Tiểu luận Hình thức can thiệp của chính phủ vào chi tiêu công

Không có nhiều hàng hóa công cộng thực sự - những hàng hóa nhiều người có thể cùng sử dụng và là đối tượng của vấn đề kẻ ăn không - do đó hầu hết các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế thị trường đều có thể được các công ty tư nhân sản xuất và bán trong các thị trường tư nhân. Các ví dụ khác về hàng hóa công cộng có thể kể đến là chương trình kiểm soát lũ lụt và sâu bọ, và thậm chí cả băng tần sóng phát thanh và truyền hình được phát sóng rộng rãi trong không trung. Mỗi hàng hóa này đều có thể được nhiều người tiêu dùng sử dụng cùng lúc, và cũng là đối tượng để những kẻ ăn không hưởng thụ, ít nhất ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, với sóng phát thanh và truyền hình, các chương trình có thể được các cá nhân sản xuất và thu lợi bằng cách bán thời gian phát sóng cho quảng cáo. Hoặc trong một vài trường hợp khác, các tín hiệu phát sóng hiện đã được đổi tần số điện tử để các công ty tư nhân có thể kiếm tiền bằng cách cho thuê các thiết bị giải mã cho những người muốn xem các chương trình này.

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hình thức can thiệp của chính phủ vào chi tiêu công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch, phân bổ thích hợp sản xuất, nâng cao công nghệ sản xuất để họ tạo được thu nhập ổn định. Chính sách hỗ trợ ngư dân tổng kinh phí năm 2008 là trên 2100 tỷ đồng. Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách ưu đãi về thuế, phí, lệ phí. Thống kê cho thấy , nhóm chính sách này lên tới 5 loại, trong đó có thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền thuê mặt đất- mặt nước, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng… Việc áp dụng các loại thuế này, nhiều đối tượng đã được hưởng lợi, tạo thuận lợi lớn cho người dân, doanh nghiệp ở vùng khó khăn Các dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho các vùng đặc biệt khó khăn: Ngân sách TW hỗ trợ sẽ là 800.000.000/ năm theo chương trình 135. Năm 2005, tỉnh Lào Cai nâng cấp 532 công trình với tổng chiều dài 1.400km và 93 cây cầu; gần 300 công trình thủy lợi, tưới tiêu cho 6 ngàn ha lúa và hoa màu. Tỉnh Thanh Hóa, từ năm 1999 đến 2006 trên địa bàn 102 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa đã có 503 công trình cơ sở hạ tầng nông thôn được xây dựng và hoàn thành, với tổng kinh phí đầu tư 277,5 tỷ đông. Năm 2008, chính phủ đã dành 3.800 tỷ đồng cho chương trình 135 giai đoạn II, hỗ trợ đầu tư rất quan trọng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng mới được hơn 500 công trình trong phạm vi cả nước, chủ yếu là các chương trình về hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế và tăng cường nhận thức pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số… tính đến nay, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ của nhà nước, các tổ chức trên thế giới đã hỗ trợ khoảng 300 triệu USD cho chương trình 135 của Việt Nam . Kết thúc năm 2008, Chương trình đã có 110 xã hoàn thành mục tiêu: 93,7% xã cơ bản đã có các công trình thiết yếu về cơ sở hạ tầng; 61% xã có công trình thủy lợi nhỏ đảm bảo phục vụ sản xuất. Về cơ bản thì đạt được mục tiêu: phát triển cơ sở hạ tầng các xã nghèo, hoàn thành các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu. nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại: cuối năm 2003, phát