Tiểu luận Điều tra một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng trừ tại huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích của đề tài 2

CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3

1.2. Những nghiên cứu ở nước ngoài và ở việt nam về sâu hại cà chua 5

1.3. Sơ lược về cây cà chua 8

1.4. Vài nét về điều kiện tự nhiên, khí hậu khu vực nghiên cứu 11

CHƯƠNG 2 :ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG 13

2.1. Đối tượng nghiên cứu 13

2.2. Địa điểm, thời gian và vật liệu nghiên cứu 13

2.3. Nội dung nghiên cứu 13

2.4. Phương pháp nghiên cứu 14

CHƯƠNG 3 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17

3.1. Nghiên cứu thành phần loài sâu hại trên cà chua vụ Xuân Hè 2011 tại Đơn Dương – Lâm Đồng 17

3.2. Mức độ phổ biến của các loài sâu hại cà chua ở địa bàn nghiên cứu 19

3.3. Mật độ một số loài sâu hại chính trên cây cà chua 21

3.4. Đặc điểm gây hại của một số sâu hại chính trên cây cà chua 24

3.4.1. Bọ phấn B.tabaci 26

3.4.2. Sâu khoang S.litura 27

3.4.3. Sâu xanh H.armigera 28

3.4.4. Sâu xanh da láng S. exigua 29

3.4.5. Ruồi đục lá L. satiae 30

3.5. Điều tra các biện pháp phòng trừ sâu hại cà chua vụ Xuân Hè 2011 tại Đơn Dương – Lâm Đồng 31

3.6. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ hiệu quả 33

3.6.1. Biện pháp sinh học 33

3.6.2. Biện pháp vật lý 35

3.6.3. Biện pháp hóa học 36

3.6.4 Biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) 37

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39

1. Kết luận 39

2. Đề nghị 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

 

