Tiểu luận Hệ thống Juts In Time

MỤC LỤC

A. MỞ BÀI

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài

B. NỘI DUNG

I . Giới thiệu sơ lược về đề tài

Sơ lược về logistics

Hệ thống Juts In Time

I. Những đặt trưng cơ bản của Just In Time

1. Mức độ sản xuất đều và cố định

2. Tồn kho thấp

3. kích thước lô hàng nhỏ

4. Lắp đặt với chi phí thấp và nhanh

5. Bố trí mặt bằng hợp lý

6. Sửa chữa và bảo trì định kỳ

7. Sử dụng công nhân đa năng

8. Đảm bảo mức chất lượng cao

9. Lựa chọn người bán hàng tin cậy và nâng cao tinh thần hợp tác của các thành viên trong hệ thống

10. Sử dụng hệ thống “kéo”

11. Nhanh chóng giải quyết sự cố trong quá trình sản xuất

12. Liên tục cải tiến

II. Lợi ích và hạn chế của hệ thống Just In Time

1. Lợi ích

2. Hạn chế

3. Công cụ hỗ trợ quản lý hệ thống Just In Time

3.1. Công nghệ RFID

3.2. công nghệ KaBan

III. Liên hệ thực tiễn

1. Dây chuyền lắp ráp cả hãng xe Ford

2. Hệ thống sản xuất của hãng xe Toyota

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hệ thống Juts In Time, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g phải ứ đọng vốn trong các sản phẩm còn tồn đọng trong kho. Lợi ích thứ hai thì khó thấy hơn nhưng lại là một khía cạnh then chốt của triết lý JIT, đó là tồn kho luôn là nguồn lực dự trữ để khắc phục những mất cân đối trong quá trình sản xuất, có nhiều tồn kho sẽ làm cho những nhà quản lý ỷ lại, không cố gắng khắc phục những sự cố trong sản xuất và dẫn đến chi phí tăng cao. Phương pháp JIT làm giảm dần dần lượng tồn kho, từ đó người ta càng dễ tìm thấy và giải quyết những khó khăn phát sinh. Kích thước lô hàng nhỏ Đặc điểm của hệ thống JIT là kích thước lô hàng nhỏ trong cả hai quá trình sản xuất và phân phối từ nhà cung ứng. Kích thước lô hàng nhỏ sẽ tạo ra một số lợi ích cho hệ thống JIT hoạt động một cách có hiệu quả như sau: - Với lô hàng có kích thước nhỏ, lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ ít hơn so với lô hàng có kích thước lớn. Điều này sẽ giảm chi phí lưu kho và tiết kiệm diện tích kho bãi. - Lô hàng có kích thước nhỏ ít bị cản trở hơn tại nơi làm việc. - Dễ kiểm tra chất lượng lô hàng và khi phát hiện có sai sót thì chi phí sửa lại lô hàng sẽ thấp hơn lô hàng có kích thước lớn. Lắp đặt với chi phí thấp và nhanh Như mục đích của JIT là giảm thiểu chi phí ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất cũng như phân phối. Điều này gắn liền với việc phải đào tạo được một đội ngũ công nhân lành nghề, thường xuyên huấn luyện để nâng cao kỹ năng trong công việc. Đồng thời công cụ và thiết bị cũng như quá trình lắp đặt phải đơn giản và đạt được tiêu chuẩn hóa, có thể giúp giảm thời gian lắp đặt. Hơn nữa, người ta có thể sử dụng nhóm công nghệ để giảm chi phí và thời gian lắp đặt nhờ tận dụng sự giống nhau trong những thao tác có tính lặp lại. Quá trình xử lý một loạt các chi tiết tương tự nhau trên những thiết bị giống nhau có thể làm giảm yêu cầu thay đổi việc lắp đặt, sự tinh chỉnh trong trường hợp này là cần thiết. Bố trí mặt bằng hợp lý Hệ thống JIT thường sử dụng bố trí mặt bằng dựa trên nhu cầu sản phẩm. Thiết bị được sắp xếp để điều khiển những dòng sản phẩm giống nhau, có nhu cầu lắp ráp hay xử lý giống nhau. Để tránh việc di chuyển một khối lượng chi tiết lớn trong khu vực thì người ta đưa những lô nhỏ chi tiết từ trung tâm