Tiểu luận Diễn văn tại lễ kỉ niệm 105 năm ngày sinh của Người có viết: Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH

 Với câu hỏi chủ nghĩa xã hội là gì ? Người trả lời rất sáng tỏ: “Xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”2.

Luận đề tổng quát đó được Người cụ thể thêm “Chủ nghĩa xã hội nghĩa là tất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng”3. “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh “4.

Bản chất của chủ nghĩa xã hội còn được làm sáng tỏ khi Người nói tới trọng trách của Đảng với nhân dân, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh luôn luôn lấy cuộc sống hạnh phúc của nhân dân làm thước đo hiệu quả, làm căn cứ đánh giá công việc của Đảng và Nhà nước ta. Bản chất và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội có được bộc lộ ra không, có được phản ánh đúng đắn không là ở đó. Người viết: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”5.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Diễn văn tại lễ kỉ niệm 105 năm ngày sinh của Người có viết: Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.ĐẶT VẤN ĐỀ : Vấn đề con người trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được thể hiện trong Di chúc là tình yêu thương đối với tất cả mọi tầng lớp người trong xã hội. Trong Di chúc, Người đã căn dặn phải có một chính sách đặc biệt đối với mọi tầng lớp nhân dân đã vì Tổ Quốc mà hy sinh: Theo người, đó là công việc nhất thiết phải làm, dẫu khó khăn, phức tạp đến mấy cũng phải ra sức làm. Người chỉ rõ: Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, chúng ta phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, phải mở những lớp dạy nghề thích hợp cho họ, để họ có được hành trang cần thiết bước vào cuộc sống tự lập, tự lực cánh sinh. Thấm nhuần đạo lý truyền thống của người Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, Người đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho nông dân để đồng bào thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất, sau nhiều năm liên tục đã ra sức góp của, góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ Quốc. Người không chỉ quan tâm đến đời sống nhân dân, mà trên hết là chăm lo giáo dục, đào tạo họ, làm cho họ trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Người yêu cầu chúng ta sửa đổi chế độ giáo dục cho phù hợp với hoàn cảnh mới, đặc biệt là chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, giáo dục tinh thần yêu nước cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Triết lý nhân sinh của Người là sự gắn kết giữa chủ nghĩa nhân đạo cao cả với tư tưởng nhân văn sâu sắc. Cội nguồn của chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn ấy là truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam kết hợp với truyền thống nhân ái của nhân loại. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn ấy là lòng thương yêu, quý trọng con người gắn với lòng yêu nước, yêu dân nồng nàn. Mục tiêu cao cả của chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn ấy là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Diễn văn tại lễ kỉ niệm 105 năm ngày sinh của Người có viết : “Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, là mẫu mực của tinh thân dan chủ tự lực tự cường đổi mới và sáng tạo”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 1.Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng và dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá lớn, “Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, là mẫu mực của tinh thần dân chủ tự lực tự cường đổi mới và sáng tạo”. Tư tưởng của Người là kết tinh của nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Tất cả đã hun đúc nên chân dung một con người, một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, người đã đưa dân tộc ta đến độc lập, tự do và hạnh phúc : 1.1.Giá trị truyền thống dân tộc : Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho Việt Nam các giá trị truyền thống dân tộc phong phú, vững bền. Đó là ý thức chủ quyền quốc gia dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, yêu nước, kiên cường, bất khuất... tạo thành động lực mạnh mẽ của đất nước; là