Tiểu luận Giới thiệu chung về khu vực mậu dịch tự do Asean-Trung Quốc và chương trình thu hoạch sớm

Việt Nam có 484 mặt hàng dành thuế suất ưu đãi cho Trung Quốc các nước ASEAN khác trong Chương trình Thu hoạch sớm, bao gồm các sản phẩm nông sản và thủy sản nằm trong Chương 1 đến Chương 8 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành (ban hành theo Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC ngày 25/7/2003 của Bộ Tài chính). Ngày 25/2/2004, Chính phủ đã ký Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ban hành lộ trình giảm thuế nhập khẩu cho danh mục EHP của Việt Nam giai đoạn 2004-2008. Ngày 10-3-2004, Bộ Tài chính cũng đã có thông tư số 16/2004/TT-BTC để hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2049 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giới thiệu chung về khu vực mậu dịch tự do Asean-Trung Quốc và chương trình thu hoạch sớm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề phát sinh, các nước ASEAN đã bắt đầu có những bước đi sau AFTA, làm sâu sắc hơn quá trình hội nhập trong khu vực, nhằm biến ASEAN thành một cơ sở sản xuất và thương mại thống nhất hơn, tăng cường khả năng cạnh tranh và hấp dẫn đầu tư. Nhờ đó, các nước ASEAN đã dần lấy lại đà tăng trưởng, đạt bình quân 3,2% năm 2001; 4,4% năm 2002. Để có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay, hầu hết các nước ASEAN đều có nhu cầu nhập khẩu khá lớn để phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế. Đây là một dịp tốt để các nhà xuất khẩu Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu sang các nước ASEAN. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là hiện nay lượng hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN còn chưa tương xứng với tiềm năng (trung bình trong những năm gần đây khoảng 2,5 tỷ USD/năm) do nhiều nguyên nhân, trong đó có những bất lợi thế về mẫu mã, giá cả, dịch vụ đi kèm, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của ta và ASEAN có nhiều điểm tương đồng, v.v. các nước ASEAN lại thường có chỉ có nhu cầu nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị công nghệ cao từ các nước phát triển để phục vụ sản xuất trong nước. 2. Thị trường Trung Quốc Thị trường Trung Quốc là một thị trường có sức tiêu thụ rất lớn và tiềm năng với tất cả các nước trong đó có Việt Nam. Nước ta lại có lợi thế về vị trí địa lý gần gũi khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Sau khi quan hệ hai nước được bình thường hóa năm 1991, quan hệ thương mại Việt-Trung có nhiều khởi sắc. Việt Nam bắt đầu tăng cường xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc như nông sản, thủy hải sản, cao su, dầu thô, khoáng sản, v.v. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thường không ổn định, trong cơ cấu mặt hàng chủ yếu là nguyên liệu thô, giá cả bấp bênh, trong khi đó Trung Quốc lại nhập khẩu nguyên liệu thô của ta và xuất sang Việt Nam hàng tiêu dùng với chất lượng trung bình và giá rẻ và các mặt hàng máy móc có giá trị cao. Khu vực thị trường thu hút nhiều hàng hóa xuất khẩu nhất với Việt Nam chính là vùng Tây Nam, giáp biên giới Việt Trung. Vùng này bao gồm 12 tỉnh, thành phố với diện tích hơn 5 triệu km2 ( chiếm trên 60 % diện tích toàn Trung Quốc), dân số hơn 300 triệu người. Đây là vùng miền núi, nhiều dân tộc, trình độ sản xuất và mức sống của nhân dân chưa phát triển bằng vùng duyên hải của Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải... Để cải thiện đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về giàu nghèo giữa miền Đông và miền Tây, trong những năm gần đây Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã triển khai chính sách “đại khai phá miền Tây”, với nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi, tập trung nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế thương mại... cho vùng nay, do vậy nhu cầu về hàng hoá ở đây rất đa dạng, yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá không cao, phù hợp với trình độ sản xuất, hàng hoá hiện có của Việt nam, là một trong những thị trường giàu tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, nổi lên 2 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh về kim ngạch là thủy sản và nông sản. Đây cũng chính là 2 mặt hàng có lợi thế xuất khẩu của nước ta. Trung Quốc là một nước xuất khẩu thuỷ sản rất lớn trên thế giới, nhưng đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn ước đạt 32,7 kg/người/ năm (so với mức bình quân thế giới là 20 kg/người/ năm). Gần đây, Trung Quốc đang thực hiện chính sách đóng cửa biển 2 đến 3 tháng mỗi năm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong nước, nên càng làm tăng lượng thuỷ sản nhập khẩu vào Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc lại có nhiều điều kiện thuận lợi cho hàng thủy sản của Việt Nam như sức tiêu thụ lớn, chi phí vận chuyển thấp, yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng đặt ra không quá cao (so với các nước Liên minh Châu Âu). Nhiều doanh nghiệp Hồng Kông và Đài Loan đầu tư vào Trung Quốc muốn nhập hải sản của Việt Nam để chế biến và tái xuất sang thị trường thứ 3. Mặt hàng rau quả cũng có điều kiện rất tốt để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Việc Trung Quốc gia nhập WTO về ngắn hạn sẽ không làm thay đổi vị thế cạnh tranh của rau quả Việt Nam. Về dài hạn, rau quả Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với rau quả của Trung Quốc nhưng cũng có nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường này. Theo thống kê, hiện nay tiêu thụ rau quả của Trung Quốc chiếm tới 36% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam, tiếp theo là Đài Loan (17%), Nhật Bản (12%), Mỹ (7%), Nga (4%)... II. Kết quả đàm phán Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc: Tiến trình đàm phán ACFTA tập trung vào 2 đầu mối là Ủy ban đàm phán thương mại ASEAN-Trung Quốc (TNC) và Nhóm đàm phán thương mại ASEAN (TNG). Các phiên đàm phán chính là các phiên họp của TNC và TNG. Phiên họp toàn thể của Nhóm đàm phán thương mại ASEAN luôn diễn ra trước phiên họp giữa các nước ASEAN và Trung Quốc 1 ngày, trong đó các nước ASEAN tiến hành thảo luận để làm rõ và thống nhất quan điểm về các vấn đề có liên quan trước khi đưa ra với Trung Quốc. TNC gần đây nhất là TNC 19 vừa diễn ra ngày 21-23/6/2005 tại Trung Quốc Song song với phiên họp toàn thể là các cuộc họp của các Nhóm công tác gồm đại diện cấp chuyên viên của các nước chuyên trách đàm phán về các vấn đề cụ thể. Hiện nay, có 4 Nhóm công tác về dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ và cơ chế giải quyết tranh chấp. Kết quả đàm phán tại các Nhóm công tác được báo cáo lên phiên họp TNC/TNG xem xét và quyết định. Các kết quả chính trong tiến trình đàm phán Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc đến nay như sau: 1. Hàng hoá: Theo quy định của