làm việc này đến trung tâm làm việc kế tiếp, như vậy thời gian chờ đợi và lượng sản phẩm dở dang sẽ được giảm đến mức tối thiểu. Mặt khác, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu sẽ giảm đáng kể và không gian cho đầu ra cũng giảm. Các nhà máy có khuynh hướng nhỏ lại nhưng có hiệu quả hơn và máy móc thiết bị có thể sắp xếp gần nhau hơn, từ đó tăng cường sự giao tiếp trong công nhân. Sửa chữa và bảo trì định kỳ Do đặc điểm của máy móc và trang thiết bị là bị hao mòn và hư hỏng trong quá trình sử dụng, do vậy sữa chữa định kỳ và bảo trì là một điều tất yếu và cần thiết. Thêm vào đó hệ thống JIT có rất ít hàng tồn kho nên khi thiết bị hư hỏng có thể gây ra nhiều rắc rối. Để giảm thiểu việc hỏng hóc, doanh nghiệp sử dụng các chương trình bảo trì định kỳ, trong đó nhấn mạnh vào việc duy trì thiết bị trong điều kiện hoạt động tốt nhất và vào việc thay thế những cụm chi tiết có dấu hiệu hỏng trước khi sự cố xảy ra. Những công nhân thường có trách nhiệm bảo trì thiết bị máy móc của mình. Mặc dù có bảo trì định kỳ, đôi khi thiết bị cũng hư hỏng. Vì vậy, cần thiết phải chuẩn bị cho điều này và phải có khả năng sửa chữa cũng như đưa thiết bị vào sản xuất một các nhanh chóng. Muốn vậy, doanh nghiệp cần có những chi tiết dự phòng và duy trì lực lượng sửa chữa nhỏ hoặc huấn luyện công nhân tự mình sửa chữa những hư hỏng đột xuất có thể xảy ra. Sử dụng công nhân đa năng Hệ thống JIT dành vai trò nổi bật cho công nhân đa năng được huấn luyện để điều khiển tất cả những công việc từ việc điều khiển quy trình sản xuất, vận hành máy đến việc bảo trì, sửa chữa…Người ta mong muốn công nhân có thể điều chỉnh và sửa chữa nhỏ cũng như thực hiện việc lắp đặt.Trong hệ thống JIT, công nhân không chuyên môn hóa mà được huấn luyện để thực hiện nhiều thao tác, do vậy họ có thể giúp những công nhân không theo kịp tiến độ. Người công nhân không những có trách nhiệm trong việc kiểm tra chất lượng công việc của mình mà còn quan sát kiểm tra chất lượng công việc của những công nhân ở khâu trước họ Đảm bảo mức chất lượng cao Hệ thống này được gài vào một dòng công việc liên tục, nên sự xuất hiện của những trục trặc do chất lượng kém sẽ tạo sự phá vỡ trên dòng công việc này. Thực tế, do kích thước các lô hàng nhỏ, lượng hàng tồn kho để đề phòng mọi bất trắc thấp, nên khi sự cố xảy ra, việc sản xuất phải ngừng lại cho đến khi sự cố được khắc phục. Vì vậy, phải tránh bất cứ sự ngừng việc nào hoặc nhanh chóng giải quyết trục trặc khi chúng xuất hiện. Hệ thống JIT dùng ba giải pháp mũi nhọn để xử lý vấn đề chất lượng: Một là, thiết kế chất lượng cho sản phẩm và quá trình sản xuất. Thực tế cho thấy hệ thống JIT sản xuất sản phẩm được tiêu chuẩn hóa sẽ dẫn đến tiêu chuẩn hóa các phương pháp làm việc, các công nhân rất quen thuộc với công việc của họ và sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn hóa, tất cả những vấn đề trên sẽ đóng góp làm tăng chất lượng sản phẩm ở các khâu của quá trình sản xuất. Hai là, yêu cầu các nhà cung cấp giao nguyên liệu và các bộ phận sản phẩm có chất lượng cao để giảm thiểu trục trặc do hàng hóa đem tới. Ba là, làm cho công nhân có trách nhiệm sản xuất những hàng hóa có chất lượng cao. Điều này đòi hỏi phải cung cấp thiết bị và công cụ làm việc phù hợp, huấn luyện phương thức làm việc thích hợp cho công nhân, huấn luyện trong