Tiểu luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2001

Nhằm khai thác tối đa ưu điểm của nguồn vốn đầu tư FDI, trong bối cảnh Việt Nam đang thiếu vốn, công nghệ, thừa lao động, phát triển không đồng đều ở các địa phương. Luật đầu tư nức ngoài năm 1987 đã đưa ra những khuyến khích các dự án có quy mô lớn, công nghệ cao, sản xuất hàng xuất khẩu, giải quyết việc làm, đầu tư vào địa bàn có điều kiện khó khăn, qui định mức thuế lợi tức thấp tới 10%, miễn thuế lợi tức 2 năm và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo. Có thể khẳng định đây là mức thuế ưu đãi nhất khi so sánh với mức thuế 32% đối với các doanh nghiệp trong nước.

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o ngành (tính đến 4/2001) Nguồn: Vụ Quản lý các Dự án, Bộ Kế hoạch Đầu tư. Trong lĩnh vực dịch vụ, các dự án FDI hiện nay cũng đang gặp một số khó khăn nhất định. Tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn pháp định của các dự án trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản như văn phòng, các căn hộ cho thuê, xây dựng khu đô thị, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp... thấp hơn nhiều so với bình quân chung. Đến cuối năm 2000, các dự án khác sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê chiếm 24,3% tổng số vốn đăng ký, nhưng chỉ chiếm 19% tổng vốn thực hiện. Trong năm 2001, các dự án khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê chiếm 19,4% tổng số vốn đăng ký (3.342 triệu USD), và chiếm 24% tổng vốn thực hiện (4.293 triệu USD). Như vậy, mức vốn thực hiện trong khu vực này còn khá thấp, chỉ chiếm khoảng 20% vốn đăng ký. Nguyên nhân của tình trạng trên là phần lớn các dự án mới được cấp giấy phép từ 1995 trở lại đây trong khi đó các chính sách về kinh doanh bất động sản của Việt Nam chưa rõ ràng, ngoài ra ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trong khu vực cũng đã làm cho các nhà đầu tư không thể triển khai nhanh các dự án được cấp giấy phép. 2.2. FDI theo địa phương. Như đã đề cập trong phần trước, FDI vào Việt Nam chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm, tập trung quanh hai thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tuy nhiên, cơ cấu FDI giữa miền Nam và miền Bắc có chênh lệch đáng kể và ngày càng có xu hướng nghiêng vèe phía miền Nam. Tính đến tháng 5/2001, hai thành phố lớn nhất miền Bắc là Hà Nội và Hải Phòng chỉ chiếm 16% số dự án FDI (so với 25% năm 1998). Trong khi đó, 34% các dự án FDI được đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh. Tính chung vùng Đông Nam Bộ (chủ yếu gồm TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) hiện đang thu hút khoảng 20.271 triệu USD, chiếm 53,1% số vốn đăng ký còn hiệu lực của cả nước. Khu vực Bắc Bộ (chủ yếu gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên) có khoảng 11.045 triệu USD (chiếm 28,8%). Trong đó, sáu địa phương là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Bình Dương chiếm tới 78% tổng số dự án và 73% tổng số vốn đầu tư. Vốn FDI thực hiện ở các tỉnh miền Nam cũng cao hơn so với các tỉnh miền Bắc, tính đến tháng 4/2001, năm tỉnh có vốn FDI thực hiện lớn nhất lần lượt là: TP. Hồ Chí Minh (4.648 triệu USD), Hà Nội (2.800 triệu USD), Đồng Nai (2128 triệu USD), khu vực dầu khí (1955 triệu USD) và Bình Dương lên tới 12.588 triệu USD chiếm 71% tổng số vốn thực hiện trên toàn quốc. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch trong cơ cấu đầu tư theo địa phương ở đây theo quan điểm các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là do ở yếu tố môi trường, trong đó các tỉnh miền Nam thường được nhìn nhận là có môi trường đầu tư thông thoáng và cởi mở hơn. Tuy nhiên, một nguyên nhân khác cũng không thể phủ nhận là các điều kiện và nguồn lực của miền Nam cũng phong phú và dồi dảo hơn miền Bắc. Có thể nói, một mặt sự mất cân đối về cơ cấu đầu tư tại các địa phương là một yếu tố tất yếu xuất phát từ tính hấp dẫn về môi trường đầu tư tại từng địa phương. Tuy nhiên, mặt khác xét về tổng thể thì tình trạng này vô hình chung lại tiếp tục làm gia tăng khoảng cách về phát triển giữa các khu vực kinh tế. Đây cũng là một vấn đề đáng lưu ý trong việc hoạch định các chính sách liên quan đến FDI. Biểu 4: 20 địa phương có FDI lớn nhất cả nước (triệu USD) TT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định Vốn đầu tư thực hiện 1 TP. Hồ Chí Minh 941 9.809.322.230 4.657.036.522 4.648.596.633 2 Hà Nội 367 7.694.484.903 3.367.554.730 2.800.723.221 3 Đồng Nai 289 4.629.645.211 1.780.576.090 2.128.108.111 4 Bình Dương 395 2.327.112.779 1.083.499.033 1.057.290.248 5 Dầu 24 1.788.000.000 1.263.000.000 1.955.487.712 6 Quảng Ngãi 5 1.327.723.689 813.000.000 555.458.274 7 Hải Phòng 86 1.283.294.772 570.218.167 915.173.084 8 Bà Rịa - Vũng Tàu 68 1.203.597.047 503.096.555 397.702.143 9 Lâm Đồng 47 842.217.643 101.755.222 86.155.052 10 Quảng Ninh 37 616.021.618 218.216.841 173.983.646 11 Hà Tây 27 577.980.002 210.766.745 258.266.549 12 Hải Dương 23 481.722.331 206.976.977 128.816.341 13 Thanh Hoá 10 455.600.339 140.690.339 394.665.754 14 Kiên Giang 6 394.068.000 125.718.000 395.017.872 15 Đà Nẵng 40 363.905.405 161.509.580 195.386.469 16 Khánh Hoà 35 341.528.901 129.980.916 258.835.583 17 Vĩnh Phúc 24 323.499.160 121.062.894 222.742.353 18 Long an 42 320.931.009 131.255.085 174.201.259 19 Nghệ An 9 247.031.580 100.950.551 44.711.506 20 Tây Ninh 33 202.727.217 166.701.591 96.755.952 21 Các địa phương khác 228 1.365.732.556 623.733.877 915.568.540 Tổng số 2.736 36.596.146.392 16.477.299.715 17.803.646.302 Đồ thị 2b. Cơ cấu vốn thực hiện theo ngành (tính đến 4/2001) Nguồn: Vụ Quản lý các Dự án, Bộ Kế hoạch Đầu tư (tính đến 4/2001). 2.3. FDI theo nước đầu tư. Tính cho đến hết tháng 4/2000, đứng đầu danh sách các nước đầu tư vào Việt Nam là Xingapo, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông... Trong năm 2001, năm quốc gia đứng đầu là Hà Lan (574 triệu USD), Pháp (443 triệu USD), Đài Loan (407 triệu USD), Xingapo (271 triệu USD) và Nhật (160,5 triệu USD). Về tình hình thực hiện đầu tư, Nhật Bản đứng đầu với 2.627 triệu USD, tiếp đó là Đài Loan (2.404 triệu triệu USD), Xingapo (2.2002 triệu USD), Hàn Quốc (1.912 triệu USD) và Hồng Kông (1.434 triệu USD). Như vậy tổng số vốn thực hiện của năm quốc gia này đạt khoảng 10.000 triệu USD (tính đến tháng 4/2000), chiếm gần 60% tổng vốn thực hiện của 60 quốc gia có đầu tư FDI vào Việt Nam. Điều đáng lưu ý ở đây là phần lớn các quốc gia trên thế giới đều là các quốc gia Châu á, trong khi đó FDI từ khu vực Châu Âu (EU) hay từ Bắc Mỹ còn khá hạn chế. Riêng với nền kinh tế mạnh nhất thế giới là Mỹ, tính cho tới cuối năm 2001 Việt Nam mới có tổng cộng 129 dự án với tổng vốn đạt 1.014 triệu USD, vốn pháp định 577 triệu USD và vốn thực hiện mới dừng lại ở con số khiêm tốn 490 triệu USD. Biểu 5: 20 quốc gia và vũng lãnh thổ có FDI lớn nhất vào Việt Nam (triệu USD) TT Nước, vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định Vốn đầu tư thực hiện 1 Xingapo 236 6.612.171.282 2.008.941.244 2.002.504.015 2 Đài Loan 665 5.003.819.378 2.127.796.367 2.404.297.623 3 Nhật Bản 308 3.888.263.626 1.929.181.723 2.627.878.616 4 Hàn Quốc 283 3.194.278.939 1.228.518.688 1.912.320.417 5 Hồng Kông 210 2.845.501.857 1.232.078.779 1.434.420.828 6 Pháp 110 1.855.920.406 1.260.035.935 585.423.267 7 British VirginIslands 110 1.788.766.407 696.498.403 865.074.117 8 Liên Bang Nga 36 1.484.222.942 918.397.457 600.255.177 9 Hà Lan 41 1.301.956.886 987.962.343 505.055.311 10 Vương Quốc