Tiểu luận Giáo dục đại học là hàng hoá công cộng hay hàng hoá cá nhân nên cung cấp hàng hoá này theo hình thức nào bởi khu vực nào

MỤC LỤC

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 1

Buổi 1 1

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 3

Buổi 2 3

LỜI MỞ ĐẦU 6

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ HÀNG HÓA CÔNG CỘNG VÀ HÀNG HÓA CÁ NHÂN 8

1. Khái niệm 8

2. Phân loại hàng hóa công cộng 8

3. Cung cấp hàng hóa công cộng 9

PHẦN II: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC LÀ HÀNG HÓA CÔNG CỘNG THEO GÓC ĐỘ LÝ THUYẾ KINH TẾ 13

1. Khái niệm giáo dục. 13

2. Khái quát giáo dục đại học trong nền kinh tế. 13

3. Thực trạng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. 14

4. Những đặc điểm nổi bật của giáo dục đại học. 17

PHẦN III: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 21

I. Vai trò của nhà nước trong giáo dục đại học. 21

II. Một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam. 24

KẾT LUẬN 25

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9537 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giáo dục đại học là hàng hoá công cộng hay hàng hoá cá nhân nên cung cấp hàng hoá này theo hình thức nào bởi khu vực nào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n không”. Đặc biệt nếu hàng hóa công cộng do tư nhân cung cấp thì họ không có công cụ, chế tài để buộc những người sử dụng trả tiền. Đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến khu vực tư nhân không muốn cung cấp hàng hóa công cộng. Vì thế, chính phủ phải đóng vai trò cung cấp hàng hóa công cộng và thu các khoản đóng góp thông qua thuế. Cùng với sự phát triển của công nghệ, tính chất không thể loại trừ ngày càng bị hạn chế. Hiện tượng đi xe không trả tiền, vì thế, có thể ngăn chặn dễ hơn. Ví dụ, nhờ sự phát triển của công nghệ truyền hình, ngày nay đài truyền hình có thể cung cấp dịch vụ qua đường cáp thuê bao, qua đầu thu có cài mã khóa, nên có thể ngăn chặn tốt những người không chịu mất tiền mà vẫn xem được truyền hình. Điều này giải thích tại sao, gần đây, tư nhân ngày càng tham gia nhiều hơn vào việc cung cấp hàng hóa công cộng. Tính không hiệu quả khi khu vực tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng Cây cầu - một ví dụ về hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá nhưng điều đó là không được mong muốn Đối với những hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá thì để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn, cần áp dụng việc thu phí để những người tiêu dùng có thể được hưởng đầy đủ lợi ích do hàng hóa công cộng mang lại. Tuy nhiên nếu mức phí quá cao (chẳng hạn do chi phí giao dịch để thực hiện cơ chế loại trừ lớn) thì số lượng người sử dụng có thể thấp hơn điểm gây tắc nghẽn quá nhiều dẫn đến tổn thất phúc lợi xã hội. Trong trường hợp khu vực tư nhân đứng ra cung cấp hàng hóa cộng cộng thì mức phí họ thu của người tiêu dùng sẽ khiến cho tổn thất phúc lợi xã hội xảy ra. Hình bên là đồ thị minh họa trường hợp một cây cầu có công suất thiết kế là Qc, trong khi nhu cầu đi lại tối đa qua đó chỉ là Qm. Nếu việc qua cầu miễn phí thì sẽ có Qm lượt người đi qua nhưng nếu thu phí ở mức p thì chỉ còn Qe lượt và xã hội bị tổn thất một lượng bằng diện tích hình tam giác bôi đậm. Do vậy, đối với hàng hóa công cộng mà chi phí biên để cung cấp