đo lường chất lượng và phát hiện lỗi, động viên công nhân cải tiến chất lượng sản phẩm và khi có sự cố xảy ra thì tranh thủ sự cộng tác của công nhân. Lựa chọn người bán hàng tin cậy và nâng cao tinh thần hợp tác của các thành viên trong hệ thống Có câu “khách hàng là thượng đế”, người bán là thựơng đế của công ty cho nên người bán được yêu cầu giao hàng hóa có chất lượng cao, các lô hàng nhỏ và thời điểm giao hàng tương đối chính xác. Trong hệ thống JIT, hàng hóa kém phẩm chất sẽ đình trệ sự liên tục của dòng công việc. Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa đưa đến được xem là không hiệu quả vì nó không được tính vào giá trị sản phẩm. Do đó việc đảm bảo chất lượng được chuyển sang người bán. Người mua sẽ làm việc với người bán để giúp họ đạt được chất lượng hàng hóa mong muốn Ngoài ra, hệ thống JIT đòi hỏi tinh thần hợp tác giữa các công nhân, quản lý và người cung cấp. Nếu không đạt được điều này thì khó có thể có một hệ thống JIT thật sự hiệu quả. Sử dụng hệ thống “kéo” Thuật ngữ “đẩy” và “kéo” dùng để mô tả hai hệ thống khác nhau nhằm chuyển dịch công việc thông qua quá trình sản xuất. Trong hệ thống đẩy, khi công việc kết thúc tại một khâu, sản phẩm đầu ra được đẩy tới khâu kế tiếp, ở khâu cuối cùng, sản phẩm được đẩy vào kho thành phẩm. Ngược lại, trong hệ thống kéo, việc kiểm soát sự chuyển dời của công việc tùy thuộc vào hoạt động đi kèm theo, mỗi khâu công việc sẽ kéo sản phẩm từ khâu phía trước nếu cần. Đầu ra của hoạt động sau cùng được kéo bởi nhu cầu khách hàng hoặc bởi lịch trình sản xuất chính. Như vậy, trong hệ thống kéo, công việc được luân chuyển để đáp ứng yêu cầu của công đoạn kế tiếp theo của quá trình sản xuất. Trái lại, trong hệ thống đẩy, công việc được đẩy ra khi nó hoàn thành mà không cần quan tâm đến khâu kế tiếp theo đã sẳn sàng chuẩn bị cho công việc hay chưa. Vì vậy công việc có thể bị chất đống tại khâu chậm tiến độ do thiết bị hỏng hóc hoặc phát hiện có vấn đề về chất lượng. Hệ thống JIT dùng phương pháp kéo để kiểm soát dòng công việc, mỗi công việc sẽ gắn đầu ra với nhu cầu của khâu kế tiếp. Trong hệ thống JIT, có sự thông tin ngược từ khâu này sang khâu khác, do đó công việc được di chuyển “đúng lúc” tới khâu kế tiếp, theo đó dòng công việc được kết nối nhau, và sự tích lũy thừa tồn kho giữa các công đoạn sẽ được tránh khỏi Nhanh chóng giải quyết sự cố trong quá trình sản xuất Trong hệ thống JIT lượng hàng tồn kho là tối hiểu, do vậy nếu sự cố xảy ra sẽ rất dể làm cho mọi hoạt động ngưng trệ. Giải quyết sự cố là nền tảng cho bất kỳ một hệ thống JIT nào. Khi những sự cố như vậy xuất hiện thì cần phải giải quyết một cách nhanh chóng. Để xử lý nhanh những trục trặc trong quá trình sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã dùng hệ thống đèn để báo hiệu. Mỗi một khâu công việc được trang bị một bộ ba bóng đèn, đèn xanh biểu hiện cho mọi việc đều trôi chảy, đèn vàng biểu hiện có công nhân sa sút cần chấn chỉnh, đèn đỏ báo hiệu có sự cố nghiêm trọng cần nhanh chóng khắc phục. Điểm mấu chốt của hệ thống đèn là cho những người khác trong hệ thống phát hiện được sự cố và cho phép công nhân và quản đốc sửa chữa kịp thời sự cố xãy ra. Liên tục cải tiến Một trong những vấn đề cơ bản của phương pháp JIT là hướng về sự cải tiến liên tục trong hệ thống như: giảm lượng tồn kho, giảm chi