docx48 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 7206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Điều tra một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng trừ tại huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rau là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong các loại rau thì cây cà chua có giá trị cao cả về dinh dưỡng lẫn kinh tế. Cây cà chua Lycopersicon esculentum Miller thuộc họ cà Solanaceae có nguồn gốc từ Trung và Nam Châu Mỹ. Cây cà chua được phát hiện vào thế kỷ XVI [4]. Về sản lượng, cà chua chiếm 1/6 sản lượng rau hàng năm trên thế giới [5]. Diện tích trồng cà chua trên thế giới trung bình 2,5 triệu ha/năm, đứng vị trí thứ 2 sau khoai tây. Mỹ đứng đầu về năng suất và sản lượng, đứng thứ 2 về năng suất là Hy Lạp, tiếp đó là Italia. Châu Á đứng thứ nhất về sản lượng, kế theo là Châu Âu. Cà chua là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới [6]. Ở Việt Nam, cà chua được trồng cách đây trên 100 năm, diện tích trồng cà chua hàng năm biến động từ 12.000 – 13.000 ha. Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển cây cà chua là nền tảng tạo đà cho xuất khẩu cà chua. Cà chua là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại hiệu quả kinh tế hơn nhiều loại cây trồng khác. Trong quả cà chua chín chứa nhiều loại chất có giá trị cao như đường dễ tiêu (2 - 4%) chủ yếu là Glucoza và Fructoza, các loại vitamin quan trọng cho đời sống con người như tiền vitamin A (1- 2mg%), vitamin B1 (0.08- 0.15 mg%), vitamin B2 (0.05- 0.07 mg%)… Ngoài ra, trong quả cà chua còn chứa 2.25 - 2.5% các loại acid như: oxalic, malic, nicotinic, citric… và chứa nhiều chất khoáng như K, P, Na, Ca, Mg, Fe… là các chất có trong thành phần của máu và xương. Cà chua có nhiều tác dụng về mặt y học, với vị ngọt, tính mát, giữ nhiệt, chống hạ huyết, kháng khuẩn, nhuận tràng giúp tiêu hoá tinh bột và đặc biệt chất Lycopen trong quả cà chua có tác dụng làm giảm sự phát triển của nhiều bệnh ung thư như: ung thư tiền liệt tuyến, ung thư ruột kết trực tràng và nhồi máu cơ tim... Do vậy, cà chua là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến đóng hộp, nước giải khát, bánh mứt kẹo và là thành phần quan trọng trong việc chế biến món ăn sinh hoạt của người dân (có thể ăn sống, nấu canh, xào, làm tương cà chua…). Diện tích trồng rau của Huyện Đơn Dương chiếm 30-36% diện tích sản xuất nông nghiệp, trong đó cà chua chiếm từ 23-25% diện tích trồng rau các loại, nhưng giá trị kinh tế cây cà chua chiếm 70% giá trị sản xuất thu được từ cây rau của huyện [7]. Thế nhưng, thành phần sâu bệnh hại trên cây cà chua khá đa dạng và phong phú: các loài sâu hại chính như sâu khoang S. litura, sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner, bọ phấn Bemisia tabaci...và một số bệnh héo xanh Ralstonia solanacearum Smith, sương mai Phytopthora infestans Mont de Bary vv… đã làm giảm đáng kể năng suất cà chua. Vì vậy, để chủ động phòng chống sâu hại cà chua và hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả trong sản xuất cà chua trên địa bàn Huyện chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng trừ tại huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng” 2. Mục đích của đề tài - Lập danh lục những thành phần loài sâu hại chính trên cây cà chua vụ Xuân - Hè năm 2011 tại Đơn Dương - Lâm Đồng. - Xác định đặc điểm gây hại của một số loài sâu hại chính. - Điều tra các biện pháp phòng trừ sâu hại cây cà chua ở địa bàn nghiên cứu, qua đó đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại cà chua có hiệu quả. CHƯƠNG 1  TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI  Cà chua là cây