bằng 0 hoặc không đáng kể thì hàng hóa đó nên được cung cấp miễn phí, kể cả khi nó có thể được loại trừ bằng giá. Một nguyên nhân nữa khiến cho tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng không hiệu quả là nó thường có xu hướng được cung cấp với số lượng ít. Một người có vườn bên đường được trồng hoa thì cả khu vực gần đó sẽ tăng vẻ mỹ quan cũng như nhiều người cùng được thưởng thức vẻ đẹp của hoa. Thế nhưng người trồng hoa sẽ cân đối thời gian, chi phí bỏ ra với nhu cầu thưởng thức vẻ đẹp của hoa của cá nhân mình chứ không tính đến nhu cầu của những người hàng xóm, chính vì vậy người đó nhiều khả năng sẽ trồng ít hoa đi. Hàng hóa công cộng có thể loại trừ nhưng với phí tổn rất lớn Hàng hóa công cộng có chi phí giao dịch lớn Có những hàng hóa công cộng mà chi phí để duy trì hệ thống quản lý nhằm loại trừ bằng giá (gọi là chi phí giao dịch) rất tốn kém, ví dụ chi phí để duy trì hệ thống các trạm thu phí trên đường cao tốc,...thì có thể sẽ hiệu quả hơn nếu cung cấp nó miễn phí và tài trợ bằng thuế. Tuy vậy, để cân nhắc việc này cần so sánh tổn thất phúc lợi xã hội trong hai trường hợp. Đồ thị bên phải mô tả việc lựa chọn này. Giả sử hàng hóa công cộng có chi phí biên để sản xuất là c và do phát sinh thêm chi phí giao dịch nên giá của nó bị đẩy lên tới p. Mức cung cấp hàng hóa cộng cộng hiệu quả nhất là khi chi phí biên bằng lợi ích biên nghĩa là Qo. Tuy nhiên do giá bị đẩy lên p bởi chi phí giao dịch nên chỉ còn Qe người sử dụng hàng hóa, xã hội bị tổn thất một lượng phúc lợi bằng diện tích tam giác ABE. Thế nhưng nếu hàng hóa được cung cấp miễn phí thì sẽ có Qm người sử dụng chứ không phải Qo. Trong trường hợp này lợi ích biên (chính là đường cầu) nhỏ hơn chi phí biên c nên xã hội cũng bị tổn thất một lượng phúc lợi bằng diện tích hình tam giác EFQm do tiêu dùng quá mức. Trong trường hợp này chính phủ muốn quyết định xem nên cung cấp hàng hóa công cộng miễn phí hay thu phí cần phải so sánh tổn thất phúc lợi xã hội, nếu tổn thất do tiêu dùng quá mức nhỏ hơn tổn thất trong trường hợp tiêu dùng dưới mức hiệu quả thì cung cấp miễn phí và ngược lại. Tuy nhiên việc cung cấp hàng hóa cộng cộng miễn phí hay thu phí hoàn toàn không liên quan đến khu vực công cộng hay khu vực tư nhân sẽ sản xuất nó. Nếu chính phủ thấy rằng một hàng hóa công cộng nào đó cần được cung cấp miễn phí thì chính phủ hoàn toàn có thể đặt hàng khu vực tư nhân sản xuất rồi cung cấp nó. Có một xu hướng mới trong lĩnh vực công nghệ: kiếm tiền từ hàng hóa công. Cho đến tận bây giờ, hàng hóa công vẫn được xem như là một lĩnh vực từ thiện. Nhưng hiện nay, các doanh nhân, các nhà đầu tư, và lãnh đạo các tập đoàn đã nhìn thấy được cơ hội tiềm năng ở lĩnh vực này. PHẦN II: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC LÀ HÀNG HÓA CÔNG CỘNG THEO GÓC ĐỘ LÝ THUYẾ KINH TẾ Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm của giáo dục cũng được coi là một loại hàng hóa. Nhưng, liệu sản phẩm của giáo dục có giống như bất cứ một hàng hóa nào đó, và việc cung cấp nó có thể hoàn toàn dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường? Những quan điểm trái chiều trên công luận ở Việt Nam hiện nay thể hiện sự quan tâm rất lớn của người dân đến sự nghiệp giáo dục của đất nước. Mặc dù, được cho là một loại hàng hóa, nhưng tính chất đặc biệt của các sản phẩm giáo dục đã làm