hiện sai phạm 8 tỷ đồng trong việc chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng cho dân tộc thiểu số, một số công trình không tính đến hiệu quả lâu dài: Ninh Thuận công trình thủy lợi không hiệu quả trong mùa khô, chưa đưa vào sử dụng, Đập Phà Sắc 3km đường ống nước bị gãy. Cung cấp hàng hóa công Chính sách trợ giúp kinh tế: cung cấp dịch vụ y tế nhiều hơn cho người nghèo, để giảm rủi ro đối với họ. Một chính sách thân thiết khác là khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi. Được thực hiện từ năm 2002 đến năm 2009 đã có 21 triệu người được thụ hưởng. Tổng kinh phí để mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo trong giai đoạn 2005-2009 là trên 8.500 triệu lượt người nghèo được cấp thẻ BHYT và khoảng 90% được khám chữa bệnh bằng thẻ. Chính sách hỗ trợ giáo dục: nâng cao số lượng trẻ em được đến trường, phát triển trình độ giáo dục cho người nghèo bằng cách thực hiện các chương trình hỗ trợ như: cho vay vốn ưu đãi sinh viên ĐH, CĐ thuộc diện hộ nghèo, khó khăn ( Ngân hàng chính sách xã hội còn có 597 phòng giao dịch ở các quận huyện nơi đang theo học tại các trường ĐH, CĐ để làm thủ tục vay vốn ưu đãi); các học bổng cho các sinh viên nghèo hiếu học, miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, hoàn cành khó khăn. Năm 2007, 5 triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí, năm 2007-2008 có hơn 750.000 học sinh, sinh viên đã được vay vốn học tập gần 5.169 tỷ đồng. Trong đó, số hộ nghèo chiếm hơn 14%, hộ cận nghèo 67%, hộ khó khăn gần 15%. Theo đánh giá của Ngân hàng chính sách xã hội, sau hai năm thực hiện quyết định 157 của thủ tướng chính phủ về đào tạo, đối tượng và chính sách ưu đãi được mở rộng hơn, số tiền cho vay của chương trình đã tăng lên 47 lần so với chín năm trước đó. Số học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được thụ hưởng cũng tăng gấp 14 lần. Chính sách về nước sạch và nhà ở: cung cấp cho người nghèo đặc biệt là dân tộc thiểu số về nhà ở và nước sạch để xóa đói giảm nghèo bền vững. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số. Về nhà ở: mức giao diện tích đất tối thiểu 200m2 cho mỗi hộ đồng bào sống ở nông thôn. Căn cứ quỹ đất ở và khả năng ngân sách của địa phương. Ngân sách TW hỗ trợ với mức 5 triệu đồng/ hộ để làm nhà ở. Căn cứ tình hình và khả năng ngân sách, các địa phương hỗ trợ thêm và huy động sự giúp đỡ của cộng đồng. Về nước sạch: đối với các hộ đồng bào dân tộc ở phân tán vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt thì Ngân sách TW hỗ trợ 0,5 tấn xi măng/ hộ để xây dựng bể chứa nước hoặc hỗ trợ 300.000 đồng/ hộ để đào giếng và tạo nguồn nước sinh hoạt. Còn đối với công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: ngân sách trung ương hỗ trợ 50% đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương khi xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào phải đảm bảo tính bền vững và hiệu quả. Sau 4 năm thực hiện từ năm 2001, quyết định 134, nguồn kinh phí đã giải ngân được 3.734,12 tỷ đồng ( đạt 83% kế hoach). Trong đó hỗ trợ nhà ở đạt 118%, hỗ trợ đất ở 83%, hỗ trợ nước phân tán 81% , hỗ trợ nước tập trung là 84%. Với chính sách này người dân có nhà ở ổn định nhiều hơn và nhiều vùng có nước sạch để sử dụng… Hiện tại, chính sách này được triển khai tại 51 địa phương với gần 500.000 hộ dân được thụ hưởng. Tổng kinh phí dành cho chương trình này đã lên tới