Tiểu luận Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu

MỤC LỤC

I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: SO LƯỢC VỀ VĂN CHƯƠNG TRUYỀN KHẨU

III.TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ CA DAO VIỆT NAM

3.1 Định nghĩa ca dao

3.2 Đặc điểm ca dao

3.2.1 Về nội dung

3.2.2 Về nghệ thuật

3.3 Ý nghĩa ca dao

IV. GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG CA DAO TÌNH YÊU

4.1 CÁI TÌNH TRONG CA DAO VIỆT NAM

4.2 CA DAO LUÔN GẮN LIỀN VỚI TÌNH YÊU

4. 2.1 Ca dao – Tình yêu quê hương, đất nước

4.2.2Ca dao - Tình yêu con người.

4.2.3 Ca dao – Tình yêu thiên nhiên.

4.2.4 Ca dao - Tình cảm gia đình.

4.2.5 Ca dao – Tình mẫu tử.

4.2.6 Ca dao - Tình yêu đôi lứa

V. GIỚI THIỆU VỀ TÌNH YÊU TRONG CA DAO XỨ QUẢNG QUÊ TÔI

5.1.Tình yêu-hạnh phúc ở ngay trên chính hành trình đi tìm:

5.2.Tình yêu-hạnh phúc ở sự chủ động, lựa chọn:

5.3.Tình yêu-hạnh phúc ở sự thay đổi cách nghĩ, cách nhìn:

5.4.Tình yêu-hạnh phúc thể hiện qua những đặc sản, món ăn đậm chất Quảng:

5.5.Tình yêu-hạnh phúc của người xứ Quảng ẩn chứa trong những câu ca dao-dân ca nói về địa danh quê hương mình:

