Tiểu luận Đưa luật thuế thu nhập cá nhân vào cuộc sống

Mục Lục

Nội Dung Trang

 Lời mở đầu

I. Tổng quan về thuế

1. Khái niệm

2. Chức năng của thuế

3. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường.

II. Thuế Thu nhập cá nhân

1. Tìm hiểu thuế thu nhập cá nhân

2. Thuế thu nhập cá nhân đổi mới

3. Nhận định về thuế thu nhập cá nhân mới

III. Đưa luật thuế thu nhập cá nhân vào

cuộc sống.

1. Quản lý chặt chẽ thu nhập

2. Tiếp thu đóng góp từ quần chúng

4. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thuế

TNCN

 Kết luận

 

pdf29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đưa luật thuế thu nhập cá nhân vào cuộc sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35%  Bên cạnh đó là 14 loại thu nhập được miễn thuế: 1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa mẹ chồng, cha chồng với con dâu; giữa bố vợ, mẹ vợ với con rể; giữa ông nội, bà nội với cháu nội; giữa ông bà ngoại với cháu ngoại; giữa anh chị em ruột với nhau. Tài chính tiền tệ 13 2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. 3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau. 5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường 6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. 7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại Ngân hàng, tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 8. Thu nhập từ kiều hối 9. Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ Luật Lao động. 10. Thu nhập từ tiền lương hưu do quĩ bảo hiểm xã hội chi trả theo qui định của Luật Bảo hiểm xã hội. 11. Thu nhập từ học bổng: cá nhân nhận học bổng từ các nguồn sau là thu nhập được miễn thuế. 12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, các khoản bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của Pháp luật cụ thể. 13. Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mực đích từ thiện, nhân đạo không nhằm mục đích thu lợi nhuận. 14. Thu nhập mà cá nhân nhận được từ các nguồn viện trợ của nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tài chính tiền tệ 14 2.2. Một vài điểm đáng chú ý trong các quy định:  Chính sách thuế TNCN và lợi ích của doanh nghiệp Về góc độ doanh nghiệp: theo chính sách thuế TNCN có hiệu lực từ ngày 01.01.2009 thì các khoản cổ tức chi trả bằng tiền hay chi trả bằng cổ phiếu đều là đối tượng chịu thuế TNCN, do vậy việc xây dựng cơ chế cổ tức hợp lý là nội dung mà các công ty cổ phần phải nghiên cứu ngay từ bây giờ. Điều quan trọng là phải kết hợp chính sách phân phối cổ tức với quyết định đầu tư và quyết định tài trợ trên cơ sở một cấu trúc vốn thích hợp. Với quy định của luật thuế TNCN không tính thuế thu nhập đối với khoản thu nhập giữ lại, sẽ là cơ hội cho các công ty sử dụng khoản thu nhập sau thuế để tái đầu tư, vừa giảm chi phí sử dụng vốn trong tình hình lãi suất vay ngân hàng thương mại đang tăng cao và không ổn định, vừa gia tăng giá trị công ty và đem lại lợi ích cho cổ đông qua trì hoãn được khoản thuế TNCN phải nộp.  Miễn thuế đối với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp Khoản 5, Điều 4 Luật Thuế TNCN quy định miễn thuế đối với “thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.” Tuy nhiên, Quá trình xây dựng dự thảo Nghị định có một số ý kiến đề nghị làm rõ có thu thuế hay không thu thuế đối với những trường hợp chủ trang trại lớn, chủ đầm hồ nuôi tôm cá, chủ vườn cây công nghiệp, vì đây là những đối tượng có thu nhập cao, tuy vẫn nằm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - trước đây đối tượng này thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ nhưng thực tế nhiều năm chưa triển khai được. Trước đây, khi dự thảo Luật Thuế TNCN đưa xin ý kiến nhân dân đã có nhiều tranh luận về nội dung này, quan điểm của dự thảo Luật ban đầu là miễn thuế cho nông dân sống ở nông thôn có khoản thu nhập từ nông nghiệp. Báo cáo số 53/BC-UBTVQH12 ngày 05/10/2007 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý và giải trình ý