trồng quan trọng trên khắp thế giới, cung cấp nhiều dinh dưỡng có giá trị cho loài người và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều quốc gia. Theo FAO 1993, diện tích trồng cà chua trên thế giới là 2.723.000 ha, năng suất đạt 25,9 tấn/ha, sản lượng 70.623.000 tấn. Trong 10 năm 1987 - 1997 năng suất và sản lượng cà chua của thế giới tăng lên gấp bội. Trong thực tế những năm gần đây giá cà chua đã tăng ở hầu hết các thị trường trên thế giới, ở Bắc Italia là 700 Euro/tấn, ở Tây Ban Nha là 690 Euro/tấn [2]. Năm 2006, do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết, một số quốc gia xuất khẩu cà chua có tiếng trên thế giới (Hy lạp, Hoa Kỳ, các nước Châu Á...) sản lượng cà chua bị giảm, đồng nghĩa với nguồn cung cấp cà chua của thế giới giảm và tạo điều kiện cho một số quốc gia tăng lợi nhuận trong xuất khẩu cà chua trên thị trường thế giới, trong đó có Trung Quốc [17]. Theo số liệu thống kê của phòng thương mại Trung Quốc năm 2006 lượng cà chua xuất khẩu của nước này tăng tới 4,71% so với năm 2003 đạt 630 triệu kg. Lợi nhuận thu được từ xuất khẩu cà chua của Trung Quốc là 5,01 triệu USD, tăng 933,5% so với năm 2005. Tháng 1 đến tháng 5 năm 2009 xuất khẩu cà chua của Trung Quốc tăng 10% đạt 39,5 triệu tấn nhờ nhu cầu tăng nhanh tại Hồng Kông, Việt Nam và Kazakhstan. Theo FAO 2002, sản lượng cà chua trồng hàng năm trên thế giới ước đạt 107 triệu tấn, trong đó 72% sản lượng quả tươi được bán trên thị trường [19]. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được quan tâm lớn do cà chua là cây nhạy cảm với các dịch hại. Do yêu cầu chất lượng tiêu chuẩn quả cao, dịch hại phong phú… đã kéo theo việc sử dụng nhiều loại, nhiều lần thuốc Bảo vệ thực vật làm cho mức độ đầu tư chi phí sản xuất lớn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và con người (Picanco et al 2001). Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp thành tựu cao, đó là nền tảng tạo đà cho xuất khẩu. Rau, hoa quả là mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam - trị giá gần 103 tỉ USD [13]. Năm 2008, tổng diện tích rau của cả nước là 722 nghìn hecta, năng suất trung bình đạt 159 tạ/ha với sản lượng 11,4 triệu tấn. Sáu tháng đầu năm 2009 cả nước sản xuất gần 500 nghìn hecta rau, đậu các loại, trong đó tính riêng các tỉnh phía Bắc đạt 240 hecta. Tuy nhiên, hiện nay diện tích rau an toàn (RAT) của cả nước chỉ đạt 8 - 8,5% tổng diện tích trồng rau. Việc lạm dụng thuốc hoá học để bảo vệ năng suất cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng đã gây nên những ảnh hưởng lớn như: phá vỡ mối cân bằng sinh thái trong sinh quần, tiêu diệt và làm nghèo quần thể ký sinh, thiên địch có ích, và quan trọng hơn là tạo tính kháng thuốc cho sâu hại. Một thực tế cho thấy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang làm đau đầu các nhà quản lý và các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam về việc chưa kiểm soát được tốt dư lượng thuốc BVTV trong các sản phẩm nông sản xuất khẩu, đặc biệt là xâm nhập thị trường tiềm năng nhưng kỹ tính như Mỹ, Nhật, Tây Âu… Đến nay, huyện Đơn Dương có 11.940 ha chuyên canh rau, trong đó 1/2 diện tích trồng RAT của ngành chủ quản và 1/3 diện tích đang được giám sát chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, việc đầu tư cho sản xuất RAT, kiểm tra giám sát chất lượng rau còn khá tốn kém, giá thành cao, đặc biệt là thói quen tiêu dùng của người dân chưa được nâng cao nên đầu ra cho sản phẩm gặp không ít khó khăn cho nhà sản xuất. Chủ trương của huyện và ngành Nông nghiệp sẽ mở rộng diện tích RAT, đặc biệt là nhóm rau chất lượng để phục vụ đời sống người dân và xuất khẩu… Nâng cao chất lượng rau quả, đảm bảo tốt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là mục tiêu lâu dài và bền vững trong chiến lược đưa sản phẩm nông sản chất lượng của Việt Nam tham gia thị trường xuất khẩu thế giới. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu thành phần sâu hại chính trên cà chua, nghiên cứu phương thức gây hại của chúng và lựa chọn các biện pháp phòng chống chúng có hiệu quả là cơ sở khoa học, đáp ứng được những đòi hỏi trong thực tế sản xuất cà chua của huyện Đơn Dương thực sự là vấn đề cấp thiết hiện nay. 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VÀ Ở VIỆT NAM VỀ SÂU HẠI CÀ CHUA 1.2.1. Những nghiên cứu nước ngoài về sâu hại cà chua [11] Theo Peason 1958, Fitt 1985 khi nghiên cứu về sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner cho biết H. armigera là loài dịch hại cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở rất nhiều khu vực trên thế giới như: Châu Mỹ, Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Đông, Đông Âu, Phía Đông và phía Bắc Australia, New Zealand và rất nhiều đảo phía Đông Thái Bình Dương [20]. Năm 2001, Mustapha F.A. jallow và Masaya Matsumura cho rằng sâu xanh H. armigera là loại sâu hại trên cả cây trồng ngoài đồng lẫn trong vườn ở rất nhiều vùng trên thế giới. Khi nghiên cứu sự phát triển của ngưỡng kinh tế và hệ thống quản lý sâu hại H. armigera trên cà chua tác giả P.J.cameron, 2001 ở Newzealand khẳng định H.armigera là loại sâu hại chủ yếu trên cà chua chế biến ở Gisborne và khu vực Hawke thuộc bờ biển Đông Newzealand. Ở đó, chúng gây hại trên 30% số quả khi không xử lý thuốc bảo vệ thực vật vào cuối vụ cà chua (Walker and Camerun 1990) [19]. Năm 1994, Zalucki et al. cho biết ở vùng nội địa Australia khi tiến hành cuộc điều tra trên diện rộng đã chỉ ra hơn 26 loại cây ký chủ nữa bị sâu xanh H. armigera gây hại, lớn hơn so với những nghiên cứu trước đó. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Bông P.B số 2 Shankarnagar - Ấn Độ cho biết: sâu xanh H. armigera gây thiệt hại mùa màng hàng năm từ 290 - 350 triệu USD (năm 1994). Trong 480 triệu USD chi trả cho thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp ở Ấn Độ thì có 50% chi phí cho sản xuất bông trong đó 75% (của 240 triệu USD) dùng để quản lý sâu xanh H. armigera. Trong suốt hơn một thập niên qua việc quản lý sâu hại này càng trở lên khó khăn phức tạp do khả năng kháng thuốc của chúng với hầu hết các loại thuốc sâu đang được dùng phổ biến ở đó [18]. 1.2.2. Những nghiên cứu trong nước về sâu hại cà chua [11] Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng miền Bắc 1967 - 1968 có 11 loài sâu hại cà chua trong đó có một số loài gây hại quan trọng như sâu xám Agrotis ypsilon Rottemb, bọ phấn Bemisia mysicae Kuwayana, sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner, sâu khoang Spodoptera litura Fabr, dế mèn lớn và dế dũi...[1]. Năm 1974 – 1976, kết quả điều tra cơ bản côn trùng toàn Miền Bắc một lần nữa cho thấy có 13 - 14 loài sâu hại phổ biến trên cà chua, một trong những loài gây hại nghiêm trọng cho cây cà chua là sâu xanh đục quả H.armigera Hubner (Hồ Khắc Tín, 1980) [14]. Theo Hoàng Anh Cung (1990 -1995) trên cà chua có 5 loài sâu hại chính: sâu xám Agrotis ypsilon Rott, bọ phấn Bemisia tabaci, sâu khoang Sopodoptera litura, sâu xanh Helicoverpa armigera, bọ trĩ Thripidae. Trong đó, chỉ có 2 loài sâu đục quả là sâu xanh và sâu khoang xuất hiện và gây hại thường xuyên hơn trong cả 3 vụ cà chua: vụ sớm, chính vụ và vụ muộn [3]. Theo FAO 2002, khi nghiên cứu về sâu hại cà chua, đã xác định có 5 loài gây hại chính cần có biện pháp quản lý hiệu quả đó là sâu xám, sâu