Tiểu luận Giá trị văn hoá phi vật thể trong kiến trúc truyền thống Việt Nam

 

MỤC LỤC

I/ Khái quát và phân loại kiến trúc truyền thống Việt Nam: 3

1.1/ Khái quát: 3

1.2/ Phân loại 4

a/ Kiến trúc quân sự - quốc phòng 4

b/ Kiến trúc cung điện – dinh thự 5

c/ Kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng: 5

d/ Kiến trúc dân gian ( nhà ở và công trình công cộng ): 5

e/ Kiến trúc vườn cảnh: 5

II/ Kiến trúc truyền thống Việt Nam và những giá trị văn hoá phi vật thể: 6

2.1/ Giá trị văn hoá qua nhận thức: 6

a/ Nhận thức về âm – dương, ngũ hành trong kiến trúc truyền thống: 6

b/ Nhận thức của con người về kiến trúc truyền thống Việt Nam: 9

2.2/ Giá trị văn hoá tổ chức đời sống cá nhân trong kiến trúc truyền thống: 10

a/ Tín ngưỡng: 10

b/ Phong tục: 14

2.3/ Giá trị văn hoá trong tổ chức đời sống tập thể trong kiến trúc truyền thống: 16

a/ Kiến trúc truyền thống Việt Nam trong tổ chức quốc gia: 16

b/ Kiến trúc truyền thống Việt Nam trong tổ chức nông thôn: 17

2.4/ Giá trị văn hoá ứng phó với môi trường tự nhiên trong kiến trúc truyền thống: 19