Anh 35 1.163.254.683 394.840.355 670.909.853 11 Thái Lan 94 1.115.522.247 444.550.858 493.810.135 12 Malaixia 80 1.025.714.593 475.726.531 877.403.576 13 Hoa Kỳ 113 935.553.526 485.628.675 403.096.184 14 úc 72 744.232.883 528.785.623 550.572.303 15 Thuỵ Sĩ 21 527.748.600 207.530.552 495.430.727 16 Cayman Islands 9 485.687.721 138.729.296 315.811.232 17 CHLB Đức 32 361.022.909 134.433.802 128.705.148 18 Thuỵ Điển 8 354.073.005 339.023.005 101.358.316 19 Bermuda 6 290.135.552 107.013.700 149.995.867 20 Philippines 18 255.869.612 110.440.011 130.084.934 21 Các quốc gia, vùng lãnh thổn khác 249 1.362.429.338 721.186.277 549.238.656 Tổng số 2.736 36.596.146.392 16.477.299.715 17.803.646.302 Đồ thị 2b. Cơ cấu vốn thực hiện theo quốc gia đầu tư (tính đến 4/2001) Nguồn: Vụ Quản lý các Dự án, Bộ Kế hoạch Đầu tư (tính đến 4/2001). 2.4. FDI theo hình thức đầu tư. Về hình thức đầu tư, tính đến thán 4/2001, phần lớn các dự án được thực hiện theo hình thức thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (1.560 dự án, chiếm gần 60%). Đứng thứ hai là hình thức dự án liên doanh với 1.042 dự án. Tuy nhiên, xét về vốn đầu tư thực hiện, các liên doanh đứng đầu với gần 10.000 triệu USD (chiếm khoảng 60%). Khu vực có 100% vốn nước ngoài có số vốn thực hiện là 5.176 triệu USD (chiếm 30%). Mặc dù vốn liên doanh thực hiện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn thực hiện nhưng nhìn chung, phần vốn thực hiện đó chủ yếu do bên nước ngoài góp. Giai đoạn 1991-1996, số vốn góp của phía Việt Nam chiếm tỷ trọng ở mức 14% (thậm chí năm 1993 lên tới 16,7%). Tuy nhiên, trong giai đoạn sau 1997-2000, vốn góp của phía Việt Nam chỉ đạt ở mức bình quân 8,4%. Tính bình quân trong giai đoạn 1991-2000, vốn pháp định do bên Việt Nam góp đạt mức trung bình 12% với tổng số vốn góp là khoảng 2.330 triệu USD. Trong phần đóng góp này, phía đối tác Việt Nam cũng chỉ đóng góp chủ yếu bằng giá trị quyền sử dụng đất (chiếm khoảng 90%), còn lại vốn bằng tài sản ngoài đất đai, thiết bị (8%) và góp bằng tiền mặt và các phương tiện thanh toán khác (khoảng 2%). Biểu 6: Cơ cấu vốn FDI đăng ký phân theo hình thức đầu tư (triệu USD) Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định Đầu tư thực hiện BOT 4 415.125.000 140.030.000 37.112.500 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 130 37.964.440.619 2.171.898.293 2.647.718.419 100% vốn nước ngoài 1560 11.192.257.873 4.939.507.526 5.176.386.696 Liên doanh 1042 21.192.322.900 8.225.863.896 994.242.868 Tổng số 2736 36.596.146.392 16.477.299.715 17.803.646.302 Đồ thị 6: Cơ cấu vốn thực hiện giai đoạn 1991-2000 Nguồn: Vụ Quản lý các dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 3. Tình hình rút giấy phép đầu tư và hết hạn hoạt động của các dự án. Số dự án đầu tư bị thu hồi giấy phép trước thời hạn tính đến tháng 6/2000 là 604 (chiếm 19,5% số dự án) với số vốn đăng ký là hơn 5.299 triệu USD (chiếm 15,1% vốn đăng ký). Trên 75% số dự án giải thể này được cấp giấy phép trong thời kỳ đầu thực hiện Luật đầu tư nước ngoài (1988-1992) và phần lớn có quy mô vốn đầu tư nhỏ; trong đó trên 805 dự án có vốn dưới 10 triệu USD. Những nước và vùng lãnh thổ có số dự án bị rút giấy phép nhiều nhất là Hồng Kông 84 dự án (27% dự án và 12% vốn đăng ký), Đài Loan 46 dự án (25,5% số dự án Đài Loan đầu tư vào Việt Nam), Pháp (13% dự án và 30% vốn đăng ký)... Tính trong cả giai đoạn 1988-2000, số vốn bị giải thể là 7.052 triệu USD, chiếm trên 20% tổng số vốn đăng ký. Đây thực sự là một con số đáng báo động bởi tình trạng số dự án giải thể có thể có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 1996-2000, trong đó năm 1998 số vốn bị giải thế là 2.428 triệu USD. Trong năm 2001, mặc dù FDI có dấu hiệu phục hồi nhưng cũng đã