Tiểu luận Giao dịch dân sự và phân loại giao dịch dân sự

Chủ thể tham gia giao dịch dân sự nhằm đạt được những lợi ích vật chất hoặc tinh thần nhất định, do đó việc lựa chọn một giao dịch dân sự nào đó để tham gia cũng như xác định các quyền và nghĩa vụ trong giao dịch dân sự đó là hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân của chủ thể tham gia giao dịch. Xuất phát từ lý do này, Điểm c, khoản 1, Điều 122, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện”.

Ý chí của chủ thể phải là ý chí địch thực, tức là nguyện vọng,mong muốn chủ quan bên trong cảu chủ thể không bị tác động bởi bất kỳ yếu tố khách quan hay chủ quan nào khác dẫn tới việc chủ thể đó không nhận thức hoặc kiểm soát được ý chí của mình. Giữa ý chí đích thực của chủ thể với sự biểu hiện ý chí phải có sự thống nhất. nếu không có sự thống nhất ý chí thì chủ thể không có sự tự nguyện và vì vậy nên các giao dịch dân sự đó sẽ bị vô hiệu. Những trường hợp chủ thể không có sự tự nguyện khi tham gia giao dịch dân sự có thể là: Giả tạo, nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3710 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giao dịch dân sự và phân loại giao dịch dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao dịch dân sự mà pháp luật không buộc chủ thể phải tuân theo một hình thức khác. Thông thường, hình thức lời nói của giao dịch dân sự được áp dụng đối với các giao dịch dân sự mà các chủ thể có sự quen biết, tin cậy lẫn nhau, đối tượng cảu giao dịch có giá trị nhỏ hoặc với các giao dịch dân sự phát sinh hậu quả pháp lý sau khi thỏa thuận và các bên thực hiện nghĩa vụ ngay sau đó giao dịch dân sự chấm dứt. Trong một số trường hợp hình thức này được pháp luật quy định điều kiện, trình tự và thủ tục thì phải tuân thei quy định đó. Ví dụ: pháp luật quy định điều kiện của việc lập di chúc miệng (tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thể lập di chúc bằng văn bản, có ít nhất hai người làm chứng...), thủ tục (trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực) – do đó người lập di chúc miệng phải tuân theo quy định này (Khoản 2, Điều 652, Bộ luật dân sự năm 2005). * Giao dịch dân sự thể hiện dưới hình thức văn bản: Hình thức văn bản có thể do pháp luật quy định (hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản) hoặc do các bên thỏa thuận (hợp đồng vay giữa các cá nhân...). Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện dưới hình thức văn bản thì các chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải tuân theo hình thức này. Ngoài ra, “Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng kí hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó” (Khoản 2, Điều 124, Bộ luật Dân sự năm 2005). Ví dụ: mua bán nhà, đất, chuyển quyền sử dụng đất, tài sản... Bên cạnh đó giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. * Giao dịch dân sự thể hiện dưới hình thức hành vi cụ thể, đây là hình thức cũng phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt khi công nghệ ngày càng phát triển với sự tự động hóa được áp dụng ở nhiều nơi, đặc biệt là các thành phố, thị xã như bán hàng qua máy tự động, rút tiền trong thẻ từ các máy do các ngân hàng đặt ở những vị trí khác nhau... 2.5 Giao dịch dân sự có điều kiện Điều 125, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về giao dịch dân sự có điều kiện như sau: “ 1.Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ. 2.Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.” * Điều kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện có thể là: Điều kiện làm phát sinh. Ví dụ: A thỏa thuận với B rằng A sẽ mua ngôi nhà của B nếu B sửa sang lại phòng bếp và cửa ra vào. Hoặc trong di chúc người để lại di sản đưa ra điều kiện để hưởng di sản của người thừa kế... Điều kiện làm hủy bỏ giao dịch. Ví dụ: A thỏa thuận với B rằng A sẽ mua lại chiếc xe máy của B với giá thi trường và với điều kiện là B phải giao lại cho A toàn bộ các giấy tờ liên quan đến chiếc xe đó, về quyền sở hữu chiếc xe... nhưng nếu B không giao lại đầy đủ các giấy tờ mà A đã yêu cầu thì hợp đồng bị hủy bỏ. => Điều kiện trong giao dịch dân sự phải là những sự khiện có thể xảy ra trog tương lai, có thể thực hiện được và không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. 3. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ 3.1 Khái niệm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự * Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là những điều kiện do pháp luật quy định mà một giao dịch dân sự muốn phát sinh hiệu lực pháp lý phải thỏa mãn các điều kiện đó. * Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự đã được pháp luật quy định tại Điều 122, Bộ luật Dân sự như sau: “ Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện 2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp pháp luật có quy định.” 3.2 Các điều kiện có hiệu lực của giao dich dân sự 3.2.1 Điều kiện về chủ thể tham gia Theo quy định tại Điều 122, Bộ luật dân sự thì: “Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự” Nhà nước cũng là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên, Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam là chủ thể đặc biệt, chủ thể của hầu hết các ngành luật nên ta sẽ không đề cập đến ở đây. * Cá nhân: Cá nhân được coi là chủ thể thường xuyên, chủ yếu, phổ biến của giao dịch dân sự. Có thể nói cá nhân tham gia tất cả các giao dịch dân sự, kể cả với các giao dịch dân sự trong đó chủ thể tham gia là pháp nhân hay chủ thể khác thì cá nhân vẫn tham gia là người đại diện. Điều 17, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. => Như vậy, năng lực hành vi dân sự của cá nhân trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự được xác định như sau: - Đối với người có năng lực hành vi đầy đủ: Đó là những người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không bị mất năng lực hành vi dân sự. Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có toàn quyền trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của mình hoặc vì lợi ích của các chủ thể khác. - Đối với người có năng lực hành vi dân sự một phần từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: Trên thực tế, những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã có thể tham gia lao động và có thu nhập. Xuất phát từ lý do này, pháp luật dân sự đã chấp nhận một số giao dịch dân sự nhất định phát sinh hậu quả pháp lý nếu giao dịch dân sự đo do người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi xác lập, thực hiện. Nhưng nếu pháp luật có quy định khác thì giao dịch dân sự của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Ví dụ: Điều 652, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “...2. Di chúc của người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”. Ngoài ra, nếu pháp luật quy định với các giao dịch dân sự liên quan đến người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi (mặc dù có người đại diện) buộc phải được sự đồng ý bằng văn bản của người này thì giao dịch dân sự cũng phải đáp ứng quy định này. - Đối với người có năng lực hành vi dân sự một phần từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi, người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi được xác định là những người mà sự nhận thức và làm chủ hành vi của mình chưa được đầy đủ, do đó họ có thể có những hạn chế nhất định. Trên cơ sở quy định tại điều 20, Bộ luật Dân sự năm 2005, ta thấy rằng người từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi khi xác lập thực hiện giao dịch phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Đối với người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo Khoản 2, Điều 23, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “...Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày”. -Đối với người dưới 6 tuổi, người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự: Những người này không được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, mọi giao dịch dân sự của họ đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện. Ngoài ra, chúng ta cần chú ý đến những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định, đó là sự tham gia giao dịch dân sự của người giám hộ, người đại diện phải tuân theo các quy định về giám hộ, về đại diện trong Bộ luật Dân sự. * Pháp nhân và các chủ thể khác: Các chủ thể này với tính chất là những chủ thể quan hệ pháp luật dân sự được tạo thành bởi sự liên kết của nhiều cá nhân nên khi xác lập, thực hiện một giao dịch dân sự nhất thiết phải thông qua vai trò của người địa diện của chủ thể đó. Ở đây, chúng ta chỉ xem xét hành vi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của người đại diện dưới khía cạnh là hành vi của một chủ thể quan hệ pháp luật dân sự. Pháp luật dân sự nước ta chí người đại diện của pháp nhân và các chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự tương tự như ngưới đại diện của cá nhân, đó là: Người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Thứ nhất: người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác là người đứng đầu pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác đó trên cơ sở các quy định của pháp luật hoặc trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thứ hai: Người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có thể là một thành viên bất kỳ của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác đó trên cơ sở một văn bản ủy quyền. Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý là không phải bất cứ hành vi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nào của những người đại diện trên đều được coi là hành vi của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. 