tinh thần tương thân, tương ái, nhân nghĩa, cố kết cộng đồng dân tộc; thủy chung, khoan dung, độ lượng; là thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú văn hóa dân tộc... Trong nguồn giá trị tinh thần truyền thống đó, chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi, là dòng chảy chính của tư tưởng văn hóa truyền thống Việt Nam, xuyên suốt trường kỳ lịch sử, là động lực mạnh mẽ cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Chính sức mạnh truyền thống tư tưởng và văn hóa đó của dân tộc đã thúc giục Hồ Chí Minh ra đi tìm tòi, học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu cho tư tưởng cách mạng và văn hóa của Người. 1.2.Tinh hoa văn hóa nhân loại : Hồ Chí Minh đã biết làm giàu vốn văn hóa của mình bằng cách học hỏi, tiếp thu tư tưởng văn hóa phương Đông và phương Tây. Về tư tưởng và văn hóa phương Đông, Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo về triết lý hành động, nhân nghĩa, ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, thế giới đại đồng; về một triết lý nhân sinh, tu thân, tề gia; đề cao văn hóa trung hiếu "dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh". Người nói: "Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học"1. Người dẫn lời của V.I. Lênin: "Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại"2. _Về Phật giáo, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn; coi trọng tinh thần bình đẳng, chống phân biệt đẳng cấp, chăm lo điều thiện, v.v.. _Về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh tìm thấy những điều thích hợp với điều kiện nước ta, đó là dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. _Về tư tưởng và văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu tiếp thu tư tưởng văn hóa dân chủ và cách mạng của cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ. Về tư tưởng dân chủ của cách mạng Pháp, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng của các nhà khai sáng: Vônte (Voltaire), Rútxô (Rousso), Môngtexkiơ (Moutesquieu). Đặc biệt, Người chịu ảnh hưởng sâu sắc về tư tưởng tự do, bình đẳng của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của Đại cách mạng Pháp. Về tư tưởng dân chủ của cách mạng Mỹ, Người đã tiếp thu giá trị về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập năm 1776, quyền của nhân dân kiểm soát chính phủ. 1.3.Chủ nghĩa Mác - Lênin : Chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khẳng định: "Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản". Đối với chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã nắm vững cái cốt lõi, linh hồn sống của nó, là phương pháp biện chứng duy vật; học tập lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Các tác phẩm, bài viết của Hồ Chí Minh phản ánh bản chất cách mạng tư tưởng của Người theo thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh : Ngoài nguồn gốc tư tưởng, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh còn chịu sự tác động sâu sắc của thực tiễn dân tộc và thời đại mà Người đã sống và hoạt động. Chính quá trình hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh ở trong nước và khi còn bôn ba khắp thế giới để học tập, nghiên cứu và hoạt động đã làm cho Người có một hiểu biết sâu sắc về dân tộc và thời đại, nhất là thực tiễn phương Đông để xem xét, đánh giá và bổ sung cơ sở triết lý phương Đông cho học thuyết Mác - Lênin. Từ hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã khám phá quy luật vận động xã hội, đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể của các quốc gia và thời đại mới để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn, qua kiểm nghiệm của thực tiễn để hoàn thiện, làm cho lý luận có giá trị khách quan, tính cách mạng và khoa học. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm hoạt động tinh thần của cá nhân, do Người sáng tạo trên cơ sở những nhân tố khách quan. Do đó, tư tưởng Hồ Chí Minh phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố nhân cách, phẩm chất và năng lực tư duy của chính người sáng tạo ra nó. Không chỉ ở nước ta mà có nhiều chính khách, nhiều nhà hoạt động văn hóa-xã hội ở nước ngoài đã nêu nhiều ý kiến sâu sắc về nhân cách, phẩm chất, về tài năng trí tuệ của Hồ Chí Minh. Ngay từ năm 1923, lúc Hồ Chí Minh vào trạc tuổi 33, nhà báo Liên Xô Ô. Manđenxtam khi tiếp xúc với Hồ Chí Minh đã sớm nhận biết: "Từ Nguyễn ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai". Văn hóa Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh ngày càng tỏa sáng theo dòng thời gian của dân tộc và thời đại. Nhân cách, phẩm chất, tài năng của Hồ Chí Minh đã tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển tư tưởng của Người. Đó là một con người sống có hoài bão, có lý tưởng, yêu nước, thương dân, có bản lĩnh kiên định, có lòng tin vào nhân dân, khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi, nhạy bén với cái mới, thông minh, có hiểu biết sâu rộng, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn, v.v.. Chính nhờ vậy, Người đã khám phá sáng tạo về lý luận cách mạng thuộc địa trong thời đại mới, xây dựng được một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc và sáng tạo về cách mạng Việt Nam, đã vượt qua mọi thử thách, sóng gió trong hoạt động thực tiễn, kiên trì chân lý, định ra các quyết sách đúng đắn và sáng tạo, biến tư tưởng thành hiện thực cách mạng. Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hòa và phát triển biện chứng tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa tư tưởng văn hóa của phương Đông và phương Tây với chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của Hồ Chí Minh- một con người có tư duy sáng tạo, có phương pháp biện chứng, có nhân cách, phẩm chất cách mạng cao đẹp tạo nên. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng Việt Nam hiện đại. Một nội dung cơ bản và nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc bằng con đường XHCN, cách mạng GPDT phải được phát triển thành XHCN, Người chỉ rõ “ham muốn” tột bậc của mình là làm sao đất nước được độc lập, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Qua 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, cuối cùng người đã khẳng định và tin tưởng rằng : chỉ có XHCN mới là con đường để ham muốn đó trở thành hiện thực. Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, trong đó tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội là một bộ phận hết sức quan trọng. Nhất quán với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là một học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp vô sản nhằm xoá bỏ ách thống trị tư bản chủ nghĩa, thực hiện lý tưởng giải phóng giai cấp và giải phóng toàn thể xã hội loài người. Chủ nghĩa xã hội còn được hiểu với tư cách là một chế độ xã hội thuộc hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà việc xây dựng và hoàn thiện nó như một quá trình lịch sử lâu dài để từng bước đạt tới mục tiêu. Cái mới và là sự sáng tạo của Hồ Chí Minh khi nói về bản chất của chủ nghĩa xã hội là ở chỗ Người phát hiện thấy lý tưởng xã hội chủ nghĩa đã chung đúc tất cả lý tưởng, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Hồ Chí Minh còn thấy một điểm rất quan trọng thuộc về bản chất của chủ nghĩa xã hội là muốn đạt tới lý tưởng, mục tiêu xã hội chủ nghĩa phải thường xuyên chống lại chủ nghĩa cá nhân. Người nhìn nhận chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội bảo đảm sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội. Hồ Chí Minh làm phong phú thêm hướng tiếp cận chủ nghĩa xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm sáng tỏ bản chất chủ nghĩa xã hội từ những kiến giải về kinh tế, chính trị và xã hội. Ngoài những kiến giải ấy, Hồ Chí Minh còn nhìn nhận bản chất chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức, văn hoá. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội đối lập, xa lạ với chủ nghĩa cá nhân, nhưng không hề phủ nhận cá nhân, trái lại, tôn trọng con người, phát triển mọi năng lực cá nhân vì phát triển xã hội và hạnh phúc của con người. Đây là chiều sâu trong tư duy biện chứng, trong nhãn quan văn hoá, đạo đức của Hồ Chí Minh. Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới mong hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang của sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Để có đạo đức cách mạng thì phải loại trừ mặt trái của nó là chủ nghĩa cá nhân. Đó là một kẻ thù nguy hiểm ngăn cản chúng ta đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng, tự mình phá huỷ sự nghiệp của mình. Đây chính 1à nỗi lo toan thường trực của Người. Từ tác phẩm “Đường Kách mệnh” (1927) cho đến Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân (1969), Hồ Chí Minh không lúc nào xa rời điều quan tâm lớn lao đó. Qua các tác phẩm “Tư cách của người Kách mệnh”, “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” Người nhấn mạnh rằng: “Không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”. Từ đó, Người đưa ra lời khẳng định: “tư tưởng xã hội chủ nghĩa là chống tư tưởng cá nhân chủ nghĩa”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần phải chống chủ nghĩa cá nhân, thực hiện sự tôn trọng và đề cao nhân cách, bảo đảm cho mỗi cá nhân phát triển lành mạnh nhân cách của mình trong sự hài hoà giữa cá nhân và xã hội. Nhìn nhận mặt bản chất quan trọng này, Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm, chủ nghĩa xã hội là xã hội trong đó mình vì mọi người, mọi người vì mình. Do đó, một trong những nét nổi bật của con người xã hội chủ nghĩa là phải đạt tới trình độ phát triển cao về đạo đức, về nhân cách, đủ sức chiến thắng chủ nghĩa cá nhân. Xã hội xã hội chủ nghĩa vừa đòi hỏi, vừa tạo ra những con người như thế và chăm lo giáo dục, phát triển con người 1à chiến lược quan trọng bậc nhất của chủ nghĩa xã hội. Điều cần lưu ý là, mặc dù rất chú trọng nhân tố đạo đức trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và coi đạo đức xã hội chủ nghĩa là thuộc về bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội, song Hồ Chí Minh không bao giờ xem đạo đức là hiện tượng nằm ngoài tác nhân khác, gây nên sự chia cắt, đối lập giữa kinh tế với đạo đức. Người đề cao sức mạnh tinh thần đạo đức, nhưng không rơi vào duy ý chí, chủ quan hoặc chủ nghĩa trừu tượng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội luôn luôn nhất quán tính thống nhất biện chứng giữa các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá và đạo đức. Từ cách tiếp cận đó về chủ nghĩa xã hội, thông qua hoạt động lý luận và thực tiễn hết sức phong phú, Hồ Chí Minh đã rút ra những kết luận rất sâu sắc về bản chất của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội có khả năng thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Hồ Chí Minh đã nói về chủ nghĩa xã hội một cách sâu sắc và khoa học, nhưng lại giản dị có sức cảm hoá rất lớn đối với nhân dân. Với câu hỏi chủ nghĩa xã hội là gì ? Người trả lời rất sáng tỏ: “Xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”2. Luận đề tổng quát đó được Người cụ thể thêm “Chủ nghĩa xã hội nghĩa là tất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng”3. “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh “4. Bản chất của chủ nghĩa xã hội còn được làm sáng tỏ khi Người nói tới trọng trách của Đảng với nhân dân, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh luôn luôn lấy cuộc sống hạnh phúc của nhân dân làm thước đo hiệu quả, làm căn cứ đánh giá công việc của Đảng và Nhà nước ta. Bản chất và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội có được bộc lộ ra không, có được phản ánh đúng đắn không là ở đó. Người viết: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”5. Qua đó, chúng ta thấy rằng, Hồ Chí Minh đòi hỏi cao như thế nào sự tận tụy, hy sinh, sự mẫu mực trong sáng của Đảng và Nhà nước, biểu hiện không những ở tổ chức và thể chế, mà còn ở từng người, từng cán bộ, đảng viên của Đảng, những công chức của bộ máy chính quyền, những công bộc của dân. Người thấu hiểu sâu sắc rằng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi như vậy. Chính điều này làm sáng tỏ biết bao sự nhạy cảm và tinh tế của Hồ Chí Minh khi Người đặt lý luận về Đảng và Nhà nước của dân, do dân, vì dân vào vị trí cốt yếu của lý luận về chủ nghĩa xã hội và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cũng như vậy, Người xác định đạo đức và tư cách của Người cách mạng ở vị trí quan trọng hàng đầu quyết định thành bại của công cuộc kiến thiết chủ nghĩa xã hội. Mục đích của chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là một trong những vấn đề quan trọng mà Người đặc biệt quan tâm. Theo Hồ Chí Minh, dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân; dân chủ là chìa khoá của mọi tiến bộ và phát triển. Quan niệm này đã đặt nền tảng và giữ vai trò chỉ đạo trong hoạt động của Đảng và Nhà nước ta. Cùng với chế độ mới, nền kinh tế mới, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh tới nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa trong mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Bao quát mục tiêu đó, Người nhắc nhở chúng ta: “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất... chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”6. Về động lực, nhất là động lực bên trong, nguồn nội lực thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã đưa ra những chỉ dẫn thiết thực và quý báu. Người khẳng định nhân tố, động lực quan trọng và quyết định nhất là con người “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”7. Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự cố kết cộng đồng, sức lao động sáng tạo của nhân dân là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của chủ nghĩa xã hội. Người luôn luôn xây đắp khối đoàn kết dân tộc và nhấn mạnh: đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân là nguồn sức mạnh vô địch. Cùng với động lực tinh thần, Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất vì ích nước, lợi nhà. Người còn chủ trương áp dụng “Tân kinh tế chính sách” của Lênin khi Người khởi thảo điều lệ “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”. Dự cảm và trù tính về tương lai của Người là như vậy. Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh văn hoá, giáo dục, khoa học là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người quan tâm đến vai trò của văn hoá ngày càng tăng trong sự phát triển, văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi; phải xúc tiến công tác văn hoá để đào tạo con người mới và cán bộ mới. Đó là nguồn vốn, là của cải quý báu nhất của quốc gia. Ngoài các động lực bên trong, những nhân tố nội sinh là hết sức quan trọng, theo Hồ Chí Minh, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải kết hợp được với các nhân tố bên ngoài (ngoại sinh). Một trong những động lực bên ngoài là sức mạnh thời đại, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đứng trước một thực tế là trở thành Đảng cầm quyền. Nỗi quan tâm lớn nhất của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền là làm sao cho Đảng không trở thành Đảng quan liêu, xa dân, thoái hoá, biến chất làm mất lòng tin của dân. Đây là điều hệ trọng. Hồ Chí Minh đặc biệt lưu tâm tới cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên. Người coi đó là điểm mấu chốt. Chỉ như vậy, Đảng mới mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, mới xứng đáng với lòng tin của nhân dân. Hồ Chí Minh đã nêu lên những chỉ dẫn hết sức sâu sắc: “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”8 vì lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết, dân chúng là “nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi”9. Trong phương thức lãnh đạo của Đảng, Người nhắc nhở “phải khéo tập trung ý kiến của quần chúng, hoá nó thành cái đường lối để lãnh đạo quần chúng, phải đem cách nhân dân so sánh, xem xét, giải quyết các vấn đề mà hoá nó thành cái chỉ đạo nhân dân”10. “Những cán bộ có khuyết điểm thường sợ dân nói. Nhưng nếu thành thật với dân biết mình có lỗi, xin lỗi dân thì dân cũng rất vui lòng và sẽ tha thứ cho”11. Hồ Chí Minh quan niệm thống nhất lý luận với thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Lý luận hoá thực tiễn từ sự nghiên cứu, tổng kết thực tiễn một cách khoa học và thực tiễn hoá lý luận từ sự vận dụng và phát triển lý luận trong thực tiễn một cách sáng tạo - đó là nét nổi bật thuộc về nội dung, phương pháp tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung cũng như tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội nói riêng. Hồ Chí Minh như là một mẫu mực của tinh thần dân tộc tự chủ, tự cường, đổi mới, sáng tạo. Điều đó được thể hiện rất rõ trong sự nghiệp Cách Mạng VIệt