ACFTA, lộ trình tự do hóa thuế quan của các nước ASEAN-Trung Quốc được chia thành 4 loại danh mục hàng hóa, bao gồm: danh mục loại trừ hoàn toàn, danh mục thu hoạch sớm, danh mục nhạy cảm và danh mục thông thường. Trong quá trình đàm phán ACFTA chia làm 2 khối nước, khối thứ nhất sẽ thực hiện tự do hóa nhanh hơn bao gồm ASEAN 6 và Trung Quốc, trong khi khối thứ 2 bao gồm ASEAN 4 (CLMV) sẽ tiến hành tự do hóa với thời giam chậm hơn. 1.1. Danh mục loại trừ hoàn toàn: Đây là danh mục các nước không cam kết tự do hoá thương mại. Theo quy định của WTO và Hiệp định khung, danh mục này bao gồm các nhóm mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, quốc phòng, đạo đức xã hội, môi trường, sức khoẻ con người và động thực vật, và các sản phẩm có giá trị cổ học. Các nước thành viên sẽ tự xác định những mặt hàng cụ thể thuộc phạm vi các nhóm mặt hàng nêu trên để đưa vào Danh mục GEL và sẽ không cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu. Hiện nay Việt Nam đang nghiên cứu và chuẩn bị cung cấp cho các nước danh mục loại trừ hoàn toàn trong ACFTA 1.2. Danh mục Thu hoạch sớm: ASEAN và Trung Quốc đã hoàn tất đàm phán danh mục này cùng với nội dung Hiệp định khung. Hiện nay đã có 4 nước hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước và đã triển khai thực hiện EHP: Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Danh mục Thu hoạch sớm của Việt Nam bao gồm các mặt hàng nông sản và thủy sản thuộc phân loại hàng hóa từ Chương 1 đến Chương 8 của Biểu thuế nhập khẩu. Danh mục Thu hoạch sớm được thực hiện tự do hoá thương mại sớm hơn các danh mục khác. Nội dung chi tiết về danh mục này và Chương trình Thu hoạch sớm sẽ được trình bày cụ thể hơn ở phần sau. 1.3. Danh mục nhạy cảm Là danh mục các nước cần có thêm thời gian để bảo hộ sản xuất trong nước. Danh mục này có lộ trình tự do hóa chậm hơn và linh hoạt hơn so với danh mục EHP và danh mục thông thường. Danh mục này không có lộ trình cắt giảm cụ thể, chỉ quy định mức thuế suất cuối cùng (lớn hơn 0%) và đạt được ở thời điểm sau 2012/2015. Mỗi nước sẽ được quyền lựa chọn mặt hàng để đưa vào Danh mục nhạy cảm, tùy vào yêu cầu bảo hộ của nước mình, nhưng phải dưới một mức trần mà các nước thoả thuận. 1.4. Danh mục thông thường: Danh mục thông thường bao gồm các mặt hàng còn lại trừ các mặt hàng thuộc các danh mục nêu trên. Hiện nay, về cơ bản các nước ASEAN 6 và Trung Quốc đã thống nhất được về mô hình giảm thuế. Theo quy định của Hiệp định khung, các nước CLMV sẽ được hưởng sự đối xử đặc biệt và khác biệt khi tham gia giảm thuế trong ACFTA và sẽ giảm tất cả các dòng thuế về 0% vào năm 2015 (các nước ASEAN 6 là 2010). 3. Dịch vụ: Bên cạnh các phiên đàm phán về thuế quan, các cuộc đàm phán về mở cửa thị trường dịch vụ cũng đang diễn ra trong Nhóm công tác về dịch vụ ASEAN-Trung Quốc. Hiện nay, dự thảo Hiệp định dịch vụ trong khuôn khổ Hiệp định khung đã được định hình và các nước đang bắt đầu trao đổi các yêu cầu và bản chào để đàm phán gói cam kết ban đầu. Theo dự kiến, đàm phán dự thảo Hiệp định dịch vụ và gói cam kết ban đầu sẽ được hoàn thành trước tháng 9/2005 để Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN có thể ký kết vào Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) 37 vào cuối tháng 9/2005. 