3.2.2 Điều kiện về mục đích và nội dung của giao dich dân sự Mục đích của giao dịch dân sự là những lợi ích về vật chất hoặc tinh thần mà các chủ thể muốn đạt được khi tham gia giao dịch dân sự. Tuy nhiên, theo Điều 123, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó”. Nội dung của giao dịch dân sự là sự tổng hợp các điều khoản mà một hoặc các bên xác lập giao dịch dân sự đó đưa ra hoặc thỏa thuận với nhau. Các điều khoản này xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể tham gia vào giao dịch đó, đồng thời cũng xác định trách nhiệm dân sự của các chủ thể đó trong trường hợp các chủ thể này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng cam kết. Nếu các chủ thể tham gia xác lập giao dịch dân sự thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ dân sự đã cam kết khi xác lập giao dịch dân sự thì họ sẽ thỏa mãn được các nhu cầu mà họ mong muốn đạt được. Qua đó ta có thể thấy rằng, mục đích của giao dịch dân sự có thể được biểu hiện thông qua các điều khoản cụ thể trong giao dịch dân sự hay nói cách khác nó được biểu hiện thông qua chính nội dung của giao dịch dân sự. Một giao dịch dân sự muốn được coi là có hiệu lực pháp luật thì trước hết nội dung của giao dịch dân sự đó phải không trái với quy định của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Một giao dịch dân sự sẽ bị coi là bất hợp pháp khi nội dung và mục đích của nó vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với thuần phong, mỹ tục và trật tự công cộng xã hội. Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội”. Theo Điều 128, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về điều cấm của pháp luật như sau: “... Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”. Cũng theo Điều 128, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tính trái đạo đức xã hội: “... Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”. Ví dụ: A trước khi chết đã lập một di chúc trong đó định đoạt toàn bộ tài sản của mình cho B với điều kiện B phải thực hiện được hành vi cố ý gây thương tích cho F. Trong trường hợp này, nội dung và mục đích của di chúc mà A lập là trái với pháp luật và đạo đức xã hội vì thế mà di chúc đó không có hiệu lực pháp luật. 3.2.3 Điều kiện về ý chí của chủ thể tham gia giao dịch dân sự Chủ thể tham gia giao dịch dân sự nhằm đạt được những lợi ích vật chất hoặc tinh thần nhất định, do đó việc lựa chọn một giao dịch dân sự nào đó để tham gia cũng như xác định các quyền và nghĩa vụ trong giao dịch dân sự đó là hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân của chủ thể tham gia giao dịch. Xuất phát từ lý do này, Điểm c, khoản 1, Điều 122, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện”. Ý chí của chủ thể phải là ý chí địch thực, tức là nguyện vọng,mong muốn chủ quan bên trong cảu chủ thể không bị tác động bởi bất kỳ yếu tố khách quan hay chủ quan nào khác dẫn tới việc chủ thể đó không nhận thức hoặc kiểm soát được ý chí của mình. Giữa ý chí đích thực của chủ thể với sự biểu hiện ý chí phải có sự thống nhất. nếu không có sự thống nhất ý chí thì chủ thể không có sự tự nguyện và vì vậy nên các giao dịch dân sự đó sẽ bị vô hiệu. Những trường hợp chủ thể không có sự tự nguyện khi tham gia giao dịch dân sự có thể là: Giả tạo, nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. * Giả tạo Theo Điều 129, Bộ luật Dân sự quy định: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che dấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che dấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này”. Giao dịch dân sự giả tạo có hai trường hợp: + Giao dich dân sự được xác lập với mục đích nhằm che dấu một giao dịch khác. Trong trường hợp này có hai giao dịch cùng song song tồn tại đó là giao dịch đích thực và giao dịch giả tạo. Ví dụ: A bán cho B một tài sản nhưng B không muốn để người khác biết là mình có tiền nên yêu cầu A viết dưới dạng hợp đồng tặng cho thay thế cho hợp đồng đích thực là hợp đồng mua bán. Giao dịch dân sự mà A và B mong muốn tham gia ở đây là hợp đồng mua bán tài sản, giao dịch dân sự giả tạo, mang tính hình thức nhằm che dấu hợp đồng mua bán tài sản trên là hợp đồng tặng cho giữa A và B. + Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Trong trường hợp này, giao dịch dân sự được xác lập có sự tự nguyện thể hiện ý chí, tuy nhiên sự thể hiện ý chí này lại nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với một chủ thể khác. Ví dụ: Nhằm trốn tránh việc kê biên bản tài sản có thể xảy ra, D đã lập một hợp đồng với nội dung tặng cho E một tài sản nhưng thực chất D vẫn giữ tài sản và vẫn là chủ sở hữu tài sản này. Vậy nên, hợp đồng tặng cho giữa D và E là hợp đồng giả tạo. Giao dịch giữa D và E là một giao dịch chỉ có về mặt hình thức chứ không nhằm làm phát sinh bát cứ quyền, nghĩa vụ dân sự nào nên giao dịch này bị coi là vô hiệu vì chúng không thể hiện đúng ý chí của những người tham gia xác lập giao dịch đó. * Nhầm lẫn Tham gia giao dịch dân sự, chủ thể hoàn toàn chủ động trong việc nhận thức về đối tượng, mục đích, điều khoản... của giao dịch nên xác lập giao dịch dân sự với sự nhận thức đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bản thân chủ thể lại nhận thức không đúng về đối tượng, nội dung... của giao dịch mà mình hướng tới nên xác lập giao dịch đó. Trong trường hợp này bản thân người xác lập giao dịch do sự hình dung sai của mình nên có sự nhầm lẫn. Theo Điều 131, Bộ luật Dân sự quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn. Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫ có thể yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo Điều 132 của Bộ luật này”. Ví dụ: A mua một chiếc bình đất nung với giá cao vì cho rằng chiếc bình đó là chiếc bình cổ nhưng thực chất chiêc bình này là một chiếc bình mới được sản xuất theo kiểu dáng cổ xưa. * Lừa dối Theo Điều 132, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa...Lừa dối trong giao dịch là hành vi của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch dân sự đó”. Như vậy hành vi lừa dối có thể được thực hiện bởi một bên trong giao dịch, nhưng cũng có thể được thực hiện bởi người thứ ba với lỗi người cố ý. Mục đích của việc lừa dối là nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch. Ví dụ: A là người có một chiếc xe máy cũ do đã sử dụng nhiều năm nay muốn bán, B là người muốn mua xe để đi lại. Do thấy B là người không có kinh nghiệm về xe nên A đã cho sơn sửa lại xe của mình và làm mọi cách để B tin rằng chiếc xe mà A muốn bán còn mới và chất lượng máy móc còn tốt. Do tin A nên B đã ký hợp đồng mua chiếc xe máy nói trên của A với giá cao hơn thực tế. Hành vi của A trong trường hợp này là hành vi lừa dối được thực hiện bởi lỗi cố ý của A. Còn B là người đã tham gia giao dịch vì có sự lừa dối của A. * Đe dọa Theo điều 132, Bộ luật Dân sự quy định: “Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại vêg tình mạng, danh dự, sức khỏe, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc cha mẹ, vợ, chồng, con của mình”. Tương tự như trường hợp giao dịch dân sự được xác lập bởi sự lừa dối, giao dịch dân sự được xác lập bởi sự đe dọa có thể là hành vi đe dọa của người thứ ba với mục đích xác lập giao dịch. Ngoài ra, để có thể xác định là giao dịch dân sự được xác lập bởi sự đe dọa, sự đe dọa phải đáp ứng một số những yêu cầu nhất định. Ví dụ: A ký hợp đồng mua của B căn nhà trị giá 100 lạng vàng. Nhưng do muốn mua với giá rẻ nên A đã nhờ C và bạn bè của C là những thanh niên hư hỏng đến dọa nạt nếu không bán nhà cho A với giá rẻ thì C và các bạn của y sẽ gây tai nạn cho vợ và các con của B. Như vậy, A là người xác lập giao dịch dân sự với B nhưng C và các bạn của y là người đe dọa B. * Không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình Đây là trường hợp bản thân chủ thể vẫn hoàn toàn nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nhưng đúng vào thời điểm xác lập giao dịch dân sự thì họ lại không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Việc không nhận thức và làm chủ được hành vi của chủ thể khi xác lập giao dịch dân sự có thể do ý chí chủ quan của người này những cũng có thể do chủ thể khác hoặc do nguyên nhân khách quan... Đây là yếu tố hết sức quan trọng cần phải được xác định cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể khi tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Theo Điều 133, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”. Ví dụ: A là người muốn mua xe máy của B nhưng B không muốn bán. Biết B không uống được rượu, A đã mời B đi uống rượu và chuốc rượu cho B thật say rối yêu cầu B viết giấy bán xe cho mình. Đây là một hợp đồng mua, bán tài sản giữa A và B được thiết lập trên cơ sở một bên chủ thể không nhận thức được hành vi của mình (B). Vì vậy, hợp đồng mua, bán xe máy được xác lập giữa A và B có thể sẽ không có hiệu lực pháp luật. 3.2.4 Điều kiện về hình thức giao dịch dân sự Theo khoản 2, Điều 122, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp pháp luật quy định”. Như vậy, về nguyên tắc nếu pháp luật không quy định hình thức của giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì giao dịch dân sự có hiệu lực pháp lý khi thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Khoản 1, Điều 122, Bộ luật Dân sự năm 2005. Đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật không quy định hình thức bắt buộc với các giao dịch dân sự đó thì giao dịch có thể được được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào. Thông thường, đối với các giao dịch mà đối tượng của giao dịch Nhà nước cần phải kiểm soát trong lưu thông dân sự hoặc đối tượng của giao dịch dân sự có giá trị lớn... thì pháp luật sẽ quy định hình thức bắt buộc của giao dịch dân sự (mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất, mua bán tàu biển...). Nếu pháp luật quy định giao dịch dân sự buộc phải tuân theo hình thức đó thì khi xác lập giao dịch, các chủ thể phải tuân theo. Ví dụ: Người bị tai nạn gia thông bị thương nặng có thể tử vong bất cứ lúc