cho vấn đề cung cấp và sử dụng hiệu quả đã trở nên phức tạp hơn nhiều so với các loại hàng hóa thông thường. Bởi vậy, những chính sách đối với giáo dục ở các quốc gia trên thế giới được nghiên cứu rất thấu đáo, cẩn trọng và mang tính khoa học toàn diện. Một chính sách đúng đắn dành cho giáo dục thì lợi ích nhận được của cả xã hội sẽ tăng lên trong tương lai, ngược lại, bất kỳ sự sai lầm nào trong giáo dục thì kết quả không chỉ đem đến những hậu họa vô cùng nguy hại cho hệ thống giáo dục quốc dân, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, cũng như tinh thần độc lập tự chủ của cả một dân tộc. Hiểm nguy ấy không nhìn thấy được trước mắt, mà cái giá của nó, có thể nhiều thế hệ mai sau mới trả được. Tham gia vào diễn đàn, chúng tôi mong muốn được cung cấp những thông tin tương đối khái quát và khách quan nhất về vấn đề này, được nhìn từ góc độ cơ sở khoa học của lý thuyết kinh tế học hiện đại. 1. Khái niệm giáo dục. Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại. 2. Khái quát giáo dục đại học trong nền kinh tế. Như các sản phẩm kinh tế khác, quá trình sản xuất giáo dục đòi hỏi sự tiêu dùng các nguồn lực khan hiếm. Tuy nhiên , giáo dục là một: - Hàng hóa mà tất cả người dân đều có quyền hưởng thụ đến một mức tối thiểu nào đó (hay nói ngược lại, giáo dục là một hàng hóa mà chính quyền cưỡng bách công dân phải tiêu thụ đến một chừng mực nào đó); - Sản phẩm tích lũy theo nghĩa quá trình sản xuất giáo dục thông thường đòi hỏi nhiều thời gian ; - Dịch vụ với một vài đặc tính của hàng hóa công cộng. - Hàng hóa với nhiều lợi ích ngoại tác theo nghĩa lợi ích xã hội của giáo dục lớn hơn lợi ích của giáo dục cho cá nhân ; - Dịch vụ bền theo nghĩa vốn nhân lực (đầu ra của giáo dục) là một nhân tố sản xuất lâu dài; - Hàng hóa mà học sinh (người mua trực tiếp) không tự quyết định cho mình. - Hàng hóa chuyển tiếp mà người mua cuối cùng là người tiêu thụ. Dựa trên phân tích cung cầu, chúng ta có thể suy ra rằng nếu thị trường giáo dục cạnh tranh hoàn hảo và không có sự can thiệp của Nhà nước thì tại điểm cân bằng của thị trường giáo dục : - Giá thị trường (phản ánh lợi ích biên tế cho người học hay là chi phí biên tế cho người sản xuất) thấp hơn là giá tối ưu của xã hội (phản ánh lợi ích biên tế cho xã hội); - Số cung bằng số cầu cá nhân nhưng nhỏ hơn số cầu xã hội; Xin lưu ý là, nếu thị trường giáo dục cạnh tranh không hoàn hảo, số cầu xã hội còn vượt số cung tư nhân nhiều hơn tại mức giá mà lợi nhuận cho nhà sản xuất lớn nhất. Thị trường giáo dục không những thiếu hiệu năng tối ưu mà còn vi phạm khái niệm công bình xã hội : - Một số người sẽ không thể đi học hay đi học đến trình độ như ý muốn vì không đủ khả năng trả học phí (gia đình thu nhập thấp hay không thể vay mượn); - Một số cha mẹ sẽ đầu tư giáo dục không đủ cho con cái vì họ đánh giá thấp lợi ích của học vấn cho con cái mình. Nói tóm lại, giáo dục là một hàng hóa mà chính phủ phải can thiệp mạnh mẽ vào thị trường qua những biện pháp sau sau đây : - Tài trợ trực tiếp giáo dục - nghiên cứu; - Khuyến khích tư nhân (kể cả tư nhân nước ngoài) hoạt động giáo dục ở cấp đại học, nhất là dưới hình thức vô vụ lợi; - Điều tiết chất lượng giáo dục, công cũng như tư. 3. Thực trạng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Sự phát triển kinh tế ở Đông Á và Đông Nam Á đã cho thấy quan hệ mật