trên 9.000 tỷ đông trong giai đoạn 2004-2008. Chính sách hỗ trợ pháp lý: bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, bảo đảm công lý và bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ pháp lý, nâng cao nhận thức và kiến thức về các vấn đề mà pháp luật và các quy định, tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và thực hành cơ sở dân chủ. Nhận xét: khi đánh giá về các chính sách hỗ trợ người nghèo, vùng khó khăn ta thấy rằng các chính sách tương đối đầy đủ, toàn diện trên các lĩnh và gắn với sản xuất, đời sống của người nghèo, vùng khó khăn, góp phần giảm nghèo nhanh. Tuy nhiên, chương trình chi tiêu công cũng còn tồn tại biến dạng như: Chất lượng của chương trình, công trình không cao: chính sách vẫn còn phân tán, trùng lắp trong quá trình thực hiện các chính sách an sinh xã hội cũng được chính phủ chi ra. Trong đó đáng nói nhất là tình trạng giải ngân vốn cho các chương trình, dự án còn châm, làm giảm vốn hiệu quả vốn đầu tư. Chất lượng một số công trình đầu tư chưa được đảm bảo. Có công trình đầu tư xây dựng xong đã không mang lại hiệu quả, như đầu tư chợ nhưng không có người mua bán, nhiều trường học bệnh viện xuống cấp nhanh, một số khu neo đậu tàu thuyền không có tàu thuyền vào. Sai đối tượng, tham ô: Nhiều chính sách trước khi ban hành chưa có nghiên cứu kỹ, chưa xác định được đối tượng thụ hưởng nên khi đi vào cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, gây lãng phí. Đồng thời quá trình phân bổ tiền trợ cấp từ Chính phủ xuống địa phương nhiều trường hợp sai đối tượng và bị ăn bớt. Do đó,ước tính tỷ lệ rò rỉ của Quốc gia theo các năm trung bình khoảng 10%. Ví dụ như: dịp tết Kỷ Sửu, Chính phủ đã chi 3.800 tỷ đồng để hỗ trợ người nghèo ăn tết, mỗi nhân khẩu 200.000đồng hoặc 1trđ/ hộ. Thế nhưng chủ trương hợp lòng dân đó đã bị một số nơi làm méo mó. Phổ biến nhất là tình trạng tiền cho dân nghèo bị xà xẻo hoặc lấy của người nghèo chia cho người không nghèo.Bên cạnh đó, một số chương trình phân bổ tiền sai, ví dụ trong chương trình kiểm toán 135, Kiểm toán nhà nước đã đề nghị xử lý gần 39,6 tỷ đồng. Đáng lưu ý là trong khi rất nhiều địa phương mong mỏi nhận được sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để thoát nghèo vẫn có trên 2,347 tỷ đồng tiền thừa, không dùng đến, phải nộp trả ngân sách Nhà nước. Trong khi đó, có khoảng 4, 9 tỷ đồng đã bị các địa phương chi sai đối tượng. Tái nghèo: bên cạnh đó vẫn còn một số hộ đã thoát nghèo nhưng trong một thời gian ngắn lại bị tái nghèo. Mà nguyên nhân đó là, người dân chưa được hưởng đầy đủ các chính sách trợ cấp của Nhà nước và bị tác động bởi các yếu tố khách quan như: thiên tai, dịch bệnh và biến động xấu của thị trường. Ví dụ 2 : Theo dự báo của EVN, tổng nhu cầu điện sản xuất toàn quốc năm 2011 là 117,63 tỷ kWh, tăng 17,63% so với tổng sản lượng điện thực hiện năm 2010 (100,1 tỷ kWh), trong đó tổng nhu cầu điện sản xuất 6 tháng mùa khô 2011 là 56,14 tỷ kWh tăng 18,3% so với thực hiện 6 tháng mùa khô 2010, tổng nhu cầu điện sản xuất 6 tháng cuối năm 2011 là 61,49 tỷ kWh tăng 16,8% so với thực hiện 6 tháng cuối năm 2010. Do tình hình khô cạn năm 2010 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tích nước các hồ thuỷ điện. Tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2011, mực nước hầu hết các hồ thuỷ điện trên cả nước đều thấp hơn nhiều so với mực nước yêu cầu, cụ thể mực nước hồ Hòa Bình chỉ đạt 100,89m/117m (thấp hơn 16,11m yêu cầu), hồ Tuyên Quang chỉ đạt 108,7m/120m (thấp hơn 11,3m), hồ Ialy đạt 493,0m/515m (thấp hơn 21,96m), hồ Trị An đạt 54,0m/62m (thấp hơn 7,98m). Tổng lượng nước thiếu hụt của các hồ chứa thủy điện so với mực nước yêu cầu đầy hồ vào khoảng 13 tỷ m3, tương đương sản lượng điện thiếu hụt khoảng 3 tỷ kWh. Bên cạnh đó, một số nhà máy điện do phải khai thác liên tục trong thời gian qua, thời hạn bảo dưỡng sửa chữa đã vượt quá mức cho phép, do đó hay xảy ra sự cố. Ngoài ra, một số nhà máy nhiệt điện than mới đưa vào hoạt động năm 2010 vẫn chưa vận hành ổn định, nên hệ thống điện quốc gia vẫn có nguy cơ thiếu điện vào các tháng mùa khô 2011. Trước các khó khăn về cung ứng điện nêu trên, Bộ Công Thương đã khẩn trương chỉ đạo EVN xây dựng kế hoạch cung cấp điện mùa khô và cả năm 2011 để trình Bộ phê duyệt. Ngày 12 tháng 01 năm 2011, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 0152/QĐ-BCT phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2011 làm cơ sở pháp lý cho điều hành cung ứng điện. Theo đó, các loại nguồn thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, nhập khẩu điện đã được huy động phát điện tối đa, các nguồn điện có giá thành cao (chạy dầu FO, DO) cũng được huy động ở mức rất cao để đáp ứng nhu cầu điện của hệ thống.  Việc điều chỉnh giá điện năm 2011 Sự cần thiết điều chỉnh giá điện 2011 Ngày 23 tháng 02 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 268/QĐ-TTg về biểu giá bán lẻ điện áp dụng từ năm 2011 và Quyết định số 269/QĐ-TTg về giá bán điện năm 2011. Việc điều chỉnh giá điện năm 2011 là bước đi cần thiết để thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển các mặt hàng sang thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và thực hiện lộ trình điều chỉnh giá điện quy định tại Quyết định 21/2009/QĐ-TTg ngày 12/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về giá bán điện năm 2009 và các năm 2010 - 2012 theo cơ chế thị trường. Cũng qua đây nhằm xử lý một số vấn đề mang tính căn bản, dài hạn hơn để xử lý những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực phát triển điện lực ở nước ta thời gian qua, chủ yếu như: Giá điện của Việt Nam trong những năm qua vẫn đang ở mức thấp và thấp hơn giá thành thực tế cho sản xuất kinh doanh điện nếu tính đầy đủ các yếu tố đầu vào theo giá thị trường, do vậy không bảo đảm được cân bằng tài chính cho các đơn vị sản xuất điện, không hấp dẫn được các nhà đầu tư vào lĩnh vực này, dẫn tới tình trạng chậm đầu tư các nguồn điện mới; đồng thời cũng không khuyến khích doanh nghiệp và người sử dụng điện điện lựa chọn đổi mới công nghệ sản xuất, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, v.v... Bên cạnh đó, hiện nay chi phí cho sản xuất kinh doanh điện cũng đã tăng cao. Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hầu hết các chi phí thực tế cho sản xuất kinh doanh điện (số liệu chưa được kiểm toán) đều tăng cao hơn so với số liệu tính toán. Trong năm 2010, các nhà máy nhiệt điện chạy than mới đưa vào vận hành phát không ổn định, điều kiện thuỷ văn bất lợi, hạn hán kéo dài, các nhà máy thủy điện không đủ nước để vận hành, vì vậy hệ thống phải huy động các nguồn điện có giá cao (nguồn điện chạy dầu, nhập khẩu) làm tăng thêm chi phí hàng nghìn tỷ đồng. Các thông số đầu vào hình thành giá điện cũng đã tăng cao Biểu giá điện năm 