5.6 Niềm tin tình yêu-hạnh phúc:

VI. KẾT LUẬN

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13047 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Gía trị nhân văn trong ca dao tình yêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng Cầm lược thì nhớ tới gương Cầm trầu nhớ túi,nằm giường nhớ nhau. Ca dao còn là hình ảnh, ở đây là những hiện tượng của bản thể.Do đó hình ảnh không còn là hiện tượng đơn thuần mà hiện tượng có nội dung cho nên mới được gọi là hình ảnh.Chính những chất liệu trong ca dao đã tạo nên hình ảnh,hình ảnh của vật thể,hình ảnh của vũ trụ,hình ảnh của tình yêu. Đó là những cái nhìn khai phóng của chúng ta để tìm ra cái nội dung đó;với cái nhìn của ca dao luôn luôn có sự ẩn dấu,tiềm ẩn, đẩy cái hình ảnh đó như thúc dục người nghệ sĩ ca dao phải ẩn mình, đấy là cái nhìn thuở ban đầu.Cái nhìn hai chiều song phương từ bản thể đến hiện tượng để rồi từ hiện tượng qui về bản thể tạo nên một nội dung hình thể như thế là cái nhìn trực tiếp của ca dao nói riêng và thi ca nói chung do đó những sự vật cùng từ ngữ tham dự vào cuộc đời và tạo nên hình ảnh và từ hình ảnh tạo nên ý nghĩa của mình. Cho nên cái nhìn trong ca dao dù chỉ là cái nhìn ban đầu là truyền thừa vào biến trình diễn đạt của dân tộc,nội dung ý nghĩa vẫn còn vang vọng nhờ những hình ảnh đó.Cái ngôn từ trong ca dao Việt Nam trước sau vẫn vướng vít hình ảnh của tình yêu mà ca dao là môi giới trong lãnh vực của tình yêu. Ca dao là mạch thở của thơ,là nguồn sáng tạo vô tận,là ngôn từ của văn chương bình dân chứa đựng hết thảy tình người trong đó.Ca dao càng mộc mạc bao nhiêu thì càng chan chứa bấy nhiêu,ca dao không đỏm dáng,chải chuốt bóng bẩy mà thường xử dụng những ngôn từ thực tế của cuộc đời,mà chúng ta thường gắn liền với nhau:con người và cuộc đời,nó trở thành như định lệ.Nhưng nghĩ cho cùng đó chính là sức sống,chính bản thể thôi thúc,con người với hiện tượng tình yêu và từ hiện tượng nầy thoát ra hiện tượng khác bằng ý thức bản thể có ý hướng của mình.Ca dao gợi lên sức sống để đi vào cuộc đời và hoà mình với hiện tượng rồi từ hiện tượng ấy hoà mình với sự vật để đột biến thành hình ảnh cho ca dao,lúc đó sự hiện diện của ca dao sáng tỏ không còn gì gọi là ẩn tàng hay ẩn dụ nó biến thành thi ảnh mang nội dung ý nghĩa biến động của bản thể con người.Do đó ca dao trở nên hiện hữu như ta đã thấy trong ca dao. Tóm lại ca dao đã du nhập những giòng thơ của văn chương bình dân,biến hình từ câu hò điệu hát,trao đổi,hò đối đáp,cắt xén,rút gọn,dể dàng truyền khẩu từ đó được gọi là ca dao,nó thường mô tả tình người dưới muôn hình vạn trạng, từ nội giới tới ngoại giới. Đấy cũng là một phần bản thể dân tộc,một văn hoá văn minh truyền thống. Điều đặc biệt của ca dao ,ngôn từ không ước lệ,ca dao nói những gì thực hữu giữa cuộc đời,nương theo chiều sáng tạo của thi ca qua bao thế kỷ và chế ngự cả thơ Việt lẫn thơ Đường bằng những câu rất đơn sơ mà đầy ý nghĩa và đi sâu vào mọi tầng lớp trong xã hội một cách dể dàng và nhanh chóng.Một ngôn từ thiết tha,một đường giây giữa nội tâm và ngoại giới. Đó là nhân tố trong văn chương bình dân Việt Nam.Một thứ triết lý của văn chương bình dân cần phải tô điểm và nghiên cứu chiều sâu của nó 2.2 Ca dao luôn gắn liền với tình yêu. 2. 