuệ, M2: Nước Kênh La khê, Nhận xét chất lượng nước mặt Thời điểm lấy mẫu tại tháng 11 năm 2009, vào mùa khô, nên nước sông Nhuệ và Kênh La Khê có màu đen, bốc mùi hôi thối, qua kết quả phân tích cho thấy tất cả các mẫu nước đều có đấu hiện ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng. Hàm lượng BOD5 trong các mẫu nước vượt từ 12 đến 13 lần, amôni vượt 6,08 đến 8,28 lần. Hàm lượng TSS trong các mẫu nước vượt từ 2,4 đến 2,7 lần. Hàm lượng đầu mỡ khoáng trong mẫu nước vượt khoảng 41,4 đến 61,4 lần so với GHCP theo QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Hàm lượng oxi hoà tan tại mẫu nước dao động trong khoảng 2,7 đến 3,5 mg/l thấp hơn GHCP theo QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cột B1, nước dùng cho mục đích tưới tiêu… Các thành phần khác như kim lọai nặng,.. trong các mẫu nước lấy đều thấp hơn GHCP theo QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cột B1, nước dùng cho mục đích tưới tiêu… Hiện trạng môi trường đất Phương pháp đánh giá Vị trí điểm lấy mẫu Mẫu đất được lấy tại 02 điểm trong khu vực Dự án và các điểm này đại diện cho các khu vực khác nhau trong khu vực dự án, bao gồm: Đ01: Tại Km0 + 365 Đ02: Tại Km 0+ 840 Phương pháp lấy mẫu và đánh giá Mẫu được lấy tại lớp đất mặt trong khu vực nghiên cứu để xác định các yếu tố nhiễm bẩn môi trường đất tại khu vực này. Chất lượng môi trường đất sẽ được đánh giá thông qua QCVN 03:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. Các kết quả đo đạc và phân tích chất lượng môi trường đất trong khu vực dự án Kết quả phân tích các mẫu đất trong khu vực thực hiện dự án được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2. 14 Kết quả đo đạc chất lượng đất tại khu vực thực hiện dự án TT Chỉ tiêu Đơn vị Đ01 Đ02 QCVN 03/2008 (đất dân sinh) 1 pH (KCl) - 6,74 6,86 - 2 Độ ẩm % 7,25 7,42 - 3 As mg/kg 0,44 0,45 12 4 Hg mg/kg 0,13 0,13 - 5 Pb mg/kg 27,43 31,13 120 6 Cd mg/kg 0,74 0,83 5 QCVN 03:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại năng trong đất Nhận xét: Hàm lượng các kim loại nặng của các mẫu đất trong khu vực dự án đều thấp hơn GHCP của QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại năng trong đất. Hiện trạng môi trường sinh thái Các hệ sinh thái đặc trưng Qua khảo sát xung quanh khu vực dự án, Quận Hà Đông, chúng tôi xác định được các loại sinh cảnh, hệ sinh thái đặc trưng trên địa bàn như sau: Hệ sinh thái nông nghiệp : Hệ sinh thái nhân tạo. Đa dạng sinh học thấp nhưng sinh khối đối tượng nuôi, trồng cao Hệ sinh thái sông, ngòi và hồ chứa nước nhân tạo : Thủy vực kín một phần (hồ chứa nước nhân tạo) và thủy vực nước chảy (sông, kênh). Độ trong phụ thuộc vào mùa vụ, nền đáy bùn. Đa dạng sinh học thấp. Hệ sinh thái vườn nhà, các khu dân cư : Hệ sinh thái nhân tạo. Thành phần loài và phân bố do con người điều khiển. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu khu hệ động vật nổi, thực vật nổi, động vật đáy, thực vật thuỷ sinh bậc cao và động vật đất, thực hiện theo các phương pháp truyền thống như sau: Hồi cứu các số liệu, tài liệu của những nghiên cứu trước đây để xác định khu vực phân bố các loài trong vùng nghiên cứu; Điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin từ dân địa phương; Khảo sát đánh giá hiện trạng theo các tuyến, diện (quan sát, thu mẫu...); Phân tích định tính, định lượng các mẫu; Thống kê sinh