kiến nhân dân về dự án Luật Thuế TNCN có nêu: “Những cá nhân khác, nhất là những người đầu tư sản xuất kinh doanh trang trại quy mô lớn sẽ được điều chỉnh như cá nhân có thu nhập từ kinh doanh.” Luật Thuế TNCN được ban hành tuy có thay cụm từ “nông dân” bằng cụm từ “trực tiếp” để tránh đi sự hiểu lầm phân biệt giai cấp nhưng vẫn thể hiện quan điểm không miễn thuế cho người làm trang trại có thu nhập cao. Quán triệt tinh Tài chính tiền tệ 15 thần này, dự thảo Nghị định quy định như sau: “Miễn thuế đối với thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia hoặc bỏ vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường (trừ trường hợp chủ trang trại quy mô lớn, có thu nhập cao hơn mức giảm trừ gia cảnh).”  Miễn thuế đối với thu nhập từ lương hưu Khoản 10 Điều 4 Luật Thuế TNCN quy định, miễn thuế đối với thu nhập từ lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả. Thực tế có nhiều người nước ngoài đã nghỉ hưu vào Việt Nam làm ăn, nhiều người Việt Nam về quê hương sinh sống được hưởng lương hưu của nước ngoài. Do hệ thống an sinh xã hội của nước ngoài khác với Bảo hiểm xã hội của Việt Nam nên người đã nghỉ hưu có thể có nhiều nguồn lương hưu khác nhau. Dự thảo Nghị định quy định chỉ miễn thuế cho khoản lương hưu có tính chất tương tự như chế độ BHXH bắt buộc của nước ta hiện nay. Theo đó sẽ: “Miễn thuế đối với thu nhập từ lương hưu do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội của Việt Nam hoặc do các tổ chức nước ngoài có tính chất tương tự như quỹ bảo hiểm xã hội của Việt Nam.”  Chế độ giảm thuế Điều 5 Luật Thuế TNCN quy định: “Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.” Để thực hiện được quy định này cần phải hướng dẫn về các bệnh hiểm nghèo hoặc việc xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn gây thiệt hại về tài sản, con người, ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế. Dự thảo Nghị định giao trách nhiệm cho Bộ Y tế hướng dẫn xác định danh mục các bệnh hiểm nghèo, giao Bộ Tài chính hướng dẫn về các thủ tục hồ sơ cần thiết theo quy định của Luật Quản lý thuế.  Căn cứ tính thuế đối với một số loại thu nhập của cá nhân cư trú. Theo quy định của Luật Thuế TNCN thì thu nhập từ tiền lương tiền công và thu nhập từ kinh doanh được áp dụng giảm trừ gia cảnh, giảm trừ đóng Tài chính tiền tệ 16 góp từ thiện, nhân đạo, sau đó áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần. Để người nộp thuế có thể hình dung được ngay việc áp thuế, tính thuế đối với trường hợp cụ thể của mình, dự thảo Nghị định hướng dẫn một số nội dung sau đây: - Xác định thu nhập tính thuế bằng thu nhập chịu thuế sau khi đã trừ đi các khoản nộp BHXH, BHYT, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc; các khoản giảm trừ gia cảnh; và các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo. Trường hợp người nộp thuế vừa có thu nhập tiền lương tiền công, vừa có thu nhập từ kinh doanh thì phải cộng cả thu nhập từ 2 nguồn. Việc phải xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh: quy định rõ các căn cứ xác định loại thu nhập này như: doanh thu đối với các trường hợp cụ thể; chi phí được trừ; xác định thu nhập chịu thuế đối với trường hợp cá nhân kinh doanh chưa tuân thủ đúng chế độ kế toán.  Quy định về giảm trừ gia cảnh Dự thảo Nghị định quy định cụ thể các trường hợp được áp dụng mức giảm trừ gia cảnh và những điều kiện về thủ tục giấy tờ xác nhận đối với từng đối tượng, từng trường hợp, bảo đảm nguyên tắc đơn giản nhất mà có thể quản lý, đối chiếu được. Việc giảm trừ người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc: mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế; phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng từ thời điểm nào thì tính giảm trừ người phụ thuộc ở thời điểm đó (thí dụ con mới sinh); trường hợp đối tượng nộp thuế có chung những người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì phải có sự thoả thuận để đăng ký giảm trừ theo nguyên tắc