xanh đục quả, bọ phấn, dòi đục lá và rệp bột sọc Ferrisia virgata [5]. Lương Thị Kiểm, (2003) cho biết thành phần sâu hại cà chua tại Đông Anh - Hà Nội cho biết trong 7 loài sâu hại chính thì nhóm sâu đục quả (sâu xanh H. armigera, sâu xanh H. assulta, và sâu khoang S. litura) xuất hiện và gây hại, làm ảnh hưởng lớn tới năng suất cà chua vụ Xuân Hè 2003.Tỷ lệ và mật độ giữa 3 loài trong nhóm sâu đục quả biến động trong các vụ trồng cà chua. Ở vụ Đông, sâu khoang gây hại nặng nhất, sau đó đến sâu xanh H.armigera và hại nhẹ nhất là sâu H. assulta [10]. Mai Phú Quý và Vũ Thị Chi (2005), khi nghiên cứu về đa dạng côn trùng trong sinh quần rau quả cho thấy trên cà chua có các loài sâu gây hại chính như: rệp Aphis fabae Scopoli, Aulacorthum solani (Kalf), bọ phấn Bemisia myricae Kuway, sâu xanh H. armigera Hubner, sâu khoang S. litura. Chúng gây hại nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng cây cà chua [12]. Nguyễn Đức Khiêm (2005), đã nhận xét các loài sâu hại chính trên cà chua nguy hiểm nhất là nhóm sâu đục quả (sâu xanh H.armigera, sâu xanh H. assulta, sâu khoang S. litura), chúng gây hại nghiêm trọng tới năng suất chất lượng cây trồng này [9]. Vũ Thị Lan Hương (2009) khi nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu xanh đục quả cà chua Helicoverpa armigera Hubner cho biết tại An Dương - Hải Phòng có 15 loài sâu hại cà chua gây hại nguy hiểm nhất là nhóm sâu đục quả (3 loài thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera), sâu khoang S.litura phát sinh ngay từ đầu vụ và gây hại với mật độ cao nhất sau đó đến sâu xanh H. armigera, và gây hại nhẹ nhất là sâu xanh H. assulta. Hai loài sâu xanh xuất hiện muộn hơn sâu khoang, chúng phát sinh khi cây cà chua ra chùm nụ đầu [11]. Từ kết quả của những nghiên cứu trên cho thấy, tuy số loài gây hại chính trên cà chua ở từng vùng địa lý khác nhau có khác nhau nhưng vẫn tập trung vào mấy đối tượng chính gây hại nguy hiểm và gây thiệt hại nghiêm trọng nhất cho các vùng trồng rau. 1.3. SƠ LƯỢC VỀ CÂY CÀ CHUA Vị trí phân loại của cây cà chua: Ngaønh haït kín Angiospermae Lôùp Eudicots Boä Solanales Hoï Solanaceae Loaøi Lycopersicum esculentum Miller 1.3.1. Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng Cây cà chua Lycopersicon esculentum Miller có nguồn gốc ở vùng Trung và Nam Mỹ. Cà chua có nhiều tên gọi khác nhau và có mặt khắp thế giới. Đầu thế kỷ XVIII cà chua đã trở nên phong phú, đa dạng, được nhiều vùng trồng làm thực phẩm, cũng trong thời kỳ này cà chua lại từ châu Âu quay về Bắc Mỹ. Cuối thế kỷ XVIII cà chua mới được làm thực phẩm ở Nga và Italia. Cho đến tận thế kỷ XIX cà chua mới trở thành loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Ngày nay, cà chua trở thành một trong những loại rau quả được trồng rộng rãi trên toàn thế giới. Cà chua là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều glucid, nhiều axit hữu cơ và nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người. Cà chua cung cấp năng lượng và chất khoáng, làm tăng sức sống, giúp cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết, chống nhiễm khuẩn, chống nhiễm độc, lợi tiểu, dễ tiêu hóa. Dịch quả cà chua dùng để uống chống suy nhược, ăn không ngon miệng, xơ cứng động mạch, thống phong, thấp khớp, thừa ure trong máu, sỏi niệu đạo và mật, táo bón, viêm ruột. Ngoài ra cà chua còn dùng để làm mỹ phẩm, chữa trứng cá. Lá cà chua còn được dùng để xua đuổi muỗi và ong bò vẽ. 1.3.2. Đặc điển sinh học [2] Cà chua là cây hằng niên, tuy nhiên trong điều kiện tối hảo nhất định cà có thể là cây nhiều năm. 1.3.2.1. Rễ cà chua Rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ rất lớn. Trong điều kiện tối hảo những giống tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu 1 - 1,5 m và rộng 1,5 - 2,5 m vì vậy cà chua chịu hạn tốt. Khi cấy rễ chính bị đứt, bộ rễ phụ phát triển và phân bố rộng nên cây cũng chịu đựng được điều kiện khô hạn. Bộ rễ ăn sâu, cạn, mạnh hay yếu đều có liên quan đến mức độ phân cành và phát triển của bộ phận trên mặt đất, do đó khi trồng cà chua tỉa cành, bấm ngọn, bộ rễ thường ăn nông và hẹp hơn so với điều kiện trồng tự nhiên. 