Tiểu luận Diện và hàng thừa kế - Lý luận và thực tiễn

Nếu xét đơn thuần về huyết thống thì cụ nội của một người là người đã sinh ra ông nội hoặc bà nội của người đó. Cụ ngoại của một người là người đã sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại của người đó. Như vậy, các cụ của một người là người đã sinh ra ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của người đó, người đó là chắt của các cụ. Điểm c khoản 1 Điều 676 đã phân biệt các cụ thành nội, ngoại, thiết nghĩ điều này không quan trọng và không cần đặt ra vì các cụ ngang quyền nhau khi hưởng di sản mà chắt để lại. Cái cần xác định là cụ ruột hay không thì điểm c nói trên lại không quy định cụ thể. Căn cứ để xác định thừa kế giữa cụ với chắt giống như căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa ông, bà với cháu. Quan hệ thừa kế giữa ông, bà với cháu cũng như quan hệ giữa cụ với chắt là quan hệ ngành dọc theo một chuỗi thế hệ từ đời thứ nhất đến đời thứ ba, đời thứ tư. Trong chuỗi thế hệ đó chỉ đơn thuần là huyết thống nhưng cũng có thể đan xen cả huyết thống cả nuôi dưỡng. Về mặt pháp lý, luật chỉ quy định rằng khi chắt đứng vào hàng thừa kế thứ ba để hưởng di sản của cụ thì phải là chắt ruột của người chết còn khi cụ ở hàng thừa kế thứ ba để hưởng di sản của chắt thì luật chưa xác định cụ ruột hay không. Từ đó ta thấy việc xác định giữa cụ và chắt có quan hệ thừa kế với nhau trong những trường hợp nào là một việc hết sức khó khăn. Tôi cho rằng theo nguyên tắc bình bình đẳng trong thừa kế nên nếu chắt ruột mới được hưởng di sản của cụ thì cũng là cụ ruột thì mới được hưởng di sản của chắt. Tuy nhiên, do sự đan xen về huyết và nuôi dưỡng nói trên trong thực tế nếu mọi trường hợp nhất đều áp dụng theo nguyên tắc sẽ có nhiều bất cập.

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2379 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Diện và hàng thừa kế - Lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng. Mục đích xác định quan hệ huyết thống nhằm bảo vệ những quyền lợi tài sản và nhân thân cho các cá nhân và là đạo lý của đời sống xã hội, với quan điểm mỗi người sinh ra đều phải có cha, mẹ là cội nguồn của mối quan hệ ruột thịt, là căn cứ để xác định nghĩa vụ và quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ gia đình và xã hội. Và trong trường hợp cần thiết xác định trách nhiệm của họ đối với nhau và nghĩa vụ giám hộ cho nhau, đại diện cho nhau trong các quan hệ dân sự và các quan hệ xã hội khác. Quan hệ nuôi dưỡng Quan hệ nuôi dưỡng là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc nhau giữa những người thân thuộc theo quy đinh của pháp luật. Điều 20 luật hôn nhân gia đình năm 1986 và các điều 50, điều 56 đến điều 59 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng theo nguyên tắc: – Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đã thành niên mà không có khả năng lao động nuôi sống mình. – Con có nghĩa vụ kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ. Quan hệ nuôi dưỡng còn được thể hiện giữa anh chị em ruột với nhau trong hoàn cảnh mồ côi cha mẹ hoặc cha mẹ còn nhưng không có khả năng lao động hoặc đều không có năng lực hành vi dân sự. Hay quan hệ nuôi dưỡng giữa ông bà nội, ngoại và các cháu nội, ngoại. Quan hệ nuôi dưỡng giữa cha kế, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng. Trong thực tế cha kế, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng đã thể hiện được nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con theo điều 679 BLDS họ được thừa kế của nhau. Nếu con riêng của vợ, của chồng mà chết trước cha kế, mẹ kế, con của họ được thừa kế thế vị nhận di sản của ông bà kế khi qua đời. Quan hệ nuôi dưỡng giữa con nuôi với cha, mẹ nuôi theo pháp luật quy định ở điều 18 và điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và điều 74 