này. Mức thu nhập để làm căn cứ xác định người phụ thuộc: Trong quá trình xây dựng dự thảo có rất nhiều ý kiến đề xuất chọn mức thu nhập tương đương với mức chuẩn nghèo làm căn cứ xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh. Tuy nhiên, thực tế các tỉnh, thành phố đều quy định mức chuẩn nghèo riêng của địa phương mình, nếu chọn mức chuẩn nghèo do Chính phủ quy định trong mỗi thời kỳ 5 năm thì rất thấp (hiện tại mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn là 200.000 đồng, thành thị là 260.000 đồng/tháng), sẽ có rất ít người phụ thuộc được tính giảm trừ. Vì vậy, để người nộp thuế được thuận lợi, đơn giản và ổn định, dự thảo quy định mức tiền tương đương một phần ba (1/3) mức giảm trừ người phụ thuộc. Với mức này (1,6 triệu đồng x 1/3) sẽ đảm bảo cao gấp hơn 2 lần mức chuẩn nghèo tại khu vực thành thị (gấp 2,7 lần mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn). Tài chính tiền tệ 17  Quy định về người phụ thuộc thu nhập không quá 500 ngàn đồng/tháng. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công được xác định bằng thu nhập chịu thuế các khoản này trừ đi các khoảng đóng bảo hiểm bắt buộc, giảm trừ gia cảnh và các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học. Mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 48 triệu đồng/năm (4 triệu/tháng). Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng. Người phụ thuộc bao gồm: con dưới 18 tuổi, con trên 18 tuổi bị tàn tật mất khả năng lao động, vợ, chồng, cha mẹ hai bên của người nộp thuế nhưng không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc thu nhập quá thấp... Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ 1 lần vào 1 đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500 ngàn đồng.  Hoàn trả thuế sai quy định (3) Người nộp thuế, kê khai hải quan sẽ được hoàn trả lại tiền, tài sản và được bồi thường tiền lãi tính trên số tiền thuế, tiền bị phạt, tịch thu không đúng do hành vi vi phạm của cán bộ thuế, hải quan theo thông tư hướng dẫn vừa được Bộ Tài chính ban hành. Kinh phí sử dụng để bồi thường thiệt hại được lấy từ tiền hoàn trả của cán bộ, công chức gây thiệt hại; nguồn tiền thu được từ xử lý tài sản. (3) Nguồn http//www.webketoan.vn/index.php?rnav=right2&lnav =left1&mn=newsdetail&type=14&newsid=176 Tài chính tiền tệ 18 3. Nhận định về thuế thu nhập cá nhân 3.1. Những đổi mới tích cực Mặc dù còn những ý kiến khác nhau về Luật thuế TNCN, song có thể nói, đây là một văn bản luật được soạn thảo công phu nhất từ trước đến nay, phản ánh khá đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân với nhiều điểm mới so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và phù hợp hơn với điều kiện kinh tế-xã hội nước ta hiện nay.  Bổ sung và quy định rõ hơn về đối tượng nộp thuế. Điểm mới cơ bản nhất liên quan đến quy định về đối tượng nộp thuế là việc đưa cá nhân kinh doanh vào diện nộp thuế TNCN. Theo quy định trước đây, cá nhân kinh doanh thuộc diện chịu thuế TNDN. Sự thay đổi này, trước hết đảm bảo tính công bằng trong điều tiết thu nhập bởi đã là cá nhân có thu nhập chịu thuế thì dù thu nhập từ bất kì nguồn nào cũng đều được đối xử như nhau, tức là đều chịu thuế TNCN. Thêm vào đó, việc điều tiết thu nhập của cá nhân kinh doanh theo Luật thuế TNCN thực hiện theo phương pháp luỹ tiến sẽ đảm bảo điều tiết hợp lý thu nhập dân cư. Điều này rất có ý nghĩa đối với các hộ kinh doanh nhỏ ở Việt Nam vì theo quy định trước đây họ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất chung bằng với các doanh nghiệp (thông thường là những đơn vị kinh doanh có quy mô lớn). Việc áp dụng thuế suất như với các doanh nghiệp là quá cao đối với hộ cá nhân kinh doanh. Hơn nữa, quy định này cũng đảm bảo tính thông lệ quốc tế, vì hầu hết các nước đều đưa cá nhận kinh doanh vào diện nộp thuế TNCN. Về đối tượng nộp thuế, còn một điểm mới nữa là việc định nghĩa rõ hơn đối tượng cư trú (đối tượng phải nộp thuế TNCN cho Việt Nam đối với toàn