1.3.2.2. Thân cà chua Thân tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn gốc thân dần dần hóa gỗ. Thân mang lá và phát hoa. Ở nách lá là chồi nách. Chồi nách ở các vị trí khác nhau có tốc độ sinh trưởng và phát dục khác nhau, thường chồi nách ở ngay dưới chùm hoa thứ nhất có khả năng tăng trưởng mạnh và phát dục sớm so với các chồi nách gần gốc. Tùy khả năng sinh trưởng và phân nhánh mà các giống cà chua được chia làm 4 dạng hình: - Dạng sinh trưởng hữu hạn (determinate) - Dạng sinh trưởng vô hạn (indeterminate) - Dạng sinh trưởng bán hữu hạn (semideterminate) - Dạng lùn (dwart) 1.3.2.3. Lá cà chua Lá thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3 - 4 đôi lá chét, ngọn lá có 1 lá riêng gọi là lá đỉnh. Rìa lá chét đều có răng cưa nông hay sâu tùy giống. Phiến lá thường phủ lông tơ. Đặc tính lá của giống thường thể hiện đầy đủ sau khi cây có chùm hoa đầu tiên. 1.3.2.4. Hoa cà chua Hoa mọc thành chùm, lưỡng tính, tự thụ phấn là chính. Sự thụ phấn chéo ở cà chua khó xảy ra vì hoa cà chua tiết nhiều tiết tố chứa các alkaloid độc nên không hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không bay xa được. Số lượng hoa trên chùm thay đổi tùy giống và thời tiết, thường từ 5 - 20 hoa. 1.3.2.5. Quả cà chua Trái cà chua thuộc loại mọng nước, có hình dạng thay đổi từ tròn, bầu dục đến dài. Vỏ trái có thể nhẵn hay có khía. Màu sắc của trái thay đổi tùy giống và điều kiện thời tiết. Thường màu sắc trái là màu phối hợp giữa màu vỏ trái và thịt trái Quá trình chín của trái chia làm 4 thời kỳ: - Thời kỳ trái xanh: Trái và hạt phát triển chưa hoàn toàn, nếu đem dấm trái sẽ không chín, trái chưa có mùi vị, màu sắc đặc trưng của giống. - Thời kỳ chín xanh: Trái đã phát triển đầy đủ, trái có màu xanh sáng, keo xung quanh hạt được hình thành, trái chưa có màu hồng hay vàng nhưng nếu đem dấm trái sẽ thể hiện màu sắc vốn có. - Thời kỳ chín vàng: Phần đỉnh trái xuất hiện màu hồng, xung quanh cuống trái vẫn còn xanh, nếu sản phẩm cần chuyên chở đi xa nên thu hoạch lúc này để trái chín từ từ khi chuyên chở. - Thời kỳ chín đỏ: Trái xuất hiện màu sắc vốn có của giống, màu sắc thể hiện hoàn toàn, có thể thu hoạch để ăn tươi. Hạt trong trái lúc này phát triển đầy đủ có thể làm giống. 1.3.2.6. Hạt cà chua Hạt cà nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối. Hạt nằm trong buồng chứa nhiều dịch bào kìm hãm sự nảy mầm của hạt. Trung bình có 50 - 350 hạt trong trái, khối lượng 1000 hạt là 2,5 - 3,5 g. 1.4. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KHÍ HẬU KHU VỰC NGHIÊN CỨU [15], [16] 1.4.1. Vị trí địa lý Lâm Đồng là một tỉnh Nam Tây Nguyên, có độ cao trải dài từ 30 m đến 1500 m so với mực nước biển, nằm trong tọa độ địa lý từ 11012’ đến 12026’ vĩ Bắc và 107o15’ đến 107045’ kinh Đông. Tổng diện tích tự nhiên: 9.772,19 km2. - Phía Bắc giáp với tỉnh Đắc Lắc. - Phía Nam và phía Đông Nam giáp với tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. - Phía Đông giáp với Khánh Hòa. - Phía Tây và phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Phước. Huyện Đơn Dương có ranh giới phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Tây Bắc giáp thành phố Đà Lạt, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Trọng, đều thuộc tỉnh Lâm Đồng. Riêng ranh giới phía Đông, huyện giáp với các huyện của tỉnh Ninh Thuận là: Ninh Sơn, Bác Ái. Với diện tích đất tự nhiên trên 61.000 ha; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp gần 17.000 ha, đất lâm nghiệp 38.000 ha. Có 10 đơn vị xã, thị trấn với dân số trên 91.000 dân. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 30%. Đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng; đặc biệt là các loại rau. Địa hình được chia làm 3 dạng chính: - Địa hình núi cao - Địa hình đồi thoải lượn sóng. - Địa hình thung lũng, sông suối. Các loại đất ở địa phương gồm các loại đất chính sau: đất phù sa dốc tụ, đất phù sa sông suối, đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, đất nâu đỏ trên Ban Zan, đất đỏ vàng trên đá phiến. 1.4.2. Khí hậu Khí hậu Lâm Đồng mang tính chất nhiệt đới gió mùa vùng cao nguyên, được phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Diện tích đất trồng cà chua chủ yếu nằm trên độ cao từ 800 m đến 1000 m. Nhiệt độ trung bình là 21 – 22 C0, sự chênh lệch giữa các tháng trong năm không đáng kể, nhưng biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm khá lớn 8 – 10 C0. Độ ẩm không khí trung bình 80 – 86 %, lượng mưa hàng năm từ 1800 – 2600 mm. Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn năm 2010 thì ở Lâm Đồng Nhiệt độ trung bình cả năm là 21 - 220C. Nhiệt độ cao nhất trong năm 27.40C, nhiệt độ thấp nhất trong năm 16.60C. Số giờ nắng trung bình 1.680 giờ/năm. Bình quân 4 – 6 giờ/ngày ( tháng mùa mưa: 2 – 3 giờ/ngày, các tháng mùa khô: 6 – 7 giờ/ngày). Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình hàng năm 2.513 mm, mưa nhiều và tập trung từ tháng 7 đến tháng 9. Độ ẩm trung bình năm khá cao từ 80 – 90 %. Huyện Đơn Dương nằm trong phông khí hậu trên. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Các loài sâu hại trên cây cà chua giống anna - Các biện pháp phòng trừ sâu hại cà chua - Cây cà chua 2.2. Địa điểm, thời gian và vật liệu nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu đề tài - Vùng chuyên canh cà chua thuộc hai xã Lạc Xuân và xã Lạc Lâm huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu đề tài Từ tháng 10/2010 đến tháng 5/2011. 2.2.3. Vật liệu nghiên cứu - Cây cà chua giống anna, quả cà chua,... - Mẫu sâu hại - Nhật ký khoa học, một số dụng cụ cần thiết (dung dịch formol, đĩa petri, hộp, bút lông, panh, túi nilon, vợt bắt côn trùng...) - Tài liệu chuyên ngành. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần loài sâu hại chính trên cây cà chua vụ Xuân- Hè năm 2011 tại Đơn Dương - Lâm Đồng. - Xác định mức độ phổ biến của chúng. - Xác định đặc điểm gây hại của một số loài chính. - Điều tra biện pháp phòng trừ ở địa phương. - Đề xuất một số biện pháp phòng trừ hiệu quả. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Điều tra thành phần sâu hại chính trên cà chua vụ Xuân Hè 2011 tại Đơn Dương - Lâm Đồng (Trên đồng ruộng: Tiến hành điều tra theo phương pháp tự do, không cố định điểm. Chọn các ruộng sản xuất cà chua của nông dân một cách ngẫu nhiên. Mỗi ruộng điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 4 cây. Dùng vợt, panh, bắt bằng tay, túi linon…, đếm những loài sâu hại có trên cây cà chua. Mẫu vật thu thập được định hình trong formol 4%. *Sơ đồ điểm điều tra: (Trong phòng thí nghiệm: Dựa vào tài liệu chuyên ngành để định loại sâu hại, xác định mức độ phổ biến qua các tháng và các giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua. 2.4.2. Phương pháp xác định mức độ phổ biến * Xác định mức độ phổ biến thông qua công thức: p