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Phạm vi những người thừa kế theo pháp luật được xác định trên ba mối quan hệ như đã trình bầy ở trên. Ba mối quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, huyết thống có tính độc lập tương đối, vì quan hệ này là tiền đề của quan hệ kia. Tuy nhiên, từng quan hệ được xác định theo quy định của pháp luật giữa người để lại di sản với người thừa kế. Chỉ có xác định diện những người thừa kế theo pháp luật chuẩn xác mới ngăn chặn được sự mất đoàn kết trong dòng tộc và có tác dụng giáo dục ý thức sống, ý thức pháp luật cho những người thuộc diện thừa kế. Hàng thừa kế Như chúng ta đã biết, di sản của người chết phải được dịch chuyển cho những người thân thích của những người đó. Tuy nhiên, trong số những người thân đó thì mức độ gần gũi, thân thích của mỗi người đối với người chết là khác nhau. Theo trình tự hưởng di sản thừa kế thì người nào có mức độ gần gũi nhất với người chết sẽ được hưởng di sản mà người đó để lại, nhiều người có mức độ gần gũi với người chết sẽ cùng dược hưởng di sản của người đó. Khi không có người gần gũi nhất thì những người có mức độ gần gũi tiếp theo sẽ được hưởng di sản của người chết để lại. Như vậy, không phải tất cả những người trong diện những người thừa kế theo pháp luật đều được thừa kế cùng một lúc. Để những người thừa kế theo pháp luật theo trình tự trước, sau căn cứ vào mức độ gần gũi giữa họ với người chết, pháp luật về thừa kế đã xếp những người đó theo từng nhóm khác nhau. Mỗi một nhóm được gọi là hàng thừa kế theo pháp luật. Vậy: “Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ gần gũi với người chết và theo đó họ được hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế mà người chết để lại”. Đã có rất nhiều văn bản quy định về thừa kế như: thông tư 1742, thông tư 594, thông tư 81, Pháp lệnh thừa kế, Bộ luật dân sự 1995. Những văn bản trên đã mắc phải những thiếu sót nhất định, và những thiếu sót đó đã được bổ sung trong Bộ luật dân sự 2005. Do sự thay đổi và phát triển về nhiều mặt của cuộc sống, các quy định trong Bộ luật dân sự 1995 đã có nhiều điểm trở lên bất cập và nhiều thiếu sót. Vì thế, nhà nước ta đã tiến hành sửa đổi bổ sung bộ luật dân sự 1995 bằng Bộ luật dân sự 2005. Về hàng thừa kế theo pháp luật, Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Hàng thừa kế thứ nhất Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Ở hàng thừa kế này có hai mối quan hệ giữa những người hưởng di sản của nhau: a.1) Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng Vợ – chồng là mối quan hệ giữa một người đàn ông với một người đàn bà trên cơ sở hôn nhân được pháp luật thừa nhận. Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là một quan hệ thừa kế mang tính chất hai chiều hay còn gọi là “thừa kế đối nhau”, “thừa kế của nhau”, nghiã là trong đó, khi bên này chết thì bên kia là là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất. Khi xác định quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa vợ và chồng cần lưu ý các trường hợp sau: – Trường hơp thứ nhất: Vợ chồng đã chia tài sản chung nhưng không ly hôn, sau đó một bên chết thì về mặt pháp lý quan hệ hôn nhân của họ vẫn tồn tại. Do đó người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết. – Trường hợp thứ hai: Vợ chồng đã sống ly thân về mặt tình cảm hầu như tình yêu giữa họ đã không còn nhưng về một lý do tế nhị nào đó nên họ không ly hôn, hôn nhân của họ vẫn đang tồn tại. Vì vậy, người còng sống vẫn được hưởng di sản của người đã chết. – Trường hợp thứ ba: …Khi một bên chết, dù người kia còn sống đang sống chung với người khác như vợ chồng một cách bất hợp pháp thì người đó vẫn được hưởng di sản của người đã chết. – Trường hợp thứ tư: ...Vợ chồng đang xin ly hôn mà chưa được tòa án cho ly hôn hoặc đã được tòa án cho ly hôn nhưng quyết định hoặc bản án cho ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật mà một bên chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết. – Trường hợp thứ năm: Nếu một người có nhiều vợ mà tất cả các cuộc hôn nhân đó đều được tiến hành trước ngày 13 tháng 1 năm 1960 ở miền Bắc và trước ngày 25 tháng 3 năm 1977 ở miền Nam, thì khi người chồng chết trước tất cả các người vợ (còn sống) đều là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của ngừơi chồng và ngược lại. – Trường hợp thứ sáu: Nếu cán bộ chiến sĩ ở miền Nam, sau khi tập kết ra Bắc, lấy vợ ở miền Bắc mà việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì những người đó đều là người hừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng khi người chồng chết trước và ngược lại. – Trường hợp thứ bảy: Đối với các trường hợp hôn nhân không đăng ký kết hôn nhưng được thừa nhận là hôn nhân thực tế thì quan hệ vợ chồng giữa họ vẫn được thừa nhận và do vậy họ là người thừa kế theo pháp luật của nhau ở hàng thừa kế thứ nhất. – Trường hợp thứ tám, hai vợ chồng đã ly hôn nhưng sau đó quay lại sống chung với nhau trước ngày luật hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực pháp luật mà cuộc sống chung đó không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì họ vẫn được thừa nhận là có quan hệ vợ chồng theo hôn nhân nên vẫn là người thừa kế theo pháp luật của nhau ở hàng thừa kế thứ nhất. a.2) Quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ, con Quan hệ thừa kế giữa một bên là cha, mẹ với một bên là con cũng là quan hệ thừa kế mang tính chất hai chiều. Quan hệ này được xác định theo một trong hai căn cứ. Nếu căn cứ vào quan hệ huyết thống thì đó là những người có cùng một dòng máu trực hệ trong phạm vi hai đời liền kề nhau. Trong đó, cha đẻ, mẹ đẻ của một người là người đã sinh ra người đó và được pháp luật thừa nhận. Vì vậy, cha mẹ của người do mình sinh ra dù trong hay ngoài giá thú nhưng được pháp luật thừa nhận đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất đẻ hưởng di sản theo pháp luật khi người con chết. Và ngược lại, người con trong hay ngoài giá thú đều là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản do cha hay mẹ mình để lại. Nếu căn cứ vào quan hệ nuôi dưỡng thì đó là quan hệ những người nuôi dưỡng lẫn nhau theo cha – con, mẹ - con hoặc cha, mẹ - con. Cha nuôi, mẹ nuôi của một người là người đã nhận người đó là con nuôi của mình theo quy định của pháp luật. Cha nuôi, mẹ nuôi là những người ở hàng thừa kế thứ nhất của con nuôi khi người con nuôi đó chết và ngược lại, con nuôi là người thừa kế ở hàng thứ nhất của cha, mẹ nuôi cha, mẹ nuôi chết. Đối với trường nhận con nuôi không đăng ký việc nhận con nuôi theo đúng quy định của pháp luật thì cha, mẹ nuôi với con nuôi chỉ là ngưòi thừa kế thứ nhất của nhau khi được công nhận là con nuôi thực tế. Trên thực tế hiện nay có rất nhiều hình thức con nuôi như: con nuôi có quyết định công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, con nuôi thực tế tức chỉ có mối quan hệ con nuôi miệng và có quan hệ nuôi dưỡng…Từ thực tế như vậy, thiết nghĩ pháp luật cần có quy định cụ thể về vấn đề thừa kế của con nuôi. Khi xác định về quan hệ thừa kế giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế điều 679, bộ luật dân sự 2005 quy định: “ Con riêng và bố bố dượng, nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế theo quy định tại điều 676 và điều 677 của bộ luật này”. Hiện nay thì việc xác định quyền thừa kế theo pháp luật của nhau giữa con riêng và cha kế, mẹ kế là một vấn đề phức tạp và có nhiều quan điểm khác nhau trong việc áp dụng quy phạm để giải quyết tranh chấp thực tế pháp sinh. Hàng thừa kế thứ hai Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Ta thấy có hai mối quan hệ giữa những người hưởng di sản của nhau. b.1) Quan hệ thừa kế giữa ông bà với cháu Theo điểm b, khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì căn cứ để xác định mối quan hệ thừa kế này là hoàn toàn dựa vào quan hệ huyết thống mà không dựa vào quan hệ nuôi dưỡng. Pháp luật không đương nhiên thừa nhận giữa cha đẻ, mẹ đẻ của một người đối với người con nuôi của người đó có quan hệ thừa kế. Trước đây Bộ luật dân sự 1995 không xếp cháu vào hàng thừa kế thứ hai của ông bà nên quan hệ thừa kế này chỉ có một chiều, nhưng theo Bộ luật dân sự 2005 thì quan hệ thừa kế này là quan hệ thừa kế hai chiều. Do vậy, nếu ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại còn sống vào thời điểm người cháu của mình chết sẽ là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ hai của người cháu đó. Ngược lại, khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết thì cháu của người chết sẽ là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ hai của người đó. Cũng theo quy định của điểm b nói trên thì ông, bà chết thì cháu ruột mới được hưởng thừa kế của ông, bà ở hàng thừa kế thứ hai. Tuy nhiên cũng cần bàn thêm rằng khi cháu chết thì ông, bà nuôi (cha, mẹ nuôi của cha,mẹ đẻ của người chết hoặc cha, mẹ đẻ của cha, mẹ nuôi của người chết) có được hưởng di sản của người cháu đó theo hàng thừa kế thứ hai không, vì vấn đề này điểm b chưa quy định cụ thể. Nếu theo tinh thần của nghị quyết 02/HĐTP ngày 19 tháng 10 năm 1991 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha, mẹ của người nuôi dưỡng” thì con nuôi của một người muốn được xác định có quan hệ ông cháu, bà cháu với cha, mẹ nuôi của mình phải được sự thừa nhận của người đó. Tuy nhiên, khi giải quyết mối quan hệ thừa kế theo quy định này, theo tôi cần xác định hai trường hợp: – Thứ nhất: nếu ông, bà là cha, mẹ nuôi của cha, mẹ đẻ người chết thì cần xác định ông, bà là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của người đó. – Thứ hai: nếu người chết là con nuôi của con đẻ hay con nuôi của ông, bà thì ông bà không đương nhiên là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của người chết. b.2) Quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột với em ruột Đây là quan hệ thừa kế giữa hai bên, trong đó một bên hoặc là anh ruột, hoặc là chị ruột, hoặc là cả anh ruột, chị ruột và mộ, bao gồm những t bên là em ruột. Quan hệ thừa kế này được hình thành theo một căn cứ duy nhất là quan hệ huyết thống bao gồm những người có quan hệ huyết thống trực hệ cùng một đời. Tuy nhiên như thế nào được gọi là “anh, chị, em ruột” còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Pháp luật thời phong kiến Việt Nam cũng như ngay một số văn bản pháp luật trước đây của nước ta như thông tư 81 xác định “anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha” là khác với “anh, chị em ruột”. Theo đó người ta vẫn thường hiểu rằng chỉ có anh, chị em cùng cha, cùng mẹ mới được coi là anh, chị em ruột. Theo tôi, cứ người nào có liên quan về huyết thống với nhau thì được coi là anh, chị em ruột dù quan hệ huyết thống giữa họ chỉ về bên người cha hay về bên người mẹ. Theo cách hiểu này thì một người sinh ra bao nhiêu người con thì tất cả những người con đều là anh,chị em ruột của nhau. Như vậy, anh chị em ruột bao gồm: Những người có cùng cha, cùng mẹ, những người cùng mẹ tuy khác cha hay những người cùng cha nhưng khác mẹ. Quan hệ thừa kế giữa anh, chị em ruột của nhau là quan hệ thừa kế hai chiều. Nghĩa là trong quan hệ này, nếu anh hoặc chị hoặc cả hai anh, chị chết thì em ruột sẽ là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai để hưởng di sản của anh, chị đã chết. Ngược lại, nếu em chết thì anh, chị sẽ là những người ở hàng thừa kế thứ hai để hưởng di sản của người em đã chết. Cần lưu ý rằng không hình thành quan hệ thừa kế giữa anh, chị em từ quan hệ nuôi dưỡng, vì vậy trong trường hợp một người có con nuôi, vừa có con đẻ thì giữa con nuôi và con đẻ của người đó không