bộ thu nhập, kể cả thu nhập phát sinh ở Việt Nam và nước ngoài). Nếu như trước đây, đối tượng cư trú chỉ là cá nhân có mặt ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ khi đến Việt Nam thì Luật thuế TNCN đã bổ sung thêm một điêu fkiện nữa được coi là cư trú ở Việt Nam, đó là "cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở lại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn". Bổ sung như vậy làm cho việc xác định đối tượng nộp thuế được thuận lợi hơn, bao quát hết đối tượng nộp thuế và mở rộng đói tượng nộp thuế một cách hợp lý. Tài chính tiền tệ 19  Đổi mới cách phân loại thu nhập chịu thuế để xác định nghĩa vụ thuế. Theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành, thu nhập được phân chia thành thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Tuy nhiên, Pháp lệnh không định nghĩa rõ thế nào là thu nhập thường xuyên, thế nào là thu nhập không thường xuyên. Do vậy, trong thực tế, việc tính thuế gặp khá nhiều khó khăn. Đồng thời, việc tính thuế đối với từng loại thu nhập không hợp lý, không phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật thuế TNCN đã khắc phục được hạn chế này với việc phân loại thu nhập chịu thuế theo nguồn phát sinh thu nhập. Theo đó, thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập khác (bao gồm: thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ thừa kế, quà tặng, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại). Đây là cơ sở để tính thuế phù hợp với từng loại thu nhập. Từ cách phân loại này, việc áp dụng thuế suất được quy định theo hai hướng: đối với thu nhập từ kinh doanh và tiền lương, tiền công thì áp dụng biểu thuế suất luỹ tiến từng phần; đối với các khoản thu nhập còn lại thì áp dụng biểu thuế luỹ tiến toàn phần.  Mở rộng diện điều tiết một cách hợp lý trên cơ sở bổ sung một số khoản thu nhập chịu thuế. Một số khoản thu nhập trước đây không quy định (mặc nhiên được coi là thu nhập không chịu thuế) được quy định trong Luật thuế TNCN gồm: thu nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại, thu nhập từ quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các cơ sở kinh doanh, bất động sản hoặc tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc sử dụng (tuy nhiên, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản của cá nhận chỉ có nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế), thu nhập từ casino, thu nhập từ trúng thưởng các cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác (trước đây chỉ tính đối với trúng thưởng xổ số và khuyến mại). Tất nhiên, những khoản thu nhập này chỉ bị đánh thúê khi thu nhập phát sinh lớn (từ trên 10 triệu đồng một hợp đồng hoặc một lần phát sinh). Liên quan đến thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng, kế thừa, quà tặng, có một quy định đáng chú ý là Luật thuế TNCN quy định miễn thuế đó với thu nhập từ chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa vợ với chồng; cha mẹ đẻ; cha mẹ nuôi; mẹ nuôi với con đẻ, con nuôi; cha chồng mẹ chồng với con dâu; cha vợ mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu nội, cháu ngoại; anh chị em ruột Tài chính tiền tệ 20 với nhau. Một số khoản thu nhập trước đây tạm thời chưa thu thuế như thu nhập từ đầu tư vốn (gồm lãi cho vay, lợi tức cổ phần và thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác); thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán. Tuy nhiên, phần thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (ngân hàng, các quỹ tín dụng và các tổ chức tín dụng khác) và lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế TNCN. Việc miễn thuế này nhằm mục đích thu hút khoản tiền nhàn rỗi nhỏ lẻ trong dân cư vào các kênh tín dụng, để từ đó sử dụng vốn của nền kinh tế vào hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích sử dụng có hiệu quả mọi đồn vốn của xã hội. Mở rộng diện điều tiết như trên sẽ góp phần điều tiết công bằng thu nhập của các tầng lớp dân cư theo hướng mọi cá nhân có thu nhập (trừ trường hợp thu nhập rất thấp và một số trường hợp đặc biêt) đều phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Đồng thời, bằng quy định mới này, Luật thuế TNCN sẽ góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lí trên cơ sở không bỏ sót nguồn thu của nền kinh tế.  