III/ Kết luận: 21

Tài liệu tham khảo: 24

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giá trị văn hoá phi vật thể trong kiến trúc truyền thống Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậm tính dân tộc, giá trị thẫm mỹ được sáng tạo và tồn tại nhiều thế kỉ qua những bàn tay, khối óc tài hoa và kinh nghiệm về xây dựng, chạm khắc, trang trí được đúc kết từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, phong tục, tập quán, tôn giáo- tín ngưỡng… Kiến trúc truyền thống Việt Nam còn phản ánh những tư duy, suy nghĩ, nhận thức của con người về địa lý-tự nhiên, kinh tế - xã hội, từng giai đoạn thăng trầm của lịch sử Việt Nam và ngược lại, những điều kiện đó cũng có một sự ảnh hưởng rất lớn đến nền kiến trúc Việt Nam. Về địa lý tự nhiên: Sự sản sinh và quá trình phát triển nền kiến trúc truyền thống gắn liền với môi trường tự nhiên như vị trí địa lý, khí hậu, vật liệu xây dựng… Ở những vùng miền khác nhau có cảnh trí thiên nhiên, khí hậu khác nhau thì các kiểu hình kiến trúc có sắc thái địa phương khác nhau. Không chỉ thế, yếu tố tự nhiên còn tác động đến kiến trúc thông qua sự thích nghi, nhận thức và ứng phó của con người đối với môi trường tự nhiên. Dựa vào đặc điểm tự nhiên của Việt Nam mà nghệ thuật kiến trúc Việt Nam đã hình thành nên những nét đặc trưng riêng biệt phù hợp với điều kiện khí hậu, vị trí địa lý nhằm mang đến cho con người những giá trị thẫm mỹ, nét văn hoá đặc trưng mang sắc thái dân tộc, vừa đáp ứng những nhu cầu của con người về tính chất, mục đích của từng loại hình kiến trúc. Về kinh tế - xã hội: Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã có những bước tiến rất dài trong nghệ thuật kiến trúc từ thời sơ khai tiền sử khi kiến trúc mới vừa manh nha dưới hình thức hang động . Khi con người tiến bộ và phát triển hơn thì kéo theo đó là sự phát triển về mọi mặt đời sống, xã hội, kinh tế và có thể nhận thấy rõ nhất trong kiến trúc, những công trình kiến trúc ngày càng mang tính ứng dụng và thẫm mỹ cao hơn, phản ánh nền kinh tế- xã hội; mang những giá trị lịch sử, văn hoá; tư duy, nhận thức của con người trong từng giai đoạn lịch sử. Hầu hết các công trình kiến trúc truyền thống của Việt Nam đều được xây dựng vào thời phong kiến - chủ yếu là trước thế kỉ XIX nên phát triển tương đối chậm dưới sự kiềm hãm của chế độ phong kiến tuy nhiên vẫn có nhiều công trình kiến trúc thề hiện được tinh hoa, truyền thống văn hoá và sắc thái dân tộc đậm nét. Mỗi triều đại phong kiến hầu hết đều có những công trình kiến trúc với những đặc trưng riêng đặc sắc nhưng vẫn mang những nét chung truyền thống của kiến trúc Việt Nam thể hiện tài năng, sự sáng tạo, khéo léo của ông cha ta trong việc tìm tòi, chọn lọc những tinh hoa dân tộc để tạo ra những công trình kiến trúc độc đáo cho đất nước. 1.2/ Phân loại: Kiến trúc truyền thống Việt Nam có thể được chia thành 5 loại hình: a/ Kiến trúc quân sự - quốc phòng: ( Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long, Huế… ) là các công trình kiến trúc được tạo dựng với mục đích làm căn cứ quân sự và còn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước. Các công trình kiến trúc quan sự quốc phòng phản ánh trình độ kĩ thuật quân sự, chiến lược qua các thời kì lịch sử, thể hiện cơ cấu xã hội, hoàn cảnh kinh tế và tài năng kĩ thuật của ông cha ta. b/ Kiến trúc cung điện – dinh thự: là các công trình kiến trúc được xây dựng để phục vụ cho tầng lớp vua chúa, quan lại, quý tộc nên thường có quy mô lớn, tập trung nhiều vật tư và sức người cũng như nhiều người thợ tài năng của cả nước hay địa phương; phản ánh trình độ kinh tế, xã hội, tay nghề kĩ thuật, thẫm mỹ của đất nước trong hoàn cảnh lịch sử đương thời. c/ Kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng: Với mục đích phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân , nhiều công trình được xây dựng với nhiều lối kiến trúc khác nhau tuỳ từng loại tôn giáo tín ngưỡng như: chùa tháp, đền miếu, đình làng, lăng mộ, nhà thờ Họ… d/ Kiến trúc dân gian ( nhà ở và công trình công cộng ): Kiến trúc dân gian là những công trình kiến trúc của quần chúng nhân dân lao động tự xây dựng, sáng tạo hình kiểu để tự sử dụng và phục vụ cho nhu cầu lao động và sinh hoạt của bản thân người lao động. Kiến trúc dân gian bao gồm: nhà ở dân gian và kiến trúc công cộng dân gian. e/ Kiến trúc vườn cảnh: Kiến trúc vườn cảnh là các công trình kiến trúc cảnh quan dùng cây xanh làm đẹp công trình, tạo cảnh cho một quần thể kiến trúc nhằm để con người nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí… Đây là một loại hình nghệ thuật kiến trúc và tạo hình cổ truyền của nước ta bao gồm vườn cảnh của tầng lớp vua chúa; của quan lại, quý tộc và tôn giáo tín ngưỡng. II/ Kiến trúc truyền thống Việt Nam và những giá trị văn hoá phi vật thể: 2.1/ Giá trị văn hoá qua nhận thức: a/ Nhận thức về âm – dương, ngũ hành trong kiến trúc truyền thống: Việt Nam là một nước có nền văn hoá gốc nông nghiệp cho nên xét dưới góc độ triết lí âm dương thì đây là nền văn hoá trọng âm với những đặc trưng như con người sống nặng về tình cảm, sống hài hoà với thiên nhiên, môi trường xã hội bao dung. Vì thế nên trong kiến trúc truyền thống Việt Nam cũng mang những đặc trưng của nền văn hoá gốc nông nghiệp. Kiến trúc truyền thống ( cung điện Huế, chùa chiềng, lăng tẩm…) thường được xây dựng với bố cục hài hoà, tỉ lệ tương xứng, khiêm tốn; trong các công trình kiến trúc đều khai thác tự nhiên như cây xanh, mặt nước, đá núi…mang đến cho con người cảm giác hoà mình với thiên nhiên, thoải mái khi có sự kết hợp giữa thiên nhiên và kiến trúc. Triết lí âm dương chi phối rất lớn đến kiến trúc truyền thống Việt Nam ở vị trí, hướng xây dựng, cách liên kết theo lối ghép mộng âm - dương các bộ phận trong kiến trúc, vật liệu xây dựng với ngói âm dương; các biểu tượng âm dương có truyền thống lâu đời như biểu tượng vuông – tròn nói đến sự hoàn thiện( chùa Một Cột đặt trên cột tròn và cột tròn lại đặt trên cái hồ vuông…)… Chùa Một Cột Tư duy số lẻ cũng là nét đặc thù trong kiến trúc của người nông nghiệp phương Nam nói chung và người Việt Nam nói riêng. Với quan niệm số lẻ là số phát triển, phù hợp với văn hoá trọng động của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước nên người Việt Nam đặc biệt rất thích số lẻ. Vì thế trong kiến trúc của người Việt Nam luôn phản ánh tư duy này, thể hiện rất rõ trong các công trình kiến trúc như cổng tam quan ( Ngọ Môn Huế, cổng đền An Dương Vương…), số gian trong các kiến trúc thường là số lẻ như ba gian, năm gian, bảy gian…, bậc tam cấp với số bậc lẻ, các kiến trúc lớn thường được xây dựng theo lối tam toà; các kiến trúc thành luỹ ( Cổ Loa, Huế…) đều có ba vòng; số lượng các đòn dông trong các công trình kiến trúc cũng là lẻ… Cổng Ngọ Môn Huế Thuật phong thủy hình thành ở nền văn hóa nông nghiệp Nam-á nên khởi đầu hoàn toàn được xây dựng trên căn bản âm dương Ngũ hành. "Phong" và "thủy" là hai yếu tố quan trọng nhất, tạo thành vi khí hậu cho một công trình kiến trúc.Nhà xứ nóng rất cần có gió và nước. phong là gió, động hơn thuộc dương; không có gió thì hỏng, nhưng gió nhiều quá cũng không tốt; gió có thể bị núi đồi, mô đất hay cây to lái di, do vậy nhà phong thủy cần nắm vững hướng gió, biết sử dụng các bình phong để lái gió theo ý mình. Thuỷ là nước. tĩnh hơn. thuộc âm; mặt nước trước nhà sẽ tạo nên sự cân bằng sinh thái trong khuôn khổ của một vi khí hậu; dòng nước ngoằn ngoèo, càng dài thì càng tụ, nếu