2.1 Ca dao – Tình yêu quê hương, đất nước “Ðất Quảng Nam, chưa mưa đà thấm, Rươụ hồng đào chưa nhấm đà say Ðối vớI ai ơn trọng, nghĩa dày , Một hột cơm cũng nhớ , Một gáo nước đầy vẫn chưa quên ..” .Vâng! Chắc hẳn đây là ca dao quen thuộc của người dân xứ Quảng – cũng là quê hương của tôi. Hình ảnh quê hương đất nước bao giờ cũng in dấu đậm đà trong ca dao. Đọc ca dao , ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn rau cắt rốn của mình. đọc nhưng bài ca ấy , ta vô cùng sung sướng như vừa được đi tham quan 1 số dan lam thắng cảnh từ bắc vào nam . Có lẽ đối với tất cả những người dân Việt Nam, ca dao đã trở thành một cái gì đó rất đỗi quen thuộc, thân thương. Trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử, những câu ca dao vẫn còn đó với một sức sống mãnh liệt đến diệu kỳ. Ca dao được thể hiện đầy đủ dưới nhiều phong cách, cung bậc khác nhau nhưng có lẽ đề tài được nhân dân ta chú ý đến nhiều nhất chính là tình yêu quê hương đất nước. Quê hương! Tiếng gọi thật giản dị mà sao thiêng liêng, tha thiết! Quê hương chính là nơi ta đã sinh ra, "oa, oa "khóc chào đời. Đó cũng là nơi mà chúng ta trưởng thành. Có thể nói rằng quê hương là người mẹ thứ hai của mõi người, nó nuôi dưỡng tâm hồn ta. Chính vì thế nên dù khi phải xa quê hương, ta cũng không thể nào quên được những hình ảnh thân thương của quê hương, dù nó chỉ là những hình ảnh, những sự vật rất bình dị: "Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao." . Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết yêu thương. Quê hương là mái nhà , luỹ tre, cái ao tắm mát , là sân đình , cây đa , giếng nước , con đò . Là cánh đồng xanh là con đò trắng , cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương , tự hào của nhân dân ta biết bao đời nay. Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông nư gấm như hoa ; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp. Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng , núi ngập trùng cao vút tầng mây , nơi Liễu thăng bỏ mạng . Ta đến thăm thành Lạng , soi mình xuống dòng sông xanh Tam cờ, thăm chùa Tam Thanh , đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại: "Ai ơi đứng lại mà trông Kìa núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ" "Đồng Đăng có phố Kì Lừa, Có nàng Tô Thị , Có chùa Tam Thanh" Thời gian và không gian chẳng thể nào chia cắt được tình cảm của người con nhớ về đất mẹ, nhớ về quê hương mà ngược lại nó chính là nguồn nuôi dưỡng tình cảm ấy ngày càng lớn mạnh thêm. Người ta nhớ về quê hương không phải bởi những gì xa hoa, lộng lẫy mà lại nhớ đến những thứ rất bình dị: "canh rau muống", "cà dầm tương". Hương vị đó quả là đậm đà, không thể trộn lẫn với bất kỳ hương vị nào khác: hương vị của món ăn đồng quê, những món ăn đó thật bình dị nhưng đậm đà hương vị quê hương và cũng tràn ngập tình yêu thương. Câu ca dao còn đưa ta về với làng xóm, ở đó, có những người "dãi nắng dầm sương:, "tát nước bên đường". Chắc chắn rằng những hình ảnh thân thương, trìu mến của quê hương đó sẽ mãi mãi sống trong tim của mỗi người. Ca dao - Tình yêu con người. Chất nhân văn trong ca dao gắn với quan niệm về con người của người bình dân, thể hiện ý thức và tình cảm của người bình dân, gắn với một quan niệm khoẻ khoắn, lành mạnh, trong sáng của chính người lao động. Là quá trình tự nhận thức bản thân của người bình dân trong hoàn cảnh cuộc sống vất vả, chịu đựng nhiều nỗi bất bình, tủi nhục, đắng cay vẫn giữ được bản chất tốt đẹp, tình nghĩa đậm đà.vẻ đẹp con người trong các quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội: nền tảng xã hội là bất công, những xung đột giữa các giai cấp đối kháng - kẻ thống trị và người bị trị. Vì vậy, ca dao là sự dồn nén của tinh thần đấu tranh, sức phản kháng mạnh mẽ của người bình dân. Sức sống con người bộc lộ ở nét cứng cỏi trong nhân cách, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh, luôn tìm cách vượt lên những áp lực, định kiến xã hội, chiến thắng số phận, tin tưởng tương lai và đứng về phía lẽ phải. Chất nhân văn bộc lộ rõ nhất trong lao động sản xuất và đấu tranh