Sử dụng thuật ngữ "thu nhập được miễn thuế" thay cho "thu nhập không chịu thuế" và bổ sung một số khoản thu nhập được miễn thuế. Trên cơ sở kế thừa các khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Luật thuế TNCN đã thay đổi, gọi đúng bản chất là thu nhập được miễn thuế và bổ sung một số khoản thu nhập được miễn thuế khác. Cụ thể là bổ sung các khoản thu nhập sau vào diện miễn thuế: thu nhập từ tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn lương làm việc ban ngày, làm việc trong giờ; lương hưu; Tiền thửơng cho cá nhân về việc phát hiện, khai báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luât; học bổng nhận từ ngân sách Nhà nước và từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Chính phủ; thu nhập từ viện trợ, từ thiện với điều kiện các quỹ từ thiện này phải được Nhà nước cho phép thành lập hoặc công nhận hoạt động vì mục đích nhân đạo không nhằm mục đích thu lợi nhuận; thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ. Việc bổ sung một số khoản thu nhập miễn thuế nêu trên thể hiện sự ưu đãi của nhà nước đối với một số đối tượng được hưởng thu nhập trong những trường hợp gặp khó khăn. Điều này cũng thể hiện chính sách khuyến khích của nhà nước đối với một số hoạt động có lợi cho phát triển kinh tế- Tài chính tiền tệ 21 xã hội như tốt giác tội phạm, tăng cường lao động sản xuất…  Áp dụng giảm trừ gia cảnh khi xác định nghĩa vụ thuế. Đây chính là vấn đề được ủng hộ của đông đảo nhân dân nhất song cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất khi dự thảo Luật được đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Sự ủng hộ xuất phát từ cơ sở là, thau vì áp dụng mức khởi điểm chịu thuế chung cho mọi đối tượng nộp thuế (có tính riêng đối với người Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) thì chuyển sang áp dụng giảm trừ gia cảnh, tức là có tính đến hoàn cảnh cá nhân của đối tượng nộp thuế. Điều này làm cho việc xác định nghĩa vụ thuế của mỗi đối tượng nộp thuế được công bằng hơn. Tuy nhiên, điểm gây nhiều tranh cãi là ở chỗ, mức giảm trừ nên là bao nhiêu cho bản thân đối tượng nộp thuế và cho người phụ thuộc. Sau khi thảo luận khá sôi nổi và thẳng thắn, Quốc hội đã biểu quyết thông qua mức giảm trừ cho bản thân đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, cho mỗi người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 1.6 triệu đồng/tháng. Có ý kiến cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh như trên là thấp. Tuy nhiên, mức giảm trừ gia cảnh như trên là phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam trong những năm tới và phù hợp với quản điểm cải cách hệ thống thuế của Việt Nam. Theo đó, với mức thu nhập bình quân đầu người dự kiến cho năm 2009 là khoản 1.5 triệu đồng/tháng thì mức giảm trừ cho bản thâm đối tượng nộp thuế ở mức 4 triệu đồng/tháng có ý nghĩa rằng, chỉ những người có thu nhập từ trung bình khá trở lên mới phải nộp thuế (và chỉ phải nộp đối với phần thu nhập vượt trên mức giảm trừ này). Những năm sau đó, khi thu nhập tăng lên, mức giảm trừ này sẽ tiến gần đến với mức thu nhập trung bình trong xã hội và khi đó những người có thu nhập ở mức trung bình trở lên sẽ phải nộp thuế TNCN. Điều này có nghĩa là Luật sẽ tự động mở rộng diện tích đánh thuế để thực hiện nguyên tắc mọi công dân có thu nhập (trừ trường hợp thu nhập quá thấp) đều có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, từ đó đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của tầng lớp dân cư. Tất nhiên, đến một thời điểm nào đó, khi thu nhập và mức sống của dân cư đã tăng rất cao, Quốc hội sẽ xem xét điều chỉnh mức giảm trừ này cho phù hợp với định