2011 được điều chỉnh trên nguyên tắc không gây ra sự biến động lớn về giá; bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt đối với các hộ nghèo và các hộ thu nhập thấp, tức là nhà nước vẫn có cơ chế hỗ trợ giá điện cho các hộ này giá điện cho các thành phần được xây dựng minh bạch, không có bù chéo trong giá giữa các đối tượng khách hàng; giá điện được tính toán để tách bạch chức năng kinh doanh và bảo trợ xã hội của ngành điện. Bảng giá điện từ 01/03 năm 2011 Số TT Nhóm đối tượng khách hàng GIÁ (VND/kWh) 1 Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất 1.1 Các ngành sản xuất 1.1.1 Cấp điện áp từ 110 kV trở lên a) Giờ bình thường 1,043 b) Giờ thấp điểm 646 c) Giờ cao điểm 1,862 1.1.2 Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV a) Giờ bình thường 1,068 b) Giờ thấp điểm 670 c) Giờ cao điểm 1,937 1.1.3 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV a) Giờ bình thường 1,093 b) Giờ thấp điểm 683 c) Giờ cao điểm 1,999 1.1.4 Cấp điện áp dưới 6kV a) Giờ bình thường 1,139 b) Giờ thấp điểm 708 c) Giờ cao điểm 2,061 1.2 Bơm nước tưới tiêu 1.2.1 Cấp điện áp từ 6 kV trở lên a) Giờ bình thường 956 b) Giờ thấp điểm 497 c) Giờ cao điểm 1,415 1.2.2 Cấp điện áp dưới 6 kV a) Giờ bình thường 1023 b) Giờ thấp điểm 521 c) Giờ cao điểm 1,465 2 Giá bán lẻ điện cho khối hành chính sự nghiệp 2.1 Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông 2.1.1 Cấp điện áp từ 6 kV trở lên 1,117 2.1.2 Cấp điện áp dưới 6 kV 1,192 2.2 Chiếu sáng công cộng 2.2.1 Cấp điện áp từ 6 kV trở lên 1,217 2.2.2 Cấp điện áp dưới 6 kV 1,291 2.3 Đơn vị hành chính sự nghiệp 2.3.1 Cấp điện áp từ 6 kV trở lên 1,242 2.3.2 Cấp điện áp dưới 6 kV 1,291 3 Giá bán điện cho kinh doanh 3.1 Cấp điện áp từ 22 kV trở lên a) Giờ bình thường 1,713 b) Giờ thấp điểm 968 c) Giờ cao điểm 2,955 3.2 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV a) Giờ bình thường 1,838 b) Giờ thấp điểm 1,093 c) Giờ cao điểm 3,067 3.3 Cấp điện áp dưới 6 kV a) Giờ bình thường 1,862 b) Giờ thấp điểm 1,142 c) Giờ cao điểm 3,193 4 Giá bán lẻ điện cho sinh hoạt 4.1 Giá bán lẻ điện sinh hoạt Cho kWh từ 0-50kWh (diện người nghèo) 993 Cho kWh từ 0-100 kWh (không thuộc diện người nghèo) 1,242 Cho kWh từ 101- 150 1,304 Cho kWh từ 151-200 1,651 Cho kWh từ 201- 300 1,788 Cho kWh từ 301- 400 1,912 Cho kWh từ 401 trở lên 1,962 4.2 Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước 1,639 2.2 .Thực hiện đánh thuế và trợ cấp nhằm không khuyến khích hoặc khuyến khích khu vực tư sản xuất và cung cấp hàng hóa công Thực tế ở các nước phát triển cho thấy nếu nhà nước giữ vai trò chi phối trong cung ứng dịch vụ công thì hiệu quả sẽ không cao, nhưng nếu không có nhà nước cũng sẽ thất bại. Mặc dù có những hạn chế nhất định, trên một số lĩnh vực cung ứng dịch vụ công cụ thể, song thực tế cho thấy rằng chỉ có nhà nước mới có đủ khả năng cung ứng các dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ công cộng mà không thể tư nhân nào cũng có thể không vì lợi nhuận mà đảm nhận, và việc đảm nhận tốt vai trò này của Nhà nước là điều kiện cho sự phát triển bền vững của xã hội. Ở Việt Nam, cho đến nay nhà nước vẫn là chủ thể chủ yếu trong cung cấp dịch vụ công.. Trong xu thế hội nhập, với mục tiêu xây dựng “nhà nước của dân, do dân, vì dân” thì việc nhà nước cung cấp các DVC phục vụ nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra sự phát triển bền