xã hội: cần cù, bền bỉ, nhẫn nại, luôn ý thức rõ giá trị của chính mình. Đó là tầm vóc vĩ đại của nhửng con người bình thường. Không những thế, vẻ đẹp nhân văn còn bộc lộ trong những quan hệ riêng tư, gắn kết con người với con người, đi sâu vào đời sống tình cảm của con nguời. Vẻ đẹp ấy hiện lên đằm thắm, nồng hậu, trọn vẹn cả hai mặt nghĩa và tình. Tinh thần trọng nghĩa khinh tài, quan niệm đạo lí thủy chung được đề cao trong những mối quan hệ gia đình, tình làng nghĩa xóm… giữa những người cùng chung cảnh ngộ. Ca dao là tiếng lòng tha thiết, làm đẹp thêm tâm hồn con người trongnhững ân tình nhắn nhủ hướng về quê hương, những con người cùng tâm tư, đồng điệu về cảm xúc. Từ đó, ca dao tạo nên những cung bậc trạng thái, cảm xúc uyển chuyển, đa dạng diễn tả tâm hồn người bình dân, hướng tới những giá trị ổn định, vững bền: thương người, tương thân tương ái, đoàn kết. Đặc biệt, vẻ đẹp con người trong mối quan hệ với bản thân tạo nên tiếng nói nội tâm thầm kín và mãnh liệt nhất, luôn thể hiện tấm lòng nhân hậu, vị tha, hướng đến cái cao cả hoàn thiện. Vẻ đẹp đáng quí ở cái hồn nhiên chân thật, mạnh mẽ đầy cá tính, giản dị bộc trực. Bên cạnh đó là sự bay bổng của trí tuởng tượng ắp tràn ước mơ, khát vọng sống của người lao động. 2.2.3 Ca dao – Tình yêu thiên nhiên. Thiên nhiên là một đề tài lớn trong ca dao. Hình ảnh thiên nhiên cũng như từ chỉ thiên nhiên xuất hiện rất nhiều trong những lời ca dao, từ ca dao đồng bằng Bắc Bộ, ca dao xứ Nghệ, xứ Huế đến ca dao Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Sự hiện diện của thiên nhiên trong ca dao phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa con người với môi trường cũng như vai trò thiên nhiên trong tư duy nghệ thuật của những sáng tác dân gian. Sự hiện diện này không chỉ thể hiện lòng mến yêu quê hương đất nước của người dân, nét văn hóa đặc trưng từng vùng miền mà thông qua đó, thiên nhiên còn là phương tiện diễn tả tình cảm, thể hiện triết lý, quan niệm của con người về thế giới và cuộc sống. Con người bao giờ cũng là trung tâm của những vẻ đẹp tự nhiên, đem lại sức sống và nét hài hoà cho thiên nhiên vũ trụ. Thiên nhiên trong ca dao bao giờ cũng được mô tả ở nét tinh tế, gợi cảm và trữ tình nhất, gắn với cảm quan thẩm mĩ dân gian cụ thể, tinh lọc. Thậm chí có những bài chỉ tả cảnh nhưng cũng giúp nhận ra tấm lòng với thiên nhiên, sự gắn bó con người với thiên nhiên. Ca dao cũng có những bài rất hay nói đến khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ của đất nước: "Gió đua cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mùng khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ" Bài ca dao dựng lên trước mắt ta một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, bình yên của Hồ Tây buổi sáng sớm. Trong bức tranh đó, người nghệ sĩ dân gian đã khéo léo đan xen cả hai không gian: Động và tĩnh. Một cành trúc mơ màng, mềm mại trong gió sớm, một hồi chuông ngân nga, một thoáng khói sương huyền ảo cùng nhịp chầy giã giấy nhịp nhàng:"Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương" như hòa quyện với "nhịp chày Yên Thái tạo nên một khung cảnh thật bình ên, êm đềm. Làn "khói tỏa ngàn sương" mơ màng như xua đi mọi ưu phiền, những bon chen tất bật của cuộc sống, đưa ta đến với thiên nhiên tươi sáng, đẹp đẽ, đưa ta trở lại về là ta, những công dân Việt Nam với phẩm cách tuyệt vời đáng quý. Từ miền Bắc, ta bước chân vào xứ Nghệ miền Trung: "Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ." Đường vào xứ Nghệ nước non nhộm màu xanh tươi mát, còn đường vào miền Nam là sông nước mở rộng mênh mang: " Nhà Bè nước chảy chia hai Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về" Mỗi