Mức độ phổ biến ( %) = × 100 P Trong đó: p: số lần lấy mẫu có loài được xét P: tổng số địa điểm lấy mẫu Ký hiệu: 0 : Không có mặt sâu hại - : Xuất hiện rất ít ( 0-5% số lần bắt gặp) + : Xuất hiện ít (>5-25% số lần bắt gặp) ++ : Xuất hiện trung bình (>25-50% số lần bắt gặp) +++ : Xuất hiện nhiều (>50% số lần bắt gặp) *Xác định mật độ sâu thông qua công thức: Số sâu sống bắt được *Mật độ sâu ( con/cây ) = Tổng số cây điều tra 2.4.3. Phương pháp xác định phương thức gây hại của một số loài chính -Tại điểm điều tra quan sát kỹ các bộ phận của cây: thân, lá, búp, nụ, hoa, quả và gốc cây, quan sát các hoạt động của sâu hại. Theo dõi triệu chứng bị hại để xác định. - Căn cứ vào tài liệu chuyên ngành để xác định. - Phỏng vấn nông dân và cán bộ Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng. 2.4.4. Điều tra phương thức phòng trừ ở địa phương Tiến hành điều tra nông dân và nhân viên Chi cục bảo vệ thực vật theo phiếu điều tra. 2.4.5. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ hiệu quả Căn cứ vào phương thức gây hại và thời gian xuất hiện của từng loài, điều kiện thực tế…vv, tại địa bàn nghiên cứu để đề xuất một số biện pháp phòng trừ. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI TRÊN CÀ CHUA VỤ XUÂN HÈ 2011 TẠI ĐƠN DƯƠNG – LÂM ĐỒNG Qua điều tra nghiên cứu trên cây cà chua vụ Xuân Hè 2011 tại Đơn Dương - Lâm Đồng, chúng tôi xác định được các loài sâu hại cà chua, kết quả được thể hiện trong bảng 3.1.1 Bảng 3.1.1. Thành phần loài sâu hại trên cây cà chua vụ Xuân Hè 2011 tại Đơn Dương - Lâm Đồng. STT  Tên Việt Nam  Tên khoa học  Họ  Bộ   1  Bọ phấn  Bemisia tabaci Gennadius  Aleurodidae  Homoptera   2  Rệp đào  Myzus persicae Sulzer  Aphididae    3  Bọ trĩ  Thrips tabaci Lindeman  Thripidae  Thysanoptera   4  Bọ trĩ  Thrips palmi Karny  Thripidae    5  Bọ trĩ  Frankliniella occidentalis Pergande  Thripidae    6  Dế dũi  Gryllotalpa orientalis B  Gryllotalpidae  Orthoptera   7  Sâu khoang  Spodoptera litura Fabricius.  Noctuidae  Lepidoptera   8  Sâu xanh  Helicoverpa armigera Hubner  Noctuidae    9  Sâu xanh da láng  Spodoptera exigua Hubner  Noctuidae    10  Sâu đo xanh  Plusia eriosoma Doubleday.  Noctuidae    11  Sâu xám  Agrotis ypsilon Hufnagel  Noctuidae    12  Ruồi đụclá  Liriomyza satiae Blanchard.  Agromyzidae  Diptera   Số liệu ở Bảng 3.1.1 cho thấy: có 12 loài sâu hại cà chua thuộc 6 họ, 5 bộ. Trong đó bộ cánh vẩy (Lepidoptera) có 1 họ (Noctuidae) bộ cánh tơ (Thysanoptera) có 1 họ (Thripidae), Bộ cánh thẳng (Orthoptera) có 1 họ (Gryllotalpidae), Bộ hai cánh (Diptera) có 1 họ (Agromyxidae), Bộ cánh giống (Homoptera) có 2 họ (Aleurodidae, Aphididae). Qua Bảng 3.1.1 chúng tôi thống kê tỷ lệ các họ và các loài kết quả được thể hiện ở Bảng 3.1.2. Bảng 3.1.2 Tỷ lệ các họ, loài sâu hại cà chua vụ xuân hè 2011 tại Đơn Dương - Lâm Đồng STT  Tên Việt Nam  Họ  Loài     Số họ  Tỷ lệ (%)  Số loài  Tỷ lệ   1  Bộ cánh giống  2  33,33  2  16,66   2  Bộ cánh tơ  1  16,66  3  25,00   3  Bộ cánh thẳng  1  16,66  1  8,33   4  Bộ cánh vẩy  1  16,66  5  41,66   5  Bộ hai cánh  1  16,66  1  8,33   Tổng số  6   12    Số liệu ở Bảng 3.1.2 cho thấy: bộ cánh vẩy (Lepidoptera ) có số loài nhiều nhất (5 loài) chiếm tỷ lệ là 41,66% trong tổng số loài phát hiện được. Tiếp theo là Bộ cánh tơ (Thysanoptera) có 3 loài chiếm 25% trong tổng số loài phát hiện được. Bộ cánh giống (Homoptera) có 2 loài chiếm 16,66% trong tổng số loài phát hiện được. Các Bộ cánh thẳng (Or

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐiều tra một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng trừ tại huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng.docx