có 67 dự án bị giải thể với tổng số vốn đăng ký là 1.357 triệu USD và 514 triệu USD vốn pháp định. Đồ thị 7: Số vốn giải thể trong giai đoạn 1988-2000 Nguyên nhân của các dự án bị rút giấy phép là do bên nước ngoài không thực hiện đúng cam kết đóng góp vốn; do biến động của thị trường giá cả làm đảo lộn tính toán của nhà đầu tư; do phá sản của bên nước ngoài ở thị trường khác làm họ không có khả năng thực hiện dự án ở Việt Nam; do biến động về thị trường và khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nên các nhà đầu tư không thực hiện được kế hoạch của dự án. Bên cạnh đó, tình hình triển khai hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện có xu hướng chậm lại và giảm sút về hiệu quả, nhiều dự án đã được cấp giấu phép không triển khai hoặc xin giãn tiến độ triển khai thực hiện làm cho tỷ trọng vốn thực hiện so với tổng vốn đầu tư giảm sút. Việc dừng dự án và giãn tiến độ triển khai dự án thể hiện rõ nhất trong các dự án của các nước bị khủng hoảng kinh tế 1997-1998 (Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia giảm vốn thực hiện 40-50%) và các đối tác khác trong khu vực như Nhật Bản, Hồng Kông và Đài Loan vốn thực hiện giảm 30-40%. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế bất động sản (khách sạn, văn phòng cho thuê, xây dựng khu đô thị hạ tầng khu công nghiệp, trung tâm thương mại - dịch vụ...) cả nước có khoảng 350 dự án FDI được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 13 tỷ USD nhưng tơí nay mới chỉ có khoảng 8% số dự án đang còn hiệu lực (khoảng 3,5 tỷ USD vốn đăng ký). Trong lĩnh vực chế biến nông sản, may mặc, giầy dép, sắt thép xây dựng, điện tử, nhiều dự án cũng dừng triển khai với số vốn ước tính tới gần 2 tỷ USD; trong đó riêng các dự án trong các khu công nghiệp đã lên tới gần 1 tỷ USD. Tỏng cộng vốn đăng ký của các dự án dừng hay giãn tiến độ triển khai tính đến cuối năm 2000 khoảng 8 tỷ USD, chiếm từ 18-22% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đây là một hiện tượng không bình thường, có tác động nghiêm trọng và lâu dài, về kinh tế và tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm tới. 2. Giải pháp thu hút FDI tại Việt Nam. 2.1. Về cải cách thủ tục hành chính. Để cải thiện môi trường đầu tư, Luật 1996 thể hiệ rõ thái độ của Nhà nước đối với việc cải cách thủ tục hành chính: các viên chức, cơ quan Nhà nước Việt Nam nếu vi phạm các quy định của Luật (giải quyết các thủ tục không đảm bảo thời gian gây khó khăn, phiền hà...) tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật. Nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, tổ chức, cá nhân, được quyền khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định và hành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà của viên chức cơ quan Nhà nước. Quy định rõ trách nhiệm của những viên chức trong việc thực thi chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, đánh dấu một bước tiến dài trong việc cải cách thủ tục hành chính, một cố gắng lớn trong việc cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Các vấn đề liên quan tới cấp giấy phép đầu tư, đầu tư theo hình thức BOT, BT, doanh nghiệp khu công nghiệp, doanh nghiệp chế xuất được quy định đã mở ra nhiều khả năng lựa chọn hình thức đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoaì cũng như cải thiện đáng kể môi trường đầu tư của Việt Nam. Điều này cũng chứng minh chính sách nhất quán đối với FDI của Việt Nam cũng như đường lối ngày một rộng mở, thông thoáng của Nhà nước trong việc hợp tác quốc tế. Mặc dù thủ tục hành chính ở Việt Nam đã ngày càng được cải thiện, tích cực những vẫn còn khía cạnh rườm rá, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn kêu ca, phàn nàn về thủ tục hành chính. Trong thời gian cần tiếp tục tinh giảm hơn nữa thủ tục hành chính từ quá trình thẩm định cấp giấy phép đến quá trình triển khai thưc hiện dự án nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian thẩm định và cấp giấy phép cho nhà đầu tư nước ngoài. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho các thành phố, tỉnh được quyền cấp giấy phép cho các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với mức vốn là 10 triệu USD (hiện nay các dự án có vốn từ 5 triệu USD trở lên do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp) để nhằm giảm bớt phiền hà cho nhà đầu tư nước ngoài. Tiếp tục cải cách các thủ tục liên quan tới xét duyệt các dự án đầu tư theo hướng đơn giản hoá để tiêns tới "đăng ký đầu tư" chứ không phải "xin phép đầu tư" trong đó nêu rõ những quy định về tiêu chuẩn mà nhà đầu tư phải tuân thủ khi đầu tư, việc đơn giản hoá các thủ tục trên sẽ góp phần rút ngắn được thời gian thẩm định dự án từ đó sẽ sớm đưa dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động. Đối với các dự án đầu tư có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm từ 80% trở lên và một số lĩnh vực khác, nhà đầu tư đăng ký hồ sơ theo mẫu và cơ quan cấp giấy phép đầu tư quyết định cấp giấy phép đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà theo quy định phải có giấy phép kinh tế hoặc giấy phép hành nghề, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để triển khai hoạt động kinh doanh của mình đã qui định tại giâý phép đầu tư. Cải tiến mạnh thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng đơn giản hoá việc cấp giấy phép đầu tư. Các bộ, ngành, địa phương quy định rõ ràng, công khai các thủ tục hành chính đơn giản hoá và giảm bớt các thủ tục không cần thiết. 2.2. Tập trung thu hút FDI vào những ngành mà Việt Nam thực sự có lợi thế so sánh. Để khai thác có hiệu quả nguồn vốn FDI, các dự án FDI khuyến khích đầu tư được quy định cụ thể hơn, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, đầu tư vào nghiên cứu phát triển, sử dụng nhiều lao động, chế biến nguyên liệu sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng, khuyến khích đầu tư vào miền núi, vùng sâu, vùng xa, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Tập trung thu hút vào công nghiệp sản xuất giầy dép, dệt may: đây là lĩnh vực rất phù hợp với những lợi thế mà Việt Nam sẵn có. Bởi vì ngành công nghiệp này đòi hỏi số lượng lao động mà số lượng lao động hiện nay ở Việt Nam khá dồi dào. Chính vì vậy, khi các dự án này đi vào hoạt động sẽ giải quyết được một số lượng lao động lớn cho đất nước. Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, xây dựng và mở rộng thêm các nhà máy sản xuất gia công giầy dép, nhanh chóng chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng, sử dụng nguyên liệu trong nước và giảm bớt tỷ lệ gia công, chủ động tìm kiếm thị trường. Phát triển đồng bộ ngành thuỷ sản. Thực trạng vừa qua cho thấy, mức độ thu hút vốn vào ngành may còn rất ít, cần tập trung thu hút vốn đầu tư vào ngành này. Coi phát triển thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng trong đó tập trung cao cho nuôi trồng, dịch vụ và chế biến thuỷ sản. Ben cạnh đó cần chú trọng đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ lao động trong ngành thuỷ sản, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản đối với từng hộ gia đình nuôi trồng để từ đó nâng cao chất lượng ngành thuỷ sản. Thu hút các dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới bởi lẽ: Công nghệ luôn luôn là quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước, điều kiện công nghệ càng hiện đại càng làm cho nó trở nên quan trọng đối với sự phát triển. Cần có chương trình đổi mới công nghệ bằng việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, khuyến