địa danh, mỗi dòng sông, mỗi cánh đồng, ngọn núi đã in đạm bóng hình trong trái tim người Việt Nam. Người ta gắn bó với quê hương bằng một tình yêu sâu đậm, nồng nàn và ca dao chính là bức thông điệp dể gửi gắm những tình cảm thiết tha, nồng nàn đó. Đôi dòng sơ lược về ca dao không thể nào diễn tả được trọn vẹn tình cảm mãnh liệt của người dân Việt Nam đối với đất nước. Tuy nhiên nó cũng như một nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy mỗi người hãy biết học tập, tu dưỡng thật tốt vì tương lai sáng rạng tốt đẹp của quê hương, đất nước! 2.2.4 Ca dao - Tình cảm gia đình Từ xưa đến nay, những câu hát ru ngọt ngào theo năm tháng cứ đọng lại cứ đọng lại mãi, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Trong đó, những câu hát về tình cảm gia đình luôn giữ một vị trí quan trọng. Gia đình là cái nôi đầu tiên để trẻ thơ học hỏi và cũng là nơi cuối cùng con người ta muốn trở về sau biết bao mệt mỏi, ưu phiền ngoài xã hội. Tình cảm giữa ông bà, cha mẹ, anh chịem và con cháu là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn. Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Ca dao dân ca bao đời nay vẫn chảy mãi những khúc hát thiết tha, ngọt ngào ngợi ca về tình cảm thiêng liêng trong gia đình. Bằng nghệ thuật so sánh, ngôn ngữ , hình ảnh giản dị và những âm điệu nhẹ ngàng êm ái như những lời ru, mỗi câu ca đã để lại trong lòng người tình cảm sâu lắng, những bài học chan chứa nghĩa tình, giàu tính nhân văn. Gia đình Việt có một nét đặc trưng riêng, mà ở đó có mối quan hệ ruột rà, thân thiết, không thể tách rời giữa các thành viên. Gia đình tạo nên nét đẹp truyền thống của mỗi nhà, mỗi dòng tộc, mỗi xóm làng... Vì vậy, hình ảnh gia đình luôn in đậm trong tâm trí mỗi người, in đậm trong tục ngữ, ca dao của dân tộc. Từ cái nôi gia đình, mỗi người được sinh ra và lớn lên từ bầu sữa mẹ, từ câu hát đưa nôi (Mẹ ru cái lẽ ở đời/ Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn - Nguyễn Duy). Hạnh phúc biết bao khi được sống trong một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, tôn trọng và thương yêu lẫn nhau... Lúc còn nhỏ dại, người con được cha mẹ nuôi dạy, chăm chút hàng ngày. Lúc tuổi xế chiều, người ông, người bà, các bậc sinh thành lại trông chờ vào con cháu. Nên có câu tục ngữ “Trẻ cậy cha, già cậy con” là như vậy! Theo sự phát triển của xã hội, của quy luật; thế hệ sau luôn có những điều kiện thuận lợi để vươn lên. Nhằm khích lệ chí tiến thủ ấy, cha ông ta cho rằng “con hơn cha là nhà có phúc”... Trong gia đình, người cha luôn giữ vai trò trụ cột, tạo nên sự vững vàng cho tổ ấm. Con cái thường “sợ” cái uy nghiêm của người cha vì “mẹ nói một trăm, không bằng cha ngăm một tiếng”! Do đó, “con có cha như nhà có nóc” - “nhà không nóc” thì nhà bất ổn, con cái thiếu vắng người cha rất thiệt thòi về nhiều mặt trong cuộc sống. Thông thường, người mẹ thương con luôn nặng về tình cảm, nên có lúc cưng chiều quá mức. Vì thế, người xưa nhắc nhở “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”... Nhưng khi con mắc lỗi lầm, người mẹ phải nhận trách nhiệm về mình qua lời đúc kết ngắn gọn: “Con dại cái mang”! Cuộc sống gia đình không giản đơn mà luôn có những mâu thuẫn phát sinh. Nếu xử lý tốt các tình huống thì không khí gia đình luôn ấm áp, tươi vui và ngược lại. Cha ông ta có câu ca dao thật sinh động và dễ nhớ, dễ ghi vào lòng: “Chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê” hoặc “Chồng giận thì vợ làm lành/ Miệng cười hớn hở, rằng anh giận gì?”