Tiểu luận Hiệu quả của chi tiêu công cho xóa đói giảm nghèo ở nước ta từ năm 2001 đến nay

Theo Joseph Stinglitz, hàng hóa công là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác đồng thời hưởng lợi ích của nó. Hàng hóa công có hai thuộc tính cơ bản là không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ trong tiêu dùng. Không có tính cạnh tranh nghĩa là khi có thêm một người sử dụng hàng hóa công cộng sẽ không làm giảm lợi ích tiêu dùng của những người tiêu dùng hiện có. Không có tính loại trừ được hiểu ngầm là, về mặt kỹ thuật không thể hoặc là chi phí rất tốn kém để ngăn ngừa những người khác sử dụng hàng hóa này.

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4149 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hiệu quả của chi tiêu công cho xóa đói giảm nghèo ở nước ta từ năm 2001 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số liệu qua các năm, các lí do đưa ra, từ đó mà rút ra đươc hiệu quả của việc chi tiêu công cho công cuộc xóa đói giảm nghèo. Phạm vi nghiên cứu Đề tài “ Hiệu quả của chi tiêu công cho xóa đói giảm nghèo ở nước ta từ năm 2001 đến nay” chủ yếu phân tích về việc chính phủ nước ta chi để xóa đói giảm nghèo và những thành quả đạt được bao gồm: lí luận về chi tiêu công, xóa đói giảm nghèo, công tác triển khai chi tiêu của Nhà nước cho xóa đói giảm nghèo ở nước ta và các hiệu quả đạt được chi tiêu công trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. PHẦN NỘI DUNG: CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHI TIÊU CÔNG, XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Lí luận về chi tiêu công Khái niệm chi tiêu công Chi tiêu công là một trong những công cụ chủ yếu của hoạt động tài chính quốc gia, với hai chức năng chủ yếu: chức năng xã hội và chức năng kinh tế. Theo quan điểm của trường phái Keynes: chi tiêu công bảo đảm sự hài hòa xã hội nhất định đồng thời đóng vai trò ổn định nền kinh tế. Theo cách hiểu chung nhất: chi tiêu công là tập hợp các khoản chi nhằm bảo đảm cho nhà nước hoạt động và thực hiện các chức năng của mình về quản lý kinh tế, xã hội. 1.1.2 Chi tiêu công làm phân phối lại thu nhập : - Có tác dụng nâng cao mức sống của toàn dân nhất là đối với người có thu nhập thấp. - Rút ngắn sự chênh lệch giữa các thành viên cộng đồng. - Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện trong CNXH. Phát huy năng lực sáng tạo, sở trường, năng khiếu cá nhân, huy động tính tích cực của mọi thành viên xã hội. - Giáo dục ý thức cộng đồng. Lí luận về chi tiêu công để xóa đói giảm nghèo Khái niệm về nghèo: Việt Nam đã thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Từ ngày 01/01/2009 chuẩn nghèo quốc gia sẽ được tăng lên 300.000 đồng/người và 390.000 đồng/người. 1.2.2 Quan điểm xóa đói giảm nghèo: Xoá đói giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời chủ động tạo các nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp người nghèo đói. Xoá đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của toàn xã hội, mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo, phụ thuộc vào sự vận động tự giác của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo. Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo bằng các nguồn tài chính trợ giúp của Nhà nước và các tổ chức trong và ngoài nước. Chi tiêu công để xóa đói giảm nghèo: Nhà nước sẽ trợ giúp người nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro. Các chương trình hỗ trợ có hai dạng: một là cung cấp tiền mặt( đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực II, xã biên giới, xã bãi ngang, hải đảo vùng khó khăn là 80.000 đồng/người/năm, đối với người dân thuộc hộ nghèo ở xã khu vực III vùng khó khăn là 100.000 đồng/người/năm), còn dạng kia là chi trả cho những dịch vụ hay hàng hóa đặc biệt – trợ cấp bằng hiện vật. Trong số các chương trình cấp tiền mặt, các chương trình lớn là: trợ cấp cho các gia đình đông con, cung cấp tiền mặt cho những người nghèo bị tàn tật, mù và già cả. Chương trình trợ giúp bằng hiện vật lớn nhất đó chính là: trợ cấp y tế nhằm giúp cho các chi tiêu về y tế cho người nghèo. Bên cạnh sự hỗ trợ về vật chất trực tiếp là trợ cấp kinh phí thì việc tạo việc làm cho người nghèo bằng cách hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế theo điều kiện cụ thể của họ chính là điều kiện xoá đói giảm nghèo thành công nhanh và bền vững. Chi tiêu công đã góp phần lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, giúp các vùng miền tăng trưởng kinh tế nhanh. Ngoài ra, người dân đã tiếp cận dễ dàng với các sự hỗ trợ về tài chính để vươn lên đảm bảo cuộc sống. Có thể nói chi tiêu công là một trong những công cụ quan trọng của Chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng và đấu tranh giảm nghèo. Chi tiêu công để xóa đói giảm nghèo làm phân phối lại thu nhập: Chính phủ có ảnh hưởng đến phân phối thu nhập không chỉ thông qua những khoản trợ cấp trực tiếp, mà còn thông qua những ảnh hưởng gián tiếp của hệ thống thuế và các chương trình khác của chính phủ. Có thể tưởng tượng là Chính phủ đánh thuế mọi người với mức thuế như nhau, nhưng sau đó trợ cấp cho những người có thu nhập thấp hơn một mức xác định. Điều này có ảnh hưởng tương tự như đánh thuế những người có thu nhập thấp hơn với thuế suất thấp hơn. 1.3 Lí luận hàng hóa công Theo Joseph Stinglitz, hàng hóa công là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác đồng thời hưởng lợi ích của nó. Hàng hóa công có hai thuộc tính cơ bản là không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ trong tiêu dùng. Không có tính cạnh tranh nghĩa là khi có thêm một người sử dụng hàng hóa công cộng sẽ không làm giảm lợi ích tiêu dùng của những người tiêu dùng hiện có. Không có tính loại trừ được hiểu ngầm là, về mặt kỹ thuật không thể hoặc là chi phí rất tốn kém để ngăn ngừa những người khác sử dụng hàng hóa này. 1.4 Tính hiệu quả chi tiêu công để xóa đói giảm nghèo 1.4.1 Các công cụ để XĐGN : Ta thấy việc trợ cấp cho người nghèo không có khả năng tự đảm bảo cuộc sống của mình là một hành động rất thiết thực, sẽ nâng cao mức sống của người dân nghèo trong cùng một cộng đồng. Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách an sinh xã hội nói chung và đối với hộ nghèo, vùng khó khăn nói riêng. Về mặt kinh tế : Chính sách tín dụng ưu đãi ; chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo ; các dự án nông, lâm, khuyến ngư phát triển các nghành nghề ; các dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho các vùng đặc biệt khó khăn Cung cấp hàng hóa công: Chính sách trợ giúp y tế ; chính sách hỗ trợ giáo dục ; chính sách về nước sạch và nhà ở ; chính sách hỗ trợ pháp lí.  1.4.2 Tính hiệu quả của chương trình : Nhà nước ta sử dụng các hình thức trên để hỗ trợ cho người nghèo. Vậy hiệu quả của chương trình được đánh giá thông qua hiệu quả của các hình thức trên như thế nào. Nếu như thông qua các hình thức trên người nghèo có được hưởng những lợi ích đó hay không, và đã cải thiện được đời sống của người dân như thế nào thì đó chính là hiệu quả của chương trình Thông qua các tiêu chí như : Chương trình mang lại phúc lợi gì, tỉ lệ thoát nghèo Đối tượng được nhận Chi phí bỏ ra là thấp nhất . PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHI TIÊU CÔNG ĐỂ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở NƯỚC TA TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY Công tác triển khai chi tiêu công để xóa đói giảm nghèo 2.1.1 Mục tiêu xóa đói giảm nghèo nước ta: Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo". Chuẩn đói nghèo sau năm 2000 là 80.000 – 100.000 -150.000 đồng. Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu: Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói. Đạt phổ cập giáo dục tiểu học. Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh. Tăng cường sức khỏe bà mẹ. Phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác. Đảm bảo bền vững môi trường. Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển. Mục tiêu giảm nghèo trong giai đoạn 2006 - 2010 của Việt Nam là giảm tỷ lệ hộ nghèo từ khoảng 23% năm 2005 xuống còn 15% năm 2010, cải thiện đời sống của nhóm hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo: Thu nhập của nhóm nghèo tăng 1,45 lần so với 2005 Các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu 6 triệu lượt hộ nghèo được vay tín dụng ưu đãi 4,2 triệu lượt hộ nghèo tập huấn về khuyến nông lâm ngư 1,5 triệu người được miễn giảm phí học nghề 15 triệu người được khám chữa bệnh miễn phí khi đau ốm 19 triệu lượt học sinh nghèo được miễn, giảm học phí, tiền xây dựng trường 500 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm 2.1.2 Ngân sách chi cho xóa đói giảm nghèo: Từ năm 2001 đến 2003 tổng chi ngân sách trung bình tại Việt Nam tăng gần 16%, tỉ lệ chi tiêu công chiếm 3% GDP. Với nguồn kinh phí hằng năm bố trí cho xóa đói, giảm nghèo khoảng 600 - 700 tỉ đồng (bình quân khoảng 100.000 đ/người)...Tổng kinh phí Ngân sách Nhà nước đã bố trí để hỗ trợ người nghèo, vùng khó khăn là khoảng 193.000 tỷ đồng. Trong đó, tiền để thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp là 132.000 tỷ đồng, thực hiện tín dụng ưu đãi là 61.000 tỷ đồng. Mức hỗ trợ bình quân hàng năm là trên 36.000 tỷ đồng. Điều đáng chú ý là tốc độ chi của Nhà nước dành cho người nghèo, vùng khó khăn tăng hàng năm bình quân 15% - 20%, đặc biệt 2 năm khó khăn gần đây, tốc độ chi tăng đến 25% - 30%. Đánh giá hiệu quả chi tiêu công cho xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến nay Hiệu quả chương trình: Tỉ lệ giảm nghèo: Nếu năm 1998 tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam vẫn còn ở mức 37% và năm 2000 giảm còn 32%, thì năm 2002 còn 28,9% và năm 2004 còn 24,1% với 1,44 triệu hộ, 18,1% (năm 2006) xuống còn 14,75%  (năm 2007) và 12,1% (năm 2008) và ước dưới 11% vào cuối năm 2009. Một số địa phương cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Bình Dương... Tuy vậy, cả nước vẫn còn 59 huyện có tỷ lệ nghèo trên 50% trong đó 27 huyện tỷ lệ nghèo trên 60%, 10 huyện trên 70% và 1 huyện trên 80%; 3006 xã có tỷ lệ nghèo trên 25%, trong đó có 1378 xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II. Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh chóng ở những vùng mà tỷ lệ ban đầu là cao nhất. Tuy nhiên, ngay cả ở những vùng cao nguyên nghèo nhất, một số tỉnh cũng đang giảm nghèo tốt hơn và bắt đầu theo kịp các tỉnh giàu hơn ở vùng đồng bằng. Điều đó là do đối với các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Chính phủ đã có những chính sách ưu tiên như Chương trình 135, ổn định dân di cư tự do, chính sách trợ giá, trợ cước, Chương trình 173, Chương trình 186... Những chính sách đó đã giúp người nghèo, người dân tộc xóa đói, giảm nghèo, lĩnh hội được các thành quả của quá trình phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Tuy chưa theo kịp tốc độ của vùng đồng bằng, vùng đô thị, song đời sống của người dân nơi đây đã có những thay đổi tích cực, kết cấu hạ tầng phát triển, thị trường hàng hóa đã bắt đầu hình thành, dần dần thay thế nền kinh tế tự cung, tự cấp trước đây. 