phình ra thành hồ ao thì càng tụ thêm; nước đọng thì tù, không tốt, nhưng nước chảy mạnh cũng hỏng, chỉ có nước chảy từ từ (âm dương điều hòa) là tốt nhất. Theo Ngũ hành, các thế đất được phân thành hình thủy (ngoằn ngoèo như dòng nước), hình hỏa (nhọn như ngọn lửa). Hình mộc (dài như cái cây), hình kim (tròn), hình thổ (vuông). Đúng theo mối tương quan giữa các phương đông- tây của Ngũ hành với hai loại hình văn hóa, thế đất hình Kim (ứng với phương Tây du mục) được coi là sẽ phù trợ cho con cháu phát theo đường võ, còn thế đất hình Mộc (ứng với phương Đông nông nghiệp) sẽ phù trợ cho con cháu phát theo đường văn, nếu một thế đất có đủ cả Ngũ hành thì được coi là sẽ phát đế vương. Ngoài ra, ứng dụng của Ngũ hành thường được sử dụng rất nhiều trong kiến trúc như màu vàng là màu của Hành Thổ, của Trung Ương, của Con người nên được dùng cho Vua cho nên các kiến trúc cung đình thường sử dụng màu vàng làm chủ đạo…; trong ngũ hành ngoài trung ương là vị trí đặc biệt ra thì phương nam và đông – phương của văn hoá gốc nông nghiệp thường được coi trọng hơn cho nên hướng các công trình kiến trúc thường được xây dựng theo hướng nam và hình thành nên quan niệm truyền thống trọng bên trái ( phía Đông = bên trái theo Ngũ hành). Trong các kiến trúc nhà ở dân gian, bàn thờ Thổ công ( ông Táo ) – vị thần cai quản cái bếp, cái nhà được đặt ở gian bên trái và cả cái bếp cũng được đặt bên trái ( hướng Đông ). b/ Nhận thức của con người về kiến trúc truyền thống Việt Nam: Do nhận thấy được mối quan hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên (vũ trụ), không chỉ đưa những kết quả nhận thức về vũ trụ áp dụng vào xem xét con người mà còn lấy con người làm trung tâm để xem xét đánh giá tự nhiên, thể hiện qua việc dùng kích cỡ của mình để đo đạc tự nhiên và vũ trụ. Trong kiến trúc, người Việt dùng công cụ tính toán là thước tầm ( rui mực hay sào mực) hình thành trên cơ sở đơn vị đo cơ bản là đốt gốc ngón tay út của người chủ nhà thể hiện lối tư duy biện chứng của nền văn hoá gốc nông nghiệp là linh hoạt bởi việc đo đạc có thể thực hiện bất cứ lúc nào, ở đâu đơn giản và dễ dàng nhưng cũng có khuyết điểm là chủ quan và chỉ có tính tương đối. Con người còn dựa vào vũ trụ, ngũ hành để tính toán về ngày xây dựng nhà, hướng xây, kiến trúc bố trí trong nhà để sao cho hợp tuổi với chủ nhà, tạo hưng thịnh, phát đạt, nhiều may mắn trong làm ăn, hôn nhân, tuổi thọ; tránh những xung khắc , điều xui rủi ; quan hệ đến cả vận mệnh, tương lai của chủ hộ lẫn cả gia đình. 2.2/ Giá trị văn hoá tổ chức đời sống cá nhân trong kiến trúc truyền thống: a/ Tín ngưỡng: Phồn thực là tín ngưỡng bản địa của các cư dân nông nghiệp nói chung và của các dân tộc ở Đông Nam Á nói riêng. Hầu như mọi hoạt động sống của con người đều mang ảnh hưởng này đậm nét. Từ kết cấu bên ngoài (vuông, tròn) của cột, xuyên, trính, ngạch đến bên trong như các loại mộng, ngoãm, chốt, ngạt… hầu như đều mang hình ảnh sinh thực khí nam nữ để cầu mong cho sự phát triển, sinh sôi. Hình ảnh cây lúa làm đòng của các cây cột cái, cột quân, cột hiên: nhỏ dần từ đầu gốc đến ngọn, hơi phình ra một chút ở giữa cây cột; hình ảnh của lỗ mộng xoay của bộ bình khoa; các hoa văn chạm khắc cây cảnh hoa lá xanh tươi; những chốt xuyên để kết dính các tấm ván, gỗ, khung…mang hình con cóc với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa… Ngay cả các ngôi chùa Việt Nam được thiết kế theo phong cách cổ truyền vẫn biểu hiện ước vọng phồn thực ( no đủ và đông đúc) như chùa Một Cột với hình bông sen ở trên, trụ đá tròn trong hồ vuông…Ngoài ra tín ngưỡng phồn thực còn thể hiện việc thờ sinh thực khí, mô phỏng hình sinh thực khí ( các linga, yoni được thờ trong tháp Chăm, các tháp Chăm mô phỏng