vững là điều tất yếu. Tuy nhiên, xuất phát từ thực trạng cung ứng DVC hiện nay cho thấy, vai trò của Nhà nước trong cung cấp DVC là hết sức quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà khu vực tư nhân vẫn chưa đủ mạnh để có thể đảm nhận được những lĩnh vực thiết yếu. Chính sách quốc phòng: việc phòng thủ cho một quốc gia là một dạng hàng hóa hoàn toàn khác biệt so với máy vi tính hay nhà ở: con người không thể thanh toán cho từng đơn vị hàng hóa mà họ sử dụng mà phải mua một tổng thể cho toàn bộ quốc gia. Cung cấp dịch vụ quốc phòng cho một cá nhân không có nghĩa là những người khác ít được bảo vệ hơn, bởi vì trên thực tế tất cả mọi người đều tiêu thụ các dịch vụ quốc phòng này cùng nhau. Trên thực tế thì dịch vụ quốc phòng được cung cấp cho tất cả dân chúng trong một quốc gia kể cả những người không muốn dịch vụ này, bởi vì không có một cách làm hiệu quả nào khác. Chỉ có các quốc gia chứ không phải là các làng xã hay các cá nhân có thể có đủ nguồn lực để sản xuất máy bay chiến đấu phản lực. Loại hình hàng hóa này gọi là hàng hóa công cộng, bởi vì không một doanh nghiệp tư nhân nào có thể bán dịch vụ quốc phòng cho các công dân của một quốc gia mà vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh. Nó chỉ đơn giản là không thể bán dịch vụ quốc phòng cho những người cần và không bảo vệ những người từ chối thanh toán dịch vụ đó. Và nếu những người này vẫn được bảo vệ mà không phải trả tiền thì tại sao họ phải chọn cách thanh toán? Điều này được coi là vấn đề "kẻ ăn không", và đó là lý do chính giải thích vì sao chính phủ phải điều hành quốc phòng và dùng thuế để chi cho quốc phòng. Không có nhiều hàng hóa công cộng thực sự - những hàng hóa nhiều người có thể cùng sử dụng và là đối tượng của vấn đề kẻ ăn không - do đó hầu hết các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế thị trường đều có thể được các công ty tư nhân sản xuất và bán trong các thị trường tư nhân. Các ví dụ khác về hàng hóa công cộng có thể kể đến là chương trình kiểm soát lũ lụt và sâu bọ, và thậm chí cả băng tần sóng phát thanh và truyền hình được phát sóng rộng rãi trong không trung. Mỗi hàng hóa này đều có thể được nhiều người tiêu dùng sử dụng cùng lúc, và cũng là đối tượng để những kẻ ăn không hưởng thụ, ít nhất ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, với sóng phát thanh và truyền hình, các chương trình có thể được các cá nhân sản xuất và thu lợi bằng cách bán thời gian phát sóng cho quảng cáo. Hoặc trong một vài trường hợp khác, các tín hiệu phát sóng hiện đã được đổi tần số điện tử để các công ty tư nhân có thể kiếm tiền bằng cách cho thuê các thiết bị giải mã cho những người muốn xem các chương trình này. Chính sách giáo dục của nhà nước. Khi bạn đến với trường học cuả mình, bạn đang tìm kiếm cách cải thiện cho chính mình và gia đình chứ không cần thiết phải cải thiện cho cả một cộng đồng lớn. Nhưng kết quả từ sự nâng cao học vấn của bạn đã trở thành một thành viên hữu ích và được đào tạo cao hơn trong cộng đồng của bạn. Bạn hiện giờ có những kỹ năng mới và đã xây dựng được một doanh nghiệp mới tạo cơ hội và việc làm cho những người khác. Như vậy, học vấn của bạn đã làm lợi cho những người khác, điều này khác với quan hệ giữa những người sản xuất và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Giáo dục thường được coi là đưa lại những lợi ích ngoại sinh cho một quốc gia