học, đánh giá, kiểm chứng dữ liệu. Phương pháp khảo sát thực địa và phân tích mẫu Tiến hành khảo sát, thu thập thông tin và mẫu vật chủ yếu tập trung ở khu vực xung quanh dự án, thuộc địa bàn Quận Hà Đông. Khảo sát thu mẫu theo các tuyến và diện trong khu vực. Phương pháp thu mẫu : Thu mẫu định tính và định lượng sinh vật nổi bằng vợt Juday. Thu mẫu định tính và định lượng sinh vật đáy bằng lưới cào đáy, vợt cầm tay. Ngoài ra còn thu mua, quan sát mẫu động vật đáy (giáp xác, thân mềm) từ các người dân và từ các chợ địa phương... Phương pháp bảo quản và phân tích mẫu: Tất cả các mẫu thuỷ sinh vật và động vật đất được cố định trong formalin 4% cho mẫu sinh vật nổi, 10% cho mẫu động vật đáy. Phân tích định tính các nhóm thuỷ sinh vật theo các sách định loại của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Phân tích định lượng sinh vật nổi được thực hiện theo các phương pháp thông dụng. Phương pháp phân tích đánh giá dữ liệu: Sử dụng phương pháp thống kê sinh học đánh giá số liệu. Kiểm tra và hiệu chỉnh. Hiện trạng hệ sinh thái khu vực Thực vật thuỷ sinh bậc cao Một số thực vật bậc cao có thể sống trong môi trường nước nhờ đặc điểm của bộ rễ và khả năng thích nghi của chúng trong nước. Đây là những loài sử dụng chất dinh dưỡng trong nền đáy hoặc hấp thu từ nước, nhờ đó chúng khả năng cải thiện chất lượng nước cho thủy vực. Xác định được 34 loài thực vật thủy sinh thuộc hai ngành Thực vật Quyết (Pteridophyta) và ngành Thực vật có hạt (Spermatophyta) phân bố trong các dạng thủy vực sông, mương, ao, hồ. Chủ yếu là các loại cây cỏ ở ven ruộng hoặc mương nước như khoai nước, rau ngổ, rau bợ, rau má... hoặc được cây trồng ở ruộng nước, ao hồ như cải soong, rau cần, rau muống. Trong thành phần thực vật thuỷ sinh bậc cao, chủ yếu thuộc các nhóm: cây cỏ hoang dại, cây làm rau cho người và gia súc, cây làm thuốc, và cây lương thực. Các loài thực vật thuỷ sinh thuộc các họ ráy Araceae như cây khoai nước Colocassia esculenta, họ khoai lang Convolvulaceae như rau muống Ipomoea aquatic, họ hoa tán Apiaceae như rau cần nước Oenanthe javanica… dân địa phương sử dụng làm thực phẩm, chăn nuôi gia súc khá phổ biến. Các nhóm thực vật thuỷ sinh trong khu vực là những loài phổ biến mọc tại nhiều sông, suối, ao và ruộng trũng để hoang là nơi trú ngụ cho các nhóm thuỷ sinh vật khác như tôm, cua, ốc và các nhóm côn trùng nước. Chúng thường không có giá trị kinh tế lớn và cũng không gây ảnh hưởng đến môi trường của thuỷ vực. Một số loài được dùng trong công đoạn xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất thực phẩm, dự ánnhư cây sậy Phragmitis comunis Trin, một vài loài rong, bèo. Chúng giữ lại và hấp thụ một phần các chất thải trước khi đi qua các công đoạn xử lý khác, làm giảm ô nhiễm cho thuỷ vực Thực vật nổi (Phytoplanton) Xác định được 54 loài thực vật nổi tại các trạm khảo sát thuộc 6 ngành tảo là Tảo Silic (Bacillariophyta), Tảo Lục (Chlorophyta), Tảo Lam (Cyanophyta), Tảo Mắt (Euglenophyta), tảo Vàng ánh (Chrysophyta) và tảo Giáp (Pyrrophyta). Trong thành phần thực vật nổi, tảo Silic có số loài đông nhất với 20 loài (37,03 %), sau đến nhóm nhóm tảo Lục 17 loài (31,48%), tảo Lam 7 loài (12,96%), tảo Mắt 7 loài (12,96 %), tảo Vàng ánh 2 loài (lệ 3,70%) và cuối cùng là tảo Giáp 1 loài (1,85%). Về sự nhạy cảm đối với ô nhiễm có thể liệt kê các chi có mặt tại các điểm khảo