phải là anh, chị em ruột của nhau nên họ không phải là người thừa kế theo pháp luật của nhau. Hàng thừa kế thứ ba Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Ở hàng thừa kế thứ ba bao gồm hai mối quan hệ sau: c.1) Quan hệ thừa kế giữa cụ với cháu Nếu xét đơn thuần về huyết thống thì cụ nội của một người là người đã sinh ra ông nội hoặc bà nội của người đó. Cụ ngoại của một người là người đã sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại của người đó. Như vậy, các cụ của một người là người đã sinh ra ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của người đó, người đó là chắt của các cụ. Điểm c khoản 1 Điều 676 đã phân biệt các cụ thành nội, ngoại, thiết nghĩ điều này không quan trọng và không cần đặt ra vì các cụ ngang quyền nhau khi hưởng di sản mà chắt để lại. Cái cần xác định là cụ ruột hay không thì điểm c nói trên lại không quy định cụ thể. Căn cứ để xác định thừa kế giữa cụ với chắt giống như căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa ông, bà với cháu. Quan hệ thừa kế giữa ông, bà với cháu cũng như quan hệ giữa cụ với chắt là quan hệ ngành dọc theo một chuỗi thế hệ từ đời thứ nhất đến đời thứ ba, đời thứ tư. Trong chuỗi thế hệ đó chỉ đơn thuần là huyết thống nhưng cũng có thể đan xen cả huyết thống cả nuôi dưỡng. Về mặt pháp lý, luật chỉ quy định rằng khi chắt đứng vào hàng thừa kế thứ ba để hưởng di sản của cụ thì phải là chắt ruột của người chết còn khi cụ ở hàng thừa kế thứ ba để hưởng di sản của chắt thì luật chưa xác định cụ ruột hay không. Từ đó ta thấy việc xác định giữa cụ và chắt có quan hệ thừa kế với nhau trong những trường hợp nào là một việc hết sức khó khăn. Tôi cho rằng theo nguyên tắc bình bình đẳng trong thừa kế nên nếu chắt ruột mới được hưởng di sản của cụ thì cũng là cụ ruột thì mới được hưởng di sản của chắt. Tuy nhiên, do sự đan xen về huyết và nuôi dưỡng nói trên trong thực tế nếu mọi trường hợp nhất đều áp dụng theo nguyên tắc sẽ có nhiều bất cập. Theo quy định của điểm c, Khoản 1, Điều 676 BLDS 2005 thì quan hệ thừa kế giữa các cụ và chắt được xác định như sau: Khi chắt chết các cụ là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba của chắt và ngược lại, khi cụ chết, chắt ruột ở hàng thừa kế thứ ba để hưởng di sản thừa kế của người cụ đã chết để lại. c.2) Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột với cháu Mỗi một địa phương có cách gọi, xưng hô giữa các thành viên trong một đại gia đình một cách khác nhau. Chẳng hạn cũng là chị của mẹ nhưng ở vùng Trung du Bắc bộ được gọi là “bá”, ở vùng châu thổ sông Hồng gọi là “già”, em gái của mẹ được gọi là “dì” (các con của chị, em gái được gọi là: “con dì, con già”) nhưng ở miền Trung thì em gái hay chị gái của mẹ đều được gọi là “dì” (vì thế, các con của chị, em gái được gọi là: “đôi bạn con dì”). Vì vậy, hiểu một cách chung nhất thì bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của một người là anh ruột, chị ruột, em ruột của cha đẻ hoặc mẹ đẻ của người đó. Cơ sở hình thành mối quan hệ thừa kế những người này là quan hệ huyết thống bàng hệ giữa hai đời liền kề nhau. Đây là những người có quyền hưởng di sản của nhau theo hàng thừa kế thứ ba, nghĩa là khi cháu chêt trước thì chú, bác, cô, dì, cậu ruột nếu còn sống là những người thừa kế ở hàng thứ ba của cháu. Ngược lại, nếu, cô, dì, chú, bác, cậu ruột chết thì cháu là người thừa kế ở hàng thứ ba của người chết. THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT THỪA KẾ Thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế Mỗi vụ án thừa kế theo pháp luật thường nảy sinh khá nhiều vấn đề phức tạp cần xác định như: thời hiệu khởi kiện về thừa kế, di sản thừa kế, diện và hàng thừa kế…Nhìn chung, các tòa án luôn đảm bảo xác định chính xác diện và hàng thừa kế, bảo vệ tất cả quyền lợi của những người thừa kế liên quan. Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế, cộng với tính chất phức tạp của vụ việc thừa kế, có không ít bản án giải quyết tranh chấp thừa kế bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, thậm chí giám đốc thẩm hoặc tái thẩm song hầu hết nội dung kháng cáo, kháng nghị đó đều không liên quan đến vấn đề xác định diện và hàng thừa kế. Sau đây là hai vụ việc về thừa kế đã được xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang: Vụ án thứ nhất: Bản án số 25/DSPT ngày 27/3/2002 tại TAND tỉnh Bắc Giang về việc chia thừa kế giữa: Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Nhàn Bị đơn: Ông Nguyễn Hữu Lương Nội dung vụ án: Cụ Nguyễn Hữu Vinh và cụ Phạm Thị Xuyến sinh được hai người con là Nguyễn Hữu Khi và Nguyễn Thị Nhàn. Anh Khi kết hôn với chị Nguyễn Thị Bi, năm 1969 anh Khi hi sinh tại chiến trường miền Nam, khi đó vợ chồng anh có một người con nuôi là Nguyễn Hữu Lương. Năm 1991 cụ Xuyến chết, năm 1999 cụ Vinh chết, các cụ không để lại di chúc. Tại bản án sơ thẩm của TAND huyện Tân Yên cũng như bản án dân sự phúc thẩm số 25/DSPT ngày 27/3/2002 của TAND tỉnh Bắc Giang quyết định: – Xác định thời điểm mở thừa kế là năm 1999. – Xác định hàng thừa kế thứ nhất là: Nguyễn Thị Nhàn, Nguyễn Hữu Lương (Thừa kế thế vị) Nhận thấy: – Án số 25/DSPT ngày 27/3/2002 của TAND tỉnh Bắc Giang đã xác định thiếu thời điểm mở thừa kế lần thứ nhất là năm 1991 khi bà Xuyến chết, hàng thừa kế thứ nhất là Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Nhàn. Thời điểm mở thừa kế lần hai là năm 1999 khi cụ Vinh chết, hàng thừa kế thứ nhất chỉ có một người là Nguyễn Thị Nhàn. – Theo bản án, ông Nguyễn Hữu Lương là người thừa kế thế vị là không đúng vì ông Lương không phải là cháu ruột của người để lại di sản theo quy định của BLDS. Thực chất, ông Lương chỉ là người có quyền, nghĩa vụ liên quan vì đang trực tiếp quản lý di sản của cụ Vinh và cụ Xuyến. Vụ án thứ hai: Bản án số 107/DSPT ngày 24/10/2001 của TAND tỉnh Bắc Giang về chia thừa kế giữa: Nguyên đơn: Chị Đồng Thị Tư Bị đơn: Anh Hoàng Gia Lương Nội dung vụ án: Ông Hoàng Văn Sinh và bà Phạm Thị Kim sinh được bốn người con là: Hoàng Thị Thanh, Hoàng Gia Lương, Hoàng Gia Kình và Hoàng Thị Thản. Ngoài ra ông Hoàng Văn Sinh có một người con riêng là Hoàng Gia Cường. Năm 1983 ông Sinh chết. Năm 1997 bà Kim chết. Năm 1999 anh Kình chết. Vợ chồng anh Kình và Chị Tư sinh được ba người con chung. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 13/DSST ngày 19/6/2001 của TAND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang quyết định: – Thời điểm mở thừa kế là năm 1997. – Hàng thừa kế thứ nhất gồm 5 người con (4 con chung và 1 con riêng): Hoàng Thị Thanh, Hoàng Gia Lương, Hoàng Gia Kình (chết năm 1999, nay ba con hưởng thế vị), Hoàng Thị Thản, Hoàng Gia Cường. Nhận thấy: – Cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều xác định thời điểm mở thừa kế là năm 1997 là chưa chính xác. Vụ án trên có 3 thời điểm mở thừa kế: + Thời điểm mở thừa kế lần thứ nhất là năm 1983 khi ông Sinh chết. Khi đó hàng thừa kế thứ nhất gồm: bà Phạm Thị Kim, Hoàng Thị Thanh, Hoàng Gia Lương, Hoàng Gia Kình, Hoàng Thị Thản và Hoàng Gia Cường. + Thời điểm mở thừa kế lần hai là năm 1997 khi bà Kim chết. Khi đó hàng thừa kế thứ nhất gồm: Hoàng Thị Thanh, Hoàng Gia Lương, Hoàng Gia Kình, Hoàng Thị Thản. Riêng anh Hoàng Gia Cường là con riêng chỉ được hưởng thừa kế di sản của bà Kim nếu chứng minh được có mối quan hệ chăn sóc, nuôi dưỡng nhau như mẹ con. + Thời điểm mở thừa kế lần ba là năm 1999 khi anh Kình chết. Khi đó hàng thừa kế thứ nhất gồm chị Tư và ba người con chung của vợ chồng anh chị. – Bản án phúc thẩm coi ba người con chung của chị Tư và anh Kình được thừa kế thế vị là không chính xác. Như đã phân tích ở trên, phải xác định đúng thời điểm mở thừa kế đồng thời phải xác định đúng diện và hàng thừa