thiết giữa phát triển và giáo dục ĐH. Cho dù trong các nước và vùng lãnh thổ thịnh vượng nhất ở khu vực – Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, và gần đây là Trung Quốc - mỗi nơi đều đi theo những con đường phát triển độc đáo, nhưng điểm chung trong thành công của họ là sự theo đuổi nhất quán một nền khoa học và giáo dục ĐH chất lượng cao. Việt Nam không có một trường đại học nào có chất lượng được công nhận. Các cơ sở giáo dục Đại học Việt Nam không có tên trong bất kỳ danh sách nào, trong danh sách các trường đại học hàng đầu ở châu Á. Về phương diện này thì Việt Nam khác xa với cả những nước Đông Nam Á khác, hầu hết các nước này đều có thể kiêu hãnh về ít nhất một vài cơ sở có đẳng cấp. Các trường đại học Việt Nam phần lớn bị cô lập khỏi các dòng chảy kiến thức quốc tế. Các trường đại học Việt Nam chưa sản sinh được lực lượng lao động có trình độ như đòi hỏi của nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Các cuộc điều tra cho thấy khoảng 50% sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam không tìm được việc làm đúng chuyên môn, một bằng chứng cho thấy sự thiếu liên kết nghiêm trọng giữa giảng dạy và nhu cầu của thị trường. Với hơn 25% chương trình học ở đại học là dành cho các môn bắt buộc quá nặng về tuyên truyền chính trị, không phải băn khoăn nhiều về việc sinh viên Việt Nam được trang bị rất kém cho cả việc đi làm lẫn việc đi du học. Nguyên nhân - Các cơ sở học thuật ở Việt Nam vẫn chịu một hệ thống quản lý tập trung hoá cao độ. Chịu sự quản lý, chỉ đạo từ trên. Thiếu tính tự chủ trong khâu quản lý, sáng tạo trong vận hành. Ngay cả những quyết định mang tính thiết yếu đối với việc vận hành một trường đại học như việc lập khoa cũng do hệ thống quản lý tập trung hoá này kiểm soát. Hệ thống này hoàn toàn không khuyến khích các trường và học viện cạnh tranh hay đổi mới. - Chế độ thù lao đãi ngộ chưa xứng tầm, kỹ luật chưa nghiêm khắc, đánh giá không thực tế thiếu công bằng, dựa vào các báo cáo thành tích thiếu tính trung thực… vì vậy không kích thích, phát huy và chưa tận dụng hết năng lực của đội ngũ giáo viên, giảng viên đôi khi còn bị hiện tượng “chảy máu chất xám”. Các hệ thống nhân sự đại học đều mù mờ và việc bổ nhiệm thường dựa trên những tiêu chuẩn phi học thuật như thâm niên, lý lịch gia đình và chính trị, và các mối quan hệ cá nhân. - Tham nhũng lan tràn và việc mua bán bằng cấp, học hàm, học vị là rất phổ biến. Các cấp quản lý xu hướng chưa chấp nhận thực tài của tuổi trẽ. Hay có chấp nhận đi chăng thì cũng ở trạng thái e dè, lo sợ, sợ một ngày bị mất ghế do chúng nó giỏi hơn ta. Trong không ít trường hợp không mặn mà với các đồng nghiệp trẻ được đào tạo ở phương Tây. - Tư tưởng quản lý hướng nội bất hướng ngoại, ngại giao tiếp thật ra là do thiếu trình độ ngoại ngữ chứng nhận thì có chất lượng thì không … các cơ sở học thuật ở Việt Nam thiếu những mối liên hệ quốc tế có ý nghĩa. Trên thực tế, các học giả trẻ được đào tạo ở nước ngoài thường xuyên lấy lý do để tránh làm việc trong các cơ sở học thuật ở Việt Nam là họ lo sợ không thể gắn bó với lĩnh vực của mình. - Tự do học thuật: Ngay cả khi so sánh với Trung Quốc, các trường đại học ở Việt Nam cũng thiếu động lực tri thức ở một mức độ đáng kể. Ngay cả khi các trường đại học đang dần được phép nới lỏng hơn, vẫn có một mạng lưới các kiểm soát và kiềm