Nam: 2.Sáng tạo là một quá trình, trong đó những cá nhân sáng tạo có tính nhạy cảm cao đối với một vấn đề mà người khác không có. Khi đứng trước những hoàn cảnh phức tạp, người có tính nhạy cảm cao sẽ biến những tình huống cực kỳ khó khăn thành vấn đề để giải quyết, từ đó cân nhắc, khám phá để tìm ra cách giải quyết. Sáng tạo là tạo ra cái mới. Hoạt động sáng tạo là vượt ra khỏi cái cũ, kinh nghiệm cũ. Sáng tạo là biểu hiện cao của đời sống nội tâm, của tâm hồn con người. Sáng tạo còn là sự lựa chọn những phương pháp mới, phương tiện mới với cách giải quyết mới. Sáng tạo cách mạng khác với những hoạt động sáng tạo khác. Nó xuất hiện trong những tình huống cách mạng và có tác dụng to lớn làm thay đổi tình huống cách mạng. Sáng tạo cách mạng là sự thay đổi về chất phương pháp, phương thức và cách giải quyết các vấn đề cách mạng đặt ra. Đó là việc đưa ra chiến lược và sách lược cách mạng mới, cách biện giải hoàn toàn mới, phương pháp cách mạng mới. Sáng tạo cách mạng có vai trò to lớn thúc đẩy xã hội phát triển. Dù ở đâu, vào thời điểm nào Hồ Chí Minh cũng luôn luôn nắm vững bản chất các sự kiện và các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, từ đó đưa ra chủ trương, giải pháp, cách ứng xử hợp lý nhất, sáng tạo nhất. Có nhiều tư liệu về cách ứng xử thông minh, tinh tế của Người, thể hiện một nhân cách sáng tạo cao cả _ Sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. _ Hồ Chí Minh tích cực tham gia phong trào cộng sản quốc tế trước khi tiến hành vận động phong trào cách mạng Việt Nam. _ Chuẩn bị lực lượng tiên phong cho cách mạng Việt Nam. _ Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện, khơi dậy và tổ chức thành công sức mạnh "dời non, lấp biển" của dân tộc Việt Nam. _ Sáng tạo trong cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại của dân tộc Việt Nam. _ Sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Thời đại ngày nay, đặc biệt là giai đoạn đang diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt trên mặt trận tư tưởng cũng như về hoạt động thực tiễn mà chúng ta cần nhận thức đúng đắn để tiến hành những hoạt động quốc tế phù hợp phục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.     Do vậy phải giáo dục cho nhân dân có được niềm tin về lý tưởng XHCN trong điều kiện thế giới có nhiều biến đổi. Cần phải xử lý nghiêm minh, công bằng đối với những hành vi vi phạm pháp luật làm suy thoái tư tưởng, băng hoại đạo đức xã hội. Hội nhập quốc tế mà không được chệch hướng XHCN, bảo đảm mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào cách mạng thế giới.     Không ngừng bảo vệ và pháy huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, làm cho bản sắc văn hoá được giữ vững và phát triển. Giữ vững tinh thần độc lập tự chủ trong tiếp thu sức mạnh bên ngoài, kết hợp sức mạnh trong nước. Việc giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc chính đáng, ý thức bảo vệ văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc văn hoá nước ngoài là những yêu cầu cấp thiết được đặt ra đối với việc “mở cửa”. Công tác đối ngoại được xác định có vai trò quan trọng đối với việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ : Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng và dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá lớn, “Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, là mẫu mực của tinh thần dân chủ tự lực tự cường đổi mới và sáng tạo”. Người là vị cha già của dân tộc, Người được cả dân tộc ta kính trọng và biết ơn vì những gì người đã cống hiến và để lại trong đó có hệ tư tưởng được đúc nên bằng niềm tin, ý chí và lòng yêu nước của một cuộc đời lớn Người đã ra đi trong vô vàn tiếc thương của Dân tộc và bè bạn quốc tế, để lại cho đời một tinh hoa về nhân cách, về lý tưởng cách mạng, toàn thể thế hệ con cháu chúng ta hôm nay và mai sau sẽ đời đời khắc ghi công ơn của chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta nguyện một lòng chung sức xây dựng đất nước phồn vinh, ấm no, hạnh phúc…không phụ lòngmong mỏi của Người….”Bác Hồ…!!!...người là niềm tin chiến thắng”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25357.doc
Tài liệu liên quan