Tiểu luận Hình thức trả lương, trả công tại công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Long Gia Lai

Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Long Gia Lai được thành lập vào tháng 9 năm 1995 với một ngành nghề là chế biến gỗ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Doanh nghiệp có số vốn ban đầu là 3,6 tỷ đồng, 9700m2 đất và một dây chuyền chế biến gỗ thủ công, bán tự động.

Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của ông Bùi Pháp Giám đốc doanh nghiệp cùng với sự hợp tác chặt chẽ, đầy tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chuyên nghiệp , lành nghề. Sau 15 năm vừa sản xuất và xây dựng đến nay doanh nghiệp đã phát triển cơ sở hạ tầng lên đến 62.000m2 mặt bằng nhà xưởng, sân bãi với 3 nhà máy cùng 7 dây chuyền chế biến sản phẩm gỗ hiện đại.Cùng với việc áp dụng nghiêm ngặt quy trình công nghệ chế biến gỗ và tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 và chứng chỉ FSC –CoC do công ty Anh Quốc cấp năm 2002, doanh nghiệp đã sản xuất 3 dòng sản phẩm chính , sản phẩm đồ gỗ nội thất, ván lót sàn, sản phẩm sân vườn và ngoài trời với nhiều mẫu mã phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đến các nước như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức, Nhật, Singapore, Thái Lan Ngoài