hình sinh thực khí nam- tháp Kì Lâm, Hội An…) Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở người Việt đã hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở quan niệm tâm linh cũng như một nền tảng kinh tế - xã hội - tư tưởng khá bền vững. Trong các công trình kiến trúc đình làng hay nhà ở dân gian đều có đặt bàn thờ tổ tiên để thờ cúng những người có công khai phá, giữ lảng giữ nước. Bàn thờ tổ tiên thường được lập cố định và hướng đặt bàn thờ là cố định theo hướng nhà. Thông thường bàn thờ được đặt cao ở vị trí trang trọng nhất, gian chính giữa của căn nhà trên. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và con người còn thể hiện trong việc địa điểm xây dựng thường được lựa chọn ở những vị trí có liên quan đến những truyền thuyết hoặc sự tích, cuộc sống của vị thần siêu nhiên hoặc các nhân vật được tôn thờ. Ngoài ra, tín ngưỡng tự nhiên còn biểu hiện trong các mô típ trang trí, chạm khắc như hình cây lúa, cặp đôi Tiên – Rồng, tứ linh long – lân – quy – phụng, hạc… Tín ngưỡng - tôn giáo của mỗi dân tộc Việt Nam thể hiện qua kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng truyền thống với hình thái kiến trúc khác nhau như kiến trúc chùa của đạo Phật, Tháp Chăm của đạo Bà La Môn, đình – miếu của đạo giáo - tín ngưỡng dân gian…dù có sự ảnh hưởng khi giao lưu với các nước Trung Hoa, Ấn Độ…nhưng vẫn thể hiện được nét đặc sắc trong kiến trúc truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. Tháp chăm Phổ Hài ở Phan Thiết Mỗi công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng điều phản ánh trong hình thái kiến trúc một triết lý, quan điểm riêng về tôn giáo – tín ngưỡng của con người. Trong nghệ thuật Việt Nam, hình tượng hoa sen dày đặc từ các phù điêu, đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật đến các dáng gốm và họa tiết trang trí. Song cô đọng và sáng tạo hơn cả là hình tượng hoa sen trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Nó tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín, biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trong kiến trúc Phật giáo, hình tượng hoa sen được lồng vào cấu trúc nhà, một bộ phận kiến trúc hoặc cả tổng thể công trình với ý nghĩa về sự giải thoát, giác ngộ Phật pháp. Những công trình kiến trúc tiêu biểu với hình tượng hoa sen thường xuất hiện trong những giai đoạn hưng thịnh của Phật giáo. Đó là thời Lý thế kỷ thứ 11 với Chùa Một Cột - Hà Nội; thế kỷ thứ 17 với tháp Cửu phẩm liên hoa, Chùa Bút Tháp - Bắc Ninh; thế kỷ 18 với Chùa Tây Phương - Hà Tây, Chùa Kim Liên - Hà Nội.  Tháp Cửu phẩm liên hoa chùa Bút Tháp b/ Phong tục: Phong tục là những thói quen ăn sâu vào mọi mặt đời sống xã hội từ lâu đời được mọi người thừa nhận và làm theo. Trong kiến trúc cũng vậy,đi liền với những tín ngưỡng là những phong tục đã trở nên rất quen thuộc với con người mỗi khi bắt đầu khởi xây một công trình kiến trúc. Như trước khi xây dựng một công trình kiến trúc nào đó thì việc chọn đất, chọn hướng nhà sao cho phù hợp với phong thuỷ là một việc lớn cần phải lựa chọn cho kĩ càng vì nó ảnh hưởng đến vận mệnh của một quốc gia dân tộc hay tương lai của cả một dòng họ. Sau khi đã chọn được thế đất và hướng nhà rồi, tiếp đến là công việc tạo tác ngôi nhà. Từ khi bắt tay vào làm nhà cho đến khi ngôi nhà được hoàn tất, người ta còn phải thực hiện khá nhiều nghi lễ. Song tùy từng nơi từng vùng những nghi lễ này có gia giảm khác nhau: - Lễ bình cơ (Phú Yên) gia chủ mua sắm lễ vật đặt ngay trên miếng đất định chọn để cúng gia tiên, thổ thần rồi mới định hướng nhà. Sau đó gia chủ đi mời thợ bàn việc làm nhà. - Lễ phạt mộc, kiểu cách của ngôi nhà đã được thống nhất giữa chủ và thợ, người ta làm lễ khởi công gọi là lễ phạt mộc. Gia