phí lắp đặt, giảm thời gian sản xuất, cải tiến chất lượng, tăng năng suất, cắt giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Sự cải tiến liên tục này trở thành mục tiêu phấn đấu của tất cả thành viên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện hệ thống. Điều kiện cần cho hệ thống Just In Time Các công ty áp dụng JIT đều mang định hướng khách hàng vì các đơn đặt hàng tạo ra chu trình sản xuất. Thay cho việc nhập kho các thành phẩm và đợi đơn đặt hàng, hệ thống JIT sản xuất các sản phẩm trực tiếp theo các đơn đặt hàng nhận được. JIT thành công nhờ một số yếu tố then chốt sau: Tập trung vào chất lượng JIT luôn đi đôi với hệ thống quản lý chất lượng tổng hợp (TQC) và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công nhân tay nghề cao với độ sai sót bằng không sẽ giảm được các chi phí không gia tăng giá trị như kiểm soát viên hay sửa chữa sản phẩm. Chu kỳ sản xuất ngắn Chu kỳ sản xuất ngắn giúp tăng tốc độ đáp ứng đơn đặt hàng tức thời và giảm mức độ tồn kho cho doanh nghiệp Chu trình sản xuất trôi chảy JIT đơn giản hoá chu trình sản xuất để giảm độ trệ, phát triển mối quan hệ với nhà cung cấp để có được nguyên vật liệu ngay khi cần với chất lượng đảm bảo. JIT duy trì tay nghề đều đặn theo nhóm để tránh chi phí ngắt quãng và chi phí chuyển giao bán thành phẩm bằng cách phân bố máy móc cùng một nhóm công việc càng gần nhau càng tốt Công nhân được huấn luyện để sử dụng được toàn bộ các máy móc cùng 1 nhóm một cách thành thục và tạo ra hiệu quả tốt nhất. Đây là hình thức sản xuất theo ô (cell). Mỗi ô có thể được coi như một nhà máy thu nhỏ với các nhóm máy thường được sắp xếp theo hình chữ "U". Vận hành sản xuất linh hoạt Máy móc cần linh hoạt trong khả năng tạo ra các linh kiện và sản phẩm để tăng thêm sản lượng nếu sản phẩm có mức cầu vượt bậc hoặc tránh cho việc đình trệ sản xuất vì một máy móc nào đó bị hỏng. Thời gian cài đặt và thay đổi hệ thống máy móc cũng phải đủ ngắn. Nhân viên cũng cần được đào tạo đa năng nhằm thế chỗ và kiêm nhiệm, giảm được chi phí lao động bất thường khi xảy ra sự cố bất ngờ. Nếu thực hiện được điều này, công ty sẽ đạt được cách kiểm kê số không (zero inventory). Đứng trên quan điểm quản trị sản xuất, đây là trường hợp lý tưởng. Lợi ích và hạn chế của hệ thống Just In Time Lợi ích của hệ thống JIT Giảm lượng tồn kho ở tất cả các khâu: cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giảm nhu cầu về mặt bằng. Tăng chất lượng sản phẩm, giảm phế phẩm và lượng sản phẩm làm lại. Giảm thời gian phân phối trong sản xuất. Có tính linh động cao trong phối hợp sản xuất. Dòng sản xuất nhịp nhàng và ít gián đoạn, chu kỳ sản xuất ngắn, do các công nhân có nhiều kỹ năng nên họ có thể giúp đở lẫn nhau và thay thế trong trường hợp vắng mặt Tăng mức độ sản xuất và tận dụng thiết bị. Có sự tham gia của công nhân trong việc khắc phục các sự cố của quá trình sản xuất, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân Tạo áp lực để xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp. Giảm nhu cầu lao động gián tiếp, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Tóm lại, JIT là hệ thống sản xuất được sử dụng chủ yếu trong sản xuất lặp lại, trong đó sản phẩm luân chuyển qua hệ thống được hoàn thành đúng lịch trình và có rất ít tồn kho. Các lợi ích của JIT đã lôi cuốn sự chú ý của các nhà sản