chế chính thức và không chính thức để đảm bảo rằng các trường đại học vẫn tiếp tục suy tàn về tri thức trong khi các cuộc tranh luận trong xã hội ngày càng sôi nổi hơn. - Đẩu tư cho giáo dục của chính phủ tuy có nhiều nhưng chưa hiệu quả. Trên thực tế, tính theo tỉ lệ trong GDP, Việt Nam chi nhiều cho giáo dục hơn nhiều nước khác trong khu vực. Con số này còn chưa tính đến số tiền lớn mà chính các gia đình Việt Nam đầu tư vào giáo dục cho con cái họ, ở nhà và ở nước ngoài. Nhưng tiêu tiền như thế nào lại là chuyện khác. Nhưng rào cản chính đối với việc cải cách giáo dục ĐH lại không phải là chuyện tài chính. - Chương trình đào tạo chưa hợp lý, nặng về lý thuyết, không coi trọng thực hành và thực tế. Trong chương trình đào tạo đại học còn lồng ghép quá nhiều tư tưởng chính trị không cần thiết. Phương pháp đào tạo, giảng dạy cũ kỹ không phát huy được tính tích cực chủ động cho sinh viên – những nhà nghiên cứu trẻ. Hệ thống đánh giá, phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo chưa hợp lý, chưa thật hiệu quả. - Số lượng sinh viên ở một số trường hiện nay quá đông. Và việc phải dạy nhiều giờ để kiếm thu nhập bây giờ đã trở thành một “chuẩn mực” trong giáo dục đại học. Nhiều giảng viên phải dạy tới 30 giờ một tuần, khiến cho họ luôn ở trong tình trạng bị quá tải. Hiếm có giảng viên nào còn đủ sức lực và tâm huyết để dẫn dắt, kích thích óc sáng tạo của học sinh. Giờ học trở nên một sự lặp lại nhàm chán, thiếu hơi thở của thực tiễn. Khi đó, việc ra bài tập và làm bài kiểm tra, trở nên ít có ý nghĩa bởi chính tính giáo điều, khô khan của nội dung dạy. Khi mà số lượng bài tập và bài thi phải chấm lên tới con số hàng trăm, thậm chí hàng nghìn, thì người có trách nhiệm nhất cũng phải bó tay. - Với cách dạy và học mang tính dập khuôn như vậy, thì việc rèn luyện kỹ năng tư duy và óc sáng tạo không còn là trọng tâm ở nhiều trường Đại học nữa. Việc bỏ thi giữa kỳ, hay bỏ tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nhiệp, mà đã quá lâu chỉ còn mang tính hình thức, trở thành một thực tế hợp lý. Chỉ có điều, chất lượng “đào tạo” mặc sức bị buông trôi. - Một điều cần phải nhấn mạnh là, trong một nền kinh tế mở, khi cầu nội địa về nguồn nhân lực có kỹ năng càng bức bách, thì càng thúc đẩy các tổ chức giáo dục quốc tế đến lập các chi nhánh đào tạo tại chỗ. Nơi họ chọn để lập chi nhánh sẽ chính là những cơ sở giáo dục hàng đầu của Việt nam. Nếu nhìn như vậy, thì chỉ cần một sự định hướng đúng, là có thể làm khởi đầu một quá trình hội nhập về giáo dục của Việt nam vào mạng lưới tri thức khu vực. Theo đó, chất lượng đào tạo đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên sẽ được nâng dần lên, dẫn đến một sự thu hút mạnh hơn nữa vốn đầu tư và công nghệ. Rất tiếc là cho đến nay, một cách nhìn như vậy chưa phải là quan điểm chủ đạo trong chính sách đại học Việt nam. Ngược lại, xu thế “xã hội hóa” giáo dục, mà thực chất chỉ là việc bỏ dần các chuẩn mực đào tạo, mở rộng số lượng đầu vào để tăng lợi nhuận, đang là xu thế chủ đạo. 4. Những đặc điểm nổi bật của giáo dục đại học. Thứ nhất, giáo dục là một loại hàng hóa công cộng. Trong nền kinh tế thị trường mọi sản phẩm đều được coi là hàng hóa. Những loại hàng hoá và dịch vụ được cung cấp trong xã hội có thể chia ra làm hai loại là: hàng hoá công cộng và hàng hoá tư nhân. Giáo dục trong thị trường