sát như: Surirella, Straurastrum, Cocconei, Chlorella, Euglena, Oscillatoria, Scenedesmus, Nitzschia là những chỉ thị thường xuyên được sử dụng để chỉ thị sự ô nhiễm nước. Các loài tảo thuộc các chi Euglena, Scenedesmus, Oscillatoria, Nitzschia là những nhóm thường có mặt trong các thuỷ vực ô nhiễm hữu cơ và được đánh giá là có khả năng chịu đựng ô nhiễm cao. Động vật nổi (Zooplanton) Xác định được 46 loài động vật nổi thuộc 36 giống, 12 họ, 4 bộ và 2 ngành. Ngoài ra còn gặp giáp xác có bao Ostracoda, ấu trùng côn trùng, ấu trùng thân mềm và ấu trùng giáp xác lớn. Ở các thủy vực này, số lượng các loài giáp xác chiếm ưu thế, Giáp xác chân chèo (Copepoda) 12 loài (26,08%), Giáp xác chân mang (Brachiopoda) 26 loài (56,52%). Trùng bánh xe có 8 loài (17,39%). Hầu hết các loài động vật nổi ở khu vực nghiên cứu là những loài phân bố rộng. Động vật nổi là nhóm sinh vật dị dưỡng, chúng là nhóm sinh vật có thể dùng làm chỉ thị chất lượng nước. Trùng bánh xe – Rotatoria là nhóm thường có mặt tại các thuỷ vực ô nhiễm hữu cơ. Các nhóm ấu trùng côn trùng tồn tại trong các khu vực khảo sát không nhiều chứng tỏ khu vực này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các hoạt động của con người nên ấu trùng côn trùng không tồn tại và phát triển được. Nhóm Trùng bánh xe Rotatoria là nhóm thường có mặt trong thủy vực giàu dinh dưỡng tại đây chúng cũng xuất hiện, chứng tỏ đây là khu vực ít nhiều bị ảnh hưởng của ô nhiễm. Động vật đáy (Zoobenthos) Tại các khu vực khảo sát, xác định được 27 loài và nhóm loài động vật đáy trong đó nhóm ốc có nhiều loài nhất 16 loài (59,26%), tiếp đó đến nhóm trai, hến 6 loài (22,22%), nhóm tôm 4 loài (14,81%) và cuôí cùng là nhóm cua chỉ có 1 loài (3,70%) (bảng 4 phụ lục). Trong thành phần động vật đáy, nhóm hến Corbicula, nhóm ốc thuộc họ Thiariadae có mật độ khá cao và tập trung nhiều tại khu vực có nền đáy bùn cát dọc sông. Các loài ốc đá Sinotaia aeruginosa, ốc vặn Angulyagra polyzonata, A. boettigeri xuất hiện khá nhiều tại các thuỷ vực ao, ruộng trũng ven sông. Hai nhóm thân mềm hai mảnh cỏ Bivalvia và chân bụng Gastropda luôn chiếm vị trí dẫn đầu về thành phần và mật độ động vật đáy. Nhóm ấu trùng côn trùng không thấy xuất hiện nhiều cả thành phần và mật độ. Biểu hiện của nhóm côn trùng với thành phần và mật độ thấp chứng tỏ môi trường nước tại khu vực bị thay đổi, không còn phù hợp cho phát triển và sinh trưởng của chúng. Động vật đất cỡ trung bình (Mesofauna) Đã xác định được 21 loài động vật đất cỡ trung bình, thuộc 14 giống, 9 họ, 5 bộ, 2 lớp, 2 ngành (giun đốt và chân khớp). Trong thành phần động vật đất, ngành giun đốt có 14 loài, chiếm 66,66%; ngành chân khớp có 7 loài, chiếm 33,34%. Đối với nhóm giun đốt, các loài chủ yếu sống trong các sinh cảnh đất vườn, bờ đường, bờ ruộng và ruộng cạn. Chỉ một số ít loài sống ở nền đáy các thuỷ vực như loài giun đỏ thuộc họ Tubificidae (Limnodrilus hoffmeister, Branchiura sowerbyi). Đây là các loài sống trong nền đáy bùn, được sử dụng làm thức ăn nuôi cá cảnh. Nhóm chân khớp đa số gặp các loài có phân bố rộng như dế nhà, dế trũi, cánh cam... Động vật không xương sống ở đất là nhóm có vai trò trong cải tạo đất và chỉ thị chất lượng, tính chất của đất ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI Diện tích và dân số Quận Hà Đông có 4.791,74 ha diện tích tự nhiên và 198.687 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Biên Giang, Dương Nội, Đồng Mai, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Nghĩa, Yết Kiêu. Theo quy hoạch dân số đến năm 2010 là 240.000 người, đến năm 2020 là 330.000 người. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Theo nên giám thống kê năm 2007: Nông nghiệp: Với tổng diện tích đất nông nghiệp 1.885,38 m2 trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm là 1.778,45 m2, Sản lượng lương thực có hạt huyện Phúc Thọ năm 2002 là 66.499 tấn, diện tích đất trồng cây lâu năm là 50,03m2. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt năm 2004 là 1,7651tấn, năm 2005 là 1,6737 tấn, năm 2006 là 22,152 tấn, năm 2007 là 20,790 tấn. Sản lượng lương thực bình quân đầu người năm 2002 là 82 kg/người, năm 2004 là 129 kg/người, năm 2005 là 121 kg/người, năm 2006 là 127 kg/người, năm 2007 là 118 kg/người. Công nghiệp: Cơ sở công nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn quận: Năm 2002: 1.657 cơ sở, năm 2004: 2.036 cơ sở, năm 2005: 1.945 cơ sở, năm 2006: 2.025 cơ sở, năm 2007: 2.501 cơ sở. Lao động công nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn năm 2002: 5.812 người, năm 2004: 10.755 người, năm 2005: 10.452 người, năm 2006: 12.623 người, năm 2007: 13.627người. Giá trị sản xuất ngoài Nhà nước trên địa bàn năm 2002: 325.487 triệu đồng, năm 2004: 370 đồng, năm 765 triệu 2005: 407.719 triệu đồng, năm 2006: 559.498 triệu đồng, năm 2007: 688.958 triệu đồng. Hiện trạng giao thông khu vực dự án Giao thông đường bộ tương đối thuận lợi, Hà Đông có Quôc lộ 6 và Quốc lộ 21B, đường tỉnh 423 (TL72 cũ), đường tỉnh 430 (TL 70 cũ) chạy qua đồng thời còn nhiều tuyến đường có quy mô lớn đang được đầu tư xây dựng như đường Phúc La – Văn Phú, Đường Lê Trọng Tấn, dự án đầu tư xây dựng trục đường Nam Hà Tây ... Quốc lộ 6: Đây là tuyến đường huyết mạch nối liền vùng đồng bằng sông Hồng với vùng miền núi Tây Bắc rộng lớn. Hiện tại đoạn qua địa bàn trung tâm Hà Đông đường có 4 làn xe, trong tương lai toàn bộ đoạn từ thủ đô Hà Nội đến Xuân Mai sẽ được xây dựng đường 4-6 làn xe. Quốc lộ 21B: Xuất phát từ Hà Đông tuyến chạy qua các địa phận huyện Thanh Oai, ứng Hoà sau đó tuyến đi qua địa phận tỉnh Hà Nam. Đoạn tuyến chạy qua địa phận Hà Nội dài 41,6Km hiện tại đường đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng với quy mô mặt đường bê tông nhựa rộng 7m, nền đường rộng 9m. Đường Phúc La – Văn Phú, Đường Lê Trọng Tấn đang được đầu tư xây dựng với quy mô đường phố chính cấp 2 với mặt cắt rộng 42m, trong đó bề rộng mặt đường 21m, hè hai bên 2x8=16m, dải phân cách giữa 5m. Trục đường Nam Hà Tây dài khoảng 41.5Km, mặt cắt ngang 40m bao gồm 4 làn xe: 1m+10,5m+17m+10,5m+1m. Điểm đầu tuyến Km0 tiếp giao đường Phúc La – Văn Phú, điểm cuối tuyến tiếp giao với QL1A. Ngoài ra hệ thống đường giao thông như: Hệ thống đường phố gom, đường phố nội bộ trong các khu phố, phường và hệ thống đường liên xã, liên thôn đã được thảm nhựa và cứng hoá bê tông. Đường sắt: Giao thông đường sắt có tuyến đường sắt vận tải chạy từ hướng Bắc xuống (nối vào ngã ba đường sắt thuộc huyện Đông Anh giao với tuyến đường sắt chạy từ ga Yên Viên đi ga Phú Yên) qua địa bàn quận Hà Đông đến Văn Điển. Về cơ bản tuyến đường sắt này chủ yếu phục vụ vận chuyển hàng hoá và vật liệu. Giao thông đường sông: Các tuyến sông hạn chế về luồng lạch, do có khả năng khai thác vận tải thấp, chủ yếu phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp. Giao thông đường không: Hà Đông chưa có cảng vận tải hàng không nội địa cũng như quốc tế. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Các tác động tới môi trường của Dự án “Xây dựng đường Vạn Phúc I” gây ra ở các giai đoạn như sau: Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng (giai đoạn tiền thi công) Giai đoạn thi công hạng mục của dự án Giai đoạn vận hành dự án. Trong quá trình triển khai, thực hiện các giai đoạn, những tác động đến môi trường (đất, nước, không khí và kinh tế xã hội) gây ra ngay tại chỗ cũng như xung quanh khu vực thực hiện dự án được đánh giá chi tiết cho từng giai đoạn, cụ thể như sau: NHẬN DẠNG CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN Việc triển khai dự án sẽ được thực hiện theo trình tự các giai đoạn bao gồm: a) Giai đoạn tiền thi công Giai đoạn này bao gồm các hoạt động : Đền bù thu hồi đất và tái đinh cư Phá dỡ nhà cửa, dọn sạch và san lấp mặt bằng chuẩn bị cho tiến hành các hoạt động thi công. b) Giai đoạn thi công hạng mục của dự án Giai đoạn xây dựng xâ y dựng các hạng mục sau: Nền mặt đường Hè đường (Lát hè, rãnh ghé, bồn cây, block vỉa). Công trình thoát nước ( Rãnh dọc thoát nước mưa, cống ngang đường). Kè nền đường. Chiếu sáng. c) Giai đoạn vận hành của dự án Vận hành hệ thống đèn đường Duy tu, sửa chữa và bảo dưỡng Trên cơ sở phân tích khối lượng công trình, đặc điểm của các hoạt động, rủi ro có thể xảy ra và phương pháp ma trận đã được sử dụng để phân loại các tác động tiêu cực của từng giai đoạn triển khai dự án tới môi trường. Các thành phần môi trường được xét đến bao gồm: hệ sinh thái cạn, hệ sinh thái nước, mức ồn, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và các thành phần kinh tế xã hội (tiểu thương, nông nghiệp, sức khỏe cộng đồng, việc làm) được lựa chọn làm đối tượng để đánh giá. Phương pháp chấm điểm được lựa chọn để định mức mức độ (cường độ) tác động của mỗi hoạt động lên các thành phần môi trường đã lựa chọn, đối với trường hợp này được xác định bằng phương pháp cho điểm. Thang điểm áp dụng từ 1 - 3, tác động càng mạnh điểm số càng cao. Tổng số điểm cho phép làm rõ thành phần hoặc thông số môi trường bị tác động mạnh nhất của Dự án. Tổng hợp mức độ tác động của Dự án được thế hiện trong bảng 3.2. Ma trận cho thấy giai đoạn thi công của dự án chứa đựng những tiềm năng gây tác động tiêu cực nhất tới môi trường. Những tác động của các công đoạn này sẽ được phân tích, đánh giá chi tiết ở các bước tiếp theo. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ MẶT BẰNG Việc thu hồi đất chuẩn bị mặt bằng cho dự án tác động đến 60 hộ dân mặt đường và một số hộ dân có đất canh tác với số lượng cụ thể như sau: Bảng 3. 1. Bảng thống kê giải phóng mặt bằng (GPMB) STT Nôi dung GPMB Diện tích (m2) Nhà 2-3 tầng 115,45 Nhà Bằng 100,45 Nhà cấp 4 1.223,02 Đất thổ cư 3.185 Đất canh tác 2.288,76 Qua khảo sát hiện trạng thực tế, cho thấy rằng trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng sẽ tác động đến kinh doanh buôn bán nhỏ của các hộ dân có cửa hàng hiện đang nằm trong diện giải tỏa, đặc biệt là các cửa hàng trưng bày, kinh doanh sản phẩm lụa Hà Đông trong khu Vạn Phúc sản xuất, ngoài ra còn ảnh hưởng đến sinh hoạt trực tiếp đến 60 hộ dân do phải sửa chữa, xây dựng nhà cửa sau khi phá dỡ để đáp ứng mặt bằng xây dựng của dự án. Thu hồi đất canh tác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập, việc làm của các hộ gia đình. Ngoài ra, trong phạm vi dự án này khi giải phóng mặt bằng không tác động đến các công trình văn hóa, di tích lịch sử, đền chùa, với lý do trong giai đoạn thiết kế chủ đầu tư và Ban quản lý dự án yêu cầu tư vấn thiết kế vạch tuyến đường Vạn Phúc I tránh các công trình nêu trên nhằm giữ nguyên cho khu vực. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG Nguồn gây tác động Các hoạt động thi công các hạng mục của dự án là nguồn gây ra tác động đến môi trường, cụ thể: Bụi, khí thải và tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động sau: Công tác đất đá Vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng Hoạt động của hệ thống xe vận chuyển Hoạt động của các thiết bị thi công . Ngoài ra các hoạt động trên cũng là nguồn gây tác động đến môi trường nước đặc biệt là nước mặt. Chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công bao gồm: Đất, đá phát sinh trong quá trình thi công đào nền đất yếu và đắp đất bù nền đường Cốp pha, bao bì phế thải, giẻ lau dính dầu mỡ; Rác thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của công nhân tham gia xây dựng công trình. Tổng hợp các tác động của quá trình thi công đến từng thành phần môi trường được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3. 2 Bảng tóm tắt nguồn gây ra tác động đến môi trường khi thi công STT Các hoạt động của dự án Các chất thải chủ yếu Các tác động có thể Giải phóng mặt bằng. San nền xây dựng các công trình. Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng. Đất, đá dư thừa Nguồn phát sinh tiếng ồn. Khí thải từ các phương tiện vận chuyển và thi công. Làm tăng bụi trong không khí, tăng độ đục nước mưa và bồi lắng Làm ô nhiễm không khí khu vực thi công. Làm tăng nguy cơ ô nhiễm nước Kênh La Khê, Sông Nhuệ. Làm tăng mức ồn trong khu vực. Đối tượng và quy mô chịu tác động Xây dựng đường vạn phúc 1 tổng cộng với tổng chiều dài. Các hoạt động xây dựng sẽ tác động tới các đối tượng môi trường sau: Môi trường không khí Môi trường nước mặt. Môi trường kinh tế xã hội Đánh giá tác động Tác động tới môi trường không khí Tác động của bụi Bụi phát sinh ra trong quá trình thi công là do các công tác đào, san lấp đất, vật liệu rơi vãi, xe cộ vận chuyển vật liệu đi lại trên đường. Bụi phát sinh chủ yếu là các hạt có kích thước lớn nên khả năng phát tán không xa. Các hạt bụi phần lớn rơi xuống đọng lại ở khoảng cách gần khu vực xây dựng và các hộ gia đình nằm dọc theo mặt đường. Do quá trình thi công diễn ra cùng với hoạt động giao thông đi lại bình thường của các hộ gia đình mặt đường và của khu vực này nên tác động của bụi đến môi trường sống của người dân ở phạm vi dự án là rất lớn, đó là đặc thù của dự án làm đường. Ban quản lý yêu cầu các nhà thầu có biện pháp triệt để, và các biện pháp giảm thiểu sẽ đưa ra trong chương 4. Tác động của khí thải Trong quá trình thi công, việc sử dụng ô tô tải, máy ủi, máy xúc, máy san, máy lu, máy trộn bê tông sẽ phát sinh ra khí CO, SO2, NOx do quá trình đốt cháy nhiên liệu (xăng dầu) của động cơ đốt trong. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào lượng xe, loại xe, chất lượng xe máy, nhiên liệu sử dụng và chất lượng đường giao thông, thời gian thi công. Tải lượng ô nhiễm từ phương tiện giao thông có thể ước tính dựa trên các hệ số tải lượng ô nhiễm do Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập như sau: Một ô tô tiêu thụ 1.000 lít xăng sẽ thải vào không khí: 291 kg CO; 33,2 kg CxHy; 11,3 kg NOx; 0,9 kg SO2; 0,4 kg R-CHO (bảng 3.3). Bảng 3. 3 Hệ số tải lượng ô nhiễm Thông số Tải lượng ô nhiễm (g/km) Động cơ < 1.400 cc Động cơ < 1.400 – 2.000 cc Động cơ> 2.000 cc Bụi 0,07 0,07 0,07 SO2 1,9 S 2,22 S 2,74 NO2 1,64 1,87 2,25 CO 45,6 45,6 45,6 VOC 3,86 3,86 3,86 Nguồn: US EPA (Trong đó S: hàm lượng lưu huỳnh trong dầu (%) = 0,1%) Do quy mô công trình thời gian thi công dài, số lượng xe vận chuyển, máy móc tham gia thi công nhiều (khoảng 20 xe các loại), hơn nữa do đặc thù của thi công đường vẫn phải đảm bảo thông suốt tuyến đường, nên khí thải và bụi từ phương tiện giao thông trên đường và từ phương tiện thi công sẽ cộng hưởng với nhau tạo thành nguồn thải gây ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp đến dân cư ven đường. Tuy nhiên, qua thực tế tuyến đường thi công này chỉ có 1 bên là khu dân cư, 1 bên còn lại là chạy dọc theo kênh La Khê và sông Nhuệ nên thông thoáng nên các khí thải từ các phương tiện trên nhanh chóng khuyếch tán vào bầu không khí. Tác động tiếng ồn trong thời gian thi công Ở Việt Nam chưa ban hành quy định về mức độ tiếng ồn cho công tác thi công. Cục Quản lý Đường cao tốc Liên bang của Mỹ yêu cầu khu vực lân cận hoặc các hoạt động có thể bị tác động do công tác thi công phải được xác định trong quá trình nghiên cứu xây dựng dự án và các biện pháp để giảm hoặc làm nhẹ bớt tác động cũng phải được xác định. Giới hạn mức độ ồn cấp A của các thiết bị thi công được giới thiệu trong bảng dưới đây. Bảng 3. 4 Giới hạn mức độ tiếng ồn của các thiết bị thi công TT Loại thiết bị Mức độ tiếng ồn ở khoảng cách 15 m, dbA Yêu cầu của Tổng cục Dịch vụ (Mỹ) - (dbA) Máy đầm nén (xe lu) 72-88 < 75 Máy xúc 72-96 <75 Gàu ngược 72-83 <75 Xe tải 70-96 <75 Máy trộn bê tông 71-90 <75 Máy phát điện 70-82 <75 Do quy mô công trình và đặc điểm các hạng mục của công trình nên các thiết bị, máy móc sẽ tham gia thi công chủ yếu là: Máy ủi Máy xúc Máy san Máy lu Máy trộn bê tông Xe tải Bảng 3. 5 Dự báo mức ồn khu vực xung quanh vị trí thi công Khoảng cách từ nguồn gây ồn Đơn vị (m) 15 30 60 120 240 480 960 Mức ồn (dBA) 70-96 64-90 58-84 52-78 46-72 40-66 34 - 60 Quá trình thi công với các máy móc trên làm tăng mức ồn trong phạm vi khu vực, nhất là các hộ dân cư ở mặt đường từ Cầu Am đến trường Trung học cơ sở Vạn Phúc (500m) là chịu ảnh hưởng lớn nhất, đoạn còn lại từ trường Trung học cơ sở Vạn Phúc đến Km1+165,7 (665,7m) là không có dân cư ở ven đường và là khu vực thuộc đất canh tác nên tiếng ồn sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến khu dân cư phía trong khu Vạn Phúc. Tác động tới môi trường nước Các tác động chính tới môi trường nước của quá trình này là: Trong quá trình san lấp mặt bằng, do yêu cầu ký thuật của nền đường nên được đầm, lu nén, gia cố nền đất yếu dẫn đến giảm độ tơi xốp của đất, hạn chế và giảm diện tích thấm của nước mặt xuống tầng nước ngầm, ảnh hưởng đến trữ lượng nước ngầm tại khu vực. Tuy nhiên do đa phần nước ngầm ở khu vực này nói

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdanh gia tac dong moi truong yen.doc
  • pptPowerpoint DTM.PPT
  • doctom tat.doc
Tài liệu liên quan