xuất từ vài thập niên trở lại đây, và việc áp dụng hệ thống JIT trong các doanh nghiệp nước ta là biện pháp không thể thiếu được nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay. Hạn chế của hệ thống Just In Time Sản xuất phụ thuộc vào nhà cung cấp, nếu như hàng không được cung ứng đúng thời gian thì tất cả kế hoạch sản xuất sẽ bị trì hoãn Không có sản phẩm thay thế có sẵn để đáp ứng cho những đơn đặt hàng không dự kiến trước bởi vì tất cả những sản phẩm được làm để đáp ứng nhu cầu thực tế. Đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng của xã hội tốt, hoàn hảo. Ví dụ chỉ cần một chiếc xe giao hàng của công ty vệ tinh bị kẹt xe trên đường không kịp giao hàng đúng giờ quy định thì toàn bộ các dây chuyền sản xuất của Toyota trên toàn quốc phải ngừng hoạt động. Ví như vụ bệnh SARS ở Việt nam và Trung Quốc khi mà các nhà máy sản xuất phụ kiện của các công ty vệ tinh của Toyota ở Trung Quốc phải đóng cửa vì lo sợ bị truyền nhiễm bệnh này đã khiến cho các dây chuyền sản xuất của Toyota ở Nhật và toàn thế giới phải nghỉ theo, kéo theo cả hàng triệu người làm việc ở các công ty vệ tinh trong và ngoài nước Nhật phải ngưng làm việc. Đòi hỏi toàn xã hội phải có một hệ thống nhân viên và kỹ thuật viên có trình độ và kiến thức cao, ý thức kỷ luật lao động cao, bởi vì chỉ cần một nhân viên của công ty vệ tinh vô kỷ luật kiểm tra một con ốc không kỹ thì cả xã hội phải ngưng làm việc. Đòi hỏi chính phủ phải có một hệ thống văn bản pháp luật hỗ trợ sản xuất rành mạch, minh bạch và nghiêm minh, một hệ thống nhân viên chính phủ giữ đúng kỷ cương tôn trọng pháp luật vì ví dụ chỉ cần một nhân viên hải quan hay cảnh sát của chính phủ nhũng nhiểu làm khó dễ trong lúc chuyển vận hàng hoá phụ kiện là sẽ kéo theo việc ngưng hoạt động toàn bộ xã hội liên quan đến Toyota ngay lúc đó. Liên đoàn kinh tế Nhật bản (Keidanren) hay thông qua chính phủ Nhật đòi hỏi các chính phủ ngoại quốc như Việt nam chẳng hạn phải ban hành các quy định pháp luật rõ ràng để cho các công ty của họ dễ đầu tư và sản xuất là vì vậy. Thiên tai là điều đáng sợ nhất đối với Just In Time. Chỉ cần một trận động đất hay lụt lội ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng của quốc gia thì toàn bộ dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động ảnh hưởng đến hàng triệu người liên quan. Bởi vì quy trình sản xuất phân tán nên đòi hỏi chế độ bảo mật kỹ thuật đối với các công ty vệ tinh nghiêm ngặt nếu không rất dễ bị lộ kỹ thuật ra ngoài. Ở Toyota Nhật Bản nếu các kỹ sư lỡ đem một chiếc máy laptop vào công ty thì đồng nghĩa là phải bỏ ở đó luôn cho tới lúc xử lý rác chứ không bao giờ được đem về nhà nữa vì việc bảo mật rất kỹ. Công cụ hỗ trợ quản lý hệ thống Just In Time Công nghệ RFID Sơ lược về công nghệ RFID Công nghệ RFID đã có trong thương mại trong một số hình thức từ những năm 1970. Bây giờ nó là một phần trong cuộc sống hằng ngày, có thể thấy trong những chìa khóa xe hơi, thẻ lệ phí quốc lộ và các loại thẻ truy cập an toàn, cũng như trong môi trường mà nơi đó việc đánh nhãn bằng mã số kẻ vạch trên hàng hóa là không thực tế hoặc không hiệu quả lắm. Kỹ thuật RFID đã bắt đầu trong suốt thời gian chiến tranh thế giới thứ II và được gia tăng trong vài năm qua. Trong suốt thời kỳ chiến tranh, sóng radio được sử dụng để xác định xem máy bay đang đến thuộc