do những nhân công có học vấn thường linh hoạt và năng suất hơn, và chắc chắn là ít khả năng thất nghiệp hơn. Điều này có nghĩa là chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục ngày hôm nay có thể sẽ dẫn đến những khoản tiết kiệm của xã hội và cá nhân không phải chi tiêu vào việc phòng chống tội phạm, nghèo đói và các vấn đề xã hội khác, cũng như tăng mức độ kỹ năng, tính linh hoạt và năng suất của lực lượng lao động. Mở rộng ra, bất cứ sản phẩm nào đưa lại những lợi ích ngoại sinh đáng kể hoặc lợi ích vượt trội thì chính phủ có thể xem xét đến việc trợ cấp hoặc khuyến khích tiêu dùng, sản xuất sản phẩm đó để giá trị của các lợi ích ngoại sinh đó có thể được tính bằng giá cả thị trường và sản lượng đầu ra của các sản phẩm đó. Trong khi chi phí ngoại sinh sẽ dẫn đến việc sản xuất dư thừa một số hàng hóa nhất định thì việc tồn tại lợi ích ngoại sinh sẽ dẫn đến việc sản xuất dưới mức cầu các hàng hóa và dịch vụ khác. Ví dụ : Hiện nay, thuế TTĐB đang được căn cứ vào số chỗ ngồi: dưới 5 chỗ chịu thuế suất 50%, từ 6 - 15 chỗ là 30% và từ 16 - 24 chỗ là 15%.điều này chứng tỏ là nhà nước khuyến khích và tạo ưu đãi hơn cho việc tiêu thụ xe ôtô có nhiều chõ ngồi Giáo dục công lập có lẽ là ví dụ lớn nhất và đặc trưng nhất về chi tiêu và trợ cấp của chính phủ cho một dịch vụ được xem là có lợi ích ngoại sinh đáng kể. Chúng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. 1 đặc điểm xuyên suốt của hàng hóa công. Nó hoạt động để cung cấp lợi ích cho mọi người. Tất cả mọi người đều có được lợi ích như nhau. Khu vự tư cung cấp hàng hóa công : Tính không hiệu quả khi khu vực tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng: Cây cầu - một ví dụ về hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá nhưng điều đó là không được mong muốn Đối với những hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá thì để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn, cần áp dụng việc thu phí để những người tiêu dùng có thể được hưởng đầy đủ lợi ích do hàng hóa công cộng mang lại. Tuy nhiên nếu mức phí quá cao (chẳng hạn do chi phí giao dịch để thực hiện cơ chế loại trừ lớn) thì số lượng người sử dụng có thể thấp hơn điểm gây tắc nghẽn quá nhiều dẫn đến tổn thất phúc lợi xã hội. Trong trường hợp khu vực tư nhân đứng ra cung cấp hàng hóa cộng cộng thì mức phí họ thu của người tiêu dùng sẽ khiến cho tổn thất phúc lợi xã hội xảy ra.. Do vậy, đối với hàng hóa công cộng mà chi phí biên để cung cấp bằng 0 hoặc không đáng kể thì hàng hóa đó nên được cung cấp miễn phí, kể cả khi nó có thể được loại trừ bằng giá. Một nguyên nhân nữa khiến cho tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng không hiệu quả là nó thường có xu hướng được cung cấp với số lượng ít. Một người có vườn bên đường được trồng hoa thì cả khu vực gần đó sẽ tăng vẻ mỹ quan cũng như nhiều người cùng được thưởng thức vẻ đẹp của hoa. Thế nhưng người trồng hoa sẽ cân đối thời gian, chi phí bỏ ra với nhu cầu thưởng thức vẻ đẹp của hoa của cá nhân mình chứ không tính đến nhu cầu của những người hàng xóm, chính vì vậy người đó nhiều khả năng sẽ trồng ít hoa đi. Tuy vậy khu vực tư nhân có thể cung cấp hàng hóa công mà trước đây người ta cho rằng phải hoàn toàn do Chính phủ thực hiện. Công trình nghiên cứu của nhà kinh tế học đạt giải Nobel Elinor Ostrom cho thấy người ta rất giỏi sử dụng những hoạt động mang tính chất xã hội hóa để giải quyết những vấn đề mà các sách giáo khoa kinh tế cho rằng phải hoàn toàn do Chính phủ thực hiện.   