2.2.1.2 Đời sống nâng cao thông qua các công cụ XĐGN của CP: *Về mặt kinh tế : Chính sách tín dụng ưu đãi : Hình thức vay ưu đãi cho người nghèo có khả năng làm việc nhưng không có vốn sản xuất tạo thu nhập cho mình thoát nghèo. Mỗi lần vay từ 4 đến 7 triệu nhưng không được vượt quá 15 triệu. Thời kì cho vay không vượt quá 5 năm. Các khoản vay có thể bằng tiền mặt. Chính sách cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác thời gian qua đã giúp hàng triệu người dân ổn định cuộc sống. Ngân hàng Chính sách xã hội thống kê, đến nay đã có tới 17 chương trình tín dụng cấp quốc gia. Tính đến hết tháng 6-2009, tổng dư nợ đã đạt tới 60.211 tỷ đồng, với gần 7 triệu hộ gia đình là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được thụ hưởng. Trong 2 năm 2006-2007 có gần 2,9 triệu hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi từ ngân sách chính sách xã hội. Riêng tỉnh Yên Bái có tới 51% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 20,16%, cá biệt có xã đến 80%. Sau gần 2 năm thực hiện cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào DTTS nghèo đặc biệt khó khăn theo Quyết định 32 của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh đã có 975 hộ được vay 4.829 triệu đồng. Gia đình anh Tư ba năm về trước, là hộ nghèo nhất ấp Sơn Lập, xã Nam Thái (Hòn Đất - Kiên Giang). Từ khi mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng bè, cuộc sống của họ ngày càng khởi sắc. Để có vốn nuôi cá, chúng tôi làm đơn vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội và được vay 7.000.000 đồng/hộ. Một năm 2 vụ cá, mỗi vụ chúng tôi thu hoạch 1 - 2 tấn, thu nhập 24 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, hộ lãi ít nhất cũng được 4 triệu đồng, còn đa phần bà con đều đút túi khoảng 10 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo: cung cấp đất để sản xuất tại một quy định hạn nghạch cho những hộ nghèo dân tộc thiểu số mà thiếu hoặc không có đất sản xuất, tạo ra thu nhập bền vững và sau đó thoát nghèo. Điều kiện thụ hưởng phải có đủ 3 tiêu chí sau: không có đất sản xuất ổn định thuộc quyền sử dụng của hộ theo quy định của Nhà nước; nơi ở không ổn định, xa điểm dân cư, di chuyển chỗ ở theo nơi sản xuất; chưa được hưởng các chính sách tương tự của Nhà nước. Những hộ được giao đất sản xuất, đất ở phải cam kết không được sang bán, cầm cố hay cho tặng người khác. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20-7-2004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Mức giao đất sản xuất tối thiểu một hộ là 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ. Căn cứ quỹ đất cụ thể của từng địa phương, khả năng lao động và số nhân khẩu của từng hộ và khả năng của ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét quyết định giao đất sản xuất cho hộ đồng bào với mức cao hơn. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số... Hiện tại, chính sách này được triển khai tại 51 địa phương, với gần 500.000 hộ dân được thụ hưởng. Tổng kinh phí dành cho chương trình này đã lên tới trên 9.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2004 – 2008. Các dự án nông, lâm, khuyến ngư phát triển các nghành nghề: cung cấp cho người nghèo những kiến thức kĩ năng, lập kế hoạch, phân bổ thích hợp sản xuất, nâng cao công nghệ sản xuất để họ tạo ra được thu nhập ổn định. Chính sách hỗ trợ ngư dân (tổng kinh phí năm 2008 là trên 2.100 tỷ đồng). Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều chính sách ưu đãi về thuế, phí, lệ phí. Thống kê cho thấy, nhóm các chính sách này lên tới 5 loại, trong đó có thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền thuê mặt đất - mặt nước, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng... Với việc áp dụng các loại thuế này, nhiều đối tượng đã được hưởng lợi, tạo thuận lợi lớn cho người dân, doanh nghiệp ở vùng khó khăn. Các dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho các vùng đặc biệt khó khăn: Ngân sách TW hỗ trợ sẽ là 800.000.000/năm theo chương trình 135. Năm 2005, tỉnh Lào Cai : nâng cấp 532 công trình với tổng chiều dài 1.400km và 93 cây cầu ; gần 300 công trình thủy lợi, tưới tiêu cho trên 6 ngàn ha lúa và hoa màu. Tỉnh Thanh Hoá, từ năm 1999 đến năm 2006, trên địa bàn 102 xã đặc biệt khó khăn của Thanh Hoá đã có 503 công trình cơ sở hạ tầng nông thôn được xây dựng và hoàn thành, với tổng kinh phí đầu tư 277,5 tỷ đồng. Năm 2008, Chính phủ đã dành 3.800 tỷ đồng cho Chương trình 135 giai đoạn II, hỗ trợ đầu tư rất quan trọng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng mới được hơn 500 công trình trong phạm vi cả nước, chủ yếu là các chương trình về hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế và tăng cường nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số...tính đến nay, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ của các nước, các tổ chức trên thế giới đã hỗ trợ khoảng 300 triệu USD cho Chương trình 135 của Việt Nam. Kết thúc năm 2008, Chương trình đã có 110 xã hoàn thành mục tiêu: 93,7% xã cơ bản đã có các công trình thiết yếu về cơ sở hạ tầng; 61% xã có công trình thủy lợi nhỏ đảm bảo phục vụ sản xuất. Về cơ bản thì đã đạt được mục tiêu: phát triển cơ sở hạ tầng các xã nghèo, hoàn thành các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu , nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại: cuối năm 2003, phát hiện sai phạm 8 tỷ đồng trong việc chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng cho dân tộc thiểu số, một số công trình đã không tính đến hiệu quả lâu dài: Ninh Thuận Công trình thủy lợi không hiệu quả trong mùa khô, chưa đưa vào sử dụng, Đập Phà Sắc: 3km đường ống dẫn nước bị gãy. *Cung cấp hàng hóa công: Chính sách trợ giúp y tế : cung cấp dịch vụ y tế nhiều hơn người nghèo, để giảm rủi ro đối với họ. Một chính sách thiết thân khác là khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Được thực hiện từ năm 2002, đến năm 2009 này đã có tới 21 triệu người được thụ hưởng. Tổng kinh phí để mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo trong giai đoạn 2005 - 2009 là trên 8.500 tỷ đồng, tiền chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi là gần 5.000 tỷ đồng...Năm 2007, khoảng 15 triệu lượt người nghèo được cấp thẻ BHYT và khoảng 90% được khám chữa bệnh miễn phí bằng thẻ. Chính sách hỗ trợ giáo dục : nâng cao số lượng trẻ em nghèo được đến trường, phát triển trình độ giáo dục cho người nghèo bằng cách thực hiện các chương trình hỗ trợ như : cho vay vốn ưu đãi sinh viên ĐH, CĐ thuộc diện hộ nghèo, khó khăn(Ngân hàng Chính Sách Xã Hội còn có 597 phòng giao dịch ở các quận huyện và hàng ngàn điểm giao dịch tại các xã, phường. HSSV có thể đến các phòng giao dịch ở quận huyện nơi đang theo học tại các trường ĐH, CĐ để làm thủ tục vay vốn ưu đãi); các học bổng cho các học sinh, sinh viên nghèo hiếu học ; miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Năm 2007, 5 triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí, năm học 2007-2008 có hơn 750.000 học sinh, sinh viên đã được vay vốn học tập gần 5.169 tỷ đồng. Trong đó, số hộ nghèo chiếm hơn 14%, hộ cận nghèo là 67%, hộ khó khăn gần 15%. Theo đánh giá của Ngân hàng Chính sách xã hội, sau hai năm thực hiện quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đào tạo, đối tượng và chính sách ưu đãi được mở rộng hơn, số tiền cho vay của chương trình đã tăng 47 lần so với chín năm trước đó. Số học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được thụ hưởng cũng đã tăng gấp 14 lần. Chính sách về nước sạch và nhà ở : cung cấp cho người nghèo đặc biệt là dân tộc thiểu số về nhà ở và nước sạch để xóa đói giảm nghèo bền vững. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số Về nhà ở: Mức giao diện tích đất ở tối thiểu 200 m2 cho mỗi hộ đồng bào sống ở nông thôn. Căn cứ quỹ đất ở và khả năng ngân sách của địa phương. Ngân sách TW hỗ trợ với mức 5 triệu đồng/hộ để làm nhà ở. Căn cứ tình hình và khả năng ngân sách, các địa phương hỗ trợ thêm và huy động sự giúp đỡ của cộng đồng. Về nước sạch: Đối với các hộ đồng bào dân tộc ở phân tán vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt thì Ngân sách TW hỗ trợ 0,5 tấn xi măng/ hộ để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc hỗ trợ 300.000 đồng/hộ để đào giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt. Còn đối với công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: ngân sách trung ương hỗ trợ 100% cho các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên hỗ trợ 50% đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương khi xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào phải bảo đảm tính bền vững và hiệu quả. Sau 4 năm thực hiện từ năm 2001, Quyết định 134, nguồn kinh phí đã giải ngân được 3.734,12 tỷ đồng (đạt 83% kế hoạch). Trong đó hỗ trợ nhà ở đạt 118%, hỗ trợ đất ở 83%, hỗ trợ nước phân tán 81%, hỗ trợ nước tập trung là 84%. Với chính sách này người dân có nhà ở ổn định hơn, và nhiều vùng có nước sạch để sử dụng: Ví dụ như đồng bào Mông đã có nước để phục vụ sản xuất Nông nghiệp. ... Hiện tại, chính sách này được triển khai tại 51 địa phương, với gần 500.000 hộ dân được thụ hưởng. Tổng kinh phí dành cho chương trình này đã lên tới trên 9.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2004 – 2008. Chính sách hỗ trợ pháp lí : bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo , bảo đảm công lý và bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ pháp lý, nâng cao nhận thức và kiến thức về các vấn đề mà pháp luật và các quy định, tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và thực hành cơ sở dân chủ. Ngày 06/9/1997 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 764/QĐ-TTg về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo. Các trung tâm trợ giúp pháp lý miễn phí trong thời gian qua đều do Sở Tư pháp quản lý và chỉ đạo thực hiện, đến nay thì hoạt động này đã được mở rộng ra tất cả các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cụ thể như: Hội Luật gia, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản… được triển khai đến các địa phương tạo thành một sức mạnh tổng hợp trong việc trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. Khi được tư vấn và tiếp xúc nhiều với các chương trình, những hộ nghèo, vùng sâu vùng xa đã nhận biết thêm được nhiều điều về: sức khỏe, quyền lợi, các chương trình kế hoạch hóa gia đình… Nhận xét: Khi đánh giá về các chính sách hỗ trợ người nghèo, vùng khó khăn ta thấy rằng các chính sách tương đối đầy đủ, toàn diện trên các lĩnh vực và gắn với sản xuất, đời sống của người nghèo, vùng khó khăn, góp phần giảm nghèo nhanh.  