chủ làm hai mâm cỗ, một để cúng gia tiên, thổ thần, một để cúng tổ sư thợ mộc. Cúng xong người thợ cả cầm rìu chặt ba nhát vào một cây gỗ định làm cột cái để làm phép. Có nơi gia chủ nhặt lấy ba miếng gỗ do người thợ vừa chặt văng ra giữ lấy để đề phòng thợ làm phản thì đem ba miếng gỗ ấy ra ếm lại. Sau lễ này có thể bắt tay ngay vào công việc. Nhưng cũng có thể để lùi vài ngày sau cũng được. Nhưng nhất thiết người thợ cả phải lên rui mực định kích thước ngôi nhà vào lòng của nửa thân cây tre hay hóp. - Lễ lập tục hay lễ cắt nóc, lễ này được coi là quan trọng nhất không thể bỏ qua. Chọn được ngày tốt gia chủ nhờ một người nào đó trong họ phải là vợ chồng song toàn, nhiều con lắm cháu, làm ăn phát đạt để làm lễ đặt cái nóc (đòn dông) lên gian chính giữa. Nếu nhà làm chưa xong mà chọn được ngày tốt người ta cũng có thể tổ chức lễ này. Nếu vậy người ta làm hai cái nạng để nâng đoạn cái nóc của gian chính giữa lên. Đoạn gỗ này phải để nguyên đó cho đến khi dựng nhà thì đặt vào vị trí của nó trong bộ khung. Trong khi làm lễ, đoạn đòn nóc đó được buộc hai cành lá thiên tuế, một vài vuông vải đỏ hay vóc đại hồng có vẽ hình bát quái (bùa), trừ yểm để ma khỏi vào nhà quấy nhiễu. Ngoài ra người ta còn treo một cuốn lịch tàu hay một cuốn sách chữ Hán, cầu mong cho con cháu học hành tấn tới. - Lễ an thổ, lễ này để báo thổ thần biết nhà đã làm xong. Trong số lễ vật có gạo rang trộn với nước để rắc vào bốn góc nhà. - Lễ động sàng, cúng báo gia tiên để dọn về nhà mới và được kê gia cụ vào nhà. - Lễ hoàn thành hay còn gọi là lễ lạc thành, lễ cài sào (gác thước tầm lên hai đầu cột cái của gian chính giữa). Lễ mừng nhà mới, chủ nhà tổ chức cúng gia tiên, thổ thần rồi liên hoan. Những người được mời tới dự thường tặng chủ nhà tiền, câu đối, pháo... - Lễ trả công thợ, lễ này do thợ tổ chức cúng tiên sư để nhận tiền công. - Lễ an cư, lễ tạ tổ tiên, thổ thần để báo cho biết là chủ nhân đã làm ăn yên ổn trong nhà mới. 2.3/ Giá trị văn hoá trong tổ chức đời sống tập thể trong kiến trúc truyền thống: a/ Kiến trúc truyền thống Việt Nam trong tổ chức quốc gia: Do hầu hết các kiến trúc truyển thống Việt Nam đều xây dựng trong thời đại phong kiến nên đều phải chịu tính chất áp chế của chế độ phong kiến trong kiến trúc và tuân theo những quy luật kiến trúc của triều đình phong kiến. Luật lệ phong kiến hà khắc đã khống chế các hình thái kiến trúc và hạn chế rất nhiều đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc nhất là nghệ thuật kiến trúc dân gian. Màu sắc: nhà ở dân gian truyền thống không được sử dụng những màu sắc dành cho vua quan, quý tộc như màu vàng, màu đỏ. Kiến trúc cung điện do có điều kiện vật tư, tay nghề tinh xảo nên có nhiều màu sắc., sử dụng màu đỏ, màu vàng là phổ biến biểu tượng cho triều đình nhà vua. Quy mô, kích thước: kiến trúc nhà ở dân gian thường nhỏ bé đơn sơ, chỉ có các công trình kiến trúc của vua chúa như cung điện, lăng tẩm, hay dinh thự của các quan lại và một số các công trình tôn giáo – tín ngưỡng là có quy mô lớn do tập trung sức người, vật tư đông đảo trong cả nước hoặc địa phương. Quần chúng lao động thường không được làm nhà lầu ( nhà gác ) và cao quá vai kiệu của quan đi tuần; bố cục mặt bằng kiến trúc không được làm theo kiểu chữ công, chữ môn hoặc làm nhà quá đẹp, quá tốt… Trang trí: nhà dân gian không được chạm trỗ, trang trí các hình tượng Rồng – vốn chỉ dành cho vua chúa, hoặc chạm trỗ các hình tứ linh, tứ quý thì không được quá tinh xảo… Vật liệu xây dựng : chỉ có các công trình kiến trúc dành cho vua chúa, quan lại và kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng mới được sử dụng các loại gỗ quý như lim, trai, trắc, gụ…; các loại ngói như ngói lưu ly… Trong các công trình kiến