4. Đầu tư: Cho tới TNC 14, các nước vẫn đang tiếp tục thảo luận những nguyên tắc cơ bản của dự thảo Hiệp định đầu tư ASEAN-Trung Quốc. Quan điểm của Trung Quốc là Hiệp định ASEAN-Trung Quốc chỉ nên bao gồm "bảo hộ và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư". Các nước ASEAN cố gắng thuyết phục Trung Quốc chấp nhận việc bổ sung nội dung "tự do hóa hoạt động đầu tư". Nguyên nhân của việc Trung Quốc còn lưỡng lự trong việc bổ sung nội dung tự do hóa là Trung Quốc chưa thực sự coi trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ ASEAN, không đánh giá cao tiềm năng của các nhà đầu tư xuất xứ ASEAN. Trong khi đó, các nước ASEAN (đặc biệt là Singapore) muốn biến ASEAN trở thành điểm đến của các tập đoàn nước ngoài, từ đó đầu tư vào Trung Quốc để hưởng các ưu đãi về đầu tư trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc Nhìn chung, thái độ dè dặt của Trung Quốc khiến các phiên đàm phán tiến triển chậm chạp, tuy nhiên các bên nhất trí tăng cường gặp gỡ và trao đổi ở cấp chuyên gia, tiến tới hoàn thành Hiệp định đầu tư vào cuối năm 2004. 5. Cơ chế giải quyết tranh chấp và quy tắc xuất xứ: Nhóm đàm phán về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa ASEAN và Trung Quốc đã gần tiến tới thoả thuận về một số nội dung chính trong Hiệp định về giải quyết tranh chấp như cách thức thực hiện hòa giải, thủ tục thiết lập cơ quan xét xử, chỉ định ban trọng tài. Hiện còn nhiều vấn đề khác còn đang được các bên tranh cãi như mối quan hệ giữa cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN-Trung Quốc với các cơ chế khác, điều khoản bồi thường, khung thời gian cho các thủ tục pháp lý, tranh chấp khi có nhiều bên tham gia đồng thời .... Các bên nhất trí sẽ tiếp tục thảo luận vấn đề này trong các phiên TNC sắp tới để hoàn thiện dự thảo Hiệp định trong năm 2004. ASEAN đề xuất áp dụng thêm quy tắc xuất xứ đặc thù, bên cạnh các quy tắc xuất xứ đã được các bên áp dụng là quy tắc xuất thuần túy và quy tắc xuất xứ theo giá trị gia tăng. Với quy tắc xuất xứ đặc thù, mục tiêu của ASEAN là mở rộng các cơ hội trao đổi cho các hàng hoá của hai bên, đặc biệt là với những sản phẩm khó đáp ứng được yêu cầu về giá trị gia tăng. Trung Quốc tỏ ra thận trọng với vấn đề mở rộng quy tắc xuất xứ vì ngại mất thời gian, nhưng sẵn sàng cùng ASEAN nghiên cứu tính khả thi của đề xuất này. III. Giới thiệu về Chương trình Thu hoạch sớm (Early Havest Program-EHP) Qua một quá trình đàm phán khá dài, ngày 4/11/2002, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc đã được nguyên thủ của 10 nước ASEAN và Trung Quốc ký kết tại Campuchia, tạo tiền đề thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) vào năm 2010 đối với các nước ASEAN-6 và 2015 đối với các nước CLMV (Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar). Khi được thành lập, đây sẽ là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới với khoảng 1,8 tỷ người tiêu dùng Ước tính đến cuối năm 2003, Trung Quốc có khoảng 1,3 tỷ người, ASEAN có khoảng 541 triệu người (ASEAN Statistical Year Book 2003) có tổng thu nhập quốc dân (GDP) hiện tại khoảng 2 nghìn tỷ USD GDP Trung Quốc năm 2002 đã vượt ngưỡng 1000 tỷ USD, GDP của ASEAN năm 2002 là 1,144 tỷ USD (ASEAN Statistical Year Book 2003) và tổng kim ngạch thương mại khoảng 1,23 nghìn tỷ USD. Hiệp định về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc điều chỉnh 4 mảng lớn: hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác. Chương trình Thu hoạch sớm là một nội dung trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc và điều chỉnh một phần trong mảng hàng hoá. Đúng như tên gọi của nó, chương trình Thu hoạch sớm là một cơ chế ưu đãi thuế quan được đặt ra nhằm thực hiện sớm các lợi ích của ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc trên cơ sở có đi có lại. Phạm vi Chương trình Thu hoạch sớm Việt Nam có 484 mặt hàng dành thuế suất ưu đãi cho Trung Quốc các nước ASEAN khác trong Chương trình Thu hoạch sớm, bao gồm các sản phẩm nông sản và thủy sản nằm trong Chương 1 đến Chương 8 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành (ban hành theo Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC ngày 25/7/2003 của Bộ Tài chính). Ngày 25/2/2004, Chính phủ đã ký Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ban hành lộ trình giảm thuế nhập khẩu cho danh mục EHP của Việt Nam giai đoạn 2004-2008. Ngày 10-3-2004, Bộ Tài chính cũng đã có thông tư số 16/2004/TT-BTC để hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Sau khi tham khảo ý kiến với các Bộ, ngành hữu quan, Việt Nam loại trừ 15 mặt hàng nằm trong Chương 1 đến Chương 8 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không tham gia vào Chương trình Thu hoạch sớm gồm: gia cầm giống vịt, ngan, ngỗng, gà tây, thịt và các bộ phận nội tạng của gia cầm, trứng chim và trứng gia cầm, và các quả có múi như: chanh, bưởi. Mục đích của việc loại trừ các sản phẩm này trong Chương trình Thu hoạch sớm là nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và bảo hộ sản xuất trong nước. Trung Quốc có 531 mặt hàng dành thuế suất ưu đãi cho Việt Nam (và các nước ASEAN khác) trong Chương trình Thu hoạch sớm (danh mục tiếng Anh các mặt hàng được Trung Quốc cho hưởng thuế suất ưu đãi kèm theo) bao gồm các sản phẩm nông sản và thủy sản nằm trong Chương 1 đến Chương 8 của Biểu thuế XNK của Trung Quốc. Lộ trình cắt giảm thuế trong Chương trình Thu hoạch sớm: Đối với Trung Quốc(và các nước ASEAN 6): Chương trình Thu hoạch sớm được thực hiện trong vòng 3 năm. Theo đó, việc cắt giảm thuế sẽ bắt đầu từ 1/1/2004 và hoàn thành không muộn hơn 1/1/2006 (mức thuế suất vào thời điểm hoàn thành chương trình là 0%) Đối với các nước thành viên mới của ASEAN (CLMV) thời gian cắt giảm thuế sẽ chậm hơn với cách thức cắt giảm thuế linh hoạt hơn. Việt Nam bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế từ 1/1/2004 nhưng hoàn thành không muộn hơn 1/1/ 2008. Bảng 1: Lộ trình cam kết cắt giảm thuế của Trung Quốc (và các nước ASEAN 6) trong Chương trình Thu hoạch sớm Nhóm mặt hàng Không muộn hơn ngày 1/1/2004 Không muộn hơn ngày 1/1/2005 Không muộn hơn ngày 1/1/2006 Nhóm 1: Các dòng thuế Có thuế suất trên 15% 10% 5% 0% Nhóm 2: Các dòng thuế có thuế suất từ 5-15% 5% 0% 0% Nhóm 3: Các dòng thuế có thuế suất dưới 5% 0% 0% 0% Bảng 2: Lộ trình cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong Chương trình Thu hoạch sớm Nhóm mặt hàng Không muộn hơn 1/1/2004 Không muộn hơn 1/1/2005 Không muộn hơn 1/1/2006 Không muộn hơn 1/1/2007 Không muộn hơn 1/1/2008 Nhóm 1: Các mặt hàng có thuế suất bằng hoặc cao hơn 30% 20% 15% 10% 5% 0% Nhóm 2: Các mặt hàng có thuế suất từ 15% đến 30% 10% 10% 5% 5% 0% Nhóm 3: Các mặt hàng có thuế suất dưới 15% 5% 5% 0-5% 0-5% 0% III. Đánh giá lợi ích của Chương trình Thu hoạch sớm: Về tổng thể, Việt Nam đang nhập siêu với Trung Quốc, tuy nhiên riêng đối với các mặt hàng trong Chương trình Thu hoạch sớm thì ta xuất siêu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta sang Trung Quốc bao gồm cá ( chương 3 ) và rau, hoa quả ăn được (chương 7 và chương 8) 1. Lợi ích về mặt thuế quan: Theo thống kê, hiện nay trong 531 dòng thuế Trung Quốc dành ưu đãi cho ta trong Chương trình Thu hoạch sớm, Việt Nam có 206 dòng thuế xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong đó: + Chỉ có 7 dòng thuế có thuế suất MFN 0% (tức là Trung Quốc không phải cắt giảm) +123 dòng thuế có thuế suất trên 15% thuộc Nhóm 1,2/ Bảng 1 và 76 dòng thuế có thuế suất từ 5-15% thuộc Nhóm 3/ Bảng 1, Trung Quốc sẽ phải cắt giảm theo lộ trình giảm thuế của Chương trình Thu hoạch sớm. Theo Lộ trình cắt giảm thuế của EHP, phía Trung Quốc sẽ phải cắt giảm mạnh và nhanh. Cụ thể, ngay trong năm nay, đối với 123 mặt hàng có thuế suất trên 30% và từ 15-30%, Trung Quốc lần lượt sẽ phải cắt giảm xuống 20% và 10%, còn đối với 76 mặt hàng có thuế suất từ 5-15%, Trung Quốc sẽ phải cắt giảm xuống 5% . Do đó, Việt Nam sẽ hưởng lợi rất nhiều do phần lớn các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ được cắt giảm thuế quan. Cũng theo các cam kết trong Chương trình Thu hoạch sớm, thuế nhập khẩu của Việt Nam sẽ giảm dần từ năm 2004 và đạt 0% vào năm 2008. Hiện nay, thuế suất nhập khẩu MFN bình quân của tất cả các dòng thuế trong Chương 1 đến chương 8 của ta là 27,4%. Năm 2001, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng từ Trung Quốc trong các chương 1 đến chương 8 đạt 28 triệu USD. Số thu thuế trên giá trị nhập khẩu năm 2001 là 8,44 triệu USD chỉ bằng 14% số thuế nhập khẩu tương ứng mà Trung Quốc đánh vào hàng xuất khẩu của Việt Nam (73,5 triệu USD). Do vậy, cùng với quá trình cắt giảm thuế quan, thiệt hại của ta vẫn thấp hơn so với Trung Quốc. Những thiệt hại trên có thể được cân bằng với giá trị hàng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng, các khoản thu về thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp để bù lại khoản giảm thu thuế nhập khẩu tính trực tiếp trên hàng nhập khẩu. 2. Lợi ích về tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu, nhưng tăng không đáng kể kim ngạch nhập khẩu: 2.1. Tăng kim ngạch xuất khẩu: Căn cứ theo số liệu thống kê năm 2001 và 2002 của Tổng cục Hải quan, mặt hàng có khả năng được hưởng lợi nhiều nhất trong Chương trình Thu hoạch sớm khi Chương trình được triển khai là hải sản (Chương 3) với giá trị xuất siêu tương ứng khoảng 201 triệu USD và 151 triệu USD. Tiếp đến là các loại quả và hạt ăn được (Chương 8) với giá trị xuất siêu 129 triệu USD và 61,1 triệu USD vào năm 2001 và 2002. Đối với các mặt hàng gồm thịt và các bộ phận nội tạng của động vật (Chương 2) và các sản phẩm động vật khác (Chương 5) với giá trị xuất siêu tương ứng là 5 và 3 triệu USD. Theo ước tính của Bộ Thuỷ Sản, khối lượng xuất khẩu hải sản sang Trung Quốc sẽ ngày càng tăng. Vì vậy, việc Trung Quốc giảm thuế cho nhóm mặt hàng này càng có ý nghĩa lớn hơn (hiện nay, các mặt hàng hải sản xuất khẩu của ta đang phải chịu mức thuế suất nhập khẩu MFN trung bình của Trung Quốc là 16,5%). Theo thống kê năm 2001, từ Chương 1 đến Chương 8, ta đã xuất khẩu sang Trung Quốc gần 400 triệu USD, gấp 14 lần so với giá trị nhập khẩu các mặt hàng thuộc chương 1 đến chương 8 (khoảng 28 triệu USD). Số liệu thống kê năm 2002 cũng cho thấy ta xuất siêu các mặt hàng từ Chương 1 đến Chương 8, với giá trị xuất siêu là 212 triệu USD. Thống kê kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trong Chương trình Thu hoạch sớm giữa Việt Nam-Trung Quốc năm 2002, 2003 và 3 tháng đầu năm 2004 Đơn vị: USD Kim ngạch 12T/2002 12T/2003 3T đầu năm 2004 316.906.957 144.907.774 13.463.396 Tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 21,2 % 8,3 % 2,4% (so với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 3 tháng đầu năm 2004) Nguồn: Vụ Châu Á - TBD, Bộ Thương mại Theo số liệu của Vụ Châu Á-Thái Bình Dương cung cấp, các mặt hàng nông sản và thuỷ sản từ chương 1-8, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc với kim ngạch khá cao, chiếm 21,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta sang Trung Quốc năm 2002, tuy nhiên, sang năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thuộc Chương 1-8 của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm 8,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta sang Trung Quốc cùng thời kỳ (có nhiều nguyên nhân khác nhau cho việc suy giảm kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng từ Chương 1 đến Chương 8 như giá hàng nông sản giảm, cơ cấu xuất khẩu của ta có sự thay đổi và Trung Quốc thay đổi chính sách thuế trong quá trình thực hiện cam kết WTO). Một điều cần được khẳng định là các mặt hàng nằm trong Chương trình Thu hoạch sớm là các mặt hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu. Do đó, với lộ trình cắt giảm thuế mạnh của Trung Quốc trong Chương trình Thu hoạch sớm, chắc chắn hàng nông thuỷ sản của Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc Hy vọng rằng trong thời gian tới, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sẽ chớp lấy cơ hội này để tăng kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc. Tuy các nước ASEAN khác cũng được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu hàng nông thuỷ sản từ chương 1 đến chương 8 sang Trung Quốc, nhưng các nhà xuất khẩu của ta vẫn chiếm ưu thế do sự gần gũi về mặt địa lý giữa ta và Trung Quốc. Song cần chú ý là nhiều khả năng, hàng rau quả Việt Nam sẽ tiếp tục vấp phải sự cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại của Thái Lan, Malaysia và các nước ASEAN khác. 2.2. Tăng không đáng kể kim ngạch nhập khẩu Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Trung Quốc từ Chương 1 đến Chương 8 là rau quả tươi và các loại củ (như hành, nấm, rau các loại, măng, đậu các loại, khoai tây, sắn...), các loại hoa quả có múi (như cam, quýt) và một số loại hoa quả khác (như dưa, nho, lê, táo). Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này năm 2001 là 28 triệu USD, chỉ chiếm 0,175% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc (khoảng 1,6 tỷ USD). Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng nhập khẩu từ chương 1 đến chương 8 ta đang áp dụng các biện pháp kiểm dịch và quản lý chuyên ngành. Một phần các mặt hàng thuộc loại này nhập khẩu từ Trung Quốc trốn lậu thuế, nằm ngoài khả năng kiểm soát của cơ quan hải quan. Vì thế, việc thực hiện cắt giảm thuế theo Chương trình Thu hoạch sớm đối với các mặt hàng này không gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thị trường trong nước mà thậm chí còn góp phần tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước về xuất khẩu giữa hai nước. 3. Lợi ích cụ thể theo các nhóm mặt hàng: + Nhóm 1 (các dòng thuế trên 15%): Số lượng các sản phẩm mà ta xuất khẩu trong nhóm này chiếm tỷ trọng cao nhất (có 123 mặt hàng trong tổng số 206 mặt hàng có kim ngạch). Số thuế nhập khẩu của Trung Quốc đánh trên hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm dần. Năm 2001 thuế nhập khẩu của Trung Quốc đánh vào các sản phẩm xuất khẩu của nước ta trong Nhóm 1 là 66,6 triệu USD. Dự kiến, đến năm 2004, khoản thuế này sẽ giảm xuống còn 32,7 triệu USD và chỉ còn 16,3 triệu USD vào năm 2005. Đến năm 2006, thuế nhập khẩu của Trung Quốc đối với các mặt hàng này sẽ không còn nữa. Đây là lợi thế quan trọng đối với hàng hoá Việt Nam để mở rộng hơn nữa khả năng thâm nhập thị trường Trung Quốc. Tiềm năng xuất khẩu của nước ta đối với các sản phẩm thuộc Nhóm 1 là rất khả quan. Năm 1999, ta chỉ xuất khẩu có 27 mặt hàng thì năm 2000, ta đã có 51 mặt hàng xuất khẩu và 2001 là 123 mặt hàng. Đây là một tín hiệu cho thấy cơ hội phát triển xuất khẩu của ta sang Trung Quốc là rất rộng mở. Những mặt hàng được hưởng lợi nhất trong nhóm này là các loại hoa quả sơ chế (nhãn khô, hạt điều bóc vỏ), các loại quả tươi (như dâu tây, dưa hấu, chanh, quýt), các loại thuỷ sản thân mềm (như mực, lươn), các loại động vật thân giáp (như tôm, cua). + Nhóm thứ 2 ( các dòng thuế từ 5- 15%): Số lượng các mặt hàng trong Nhóm 2 là 76 mặt hàng trong số 206 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo tính toán, năm 2001 số thuế nhập khẩu của Trung Quốc là 6,9 triệu USD. Dự kiến, năm 2004, thuế nhập khẩu của Trung Quốc đánh trên hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ chỉ còn 3 triệu USD. Đến năm 2005, khoản thuế này sẽ không còn nữa. Ta đang khai thác các mặt hàng trong Nhóm này một cách tích cực. Nếu như năm 1999, ta xuất khẩu chỉ có 15 mặt hàng thì năm 2000 con số này là 24 và 2001 là 76 nhóm mặt hàng. Mức tăng trưởng như vậy là rất khả quan. Các mặt hàng chủ yếu trong Nhóm này bao gồm như các loại củ và hạt (như sắn lát, ngô sơ chế, đậu hà lan, khoai lang), các loại rau tươi (như nấm, măng, ớt, hành tỏi..), cá loại thuỷ hải sản khác + Đối với Nhóm 3 ( Các dòng thuế từ 0-5%): Các mặt hàng thuộc nhóm này sẽ có thuế suất bằng 0% ngay khi thực hiện nên không có tác động cụ thể nào đối với nước ta. Bản thân ta xuất khẩu cũng rất ít với 7 nhóm hàng có kim ngạch không lớn (khoảng 3 triệu USD) như các loại động vật sống hoặc làm giống, đậu hà lan... III. Tác động của Chương trình Thu hoạch sớm với quan hệ thương mại Việt Nam-ASEAN Chương trình Thu hoạch sớm không ảnh hưởng đáng kể đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN vì giữa các nước ASEAN đang thực hiện Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) với lộ trình cắt giảm thuế nhanh hơn. Thậm chí, trong các mặt hàng từ Chương 1 đến 8, ta đang xuất siêu với các nước ASEAN với giá trị trên 35 triệu USD. Đây là một lợi thế rất lớn đối với Việt nam. Theo cam kết CEPT/AFTA của Việt Nam, tất cả các mặt hàng từ Chương 1-8 thuộc danh mục IL và TEL sẽ phải giảm xuống 0-5% vào năm 2006, tổng cộng là 341 mặt hàng. Trong khi đó trong Chương trình Thu hoạch sớm, những dòng thuế có thuế suất cao từ 30% đến 50% trong Chương 1-8 sẽ cắt giảm xuống 10% năm 2006 và giảm dần xuống 0% vào năm 2008. Về mức độ cắt giảm thuế, hiện nay, trong Chương trình CEPT 2002, ta đã cắt giảm 308 dòng thuế từ Chương 1-8 xuống thấp hơn và bằng 20%, trong khi đó, Chương trình Thu hoạch sớm vẫn còn duy trì thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGioi thieu ve ACFTA va Chuong trinh thu hoach som.doc
Tài liệu liên quan