. Trong mái ấm gia đình ấy, anh em ruột thịt “như chân với tay/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Đã là ruột thịt, anh chị em trong nhà phải hết lòng thương yêu nhau, không đố kỵ, ganh ghét lẫn nhau: “Khôn ngoan đá đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Khi ở nhà có áo mẹ cơm cha, khi đi ra tận nơi xứ người mới cảm nhận hết nỗi đắng cay cơ cực: “Cơm cha áo mẹ ăn chơi? Bưng bát cơm người đổi bát mồ hôi”. Vì vậy, bổn phận người con là làm tròn chữ hiếu, đền ơn cha mẹ nuôi dạy mình lớn khôn “Bao giờ cá lý hóa long/ Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa” hoặc “Tu đâu cho bằng tu nhà/ Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”. Nơi mái nhà tranh ấy, nơi ta lớn lên ấy còn có mẹ già mòn mỏi trông con. Người con phải lui tới chăm sóc, thăm viếng mẹ mới là con người có nhân nghĩa: “Mẹ già ở túp lều tranh/ Sớm thăm tối viếng mới đành phận con”. Bên cạnh đó, người xưa cũng phê phán những kẻ bất hiếu. Lớn lên, anh em mỗi người đều có gia đình riêng, họ lo vun vén riêng mình mà quên bẵng cha mẹ. Để khi cha mẹ già, chẳng có người con nào chăm sóc: “Một mẹ nuôi được mười con/ Mười con không nuôi được một mẹ”. Có những người con “phân công” nhau nuôi cha mẹ già. Đúng là: “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng/ Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”. Thậm chí, có những kẻ bất hiếu với cha mẹ, nhưng khi cha mẹ qua đời lại tổ chức đám ma linh đình chứng tỏ cho thiên hạ biết “ta là người có hiếu”: “Lúc sống thì chẳng cho ăn/ Đến khi thác xuống, làm văn tế ruồi”. Khó thay việc tổ chức tốt một cuộc sống gia đình và cũng hạnh phúc thay được sống trong một gia đình yên ấm. Dẫu cho cuộc sống hiện đại đang đổi thay từng giờ từng phút, nhưng hình ảnh cuộc sống gia đình trong ca dao, tục ngữ vẫn rất cần cho chúng ta suy gẫm. Mỗi câu tục ngữ, ca dao là một bài học cuộc đời cho mỗi người, cho mỗi tổ ấm gia đình trong cuộc sống hôm nay... 2.2.5 Ca dao – Tình mẫu tử “Ầu ơ... Bồng bống bông bông Lớn lên con phải cố học hành Học là học đạo làm người, Con đừng lêu lổng kẻ cười người chê Vàng cầm trên tay rớt xuống không phiền, Chỉ phiền một nỗi nợ với duyên không tròn” Ca dao trong những lời hát ru là bài hát đầu tiên cho một con người mới cất tiếng khóc chào đời. Bài hát đó được cất lên từ nỗi sung sướng hay cơ cực, hân hoan hay buồn tủi... do chính người mẹ - người đã trực tiếp mang nặng đẻ đau sinh ra một hình hài. Điệu vỗ về ru ngủ ấy dường như không chỉ hòa tan trong sữa mẹ để nuôi con lớn lên từng ngày, mà khi còn trong bào thai, mẹ đã truyền từ cuống rốn điệu hát ru khi muốn tâm tình, khi âm thầm dỗ dành nựng nịu. Ngay từ ấu thơ, ca dao đã gắn với cuộc đời của mỗi chúng ta. Những lời hát, điệu ru lớn dần theo năm tháng. Ca dao - tiếng nói trữ tình dân gian trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Giống như tất cả các thể loại của văn học, ca dao cũng hướng đến đối tượng trung tâm là con người, khám phá, phát hiện những vẻ đẹp trong cuộc sống con người. Với người bình dân, tình và nghĩa luôn quyện chặt làm nên đời sống tinh thần phong phú và sâu sắc. Lời hát ru về người mẹ quên mình vì hạnh phúc của con cái và gia đình êm êm rót vào tai người con nhỏ như thế đó! Ngoài tính chất biểu cảm, tạo cho con trẻ những yếu tố dịu dàng nhân hậu của tính cách tâm hồn, lời ru của người mẹ còn hàm chứa một nội dung giáo dục rất sâu sắc. Có thể thấy hòa với dòng sữa và tình cảm của người mẹ, tiếng ru gợi lên đầu óc đứa con thơ những nhận thức và tình cảm đầu tiên, nhận lấy tư lòng mẹ những bài học bằng lời mà sau đó cho mãi đến lúc lớn khôn con người vẫn cảm thấy sự khắc khoải vang vọng của tuổi ấu thơ như mới thuở nào. Nó thoảng qua tâm trí con người thật nhẹ nhàng, dịu dàng và êm đềm như những dòng suối. Cũng từ lời ru có thể đưa vào tâm hồn trong sáng