đồng minh hay thù địch. Từ đó, việc khảo sát tỉ mỉ kỹ thuật radio được đem ra nghiên cứu và phát triển trong các hoạt động thương mại cho đến thập niên 1960 và tiến triển rõ vào những năm 1970 bởi các công ty, học viện, và chính phủ Mỹ. Công nghệ RFID là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chíp được đọc một cách “không tiếp xúc” qua đường dẫn sóng. Thẻ RFID, có thể đính lên bất cứ sản phẩm nào, từ vỏ hộp đồ uống, đế giày, quần bò cho đến trục ôtô. Các công ty chỉ việc sử dụng máy tính để quản lý các sản phẩm từ xa. RFID có thể thay thế kỹ thuật mã vạch hiện nay do RFID không chỉ có khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm mà còn cho phép nhà cung cấp và đại lý bán lẻ biết chính xác hơn thông tin những mặt hàng trên quầy và trong kho của họ. Các công ty bán lẻ sẽ không còn phải lo kiểm kho, không sợ giao nhầm hàng và thống kê số lượng, mặt hàng sản phẩm đang kinh doanh của các cửa hàng. Hơn nữa họ còn có thể biết chính xác bên trong túi khách hàng vào, ra có những gì. Cấu tạo Hệ thống RFID gồm hai thành phần: thứ nhất là những chiếc thẻ nhãn nhỏ (cỡ vài cm) có gắn chip silicon cùng ăng ten radio và thành phần thứ hai là bộ đọc cho phép giao tiếp với thẻ nhãn và truyền dữ liệu tới hệ thống máy tính trung tâm.  Bộ nhớ của con chip có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu, nhiều gấp 64 lần so với một mã vạch. Ưu việt hơn, thông tin được lưu giữ trên con chíp có thể được sửa đổi bởi sự tương tác của bộ đọc. Dung lượng lưu trữ cao của những thẻ nhãn RFID thông minh này sẽ cho phép chúng cung cấp nhiều thông tin đa dạng như thời gian lưu trữ, ngày bày bán, giá và thậm chí cả nhiệt độ sản phẩm.   Phương thức làm việc của RFID Một hệ thống RFID có ba thành phần cơ bản: thẻ, đầu đọc, và một máy chủ. Thẻ RFID gồm chip bán dẫn nhỏ và anten được thu nhỏ trong một số hình thức đóng gói. Và thẻ RFID giống như những nhãn giấy và được ứng dụng để bỏ vào hộp và đóng gói. Một số khác được sáp nhập thành các vách của các thùng chứa plastic được đúc. Còn một số khác được xây dựng thành miếng da bao cổ tay. Mỗi thẻ được lập trình với một nhận dạng duy nhất cho phép theo dõi không dây đối tượng hoặc con người đang gắn thẻ đó. Cũng như phát sóng tivi hay radio, hệ thống RFID cũng sử dụng bốn băng thông tần số chính: tần số thấp (LF), tần số cao (HF), siêu cao tần (UHF) hoặc sóng cực ngắn (viba). Các hệ thống trong siêu thị ngày nay hoạt động ở băng thông UHF, Các thẻ có thể được cấp nguồn bởi một bộ pin thu nhỏ trong thẻ Reader gồm một anten liên lạc với thẻ và một đơn vị đo điện tử học đã được nối mạng với máy chủ. Đơn vị đo tiếp sóng giữa máy chủ và tất cả các thẻ trong phạm vi đọc của anten, cho phép một đầu đọc liên lạc với hàng trăm thẻ đồng thời. Nó cũng thực thi các chức năng bảo mật như mã hóa/ giải mã và xác thực người dùng. Có thể phát hiện thẻ ngay cả khi không nhìn thấy chúng. Hầu hết các mạng RFID gồm nhiều thẻ và nhiều đầu đọc được nối mạng với nhau bởi một máy tính trung tâm, hầu như thường là một trạm làm việc gọn để bàn. Máy chủ xử lý dữ liệu mà các reader thu thập từ các thẻ và dịch nó giữa mạng RFID và các hệ thống công nghệ thông tin lớn hơn, mà nơi đó quản lý dây chuyền hoặc cơ sở dữ liệu quản lý có thể thực thi Các lợi ích của thẻ RFID Giảm các chi phí thông tin Hiện nay, thông tin doanh nghiệp