hướng vừa phân tích. Việc giảm trừ cho người phụ thuộc được thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. Những người phụ thuộc được giảm trừ khá rộng, bao gồm: con chưa thành niên, con đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, con tàn tật không có khả năng lao động; các cá nhân khác không có thu nhập Tài chính tiền tệ 22 hoặc có thu nhập nhưng thấp hơn mức quy định của Chính phủ hoặc không có nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng (gồm cha, mẹ, vợ chồng, cô, dì, chú, bác, cháu…). Luật cũng không khống chế mức giảm trừ tối đa cho người phụ thuộc (trong dự thảo Luật lấy ý kiến nhân dân, dự kiến khống chế mức giảm trừ tối đa cho người phụ thuộc là 10 triệu đồng/tháng) Việc mở rộng diện giảm trừ như trên cho những người phụ thuộc đảm bảo thực hiện công bằng trong điều tiết thu nhập và phù hợp với đạo lý xã hội của người Việt Nam, chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân.  Áp dụng giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo. Khoản đóng góp từ thiện nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế nhưng chỉ áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh; không áp dụng đối với cá khoản thu nhập khác. Đây là điểm mới không chỉ so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành mà còn mới ngay cả đối với bản dự án Luật lấy ý kiến nhân dân. Nội dung mới này của Luật được Quốc hội tiếp thu ý kiến nhân dân. Với quy định này, Luật đã khuyến khích mọi công dân trong xã hội tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Đồng thời, đây cũng chính là một khoản "chi tiêu qua thuế" của nhà nước, thể hiện ở chỗ một khoản thu lẽ ra được nộp về ngân sách Nhà nước bây giờ được chuyển sang cho đối tượng thụ hưởng khoản đóng góp từ thiện. Chẳng hạn như, một người có thu nhập từ kinh doanh trước thuế của một năm 360 triệu đồng (thu nhập bình quân tháng 30 triệu đồng) thực hiện góp quỹ ủng hộ đồng bào lụt 10 triệu đồng. Khi đó, 10 triệu đồng này được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế. Với biểu thuế như sẽ được trình bày dưới đây, số thuế nhà nước giảm thu khi cho cá nhân này giảm trừ vào thu nhập tính thuế là 2 triệu đồng. Có thể hiểu trong trường hợp này, coi như Nhà nước đã sử dụng ngân sách góp vào quỹ ủng hộ đồng bào bão lụt 2 triệu đồng, còn cá nhân này thực ra chỉ ủng hộ 8 triệu đồng.  Quy định giảm trừ chi phí cá nhân kinh doanh một cách hợp lý Cùng với việc chuyển cá nhân kinh doanh từ diện nộp thuế TNDN sang nộp thuế TNCN, Luật thuế TNCN đã quy định các khoản chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của cá nhân kinh doanh. Về cơ bản, các khảon chi phí hợp lý được trừ này kế thừa cá quy định hiện hành Tài chính tiền tệ 23 của Luật thuế TNDN. Trường hợp cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán để làm cơ sở xác định chi phhí hợp lý được trừ thì thu nhập chịu thuế đựơc xác định bằng doanh thu ấn định nhân với tỷ lệ thu nhập chịu thuế quy định cho từng ngành.  Điều chỉnh thuế suất theo hướng giảm thuế suất cao nhất, thấp nhất, và tăng bậc thuế suất; thống nhất biểu thuế đối với người Việt Nam và người nước ngoài. Theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu nhập thường xuyên chịu thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần với bốn mức thuế suất, thấp nhất là 10% và cao nhất là 40%. Đối với thuế thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công, Luật thuế TNCN vẫn áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần nhưng mức thuế suất thấp nhất giảm xuống còn 5% và mức thuế suất cao nhất giảm xuống còn 35% với số lượng bậc thuế nâng lên thành bảy và áp dụng chung cho cả người Việt Nam và người nước ngoài Với biểu thuế mới này, tuy việc tính toán có phức tạp hơn (do tăng số lượng bậc thuế) nhưng lại đảm bảo công bằng hơn trong điều tiết thu nhập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTieu luan.pdf
  • pdfKet luan.pdf
  • pdfLoi noi dau.pdf
  • pdfMuc luc.pdf