trúc như cung điện, lăng tẩm đều thể hiện tính chất giai cấp rõ rệt, phân biệt ngôi thứ, tôn ti trật tự trên, dưới, vua, tôi nghiêm khắc và minh bạch qua các bậc cấp với 3 lối lên, cửa ra vào, sân chầu… ứng với từng giai cấp, thứ bậc trong xã hội. Ví dụ như: Ngọ Môn được trổ 5 cửa: cửa giữa dành cho vua, hai cửa hai bên dành cho quan lại và 2 cửa ngoài dành cho voi, ngựa, lính hầu… Lăng Khải Định b/ Kiến trúc truyền thống Việt Nam trong tổ chức nông thôn: Do sức mạnh của truyền thống gốc văn hoá nông nghiệp nên trong các công trình kiến trúc truyền thống của Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng của nông thôn và mang đặc tính của nông thôn Tính cộng đồng thể hiện trong kiến trúc truyền thống Việt Nam qua việc tạo mái hiên vươn xa ra khỏi ngôi nhà là nơi để trò chuyện, giao lưu cộng đồng, hàng xóm, láng giềng; trong nhà các phòng không chia thành những phòng nhỏ và biệt lập như phương tây; giữa các nhà thường không có hàng rào khu biệt mà chỉ chia cách bằng những hàng cây, rặng cây thấp ( chuối, dâm bụt…) để thuận tiện trong việc nói chuyện và qua lại…. Ngoài ra, các kiến trúc tín ngưỡng – công cộng dân gian như đình thường có sân lớn phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng, sinh hoạt vui chơi lễ hội của cộng đồng nhân dân trong làng xã; quán điếm cũng được xây dựng nhằm mục đích cộng đồng cho nông dân nghỉ ngơi, quán chợ sầm uất… Tình làng nghĩa xóm tạo ra lối sống cộng đồng hài hòa, cởi mở, hiếu khách, quan tâm đến nhau. Đời sống gia đình không chỉ bó kín sau cánh cổng. Cuộc sống gắn chặt với cộng đồng biểu hiện ngay trong khuôn viên gia đình, trên ngõ xóm, đường làng, dưới gốc đa, bên quán nước, trên sân đình, vườn chùa... Tính tự trị thì thể hiện rõ qua kiến trúc công cộng dân gian : cổng làng. Mỗi làng quê Việt Nam đặc biệt là Bắc Bộ thì đều có cổng làng riêng – nơi ra vào của người dân trong làng hay người ngoài làng đều qua cổng làng đó. Không rào chắn nhưng sau cổng làng là không gian riêng của mỗi ngôi làng. Cổng làng 2.4/ Giá trị văn hoá ứng phó với môi trường tự nhiên trong kiến trúc truyền thống: Trong quá trình lịch sử truyền thống Việt Nam, người dân gốc văn hoá nông nghiệp lúa nước đã linh hoạt trong cách ứng phó, tận dụng môi trường tự nhiên trong đời sống sinh hoạt, ăn, mặc, đi lại… Trong kiến trúc cũng thế, con người đã nhận thức được mối quan hệ giữa tự nhiên với môi trường là rất quan trọng nên trong quá trình xây dựng đã dần hình thành và tích luỹ những kinh nghiệm, tập quán, quan niệm về kiến trúc cho nền kiến trúc truyền thống Việt Nam. Không gian được tận dụng ứng xử linh hoạt, đa năng, biến hóa phong phú, vừa hòa nhập dễ dàng với thiên nhiên môi trường, vừa thích ứng với hoạt động đời sống nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp của vùng nhiệt đới ẩm có gió mùa với các dạng không gian buồng phòng, hiên thoáng, sân trong, sân ngoài... thật phong phú, sinh động và thích dụng Do đặc điểm khu vực cư trú của người Việt Nam là vùng sông nước cho nên ngôi nhà của người Việt Nam gắn liền với môi trường sông nước nên kỉ niệm về cuộc sống gắn bó với thiên nhiên sông nước mạnh đến mức những công trình kiến trúc của người Việt Nam thường được làm với chiếc mái cong mô phỏng theo hình thuyền. Tiêu chuẩn của người Việt Nam về mặt kiến trúc là nhà cao cửa rộng. Các kiến trúc truyền thống Việt Nam thường có tính chất mở để tạo không gian thoáng mát, giao hoà với tự nhiên. “ Cao” bao gồm cao so với mặt đất, mái cao so với nền( tạo không gian rộng, thoáng mát, ứng phó với cái nóng, ngoài ra còn tạo ra độ dốc lớn, thoát nước nhanh khi mưa nhiều và tránh dột cũng như hư mục mái…).Nhà sàn chính là kiểu nhà rất phổ biến ở Việt Nam từ thời Đông Sơn, nó thích hợp