của trẻ thơ những hình ảnh đầu tiên về một cánh cò, về một cánh đồng quê rất đặc trưng cho xã hội nông thôn truyền thống Việt Nam: “Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…” Đó là cánh cò ca dao, cánh cò của nền văn minh lúa nước mang thân phận người phụ nữ, người mẹ, người vợ với những đức tính hy sinh thầm lặng, vô danh. Lời ru của mẹ đã hoá thân vào cánh cò dân gian để ngàn năm còn chấp chới, chao liệng giữa đời. Cái màu trắng xoá ngang trời lúc mưa giông, mây tạnh như một lời nhắc nhở về nỗi vất vả gian truân của mẹ. Dù lời ru đó có chân quê mộc mạc, vụng về đi nữa thì nó cũng xuất phát từ tình cảm ruột thịt, từ đáy lòng của tình mẫu tử. Làm sao âm nhạc có thể thay thế được? 2.2.6 Ca dao - Tình yêu đôi lứa Ca dao là một dạng của thơ và ở thời đại nào nó cũng chinh phục được người đọc. Hơn nữa, những bài ca dao với nội dung về tình yêu không cứng nhắc với những niêm luật phức tạp như thơ cổ điển. Để hiểu rõ ràng hơn, đầu tiên ta thấy rằng tình yêu nam nữ trong ca dao được thể hiện rất trong sáng và lành mạnh.    Trong cái tình cảm đa dạng của dân tộc, tình yêu nam nữ đã vươn lên như cánh hoa nở trong vườn đời, tạo nên biết bao câu ca giao tình tứ , bao vần thơ truyền khẩu lãng mạn..Tình yêu vẫn luôn là một đề tài muôn thuở của văn học ở mọi giai đoạn. Nói đến tình yêu là nói đến tán tỉnh, hẹn hò, hạnh phúc ,khổ đau…và muôn hình vạn trạng khác. Tuỳ mỗi ngòi bút mà sự diễn tả có khác nhau. Với ca dao, để phơi bày những tâm tình ấy, ta thường thấy những lời lẽ thể hiện chân thành, nhưng cũng không ít bay bướm, hoa hoè mà sự điêu luyện đến mức tuyệt vời!Nhắc đến những bài thơ tình ta không khỏi nhớ đến những nhà thơ lớn như: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận..., hay những nhà thơ thời nay như: Đỗ Trung Quân, Phan Thị Thanh Nhàn... Họ là những nhà thơ trong giai đoạn thơ văn hiện đạị Nhưng đã là người Việt Nam thì thật thiếu sót nếu ta không nhớ đến kho tàng văn chương truyền miệng của cha ông từ ngàn xưa để lại: Thơ ca dân gian. Ta hãy quay về cội nguồn như tìm lại chính mình qua một khía cạnh của thơ ca dân gian: Ca dao Việt Nam. Chúng ta cùng nhìn lại những bài ca dao mang chủ đề về tình yêụ Đó là những vần thơ trữ tình, sâu sắc, đậm đà chất dân tộc và rất phổ biến trong dân gian mà có thể bạn đã từng nghe qua. Thơ ca dân gian nói chung và ca dao nói riêng đề cập đến rất nhiều vấn đề có liên quan đến đời sống xã hội. Trong đó chủ đề về tình yêu như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt.Nó như một món ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn ta. Giúp ta tránh được cái “bát nháo”, “nhộn nhạo” của những loại hình tình yêu thời hiện đại Với ai tôi không biết, nhưng với riêng tôi luôn “dị ứng” với những vần thơ tình yêu của các “nhà thơ” trẻ thời nay. Tình yêu là những câu chuyện thầm kín, ý nhị thế mà trong ngôn từ của các nhà thơ trẻ cứ lồ lộ những thịt da. Có cái gì cũng phô bày ra hết. Đọc mà thấy sợ, thấy ớn. Ngược lại, khi đọc những vần ca dao xưa nói về chủ đề tình yêu, tôi thấy nó thật là diệu vợi. Vâng, ngày xưa, khi yêu người ta lí tưởng hóa người yêu và luôn cảm thấy mình bé nhỏ, vụng về. Phải chăng đó là dấu hiệu ban dầu của sự rung động thật sự. Các cô gái khi yêu, thường diễn tả sự choáng ngợp của tâm hồn mình khi nhìn và nghĩ tới người mình yêu. Họ luôn có tâm trạng bối rối, ngại ngùng rất đáng cảm thông: “Em như hoa nở trên cành/ Anh như con bướm lượn vành bên hoa/ Bây giờ anh lấy người ta/ Như dao cắt ruột em ra làm mười”. Bài ca dao đã sử dụng liên tiếp hai hình ảnh so sánh. Hình ảnh thứ nhất nghiêng về ý nghĩa tạo hình. Cô gái ví mình như bông hoa tươi “nở trên cành”, còn chàng