Cung cấp các “hàng hóa công” (như là hệ thống thủy lợi cho một cộng đồng nông thôn) thường hứa hẹn đủ lợi ích để có thể tạo ra tính sáng tạo của những người mà - nếu được trao đủ tự do và sự đảm bảo về quyền lợi thì có thể xác định rõ ràng cách thức hợp tác với nhau để cung cấp các hàng hóa đó. Sự hợp tác này thường được thực hiện dưới những hình thái khác nhau mà chúng ta có thể thấy trên thị trường giống như những hàng hóa đặc trưng của khu vực tư nhân (giầy dép chẳng hạn). Theo cách tiếp cận tương tự, các học giả khác sau nhiều năm đã phát hiện ra vô số những ví dụ trong lịch sử về việc khu vực tư nhân đã cung cấp thành công những “hàng hóa công”. Đôi khi là các công ty tư nhân thực hiện việc này để tìm kiếm những lợi nhuận được tính bằng tiền, một số các trường hợp khác là do người dân hợp tác để có được những lợi ích chung trong thực tế, chỉ có điều là chúng không được quy ra tiền hoặc được trao đổi trên các thị trường truyền thống. Việc phát hiện những ví dụ như vậy thường làm các nhà kinh tế học đặc trưng - những người mà tư duy của họ thường bị đóng khung trong những mô hình tương tác kinh tế sai lầm - ngạc nhiên. Có lẽ một trong những phát hiện đáng ngạc nhiên nhất là về việc người ta phát hành ra tiền tệ tư nhân (hay “hoạt động ngân hàng tự do”). F. A. Hayek, George Selgin, và người bạn đồng môn của tôi tại George Mason University là Larry White đã đi đến kết luận rằng không chỉ những gì tương tự tiền đều có khả năng được khu vực tư nhân cung cấp mà trên thực tế chúng đã được khu vực tư nhân cung cấp - đặc biệt là khoảng thời gian từ 1716 đến 1844 tại Scotland. Về đường xá Với các đường cao tốc giới hạn việc tham gia thì không có vấn đề gì. Những nhà xây dựng đường cao tốc tư nhân có thể dựng các trạm soát vé tại đầu đường và cuối đường để thu phí việc sử dụng đường của họ. Không một kẻ lậu vé nào có thể làm hỏng những nỗ lực thu phí từ những khách hàng sẵn lòng chi trả. Tuy nhiên các khu phố thì lại khác. Thực hiện việc thu phí tại các ngã tư quả là một điều bất tiện khủng khiếp. Các hình thức hợp tác công – tư: Giữa hai thái cực nhà nước hay tư nhân đứng ra làm toàn bộ, các hình thức còn lại, dù ít hay nhiều đều có sự tham gia của cả hai khu vực. Có năm hình thức hợp tác công - tư phổ biến trên thế giới: Thứ nhất, nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đấu giá) cho tư nhân vận hành và khai thác. Thứ hai, hơi khác với nhượng quyền khai thác, ở mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành (Design- Build - Finance - Operate hay DBFO), khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước. Thứ ba, xây dựng - vận hành - chuyển giao (Build - Operate - Transfer hay BOT) là mô hình mà ở đó công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước. Mô hình này khá phổ biến ở Việt Nam.  Thứ tư, khác biệt một chút với mô hình BOT, trong mô hình xây dựng - chuyển giao - vận hành (BTO), quyền sở hữu CSHT được chuyển giao ngay cho nhà nước sau khi xây dựng xong, nhưng công ty thực hiện dự án vẫn giữ quyền khai thác công trình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrong quá trình đánh giá phân tích chi tiêu công, sau khi phát hiện các khuyết tật của thị trường chính phủ đã sử dụng hình thức can thiệp nào Liên hệ.doc
Tài liệu liên quan