thường được truyền tải nhờ sự kết hợp giữa các mã vạch và trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange) giữa các máy tính. Tuy nhiên, sự kết hợp này cho thấy một số hạn chế: các mã vạch thông thường được đầu đọc quét qua nó và phải được đọc liên tục; các mã vạch không thể thay đổi một khi đã được in ra và dễ bị dính bụi và dễ bị trầy xước. Ngược lại, các thẻ RFID không cần phải quét qua nó mà vẫn đọc được, các thẻ này được đọc từ xa. Trên thẻ RFID có thể lưu bằng điện tử một khối lượng lớn các thông tin, mà các thông tin đó có thể được thay đổi và cập nhật. Thường các thông tin đó sẽ được tự gắn vào đồ vật, do vậy nó luôn hiện hữu tại điểm sử dụng. Tăng độ chính xác Lợi ích thứ hai của RFID là tăng sự chính xác của thông tin. Bằng cách cho phép thông tin được lưu lại một cách tức thời, bất cứ đâu thuận tiện nhất, RFID giúp cho việc đảm bảo thông tin một cách chính xác gần như tuyệt đối. Cập nhật thông tin trạng thái Thẻ RFID có thể được kết hợp với các bộ cảm biến trên một con chip, để có thể thu thập các dữ liệu về các trạng thái mà chúng đã trải qua.  Ung dung cua RFID Khi một RFID được gắn vào một sản phẩm, ngay tức khắc nó sẽ phát ra các tín hiệu vô tuyến cho biết sản phẩm ấy đang nằm ở chỗ nào, trên xe đẩy vào kho, trong kho lạnh hay trên xe đẩy của khách hàng. Do thiết bị này được nối kết trong mạng vi tính của cửa hàng nên nhờ vậy các nhân viên bán hàng có thể biết rõ sản phẩm ấy được sản xuất khi nào, tại nhà máy nào, màu sắc và kích cỡ của sản phẩm; để bảo quản sản phẩm tốt hơn thì phải lưu trữ nó ở nhiệt độ nào. Nhờ RFID sẽ giảm được rất nhiều thời gian và chi phí quản lý, trưng bày, bán hàng. Tín hiệu vô tuyến phát ra từ chiếc tem điện tử này sẽ giúp các nhân viên bán hàng không phải đưa đầu dò đọc lướt lên mã vạch của sản phẩm nữa; việc tính tiền sẽ nhanh lẹ hơn rất nhiều, và như vậy khách hàng sẽ không mất nhiều thời gian xếp hàng chờ thanh toán nữa. Trong các kho hàng, nhân viên sẽ thao tác nhanh chóng và chính xác hơn việc lập sổ thu mua, tiêu thụ, tồn kho để theo dõi số lượng, chủng loại hàng trong kho. Họ sẽ nhanh chóng biết lô hàng nào đã quá hạn không được bày bán nữa, chủng loại hàng nào đang hút khách tiêu dùng cần mua thêm... Nói tóm lại, nhờ ứng dụng RFID, các cửa hàng bán lẻ, các siêu thị sẽ cần ít nhân viên hơn, chi phí hoạt động sẽ giảm, lợi nhuận sẽ cao hơn. Dựa vào các ứng dụng của RFID ta thấy nó góp phần làm giãm chi phí và phù hợp với mục đíchcủa hệ thống JIT.Giảm tới mức tối đa lượng hàng tồn kho và sự lãng phí thời gian trong các khâu do nguyên liệu đầu vàokhông được đảm bảo và cũng thông qua công nghệ RFID sẽ quản lý doanh nghiệp một cách tốt hơn,đáp ứng nguyện vọng của khách hàng một cách nhanh chóng.Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Do vậy để thực hiện tốt hơn hệ thích JIT, thì công nghệ RFID là một công cụ hỗ trợ cần thiết. Công nghệ Kaban Kaban là những tờ giấy, giống như các hóa đơn giao hàng trên đó ghi rõ từng công nhân cần bao nhiêu linh kiện, vào thời điểm nào trong ca làm việc. Do đó tại chổ làm việc của mỗi người công nhân sẽ không có các bộ phận dư thừa, không tốn chổ để chứa hoặc đặt các món dư thừa này. Hệ thống kaban điều hòa tòan bộ quá trình cung ứng vật tư cho sản xuất, có nghĩa là đảm bảo nhịp độ sản xuất liên tục, nhưng không cần kho chứa nhiều. Hệ thống kaban không cho phép cung cấp vật tư thừa cũng như thiếu. nếu cung cấp thừa có nghĩa là lãng phí, còn nếu cung cấp thiếu có nghĩa là ngưng trệ sản xuất Một hệ thống kanban được nhắc đến như là một kéo hệ thống, bởi vì kanban được sử dụng để kéo các bộ phận để sản xuất giai đoạn tiếp theo chỉ khi họ đang cần. Trong một hệ thống pull, vật chất phong trào chỉ xảy ra khi các trạm làm việc cần tài liệu chi tiết yêu cầu cho nó được gửi đi, trong khi trong một hệ thống đẩy các trạm sản xuất vật liệu khởi động của nó đến ga tiếp nhận, giả định rằng nó là cần thiết vì nó đã được lập biểu cho sản xuất.   Điểm yếu của một hệ thống đẩy (MRP) là nhu cầu khách hàng phải được dự báo và lần dẫn sản xuất phải được ước tính. Tình trạng đoán (dự báo hoặc số ước lượng) kết quả là hàng tồn kho dư thừa và dài hơn thời gian chì, phòng nhiều hơn cho các lỗi. Điểm yếu của một hệ thống kéo (kanban) là sau triết lý sản xuất JIT là điều cần thiết, đặc biệt là liên quan đến các yếu tố của thời thiết lập ngắn và kích thước rất nhỏ, vì mỗi trạm trong quá trình đó phải có khả năng đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu đối với nguyên liệu hơn. Nhờ phương pháp “Kaban”, tại chỗ làm việc của mọi công nhân sẽ không có các bộ phận dư thừa, không tốn chỗ để chứa hay đặt các món dư thừa này, nhờ vậy có thể thực hiện được điều mong muốn là “một người thợ, nhiều công việc” và hiệu năng sản xuất sẽ gia tăng.Tiết kiệm thời gian hay là hệ thống phiếu đặt vật tư sản xuất ( Kaban) Phối hợp với hệ thống tiết kiệm không gian là hệ thống tiết kiệm thời gian, được gọi là phiếu đặt vật tư Kaban. Kaban trở thành chế độ làm việc của toàn hãng Toyota, của từng nhà máy, từng phân xưởng, từng công đọan trong dây chuyền sản xuất và từng công nhân. Hệ thống Kaban nhằm tiết kiệm thời gian chết giữa các công đọan sản xuất, cho từng cá nhân khi hết một đợt cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm. mỗi nơi sản xuất đều có một kaban cho từng ngày làm việc.. Một công nhân làm việc tại hãng Toyota trong 15 năm ông ta chỉ thấy một lần dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ 20 phút do thiếu vật tư. Chiếc xe tải nguyên vật liệu bị tai nạn giao thông trên đường cao tốc. Sự kiện này luôn bị nhắc lại như một bài học về lãng phí thời gian. Trong hệ thống Toyota, người công nhân làm việc tại quá trình sau sẽ phải đi đến quá trình trước đó để lấy những phụ kiện cần thiết. Sau đó công việc mà quá trình trước cần làm là chỉ sản xuất đúng số lượng đơn vị sản phẩm để thay thế những cái đã bị lấy đi. Do vậy Kaban cũng đã giúp đỡ rất nhiều cho hệ thống JIT thông qua việc cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết, tiết kiệm được thời gian. Nhờ vào kaban mà hệ thống JIT được thực hiện tốt hơn. Liên hệ thực tế về Just In Time Dây chuyền lắp ráp của hãng xe Ford Năm 1914, khi tuyên bố trả lương công nhật cho thợ tối thiểu là 5 USD và rút ngắn thời gian làm việc từ 9 giờ xuống 8 giờ, Henry Ford đã làm chấn động giới kinh doanh. Và nhiều người đã tiên đoán rằng, công ty của ông sẽ phá sản vì công nhân đổ xô tới xin làm việc. Còn công nhân của hãng sẽ tối mắt vì đồng lương quá đáng, chỉ lo tiêu tiền sao nhãng công việc. Thế nhưng, Henry Ford lại lập luận: "Nếu ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhom11_bluan_4084.doc
Tài liệu liên quan