trai như con bướm lượn bên hoa. Thế đó, đọc thơ tình ngày nay lại nao nhớ về những vần thơ, những vần ca dao về tình yêu thuở xưa. Nao nhớ là vì tình yêu trong ca dao ngày ấy là những tiếng hát thầm kín, chân thành nhất. Các chàng trai, cô gái khi hát lên những tiếng hát về tình yêu thì những tiếng hát ấy là những khát vọng, là những ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc, đồng thời nói lên quan niệm của mình về cái đẹp lí tưởng của con người. Những sắc thái tình yêu được thể hiện trong ca dao, dân ca muôn phần phong phú và ấn tượng. Sẽ không thể nào nói hết được vẻ thi vị, ý nhị của tình yêu nam nữ được thể hiện trong những lời ca diệu vợi. Hãy để lòng mình được lắng lại, tìm về những câu ca dao, dân ca ấy chúng ta mới thấy hết được nhưng nét tinh tế và những giá trị nhân văn sâu sắc của nó. Trong ca dao, dân ca Việt Nam, cái “tôi” trữ tình thường là những cảm xúc chủ đạo, được thể hiện tinh tế, đa dạng. Tuy nhiên hình tượng người con trai, con gái phần lớn là những người áo vải, chân trần “tát nước đầu đình”, “cấy ruộng đồng sâu”. Vì thế các đại từ nhân xưng thường được biểu hiện qua “mận”, “đào”, “thuyền”, “bến”, thậm chí là “cò”, “vạc”, là “mâm”, “đũa”… Điều đó phản ánh trung thực bản chất, nguồn gốc của một loại hình văn học dân gian hình thành và phát triển từ hoạt động vật chất và tinh thần của tầng lớp nhân dân lao động. Một đặc điểm dễ nhận biết đó là sự giản dị, mộc mạc của ca dao, dân ca trữ tình Việt Nam, gắn liền với những phong tục, tập quán và đặc trưng tâm lý của lớp người bình dân. Ngày xuân ôn cố tri tân, tìm về ngày xưa để cảm cái tình của những đôi lứa phải chịu không ít nhọc nhằn, đắng cay mà cũng rất lãng mạn. Trong bài viết này, tác giả muốn chia xẻ cùng bạn đọc một thú vị nhìn từ góc độ khác của tình yêu lứa đôi trong ca dao, dân ca trữ tình; đó là góc nhìn từ hương vị ẩm thực của người xưa.           Chúng ta biết rằng: Trong ca dao, dân ca, tư tưởng và tình cảm được chắp đôi cánh kỳ diệu của sự tưởng tượng; tuy nhiên, tính lãng mạn và sự tưởng tượng phong phú đem lại cho ca dao, dân ca không hề tách rời tính hiện thực. Ngoài các yếu tố biểu hiện về tinh thần dân tộc trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, tinh thần lạc quan trong lao động sản xuất, tinh thần tương thân, tương ái… còn là tình yêu đôi lứa. Với tư duy người bình dân xưa, cái ăn, cái mặc luôn là những vấn đề rất được coi trọng, là một yếu tố cơ bản để đánh giá nhân cách: “Một miếng giữa đàng bằng một sàng xó bếp”. Vì vậy mà trước tiên người ta phải “học ăn, học nói”. Theo đó, các cung bậc của thái độ, tình cảm trong tình yêu đôi lứa cũng đã được chuyển tải thông qua một phương tiện hữu hiệu đó là các tính vị của ẩm thực: “Ai ơi chua ngọt đã từng/ Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau”. Hoặc: “Chừng nào muối nhạt, chanh thanh/Em đây mới dám bỏ anh lấy chồng”. Sự ví von hết sức điêu luyện theo cấp độ tình cảm, sự thủy chung tạo ra những hiệu ứng cảm xúc phù hợp với ngữ cảnh: “Cũng liều cắn ớt, nhai gừng/ Chua cay mặn chát, ta đừng quên nhau”…           Đến với ca dao dân ca trữ tình là đến với nỗi lòng của nhân vật mà không phải đến với sự giao tiếp, ứng xử của tác giả (tập thể nhân dân lao động) đối với nhân vật như thế nào. Ở đây, nỗi niềm tinh thần của nhân vật luôn là một hành trình lặng lẽ và thường là đơn phương, cô độc, tuy được biểu hiện hết sức gẫn gũi, mộc mạc thông qua các “thực đơn” bình dân: “Thương chồng nấu cháo le le/Nấu canh bông bí, nấu chè hạt sen”. Hoặc: “Thương anh thì có thương anh/Bát cơm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGía trị nhân văn trong ca dao tình yêu.doc
Tài liệu liên quan