khích đầu tư, tranh thủ các nguồn vốn viện trợ đổi mới công nghệ, tăng cường quản lý công nghệ bằng kiểm soát và giám định để đảm bảo hiệu quả đầu tư, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Khuyến khích các dự án đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn để đảm bảo hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm chuyển dịch cơ cấu giữa các vùng kinh tế. Cho đến nay, hầu hết các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đều tập trung vào những khu vực có cơ sở hạ tầng thuận tiện. Do vậy, nó xảy ra tình trạng mất cân đối trong lĩnh vực đầu tư. Ngoài ra cần tập trung thu hút vốn đầu tư vào địa bàn này để góp phần thúc đẩu quá trình công nghiệp hoá nông thôn, cải thiện bộ mặt cơ sở hạ tầng cho địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân. Tập trung thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt... Nhằm khai thác tối đa ưu điểm của nguồn vốn đầu tư FDI, trong bối cảnh Việt Nam đang thiếu vốn, công nghệ, thừa lao động, phát triển không đồng đều ở các địa phương.... Luật đầu tư nức ngoài năm 1987 đã đưa ra những khuyến khích các dự án có quy mô lớn, công nghệ cao, sản xuất hàng xuất khẩu, giải quyết việc làm, đầu tư vào địa bàn có điều kiện khó khăn, qui định mức thuế lợi tức thấp tới 10%, miễn thuế lợi tức 2 năm và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo. Có thể khẳng định đây là mức thuế ưu đãi nhất khi so sánh với mức thuế 32% đối với các doanh nghiệp trong nước. 2.3. Đảm bảo sự hài hoà giữa thị trường tiêu thụ trong nước và thị trường xuất khẩu. Hiện nay ta đang nhất mạnh về chiến lược xuất khẩu nhưng không có nghĩa là coi nhẹ thị trường nội địa nhất là một thị trường đông dân còn chưa được khai phá như thị trường nước ta.Sản phẩm làm ra trên đất Việt Nam phải có sự cạnh tranh không chỉ trên trường quốc tế mà ngay cả ở Việt Nam. Do đó cần bảo đảm việc sử dụng nội địa hoá một cách hài hoà cho các Công ty nước ngoài, kể cả khu chế xuất tại Việt Nam sử dụng một phần thị trường trong nước đối với những sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất được hoặc đã nhưng kém hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, cần khuyến khích các doanh nghiệp từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, hạn chế hình thức đơn thuần gia công. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp tập dượt để có thể nhanh chóng đảm bảo tính cạnh tranh của hàng hoá sản xuất tại Việt Nam, hạn chế bớt thua thiệt khi ta gia nhập các tổ chức WTO, APEC, AFTA, góp phần bảo hộ người tiêu dùng. Khuyến khích và tạo thêm điều kiện thuận lợi cho các dự án FDI với mục tiêu sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài để tác động làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ theo yêu cầu phát triển của đất nước, đồng thời khuyến khích các dự án có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, sản xuất hàng xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu. 2.4. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực và quản lý lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu công nghiệp. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và quản lý lao động đang trở thành vấn đề cấp bách đối với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như đã nêu trên, hiện nay đã xuất hiện hiện tượng lao động phổ thông thì thừa, lao động có tay nghề cao lại thiếu hoặc không đủ trình độ tối thiểu để đào tạo nghề. Hơn nữa, nhu cầu đào tạo dạy nghề vượt quá khả năng của hệ thống đào tạo hiện hành. Cho đến nay cả nước có trên 40 triệu lao động, gần 25% ở đô thị còn lại tập trung ở nông thôn. Trình độ dân trí của ta cao hơn so với nhiều nước ở khu vực nhưng số người ở độ tuổi tốt nghiệp trung học thấp (40 - 45%) với cơ cấu dân số