nào lập di chúc miệng để định đoạt tài sản của mình. 3.3 Giao dịch dân sự vô hiệu 3.3.1 Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu Theo Điều 127, Bộ luật Dân sự quy định: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu”. Qua đó, ta có thể đưa khái niệm về giao dịch dân sự vô hiệu như sau: Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự không thỏa mãn một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự do pháp luật quy định. Pháp luật quy định về giao dịch dân sự vô hiệu là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo ổn định giao lưu dân sự, đồng thời là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự. Ngoài ra, thông qua các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự cũng như giao dịch dân sự vô hiệu, Nhà nước có thể kiểm soát được các giao dịch dân sự nhất định nếu thấy cần thiết vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích cộng đồng. 3.3.2 Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu Dựa vào các tiêu chí khác nhau có thể có các cách phân loại giao dịch dân sự vô hiệu khác nhau. * Dựa vào thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu - Giao dịch dân sự không bị hạn chế về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Đây là những giao dịch mà mức độ vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là nghiêm trọng nên theo quy định của pháp luật, một số giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không bị hạn chế về thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Bất cứ lúc nào chủ thể cũng có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, thậm chí nếu chủ thể không yêu cầu thì giao dịch đó cũng bị xác định là vô hiệu. - Giao dịch dân sự bị hạn chế về thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Đây là những giao dịch dân sự mà mức độ vi phạm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự không nghiêm trọng, hoàn toàn phụ thuộc vào lợi ích của các chủ thể nên các chủ thể có thể yêu cầu hoặc không yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Pháp luật sữ quy định một thời hạn nhất định, trong khoảng thợi gian đó các chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, kết thúc thời gian đó nếu chủ thể không yêu cầu thì họ sẽ không còn quyền này nữa. * Dựa vào mức độ vi phạm đối với từng giao dịch dân sự cụ thể: - Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ. Đó là các giao dịch mà tất cả các nội dung của giao dịch đều vi phạm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự hoặc có một số nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng lại trực tiếp ảnh hưởng tới các phần còn lại của giao dịch. - Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần. Đó là các giao dịch dân sự chỉ có một số nội dung vi phạm vào các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, còn các nội dung khác không vi phạm và hoặc có một phần của giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch. * Dựa vào mức độ vi phạm nghiêm trọng hay không nghiêm trọng của giao dịch dân sự cũng như căn cứ vào ý chí của nhà nước, ý chí của chủ thể tham gia - Giao dịch dân sự đương nhiên vô hiệu. Giao dịch dân sự đương nhiên vô hiệu bao gồm: giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội (Điều 128, Bộ luật Dân sự năm 2005), giao dịch dân sự được xác lập do sự giả tạo (Điều 129, Bộ luật Dân sự năm 2005). Nói cách khác, các giao dịch dân sự đương nhiên vô hiệu chính là các giao dịch dân sự không bị hạn chế về thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (Khoản 2, Điều 136, Bộ luật Dân sự năm 2005). - Giao dịch dân sự vô hiệu khi có yêu cầu. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định thì các giao dịch dân sự vô hiệu khi có yêu cầu là các giao dịch dân sự không thuộc trường hợp đương nhiên vô hiệu. Hay nói cách khác, theo Khoản 1, Điều 136, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Các giao dịch dân sự vô hiệu khi có yêu cầu chính là các giao dịch dân sự chịu sự hạn chế về thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu”. * Phân loại giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 - Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. Trên cơ sở quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 122, Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 128, Bộ luật Dân sự quy định: “Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu”. - Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. Ý chí đích thực và sự biểu hiện ý chí đó phải là sự thống nhất. Khi ý chí đích thực và sự thể hiện ý chí đó không có sự đồng nhất thì giao dịch dân sự sẽ được xác định là vô hiệu. Trên cơ sở này, pháp luật quy định giao dịch dân sự được xác lập một cách giả tạo thì giao dịch này vô hiệu, còn giao dịch bị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao dịch dân sự và phân loại giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.doc
Tài liệu liên quan