Những điều chưa đạt được: Tuy nhiên, chương trình chi tiêu công cũng còn tồn tại biến dạng như: 2.2.2.1 Chất lượng của chương trình, công trình không cao: chính sách vẫn còn phân tán, trùng lắp trong quá trình thực hiện các chính sách an sinh xã hội cũng được Chính phủ chỉ ra. Trong đó đáng nói nhất là tình trạng giải ngân vốn cho các chương trình, dự án còn chậm, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư. Chất lượng một số công trình đầu tư chưa được bảo đảm. Có công trình đầu tư xong đã không mang lại hiệu quả, như đầu tư chợ nhưng không có người vào mua bán, nhiều trường học và bệnh xá xuống cấp nhanh, một số khu neo đậu tàu thuyền không có tàu thuyền vào. 2.2.2.2 Sai đối tượng, tham ô: Nhiều chính sách trước khi ban hành chưa được nghiên cứu kỹ, chưa xác định được đối tượng thụ hưởng nên khi đi vào cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, gây lãng phí. Đồng thời quá trình phân bổ tiền trợ cấp từ Chính phủ xuống địa phương nhiều trường hợp sai đối tượng và bị ăn bớt. Khoảng 10% số người hưởng lợi từ CTMTQG-GN không phải là người nghèo theo tiêu chí thu nhập của khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (KSMSHGĐVN). Do đó, ước tính tỷ lệ rò rỉ của Quốc gia theo các năm trung bình khoảng 10%. Ví dụ như: dịp tết Kỷ Sửu, Chính phủ đã chi 3.800 tỉ đồng để hỗ trợ người nghèo ăn tết, mỗi nhân khẩu 200.000 đồng hoặc 1 triệu đồng/hộ. Thế nhưng chủ trương hợp lòng dân đó đã bị một số nơi làm méo mó. Phổ biến nhất là tình trạng tiền cho dân nghèo bị xà xẻo hoặc lấy của người nghèo chia cho người không nghèo. Bên cạnh đó, một số chương trình phân bổ tiền sai, ví dụ trong chương trình 135, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý gần 39,6 tỷ đồng. Đáng lưu ý là trong khi rất nhiều địa phương mong mỏi nhận được sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để thoát nghèo thì vẫn có trên 2,347 tỷ đồng tiền thừa, không dùng đến, phải nộp trả ngân sách Nhà nước. Trong khi đó, có khoảng 4,9 tỷ đồng đã bị các địa phương chi sai đối tượng. Điển hình như, đối với Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhiều tỉnh đã phân bổ cho các đối tượng không thuộc Quyết định 164 của Thủ tướng CP, như Hà Giang hơn 11 tỷ đồng, Lào Cai 1,9 tỷ đồng, Sóc Trăng 1,7 tỷ đồng... hoặc phân bổ sai mục đích như Lào Cai lấy tiền đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để khai hoang ruộng (420 triệu đồng), sửa chữa các công trình cầu cống, thuỷ lợi (540 triệu đồng)... 2.2.2.3 Tái nghèo:Bên cạnh đó vẫn còn một số hộ đã thoát nghèo nhưng trong một thời gian ngắn lại bị tái nghèo. Mà nguyên nhân đó là, người dân chưa được hưởng đầy đủ các chính sách trợ cấp của Nhà nước và bị tác động bởi các yếu tố khách quan như: thiên tai, dịch bệnh và biến động xấu của thị trường. Ví dụ: trong năm 2002, Quảng Nam có 10.629 hộ thoát nghèo thì lại có 9.387 hộ tái nghèo; Lâm Đồng có 2.948 hộ thoát nghèo thì lại có 4.510 hộ tái nghèo... Như vậy, nếu tính bình quân, có đến 60 - 70% tái nghèo, tức là tình trạng nghèo đói tăng cấp số cộng so với kết quả xóa đói giảm nghèo. Còn hiện tại, theo Sở LĐ-TB&XH Quảng Ngãi từ đầu năm đến nay tỉnh này có trên 400 hộ tái nghèo nâng số hộ nghèo lên con số 83.500 theo chuẩn mới. Đấy là tại các tỉnh có kinh tế khó khăn, còn tại các thành phố lớn, tái nghèo cũng xuất hiện. Theo kết quả đợt rà soát mới nhất tình hình hộ nghèo trên địa bàn TP.HCM của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm TP cho thấy từ đầu năm đến nay, TP đã phát sinh thêm 186 hộ nghèo (có thu nhập bình quân dưới 6 triệu đồng/người/năm), nâng tổng số hộ nghèo TP lên 17.219 hộ, chiếm 1,35% tổng số hộ dân TP. CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận: Qua quá trình thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, đây chính là một động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước, chúng ta thấy rằng việc Nhà nước chi cho các chương trình xóa đói giảm nghèo đã giúp cho đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, hải đảo… phần nào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hiệu quả và công bằng trong xóa đói giảm nghèo của nước ta.doc
Tài liệu liên quan