cũng được cho là một loại hàng hóa, nhưng không giống như những sản phẩm thông thường mà chúng ta vẫn thấy. Đối với giáo dục, sự hưởng thụ của tập hợp những người dùng trước không hề bị giảm đi hay bị tác động bởi những người dùng sau. Việc có thêm nhiều người trong xã hội cùng thụ hưởng hàng hóa không làm cho lợi ích của các cá nhân đang tiêu dùng bị ảnh hưởng mà trái lại, còn làm cho tổng lợi ích của xã hội tăng lên. Thêm vào đó, trong giáo dục đại học, lợi ích của nó không thể chia nhỏ cho mỗi người sử dụng, mà mọi người đều cùng dùng chung một chương trình giáo dục, đó là tri thức của nhân loại và cùng nhau khám phá ra những tri thức mới. Điểm khác biệt độc đáo này được các nhà kinh tế học cho rằng, giáo dục là một loại hàng hóa công. Thứ hai, nhu cầu hưởng thụ giáo dục ngày càng tăng. Một vấn đề quan trọng của giáo dục đại học hiện nay là xu hướng của số đông thanh niên học sinh muốn vào đại học. Bởi vì, thứ nhất là ở thời đại toàn cầu hóa ngày nay, thị trường luôn luôn biến đổi, kỹ thuật luôn luôn thay đổi, các đòi hỏi về sản xuất hàng hóa ngày càng cao hơn buộc người lao động, càng ở cấp bậc cao, càng phải biết cập nhật, mà sự cập nhật này đòi hỏi một kiến thức cơ bản vững chắc. Thứ hai là thị trường việc làm trong thế giới ngày nay có đặc điểm là biến đổi liên tục, một con người trong suốt đời mình thường thay đổi việc làm nhiều lần. Vì vậy, người lao động muốn thích ứng với nền kinh tế tri thức, xã hội muốn đi tắt đón đầu thì thông qua giáo dục đại học là con đường ngắn nhất, cho nên hầu hết các cá nhân đều mong muốn được tiếp cận giáo dục đại học, còn Chính phủ thì không thể không quan tâm đến vấn đề này. Thứ ba, giáo dục đại học có tính chất của phương tiện sản xuất. Một trong những chức năng quan trọng của giáo dục đại học là xác định năng lực của các cá nhân khác nhau. Khác với hàng hóa cá nhân, giáo dục là dịch vụ tác động thẳng từ nhà cung cấp (người dạy) đến người tiêu dùng (người học), và người học có thể lưu giữ kiến thức, coi đó là hình thức tích lũy, là phương tiện có khả năng tạo ra sức lao động có tri thức và hiệu quả cao hơn so với trường hợp không có nó. Như vậy giáo dục đại học là phương tiện nâng cao năng suất của người lao động trong tương lai. Tri thức được bồi đắp trong nhiều năm tháng, tức là thông qua quá trình tích lũy, cho phép con người phát triển thêm khả năng cá nhân cho đến ngày có thể sử dụng. Quá trình tích lũy này là lâu dài, không thể có tiền mà mua ngay được, và không phải ai cũng mua được, cho nên các nhà kinh tế còn cho giáo dục đại học là phương tiện để sàng lọc. Nói một cách đầy đủ, đầu tư cho giáo dục là đầu tư vào tương lai và giáo dục là sản phẩm có giá trị tích lũy. Thứ tư, giáo dục có thuộc tính xã hội. Với giáo dục đại học người được hưởng không chỉ là người mua (sinh viên), mà còn cả gia đình họ cùng với xã hội thông qua việc đóng góp vào tăng năng suất lao động xã hội. Điểm đặc biệt của giáo dục đại học là tính toàn vẹn của sản phẩm không phải chỉ do người cung cấp (nhà trường) quyết định, mà bắt buộc phải có khả năng tích lũy tri thức của người học và đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua tiêu dùng của xã hội. Tức là, sản phẩm của giáo dục có thuộc tính xã hội. Điều này được thể hiện rất rõ ở chỗ, có nhiều yếu tố cùng cấu thành giá thành của sản, trong giá thành sản phẩm luôn luôn có tài trợ của Chính phủ và cộng đồng. Do vậy, khi nói đến chi phí cho giáo dục mà chỉ nói đến học phí của người học là không đầy đủ, mà bắt buộc phải tính đến “chi phí đơn vị” cho một người học. Thứ năm, giáo dục là sản phẩm không bị tác động bởi năng suất lao động. Trong giáo dục đại học, khó có thể tăng năng suất lao động của người thầy giáo nhanh như tăng năng suất của một cái máy và càng không thể mở rộng thị trường theo nghĩa tăng số sinh viên trên đầu một thầy giáo nếu không muốn giảm chất lượng giáo dục. Do vậy, để đáp ứng được chất lượng giảng dạy, người thầy giáo đã phải tăng đầu tư về thời gian, tiền bạc, vật chất, cũng như trí lực cho đào tạo và tự đào tạo vì tính phức tạp của khoa học hiện nay đòi hỏi. Không thể tăng nhanh năng suất của thầy giáo, nhưng lương của người thầy giáo lại phải tăng theo với mức tăng mặt bằng năng suất lao động của cả nền kinh tế nếu muốn giữ thầy giáo trong ngành giáo dục. Thêm vào đó, các loại thiết bị, phương tiện, công cụ, sách vở cho việc dạy và học ngày càng tinh vi hơn, nhiều hơn và do đó giáo dục sẽ tốn kém hơn trước. Như vậy, nếu để cá nhân tự chi trả cho giáo dục thì sẽ có rất ít người sẵn sàng mua và có đủ thu nhập để mua dịch vụ giáo dục. Tất cả những điều này đưa đến một kết quả quan trọng là đầu tư vào giáo dục đại học cho một con người ngày càng lớn, tức là chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm trong giáo dục ngày càng tăng, do vậy không thể không có sự tài trợ của Nhà nước. Thứ sáu, trong giáo dục có nhiều bất đối xứng thông tin. Giáo dục đại học là một loại hàng hóa có bất đối xứng thông tin và được thể hiện cả từ phía nhà cung cấp và người tiêu dùng. Lựa chọn nghịch và tâm lý ỷ lại xảy ra trong giáo dục đại học được thể hiện, ngay từ khâu chọn trường, người học đã không có những cơ sở thông tin đầy đủ và chính xác về chất lượng đào tạo, đội ngũ giáo viên giảng dạy, cũng như cơ sở vật chất của trường có tương xứng với học phí mà họ phải trả hay không? Do vậy, các trường đại học công lập luôn là sự lựa chọn hàng đầu của phần lớn học sinh, không chỉ vì học phí thấp mà còn có lý do an toàn do thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ. Thứ hai, bất đối xứng thông tin trong lựa chọn ngành nghề đào tạo sẽ ảnh hưởng đến cơ hội tìm kiếm việc làm của người tiêu dùng sau khi ra trường. Thứ ba, ngay chính người tiêu dùng cũng không hiểu được khả năng của mình có thể nội hóa được những tri thức ở bậc học, cấp học cao hơn như thế nào. Cuối cùng, đầu tư vào hàng hóa này có tính rủi ro cao vì không ai biết được mình sẽ sống được bao lâu, sức khoẻ tốt xấu như thế nào và thu nhập sau này ra sao để đánh giá rõ được thu nhập trong tương lai có đủ trang trải cho chi phí mà mình đã đầu tư vào giáo dục hiện tại hay không. Do vậy, các nhà kinh tế cho rằng, thị trường giáo dục là thị trường của niềm tin. Tâm lý ỷ lại trong giáo dục đại học còn thể hiện ở chỗ, khi người học đã vào được đại học, nếu cơ chế sàng lọc của cơ sở đào tạo không hiệu quả, nếu những tiêu cực và bất cập về quản lý khiến nhiều người nghĩ rằng vận may hoặc tiền bạc có thể thay cho khả năng học tập và giúp họ vượt qua được các kỳ sát hạch trong tích lũy tri thức thì nhu cầu ảo, chất lượng ảo trong giáo dục đại học lại càng tăng lên. Nếu hệ thống giáo dục chỉ coi trọng thi cử, quan tâm đến đầu vào mà không áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt trong kiểm soát học tập thì tâm lý ỷ lại trong giáo dục đại học lại càng thể hiện rõ, đây cũng là nguyên nhân có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng của hàng hóa. Trong trường hợp này, chỉ có sự can thiệp tích cực của Nhà nước mới là công cụ hiệu quả nhất khắc phục được những khiếm khuyết của thị trường. Thứ bảy, hàng hóa giáo dục có ngoại tác tích cực. Việc nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ làm tăng lợi ích cho riêng một cá nhân hay một nhóm người riêng lẻ mà điều đó còn làm tăng lợi ích cho cả cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, nhiều quốc gia phát triển phương Tây lại càng chú trọng đến phát triển giáo dục, coi đấy như một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Các quốc gia ý thức rất rõ rằng, trong thế giới ngày càng trở nên “phẳng” và mọi thứ đều giống nhau, một dân tộc muốn “nhận diện” được so với các dân tộc khác chỉ có thể dựa vào bản sắc dân tộc và nếu bản sắc dân tộc không còn thì điều đó đồng nghĩa với thảm họa dân tộc ấy sẽ bị xóa sổ, bị hòa tan. Chính yếu tố lợi ích ngoại tác đem đến cho cộng đồng của giáo dục đại học là một trong các yếu tố quan trọng trong hình thành cơ sở cho việc Chính phủ tham gia vào đầu tư cho giáo dục đại học. Hay nói một cách đầy đủ, điểm khác biệt cơ bản của giáo dục (hàng hóa công cộng) so với các loại hàng hóa cá nhân bình thường khác, là lợi ích ngoại sinh của nó. Thứ tám, giáo dục là công cụ quan trọng để thực hiện phân phối lại thu nhập. Thị trường không có trách nhiệm và không thể phân phối thu nhập theo nguyên tắc công bằng cho tất cả mọi người. Khả năng tiếp cận giáo dục đại học của từng cá nhân là không giống nhau, trong đó có tác động từ yếu tố thu nhập cá nhân. Việc hình thành thị trường giáo dục hoàn toàn vận động theo quy luật của thị trường sẽ làm cho số đông không thể tiếp cận được với hàng hóa. Nhất là khi thị trường hoàn toàn tự quyết định vấn đề cung cấp thì khả năng những cá nhân được học đại học chỉ là những người có thu nhập cao và mới có thể chi trả hoàn toàn chi phí cho giáo dục đại học. Yếu tố thu nhập của gia đình làm cho mỗi cá nhân có cơ hội tiếp cận giáo dục sớm hay muộn, chất lượng của việc học tập ra sao, hay trang thiết bị đồ dùng học tập khác nhau cũng ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân đó nhận được từ nền giáo dục cũng khác nhau. Chính điều này làm cho cơ hội tiếp cận được giáo dục đại học của cá nhân thu nhập thấp, ít hơn nhiều so với cá nhân có thu nhập cao. Để giảm thiểu tối đa mức chênh lệch lợi ích thụ hưởng giữa người giàu và nghèo trong giáo dục, các quốc gia khác nhau sẽ có những phương cách vận dụng khác nhau trong trợ cấp cho giáo dục đại học nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thuộc diện nghèo khó khăn có thêm nhiều cơ hội nhận được chất lượng học tốt nhất so với các sinh viên khá giả. Việc phân phối lại lợi ích trong giáo dục đại học không thể do thị trường điều tiết mà phải có sự can thiệp của Chính phủ. Giáo dục đại học là đảm bảo sự tồn tại và phát triển, hay cụ thể hơn là hiện thực hóa quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận kinh tế công- Giáo dục đại học là hàng hoá công cộng hay hàng hoá cá nhân Nên cung cấp hàng hoá này theo hình thức nào bởi khu vực nào.doc
Tài liệu liên quan