kế. Nhận xét Qua thực tiễn, đánh giá xét xử của tòa án về những vụ án chia thừa kế cho thấy, những sai sót của tòa án thường xảy ra trong việc xác định người thừa kế theo pháp luật, di sản thừa kế, người không được quyền hưởng di sản và người thừa kế thế vị…Tỉ lệ án sửa, hủy của tòa án các cấp vẫn còn cao, chủ yếu là các vi phạm: điều tra chưa đầy đủ, xác định sai tư cách người tham gia tố tụng, xác định không đúng và chưa đầy đủ quan hệ pháp luật cũng như người tham gia tố tụng, xác định chưa chính xác thời điểm mở thừa kế, xác định chưa đúng diện và hàng thừa kế…dẫn đến thụ lý và giải quyết vụ án sai quy định của pháp luật; chia hiện vật, giá trị trong các vụ án tranh chấp di sản thừa kế chưa hợp lý…Việc xác định thời điểm mở thừa kế và những người thừa kế theo pháp luật, các tòa án vẫn thường thiếu sót, nhất là trong các vụ án có nhiều thời điểm mở thừa kế. Bên cạnh đó, việc xác định những người hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật trong trường hợp có con chung, con riêng, con ngoài giá thú của tòa án còn nhiều thiếu sót. Từ đó dẫn đến xác định không đầy đủ những người thừa kế theo pháp luật, quyền lợi của những người thừa kế không được đảm bảo. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao thì trong nhưng năm qua toàn ngành tòa án đã thụ lý một số lượng đáng kể các vụ tranh chấp thừa kế dân sự. Lấy số liệu thống kê tương đối đầy đủ trong năm 1996 – 1998 của tòa an đã xét xử để thấy được thực trạng này: – Năm 1998, bản án sơ thẩm được giữ nguyên chiếm 35%. Bản án sơ thẩm hủy bỏ để xét xử lại chiếm 15%. Bản án bị sửa toàn bộ chiếm 7%. Bản án bị sửa đổi một phần chiếm 30%. – Trong tổng số vụ đã xét xử phúc thẩm trong 4 năm thì tỷ lệ số vụ sơ thẩm bị hủy bỏ, bị sửa đổi toàn bộ, bị sửa đổi một phần chiếm tỷ lệ khá cao, Toàn ngành xét xử ở cấp phúc thâm trong bốn năm là 1567 vụ, giữ nguyên án sơ thẩm là 464 vụ (29,44%), sửa một phần án sơ thẩm chiếm 28,74%; sửa toàn bộ án sơ thẩm chiếm 9.58%; hủy để xét xử lại chiếm 8,19%; các hình thức giải quyết khác là 308 vụ. Một số bàn luận về pháp luật thừa kế Về thừa kế thế vị và hàng thừa kế theo pháp luật Theo quy định tại điề 674 BLDS thì: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hành thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo pháp luật quy định”. Theo nguyên tắc phân chia di sản theo trình tự hàng, người thừa kế ở hàng thứ nhất có quyền hưởng di sản trước tiên so với các hàng thừa kế sau. Thừa kế theo hàng là thừa kế theo trật tự hàng gần hơn so với loại hàng xa hơn. Thừa kế hàng mang tính chất trật tự tuyệt đối. Theo quy định của pháp luật thừa kế, di sản thừa kế được chia theo pháp luật tuân theo trật tự hàng thừa kế, do vậy không thể có trường hợp những người thừa kế thuộc hai hàng khác nhau cùng được hưởng di sản chia theo pháp luật. Trong trường hợp những người thừa kế tại hàng thừa kế thứ nhất vẫn còn những người thừa kế tại hàng thứ hai được hưởng di sản. Theo quy định tại khoản 3 điều 676 BLDS thì: “Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”. Theo quy định trên thì sự hoán vị thừa kế xảy ra trong trường hợp đặc biệt sau: Người lập di chúc đã định đoạt tài sản của mình cho những người khác hưởng một phần tài sản và truất quyền thừa kế của những người thừa kế ở hàng thừa kế nhất không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, các con chưa thành niên mà truất quyền các con đã thành niên và có khả năng lao động, do vậy di sản thừa kế của người lập di chúc sau khi chết thì một phần được chia theo di chúc một phần được chia theo pháp luật cho những người thừ kế ở hàng thứ hai. – Trường hợp thứ nhất, ở hàng thừa kế thứ nhất chỉ còn các con đều đã trưởng thành mà người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề về diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành (8 điểm).doc
Tài liệu liên quan