cho cả miền sông nước lẫn miền núi. Nó không chỉ có tác dụng đối phó với ,môi trường sông nước ngập lụt quanh năm mà còn có tác dụng đối phó với ,thời tiết mưa nhiều gây lũ rừng ở miền núi và ngập lụt định kỳ ở vùng thấp, khí hậu nhiệt đới có độ ẩm cao,hạn chế và ngăn cản côn trùng, thú dữ (ruồi muỗi, sâu bọ, rắn rết, cá sấu, hổ báo....). Cửa rộng để tránh nắng chiếu và mưa hắt vào; đón gió mát, tránh nắng nóng…nhưng đồng thời tránh gió độc, gió mạnh, tạo nên sự kín đáo cho nôi nhà. Từ đó hình thành nên kinh nghiệm dân gian không làm cổng và cửa thẳng hàng, tránh con đường trước mặt đâm thẳng vào nhà. Đây cũng là lý do vì sao trong các công trình kiến trúc truyền thống Việt Nam thường có những tấm bình phong che chắn ở gian giữa của công trình kiến trúc, một mặt đảm bảo trang trọng và kiêng kị tránh nhìn thẳng vào gian giữa ( bàn thờ tự ), một mặt kiểm soát ngôi nhà, tạo sự thông thoáng. Các công trình kiến trúc truyền thống Việt Nam: kiến trúc cung điện, nhà ở dân gian, chùa chiền lăng tẩm đều hài hoà với thiên nhiên. Xen lẫn vào các không gian ở có mảnh sân, vườn cây, hồ nước, thảm cỏ, nhằm tận dụng bóng mát, cải tạo vi khí hậu các buồng phòng, tạo tầm nhìn đẹp. Kiến trúc thường hòa nhập, náu mình trong vườn cây...Ngoài các cảnh quan thiên nhiên có sẵn để công trình kiến trúc dựa vào; thì còn có các công trình kiến trúc được xây dựng phối hợp với các cảnh quan nhân tạo; hay các công trình kiến trúc vườn cảnh nằm trong tổng thể công trình kiến trúc lớn ( vườn Thượng Uyển ) nhằm tạo ra cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và là giải pháp kĩ thuật cho sự thông thoáng, đối lưu không khí trong không gian kiến trúc đó. Việc chọn nhà, hướng đất trong kiến trúc cũng là cách tận dụng tối đa thế mạnh của tự nhiên để ứng phó với nó. Chọn hướng nhà : hướng Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất bởi Việt Nam gần biển, nằm trong khu vực gió mùa; hướng này vừa tránh được nóng từ phía Tây, bão từ phía Đông và gió lạnh thổi về từ phía Bắc vừa tận dụng được gió mát thổi mát thổi đến từ phía Nam. Cái bếp trong nhà thì được đặt ở hướng Tây do có chức năng đặc biệt là nấu nướng nên đặt hướng Tây sẽ tránh được gió thổi từ phía biển ( hướng nam và hướng đông), nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến việc nấu nướng từ đó sinh ra qun niệm đặt bếp hướng Tây thì trong nhà mới “cơm lành, canh ngọt “, hoà thuận, êm thắm và không sinh lục đục… III/ Kết luận: Quá trình phát triển kiến trúc truyền thống Việt Nam gắn liền với môi trường tự nhiên và hoàn cảnh kinh tế xã hội. Nó phản ánh quan niệm, tập quán, phong tục truyền thống và những ứng phó của con người qua quá trình nhận thức, tích luỹ kinh nghiệm từ cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày, giao lưu, tiếp xúc với xã hội bên ngoài… Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng kiến trúc truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị văn hoá vật thể ghi lại chặng đường sáng tạo và lao động nghệ thuật, mang dấu ấn lịch sử dân tộc mà còn mang cả giá trị văn hoá phi vật thể thể hiện tư duy, nhận thức; những giá trị truyền thống của con người Việt Nam; mang đậm nét đặc sắc dân tộc ; là nền tảng cho nền kiến trúc hiện đại phát triển. Cái chứa đựng nhiều nhất bản sắc làm cho dân tộc đó hiện ra những nét độc đáo, phân biệt với các dân tộc khác thường không ở những biểu hiện về mặt hình thức cụ thể vốn dễ thay đổi khi mức sống, trình độ văn minh phát triển như y phục, kiểu cách tổ chức, không gian sống, tiện nghi, hình thức mái nhà, cấu trúc xây dựng... mà ở lố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiá trị phi vật thể trong kiến trúc truyền thống Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan