Tiểu luận Hãy trình bày và phân tích các tác nhân cơ bản của quá trình xã hội hoá

Hệ thống trường học ở Việt Nam được chia thành nhiều cấp: mẫu giáo, tiểu học, trung hoc cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại học. Xét về sự khác nhau giữa các cấp thì cơ bản là ở mức độ kiến thức, việc sắp xếp các chương trình theo các cấp sao cho phù hợp với khả năng, sự phát triển, tâm sinh lý của mỗi cá nhân. ở trung học phổ thông, học sinh được học khá sâu về nhiều lĩnh vực đời sống, văn hóa, khoa học, làm sao trang bị đầy đủ kiến thức tối thiểu, cơ bản cho học sinh trước khi bước vào cuộc đời. Cấp đại học sau đại học, sinh viên được đi sâu vào từng chuyên ngành, điều này có nghĩa sinh viên phải có kiến thức sâu rộng trong ngành học của mình để phục vụ cho nghề nghiệp sau này.

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14458 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hãy trình bày và phân tích các tác nhân cơ bản của quá trình xã hội hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận nhân cách và cách hòa nhập với cộng đồng xã hội. Như vậy xã hội hóa là gì? II XÃ HỘI HÓA Khái niệm Xã hội hóa là một quá trình mà cá nhân gia nhập vào nhóm xã hội vào cộng đồng xã hội và được xã hội tiếp nhận cá nhân như một thành viên chính thức của mình, là quá trình cá nhân tiếp nhận nền văn hóa xã hội, là quá trình cá nhân học tập bắt chước lẫn nhau và là quá trình học cách đóng vai trò xã hội theo đúng khuôn mẫu hành vi nhằm đáp ứng sự mong đợi của toàn xã hội. Điều quan trọng trong quá trình cá nhân cá nhân gia nhập, hòa hợp với cộng đồng xã hội là cá nhân đó phải có đủ tiêu chuẩn, phải mài mòn những góc cạnh của mình, của cái tôi dể tìm được tiếng nói chung của cộng đồng. Vai trò Trong khoa học xã hội, xã hội hóa từng cá nhân cũng chính là quá trình làm chuyển biến con người từ thực thể sinh học thành thực thể xã hôi. Đó là quá trình hình thành nhân cách, trong đó có sự cọ sát thích ứng của cá nhân với các giá trị chuẩn mực của các khuôn mẫu hành vi, qua đó cá nhân duy trì được khả năng hoạt động xã hội. Thực tế con người phải hiểu biết xã hội để sống, ngoài sự tồn tại mang tính sinh học đơn thuần, việc hấp thụ kinh nghiệm xã hội giúp cá nhân nâng cao nâng cách, tạo nên hệ thống tư duy, cảm xúc hành động trong tương tác xã hội. Chỉ có như vậy con người mới có sự khác biệt so với động vật. Trong những trường hợp bị cách li hoan toàn với đời sống xã hội, thì cá nhân đó chỉ tồn tại sinh học, vô cảm , không có phẩm chất xã hội. Trong quá trình xã hội hóa, thì sự tác động của xã hội lên cá nhân theo cách có định hướng, có hoạch định và ngược lại, nghĩa là gia đình, nhà trường, xã hội luôn giáo dục mọi cá nhân theo hướng làm sao cho cá nhân đó trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, cộng đồng. Không chỉ có sự tác động hai chiều như vậy thôi, mà xã hội hóa là quá trình tác động đa chiều, các cá nhân xã hội tác động đến nhau, đến người khác, học hỏi nhiều thành viên của xã hội và ngược lại người khác tác động đến mình qua những hành vi, ứng xử. 3.Quá trình xã hội hóa Quá trình xã hội hóa phân ra làm hai cấp độ: Xã hội hóa sơ cấp: là những học hỏi đầu tiên trong đời, cung cấp nền tảng cho sự nhận thức bản thân và thế giới xung quanh. Giai đoạn này diễn ra khi đứa trẻ được sinh ra, được giáo dục ở gia đình. Đây là giai đoạn đầu tiên của trẻ, các thành viên trong gia đình là những yếu tố quan trọng tạo điều kiện giúp trẻ nhận thức, phát triển. Xã hội hóa thứ cấp: là sự học hỏi của cá nhân nhằm mở rộng hiểu biết, kỹ năng… đáp ứng những mong đợi của xã hội, cộng đồng, nhóm… Giai đoạn này cá nhân không chỉ còn nằm trong sự yêu thương, dạy bảo, chăm sóc bảo vệ của gia đình, mà song song đó, cá nhân phải đến trường học hỏi tiếp xúc với nhiều cá nhân khác như thầy cô, bạn bè, đặc biệt là chịu tác động mạnh của các cá nhân truyền thông đại chúng, và các tác nhân khác của xã hội. III CÁC TÁC NHÂN XÃ HỘI HÓA 1 Gia đình 1.1 Đặc điểm Gia đình là tác nhân đầu tiên và quan trọng, khi mới sinh ra con người không thể biết đi, đứng, tự nuôi sống bản thân ngay mà phải nhờ sự giúp đỡ nuôi nấng, bảo vệ của gia đình trong suốt quãng đời cho đến khi thôi cắp sách đến trường. Đối với hầu hết các cá nhân, gia đình là môi trường tập thể cơ bản đầu tiên dạy trẻ những kinh nghiệm sống, các giá trị tiêu chuẩn văn hóa, và dần từ đó trẻ em tiếp thu đưa vào hành động cư sử của mình. Ở các gia đình Việt Nam đặc biệt là ở miền bắc, các bậc cha mẹ luôn coi trọng về văn hóa lễ giáo trong việc giáo dục con cái. Những đứa trẻ khi sinh tại những gia đình này luôn được dạy bảo phải luôn lễ phép với người lớn, trước khi dùng bữa phải mời mọi người, đặc biệt phải giữ được tôn ti trật tự gia đình cha mẹ nói con cái phải nghe…, những điều đó trở thành sự ép buộc đối với trẻ, nhưng dần trẻ sẽ quen và trở thành tính cách của trẻ mai sau. Các đặc điểm như chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, đẳng cấp xã hội...đều được gia đình truyền thụ trực tiếp cho trẻ em và trở thành một phần trong khái niệm cái tôi của trẻ. Gia đình cũng là nơi đầu tiên chỉ dạy cho những thành viên mới sinh ra của xã hội những ý niệm về giới tính. Ở trên lĩnh vực này, phần lớn những gì chúng ta xem là bẩm sinh ở bản thân thực ra đều là sản phẩm của văn hóa, kết hợp vào nhân cách của chúng ta thông qua xã hội hóa. Cũng chính tại gia đình, trong hầu hết các nền văn hóa, trẻ nhỏ được dạy rằng con trai cần phải mạnh mẽ, dũng cảm..., con gái cần phải dịu dàng....Xã hội hóa giới tính luôn là một trong những chức năng quan trọng nhất của gia đình. Vị trí của một gia đình trong cơ cấu xã hội (đặc biệt là cơ cấu nghề nghiệp) càng thấp, thì họ càng bị thiệt thòi về vật chất, xã hội và văn hóa. Và quá trình xã hội hóa tại gia đình khó thể thúc đẩy tiềm năng nhận thức, động cơ và ngôn ngữ của trẻ. Mối quan hệ giữa tầng lớp xã hội và sự chú trọng của cha mẹ vào tính độc lập và thành tích của đứa trẻ rất mạnh. Trẻ em của tầng lớp trung lưu được kỳ vọng phải có những thành tích cao, đặc biệt tại nhà trường, chúng buộc phải học cách độc lập ngay từ rất sớm. Các bà mẹ thuộc tầng lớp trung lưu luôn tìm cách phát triển khả năng trí tuệ và thành tích của đứa trẻ Như vậy có thể nói gia đình là môi trường vi mô có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn xã hội hóa ban đầu. Gia đình không chỉ tái sản xuất ra con người về mặt thể chất, mà còn tạo ra đời sống tinh thần, tâm hồn văn hóa, tức là xã hội hóa - biến đứa trẻ từ sinh vật thành con người xã hội. 1.2 Các Giai Đoạn Gia đình tham gia vào các giai đoạn xã hội hóa trong chu kì sống của con người, ở giai đoạn nào thì vai trò của gia đình luôn được biểu hiện như thế đấy một cách khá rõ. Giai đoạn ấu thơ Sau khi sinh không lâu, trẻ đã bắt đầu hướng đến thế giới xung quanh và bắt đầu học hỏi. Các giác quan của trẻ bắt đầu hoạt động mạnh, góp phần quan trọng trong bước đầu xã hội hoá: trẻ cảm nhận được sụ cho ăn, tắm rửa, những lời ru, lời âu yếm ngọt ngào của cha mẹ. Cùng với việc tập luyện thói quen, trẻ tập chơi những trò giống người lớn như bán hàng, làm cô giáo, họa sĩ… Điều này giúp trẻ sớm hình dung về tương lai, hiểu biết về ngành nghề, và cách cư sử khi lớn lên phải như thế nào. Khi trẻ bắt đầu đến trường, bên cạnh nhưng mối quan hệ với thầy cô, bạn bè… trẻ còn chịu tác động mạnh của tivi, phim ảnh, nhưng gia đình vẫn luôn bên cạnh trẻ, tổ chức hướng dẫn các hoạt động của trẻ: chơi với ai, cách chào hỏi, mời ăn, xem sách gì, học trường nào, bao giờ được xem TV và chương trình nào,.. Gia đình giúp trẻ nhận thức được cái đúng, cái sai, cái được phép và cái không được phép bằng cách khuyến khích, động viên, khen ngợi khi trẻ làm đúng, hoặc ngăn cấm, không bằng lòng khi trẻ làm không đúng, làm cho trẻ có cảm giác tội lỗi và xấu hổ khi vi phạm quy tắc; giúp trẻ hình thành ý thức trách nhiệm thông qua các việc làm cụ thể. Điều này không phải là sự dễ dàng đối với những bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm, đôi khi những lời trách móc nặng nề đối với những cái sai của trẻ có thể làm trẻ mặc cảm, không giám hoạt động , chơi đùa theo sở thích của mình và khả năng sáng tạo của trẻ bị hạn chế. Nếu lâu dài tình trạng đó cứ tiếp tục có thể hình thành tính cách tiêu cực của trẻ, xa rời người thân, luôn mặc cảm, nhút nhát, thu mình vào góc riêng của chính bản thân. Không bậc cha mẹ, xã hội nào lại muốn con em của họ nhưng thế, bởi vậy chính các bậc cha mẹ phải biết: Hành vi kiểm soát của các bậc cha mẹ như thế nào để phù hợp với sự phát triển của trẻ. Mối quan hệ cảm xúc giữa cha mẹ và con cân phải chặt chẽ thân thiết. Không nhất thiết lúc nào cũng thể hiện bằng sự âu yếm, chiều chuộng, ngoài ra họ có thể thông qua những cử chỉ, ánh mắt, nụ cười biểu thị sự yêu thương, hay ủng hộ với những quyết định của trẻ. Cha mẹ phải luôn nhấn mạnh đến sự độc lập và thành tích để trẻ sớm hòa nhập với cộng đồng đang phát triển không ngừng, cũng làm nổi bật chính bản thân trong tập thể xứng đáng với các hoạt động lãnh đạo nhóm, lớp… Loại hình truyền thông giữa cha mẹ và con cái, đây là một điều quan trọng để hướng dẫn hoạt động của trẻ. Nhìn vào những biểu hiện của trẻ, thì họ biết trẻ như thế nào, trẻ cần gì và đôi khi chỉ có họ mới hiểu những biểu hiện của trẻ mà thôi. Giai đoạn tuổi thiếu niên Trẻ em tiếp xúc đa dạng với thế giới xung quanh là bước đầu hình thành những giá trị, chuẩn mực, thiết lập quan hệ với những người xung quanh trước hết là với những người trong gia đình, thử sức trong các quan hệ xã hội, tiến tới hình thành nhân cách độc lập. Ở giai đoạn này gia đình giúp đỡ và cung cấp cho các em những kinh nghiệm xã hội trong quan hệ và ứng xử với những người xung quanh, động viên, thông cảm, nâng đỡ các em khi thất bại và nản trí, giúp các em những kiến thức, hiểu biết cần thiết để tự chủ ở giai đoạn dậy thì khi cơ thể có những thay đổi lớn. Ở lứa tuổi trưởng thành Cá nhân phát triển bản sắc cái tôi, hình thành những kinh nghiệm xã hội ổn định, chuẩn bị bước vào những nhóm làm việc, những tổ chức xã hội hay cộng đồng mới. Ở giai đoạn này, xã hội hóa sơ cấp hầu như đã hoàn thành, nhân cách về cơ bản đã hình thành. Gia đình giúp cá nhân đã trưởng thành định hướng về nghề nghiệp, cách sống, và hôn nhân.  Giai đoạn chuẩn bị kết hôn và làm cha mẹ Gia đình tạo cho cá nhân động cơ và mong muốn đi tới kết hôn và giúp cho các cá nhân biết cách ứng xử khi họ kết hôn. Một người trước khi bước vào hôn nhân thường đã quan sát hôn nhân của cha mẹ trong một thời gian dài. Như thế nào là hôn nhân, là điều mà các cá nhân được học hỏi chủ yếu từ trong hôn nhân của cha mẹ. Mô hình hôn nhân của cha mẹ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc xã hội hóa vai trò hôn nhân và làm cha mẹ cho con cái. Giai đoạn bước sang tuổi già Người trẻ tuổi có thể hình dung được cuộc sống của mình khi bước sang tuổi già sẽ diễn ra như thế nào chính là nhờ quan sát cuộc sống của những người già trong gia đình. Gia đình đóng một vai trò chủ đạo trong quá trình xã hội hóa tại gia đình, đặc biệt trong 10 năm đầu của đứa trẻ, gia đình là nhóm qui chiếu, nó điều khiển, và lựa chọn những loại hình giáo dục bên ngoài. Khi đứa trẻ tiếp tục học lên cao, ảnh hưởng này giảm dần, thay vào đó là những phương tiện truyền thông đại chúng và những nhóm bạn đồng lứa. Tuy vậy gia đình vẫn là nơi để duy trì ảnh hưởng vào việc tổ chức đời sống của thanh thiếu niên trong các định hướng về những chuẩn mực đạo đức và lập định kế hoạch về nghệ nghiệp tương lai. Gia đình vẫn là điểm tựa cho thanh thiếu niên. 2. Nhà trường Nhà trường là nơi con người bắt đầu được tiếp xúc với tính đa dạng xã hội, tương tác với những thành viên không phải trong tập thể cơ bản là gia đình, được dạy dỗ nhiều điều khác so nền tảng trong gia đình. Trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ sau, nhà trường luôn thể hiện được vai trò định hướng xã hội của mình. Nhà trường truyền đạt cho thế hệ sau những tri thức, giá trị, chuẩn mực chủ đạo của một xã hội. Đây là môi trường xã hội hoá chính thức có vai trò đặc biệt quan trọng với thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại. Ý thức rất đầy đủ về vấn đề này, Hồ Chí Minh giải thích: “Từ tiểu học, trung học cho đến đại học, là nơi rèn luyện nhi đồng và thanh niên. Óc của những người trẻ tuổi trong sạch như tấm lụa trắng, nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên tức là tương lai cuả nước nhà”. Trường học là môi trường đa dạng, tác động đến cá nhân từ nhiều phía. Nếu tổ chức tốt môi trường này sẽ rất hữu ích cho sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Nhà trường cung cấp cho trẻ em những kiến thức và kỹ năng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp mà có những điều không phải các thành viên lớn tuổi trong gia đình của chúng đã được hấp thụ. Tùy theo từng độ tuổi và khả năng hấp thụ, trau dồi kiến thức mà mỗi cá nhân được nhà trường dạy, truyền đặt kiến thức ở mức độ nào, cao sâu hay cơ bản. Nhưng trước hết cá nhân sẽ được học những điều cơ bản, tổng quát sau đó mới đi sâu vào từng phần. Ở mỗi chương trình giảng dạy có nhiều cấp độ khác nhau, càng đi sâu càng đòi hỏi ở những học sinh này sự năng động sáng tạo và cần cù hơn. Hệ thống trường học ở Việt Nam được chia thành nhiều cấp: mẫu giáo, tiểu học, trung hoc cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại học. Xét về sự khác nhau giữa các cấp thì cơ bản là ở mức độ kiến thức, việc sắp xếp các chương trình theo các cấp sao cho phù hợp với khả năng, sự phát triển, tâm sinh lý của mỗi cá nhân. ở trung học phổ thông, học sinh được học khá sâu về nhiều lĩnh vực đời sống, văn hóa, khoa học, làm sao trang bị đầy đủ kiến thức tối thiểu, cơ bản cho học sinh trước khi bước vào cuộc đời. Cấp đại học sau đại học, sinh viên được đi sâu vào từng chuyên ngành, điều này có nghĩa sinh viên phải có kiến thức sâu rộng trong ngành học của mình để phục vụ cho nghề nghiệp sau này. Ta thấy sự khác nhau rõ ràng giữa các bậc giáo dục, đầu tiên cá nhân được học thế nào để hòa nhập với xã hội, được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản đủ để đáp ứng các hoạt động thực tiễn hằng ngày, đủ để thực hiện sự tương tác với mọi cá nhân khác trong cuộc sống thường nhật, gia đình, bạn bè, làng xóm… Sau đó cá nhân được học tập kiến thức chuyên môn, đó là những kiến thức phục vụ chủ yếu cho cuộc sống sau này. Những kiến thức cao cấp này được cá nhân áp dụng trong công việc, trong sự tương tác với đồng nghiệp, đối thủ cạnh tranh,… Tính đa dạng xã hội ở nhà trường thường làm cá nhân nhận thức rõ ràng hơn về vị trí của mình trong cấu trúc xã hội đã hình thành trong quá trình xã hội hóa ở gia đình. Ở gia đình, cá nhân nhận thức vị trí của mình thông qua cách xưng hô, cư sử là con, cháu, anh, chị, em và bộn phận của cá nhân trong vị trí đó. Nhưng ở trong nhà trường, cá nhân được trang bị kiến thức, đạo đức một cách đầy đủ, đa dạng và việc nhận thức vị trí của cá nhân không chỉ bị bó hẹp tại ở gia đình mà được mở rộng toàn xã hội. Vị trí của cá nhân lúc này là học sinh, sinh viên, một người đang tham gia giao thông, là công dân của một nước, là bạn bè của tất cả mọi người… , tất cả những nhận thức trên đều được nhà trường đưa vào giảng dạy. Như vậy khi biết được nhiệm vụ, bổn phận của từng vị trí, cá nhân sẽ có động lực mạnh để phát triển, vươn tới hoàn thành tốt vị trí của mình. Đây cũng là nền tảng cho cá nhân trước khi bước vào môi trường công việc. Để có được vị trí, địa vị trong cơ quan buộc cá nhân phải không ngừng nâng cao kiến thức, khả năng của mình. Thông qua tương tác với các thành viên khác, con người nhận biết thêm những khía cạnh của chủng tộc, giới tính, đẳng cấp giàu nghèo... cũng như ưu và khuyết do sự phân cấp, sự khác nhau giữa vị trí con người. Trường học cũng là bộ máy hành chính đầu tiên mà hầu hết con người được tiếp xúc, như thời khóa biểu, nội quy... cho họ có ý niệm về một nhóm, tổ chức lớn cũng như vai trò là một bộ phận trong đó. Điều cơ bản này giúp trẻ học được cách sống trong công đồng, tập thể phải tuân theo quy luật, kỉ luật chung, ngay cả đối với chính cá nhân cũng phải tập được tính tự lập, tự giác để có được kết quả tốt nhất. Các chương trình giảng dạy góp phần hình thành những giá trị, tiêu chuẩn văn hóa quan trọng, bên cạnh đó cá nhân được đánh giá theo năng lực, dựa vào tiêu chuẩn phổ biến chứ không phải các mối quan hệ cá nhân củ thể ở gia đình. Điều này cá nhân phải nhân thức rõ ràng và đôi khi nhiều cá nhân còn dựa vào đó để phát huy khả năng, thi đua học tập với bạn bè. Một điều quan trọng trong chương trình giảng dạy mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở đó là nguyên lý “học đi đôi với hành”. Người căn dặn: một người tốt nghiệp đại học nếu chỉ có kiến thức sách vở không mà không biết gì về công việc thực tế, thì anh ta mới chỉ là trí thức một nửa. Người trí thức là cần biết mang khối kiến thức sách vở đó áp dụng vào thực tế để giải quyết các vấn đề do thực tế đặt ra. Điều đó cũng có nghĩa trong quá trình xã hội hoá cá nhân không đơn thuần chỉ biết học hỏi kinh nghiệm của xã hội, mà điều quan trọng còn phải biết sáng tạo ra các kinh nghiệm để tác động vào xã hội. Dù trường học là một nơi dạy học sinh những kiến thức, tiêu chuẩn văn hóa hầu như tuyệt đối nhưng vẫn không tránh khỏi những tiêu cực khuyết điểm phổ biến trong xã hội như nạn mua bán điểm, trù dập học sinh, học giả bằng thiệt, gian lận trong thi cử… những điểm đen này xuất hiện do một bộ phận thầy cô, học sinh, phụ huynh ý thức thấp, không còn sáng suốt và đủ tâm trong công tác giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, nguồn nhân lực cho đất nước. Có bao nhiêu tiêu cực như vậy trong ngành giáo dục thì ta cũng không thể phủ nhận vai trò tích cực và bản chất tốt đẹp của nhà trường, một tác nhân tích cực tuyệt đối trong quá trình xã hội hóa từng cá nhân. 3. Bạn Bè Nhóm bạn cùng lứa tuổi có lẽ là những người khá quan trọng đối với quá trình xã hội hóa. Họ cùng tuổi với nhau, diễn biến tâm lý giống nhau, hoàn cảnh tác động của môi trường và sự quan tâm của xã hội giống nhau. Bởi có nhiều điều tương đồng nhau như vậy, nên họ dễ dàng tiếp cận và chơi với nhau nhiều hơn. Sự tác động của bạn bè, nhóm bạn đối với cá nhân rất đặc biệt, hiểu theo hướng tích cực, bạn bè dễ dàng cảm thông với nhau hơn bởi nhận định của họ về vấn đề nào đó thường dừng lại ở cách hiểu theo lứa tuổi của họ. khi một cá nhân này phạm lỗi, hay có chuyện buồn họ sẽ được bạn bè của họ quan tâm, khuyên bảo, thông cảm, động viên, vì vậy họ dễ dàng vượt qua khó khăn hơn. Điều quan trong hơn, bạn bè nhóm bạn còn là một môi trường khá tốt để cho cá nhân thực hiện sự tương tác và hòa nhập với mọi người. Theo đánh giá nhận định của số đông, khi cá nhân sớm kết bạn và có nhiều cơ hội để tiếp xúc với bạn bè như họp nhóm, đi chơi, tham gia nhiều phong trào… thì việc giao tiếp, ứng xử trong các hoạt động xã hội sẽ khéo léo, và giành được nhiều thiện cảm. Đặc biệt hơn là họ sẽ luôn thấy yêu đời vì họ cảm nhận được sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè, đối với họ tình bạn là một liều thuốc bổ, là niềm vui tiếng cười, là nơi có thể xoa dịu nỗi niềm của họ, trong khi những người khác như thầy cô, cha mẹ khó có thể thực hiện được bởi khoảng cách, sự e ngại… Trong nhóm bạn, vai trò độc lập của cá nhân góp phần hình thành các kinh nghiệm trong quan hệ xã hội cũng như ý thức về bản thân khác với những gì có trong gia đình. Bạn bè, nhóm bạn là những người lý tưởng để bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, cũng như tạo nên niềm vui, nhưng không phải đó là nơi để dựa dẫm, để được yêu thương chiều chuộng bằng tình thương của gia đình, cha mẹ. Cá nhân phải tự đứng vững, phải tự độc lập bởi bạn bè không thể cho họ mọi thứ như ở gia đình. Khi cá nhân có kinh nghiệm về sự độc lập của mình họ sẽ dễ dàng bước ra khỏi xã hội và tiếp tục chặng đường sóng gió đó là trưởng thành và tự tìm kiếm nghề nghiệp…Như vậy chính bạn bè là một môi trường tạo tính tự lập cho cá nhân, điều này diễn ra chủ yếu trong thời gian cá nhân đến trường, đặc biệt là phải ở trọ xa gia đình để tiếp tục con đường học hành. Nhóm bạn cũng tạo ra cơ hội cho các thành viên chia sẻ, thảo luận về các mối quan tâm. Có những vấn đề, đề tài mà cá nhân quan tâm hứng thú và dễ dàng chia sẻ trao đổi bàn bạc với bạn bè cùng lứa tuổi, trong khi điều này rất khó thực hiện đối với người lớn như cha mẹ, thầy cô bởi các vấn đề đó không nằm trong phạm vi quan tâm hoặc hoàn toàn nhạt nhẽo đối với họ và khi chia sẻ dễ dàng nhận được kết quả không mong đợi. Ngoài ra việc trao đổi thảo luận trong nhóm bạn về vấn đề học tập hay những kiến thức xã hội sẽ tạo nhiều thuận lợi để cá nhân hiểu vấn đề một cách sâu sắc và kĩ lưỡng hơn, cá nhân dễ dàng học được những kĩ năng mềm trong giao tiếp, hoạt động nhóm, lãnh đạo nhóm… Việc cá nhân trong môi trường bạn bè tạo nhiều điều kiện vươn xa trong học tập, hoạt động, cá nhân sớm nhận ra vị trí của mình trog nhóm bạn, từ đó tạo lực đẩy để tiến tới bằng hoặc cao hơn bạn bè họ. Bạn bè là môi trường khá tốt để cá nhân thực hiện quá trình xã hội hóa theo hướng tích cực. Nhưng trên khía cạnh khác, nhóm bạn đôi khi tạo ra các tác động tiêu cực đến các thành viên trong nhóm đó hoặc nhóm khác qua các hoạt động ruồng bỏ, làm xấu hổ thẩm chí hành hạ bạn bè của họ. Điều này hoàn toàn ngược lại với những gì tốt đẹp mà quá trình xã hội hóa bạn bè mang lại, thay vì con người dễ dàng hòa nhập với mọi người thì họ dễ bị động, không giám kết bạn và thu mình vào trong cái vỏ bọc của riêng mình. Bạn bè, nhóm bạn là tác nhân đặc biệt, là cơ sở để thực hiện quá trình xã hội hóa nhưng tác hại do nhóm bạn gây ra thì không thể nói là ít và cũng khó để tránh khỏi. Việc tiếp xúc với bạn bè có thể tạo ra mâu thuẫn giữa cá nhân và gia đình về các mẫu văn hóa luôn thay đổi mà các mỗi quan tâm của gia đình luôn mang tính định hướng, khuôn phép. Như vậy việc chọn bạn để chơi của mỗi cá nhân phải có sự chấp nhận, quản lý của gia đình, đồng thời các bậc cha mẹ cũng luôn phải tự đổi mới phương pháp dạy của mình sao cho phù hợp với từng cá nhân cũng như thời đại. Đối với cá nhân thì bạn bè tốt thì nhiều, nhưng cá nhân cũng dễ bị lôi kéo theo những chiều hướng xấu nếu không biết cách chơi hay chọn bạn. Và trong cuộc lôi kéo của quá trình xã hội hóa gia đình, nhà trường, xã hội… thì bạn bè chiếm phần thắng lớn nhất, một tác nhân hết sức lo ngại, bởi điều gì cũng có thể sảy ra, việc cá nhân bị lôi kéo theo chiều hướng xấu hay tốt còn phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của chính cá nhân và việc nuôi dạy của gia đình, nhà trường đối với chính cá nhân đấy. 4. Phương Tiện Truyền Thông Đại Chúng Phải nói rằng từ khi các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện, xã hội loài người đã có một sự thay đổi vượt bậc, tầm nhìn xã hội được mở rộng không ngừng, sự xuất hiện của con người không dừng lại ở một giới hạn nhất định mà ngày càng được mở rộng hơn nữa. Ngày nay, các phương tiện truyền thông đại chúng đã quá phổ biến với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, nhiều trẻ em đã sớm tiếp xúc với truyền hình trước khi đi học và điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ theo hai hướng có hại và có lợi. Theo các nhà nghiêng cứu về tác động của tivi đến sự phát triển của trẻ em, thì trẻ càng sớm tiếp xúc với tivi và xem với lượng thời gian dài càng làm trẻ thụ động, khả năng sáng tạo và việc tập nói, diễn đạt, kỹ năng giao tiếp của trẻ giảm dần đi. Vấn đề này đựơc các bậc cha mẹ quan tâm không đúng cách, cho rằng trẻ sớm quan tâm đến truyền hình sẽ giúp trẻ sáng tạo và nhận thức được nhiều vấn đề hơn, nhưng kết quả lại ngược lại. Nói về vấn đề mà các phương tiện thông truyền đại chúng mang lại cho mọi cá nhân, thì nó là một tác nhân tích cực khi nó đã thực sự là một yếu tố của cuộc sống. Nó mở ra cho mỗi cá nhân những chân trời mới, những kiến thức, cũng như là một nguồn sống để bồi dưỡng cảm hóa lòng người, hướng con người đến với những điều tốt đẹp, chân thành cao cả, nó cho ta biết cuộc sống đang vận động thế nào và ta phải chuẩn bị những gì để bước vào vòng đời đó. Truyền thông cũng làm cho các thành viên trong một xã hội gắn kết với nhau hơn thông qua những mối quan tâm chung, những giá trị chung đặc biệt là khi có những sự kiện nổi bật ảnh hưởng nhiều đến đời sống xã hội. Chỉ những điều đơn giản đó thôi cũng một phần nào làm thay đổi một cá nhân nào đó, cũng như làm thay đổi cách mà cá nhân đó tương tác với xã hội. Phương tiện thông tin đại chúng là tác nhân xã hội hóa khá quan trọng, nhưng vấn còn nhiều hạn chế, truyền thông rất ít hoặc không mang tính tương tác, khán thính giả không thể thảo luận hay bày tỏ thái độ trực tiếp với những người làm ra chương trình truyền thông. Chính vì thế, vượt xa rất nhiều những gì mà truyền thông đưa đến như một nguồn giải trí, nó là một phương tiện lập trình thái độ và niềm tin của chúng ta.[6] Vì lý do đó, các vấn đề như quảng cáo, bạo lực, lối sống... trên các phương tiện thông tin đại chúng thường là chủ đề gây tranh cãi. Thực sự các phương tiện thông tin rất tốt cho mọi cá nhân ở mọi khía cạnh, tạo nhiều cơ hội và điều kiện để cá nhân hoàn thiện bản thân mình về nhân cách, đạo đức, tri thức. Nhưng muốn vậy phải biết sử dụng, chọn lọc những gì cần thiết quan trọng, để học tập, giải trí, tránh lạm dụng quá mức sẽ gây hậu quả xấu. 5. Các Tác Nhân Khác Ngoài tập thể chính,con người cũng chịu tác động của dư luận.Tôn giáo, nhà nước cũng là những tác nhân xã hội hóa. Những nghi lễ tôn giáo và những quy định của nhà nước như độ tuổi kêt hôn, độ tuổi lái xe…cũng định hình nhận thức, hành vi của các cá nhân. Con người, tuy cùng một tầng lớp xã hội, nhưng có những hành động khác nhau, suy nghĩ khác nhau, giá trị khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau sẽ có những thái độ, hành vi khác nhau hay nói cách khác những lối sống khác nhau. Những người có tôn giáo, truyền thống vùng, hoàn cảnh kinh tế, khuôn mẫu định hướng văn hóa giống nhau sẽ tạo nên những môi trường tương đối giống nhau. Ngoài ra, một số tác nhân tham gia vào quá trình xã hội hóa cá nhân như chỗ làm việc thường chiếm một thời gian rất lớn trong ngày đối với những người trong độ tuổi đi làm. Ở chỗ làm việc con người tiếp tục được xã hội hóa thành nghề nghiệp và ứng xử phù hợp với nghề nghiệp đó. Dấu ấn của nghề nghiệp trong xã hội hóa có thể thấy rõ trong bệnh nghề nghiệp… Các nhà xã hội học thường phân ra nhiều loại lối sống theo môi trường, hoàn cảnh sống thế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHãy trình bày và phân tích các tác nhân cơ bản của quá trình xã hội hoá.doc
Tài liệu liên quan