và nghiệp vụ như hiện tại không thể đáp ứng được so với nhu cầu sản xuất công nghiệp với công nghệ hiện đại. Theo tính toán trong thời gian tới cần có tới 30% lao động có tay nghề, như vậy ngoài số lao động có tay nghề cần đào tạo thêm một số lượng khá lớn lao động nữa. Trong bối cảnh này cần phải có một số gải pháp gấp rút mở trường dạy nghề hoặc cải tạo cơ sở hiện hành trở thành các cơ sở dạy nghề chuyên phục vụ cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo tay nghề tại cơ sở sản xuất, vừa học vừa làm, tạo mọi điều kiện thuận lợi dành quỹ đất để xây dựng nhà ở, cơ sở khám chữa bệnh, trường học cho công nhân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân xa nhà đang làm việc trong các khu công nghiệp, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tăng cường năng lực cán bộ quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài, bổ sung cán bộ có trình độ chuyên môn về ngoại ngữ và chuyên ngành cho các cơ quan quản lý về đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý được tham gia học tập, đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung. Ngoài ra để phát huy quyền làm chủ của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cần yêu cầu các doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định đối với người lao động , đặc biệt là việc thànhh lập và hoạt động của các tổ chức Đảng, Công đoàn ký kết thoả ước lao động tập thể, tổ chức hoà giải lao động tiền lương tôn trọng phong tục tập quán nhân phẩm của người lao động. Mặt khác cần tuyên truyền vận động người lao động chấp hành đầy đủ thời gian, kỷ luật lao động mà doanh nghiệp quy định phù hợp với pháp luật của Nhà nước Việt Nam. - Xây dựng đề án tổ chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, trước hết là phục vụ các khu công nghiệp lớn. 2.5. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng thêm các khu nhà ở, các khu vui chơi giải trí cho người nước ngoài. Vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành xúc tiến một dự án đầu tư đó là các điều kiện về cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng của địa phương càng thuận lợi thì sẽ càng thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tới địa phương đó. Ngoài ra, việc tạo cho nhà đầu tư nước ngoài một môi trường thoả mái, yên tâm và làm cho họ cảm thấy đang sống trên chính quê hương mình là một yếu tố cực kỳ quan tronjg trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, việc xây dựng thêm các khu vui chơi giản trí, khu nhà ở, bệnh viện, trường học, khu thương mại dành riêng cho người nước ngoài là việc làm cấp thiết trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cũng tăng cường công tác bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài khi tới làm việc tại thành phố. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi nghĩa là việc xúc tiến đầu tư phải có lợi cho việc xây dựng, hiện đại hoá đồng thời các nhà đầu tư cũng thấy được lợi ích của mình, các cơ quan chức năng thành phố có trách nhiệm bảo vệ vốn đầu tư, lợi nhuận thu được và các quyền lợi hợp pháp cho nhà đầu tư nước ngoài. Tôn trọng những tập quán quốc tế: các nhà đầu tư có quyền tự chủ tương đối lớn trong sản xuất kinh doanh, họ có thể áp dụng các phương thức quản lý phổ biến trên thế giới, không bị bó buộc bởi thể chế quản lý hiện hành. 2.6. Hoàn thiện hệ thống pháp luật. Công bố các quy định về đền bù, giải phóng mặt bằng áp dụng cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Công bố công khai các quy chế, quy trình thủ tục hải quan. Tiến hành đo đạc và lập bản đồ địa chính một lần và đơn giản hoá mọi thủ tục khác về đất đai. Quy định và công bố các tiêu chuẩn vệ sinh m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35602.doc
Tài liệu liên quan