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7245 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hình thức trả lương, trả công tại công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Long Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong hoạt động của các Doanh nghiệp ngoài Nhà nước hiện nay thì vấn đề trả lương là rất quan trọng vì nó là một yếu tố góp phần vào hiệu quả kinh doanh của công ty. Việc áp dụng hình thức trả lương trả công hợp lý nhằm khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp là việc làm cần thiết và có ý nghĩa to lớn. Đối với các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tiền lương là một bộ phận của chi phí sản xuất, hình thức trả lương có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của từng Doanh nghiệp. Thông qua những kiến thức đã được học và những kinh nghiệm thực tiễn cùng với sự hướng dẫn của giảng viên Th.s Nguyễn Thị Nghiệm, đã giúp em hoàn thành chuyên đề “Tiền lương tiền công trong doanh nghiệp” Nội dung nghiên cứu gồm 03 phần Phần I : Mở đầu Phần II : Nội dung Chương I : Nhận thức về hình thức trả lương, trả công trong Doanh nghiệp ngoài Nhà nước Chương II : Hình thức trả lương, trả công tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Long Gia Lai Phần III : Kết luận Tuy nhiên trong quá trinh hoàn thành chuyên đề với lượng thời gian có hạn cùng với năng lực hạn chế của bản thân nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai xót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn./. MỤC LỤC Trang PHẦN I MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài 2 Đối tượng nghiên cứu 3 Phạm vi nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu 3 PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG I : NHẬN THỨC VỀ HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG, TRẢ CÔNG TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC Khái niệm của tiền lương, tiền công 5 Nhận thức trả lương, trả công trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước 5 CHƯƠNG II : HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG, TRẢ CÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ ĐỨC LONG GIA LAI Lịch sử hình thành và phát triển 6 Lĩnh vực kinh doanh 7 Hình thức trả lương của Công ty 8 Thang lương, bảng lương của nhân viên 9 PHẦN III KẾT LUẬN PHẦN I MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang từng bước không ngừng chuyển biến theo cơ cấu nền kinh tế hiện đại và phát triển, cùng với sự giao lưu buôn bán với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa nên chịu sự quản lý của Đảng và Nhà nước vào các chính sách kinh tế trong quá trình quản lý doanh nghiệp thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần phải có nhiều yếu tố như máy móc, thiết bị, sản phẩm, thị trường…. Nhưng một yếu tố quan trong không thể không đề cập đến đó là yếu tố lao động. Lao động quyết định rất lớn đến sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm làm ra .Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt, có khả năng cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân viên lành nghề, có trình độ và năng lực làm việc. Ở một mức độ nào đó có thể xem tiền lương là thành quả của sức lao động mà người lao động đã bỏ ra. Tiền lương thể hiện thành quả lao động và mức sống của mỗi người, chính vì thế mà thu nhập bình quân đầu người có thể được xem là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia. Doanh nghiệp trong khu vực Nhà nước họ sẽ thực hiện trả lương, trả công cho người lao động theo quy định của Nhà nước, căn cứ vào mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, còn các Doanh nghiệp ngoài nhà nước trả lương , trả công cho người lao động được căn cứ vào những tiêu chí nào ? Mỗi Doanh nghiệp ngoài nhà nước thì họ sẽ xây dựng các hình thức trả lương trả công cho người lao động theo những tiêu chí mà doanh nghiệp tự xây dựng, để trả công xứng đáng với công sức mà người lao động đã bỏ ra. Trả lương trả công trong các Doanh nghiệp ngoài Nhà nước phải đảm bảo được tái sản xuất sức lao động, kích thích tinh thần chủ động, năng động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm và sự quan tâm đến hiệu quả và danh lợi, kết hợp hài hoà được lợi ích cá nhân, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội… Chính vì nhận thấy được tầm quan trong của vấn đề trả lương cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, mà em chọn đề tài “ Hình thức trả lương , trả công trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước” để nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu Các doanh nghiệp ngoài Nhà nước Quy chế trả lương, trả thưởng tại Doanh nghiệp Hệ thống thang, bảng lương Các chế độ phụ cấp dành cho người lao động Chế độ tiền lương, tiền thưởng Phạm vi nghiên cứu Không gian Hình thức trả lương, trả công trong các Doanh nghiệp ngoài Nhà nước Thời gian Từ ngày 25/02/2011 đến 25/03/2011. Phương pháp nghiên cứu - Vận dụng những lý thuyết đã được học về Tiền lương- tiền công để nghiên cứu vấn đề - Tổng hợp và phân tích những số liệu liên quan đến vấn đề tiền lương- tiền công của các doanh nghiệp ngoài nhà nước PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG I : NHẬN THỨC VỀ HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG, TRẢ CÔNG TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC Khái niệm của tiền lương, tiền công Tiền lương Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành trên cơ sở thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động ( bằng văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với cung – cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động. Tiền công Tiền công là số tiền người thuê lao động trả cho người lao động để thực hiện một khối lượng công việc, hoặc trả cho thời gian làm việc ( thường là theo giờ), trong hợp đồng thoả thuận thuê nhân công, phù hợp với quy định của pháp luật lao động và pháp luật dân sự về thuê mướn lao động. Nhận thức trả lương, trả công trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước Tiền lương mà doanh nghiệp ngoài nhà nước trả cho người lao động với mục đích là đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động, kích thích tinh thần chủ động, năng động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm và sự quan tâm đến hiệu quả và lợi nhuận, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội. Căn cứ vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mức tiền công trên thị trường, doanh nghiệp được toàn quyền thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể để trả lương cho người lao động theo năng suất lao động và mức độ dóng góp của từng người nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước tự xây dựng thang lương, bảng lương phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của doanh nghiệp và cơ chế thị trường để trả lương, trả công cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Mức lương quy định trong hệ thống thang lương, bảng lương với mức lương ghi trong hợp đồng và tiền lương thực tế mà người lao động nhận hàng tháng không có khoảng cách lớn như ở trong doan nghiệp Nhà nước. Đa số các doanh nghiệp ngoài Nhà nước thường xây dựng mức lương thì bảng lương có mức lương cao dùng để trả cho lao động có trình độ chuyên môn – kỹ thuật cao , tay nghề giỏi nhằm giữ chân và thu hút lao động chất xám . Hình thức trả lương, trả công trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã đạt được mức độ nhất định việc thực hiện, phân phối theo quan hệ thị trường, gắn tiền lương, thu nhập với năng suất, chất lượng và hiệu quả. Cơ chế phân phối từng bước nâng cao tác dụng khuyến khích lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và sử dụng lao động hiệu quả. CHƯƠNG II : HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG, TRẢ CÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ ĐỨC LONG GIA LAI Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Long Gia Lai được thành lập vào tháng 9 năm 1995 với một ngành nghề là chế biến gỗ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Doanh nghiệp có số vốn ban đầu là 3,6 tỷ đồng, 9700m2 đất và một dây chuyền chế biến gỗ thủ công, bán tự động. Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của ông Bùi Pháp Giám đốc doanh nghiệp cùng với sự hợp tác chặt chẽ, đầy tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chuyên nghiệp , lành nghề. Sau 15 năm vừa sản xuất và xây dựng đến nay doanh nghiệp đã phát triển cơ sở hạ tầng lên đến 62.000m2 mặt bằng nhà xưởng, sân bãi với 3 nhà máy cùng 7 dây chuyền chế biến sản phẩm gỗ hiện đại.Cùng với việc áp dụng nghiêm ngặt quy trình công nghệ chế biến gỗ và tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 và chứng chỉ FSC –CoC do công ty Anh Quốc cấp năm 2002, doanh nghiệp đã sản xuất 3 dòng sản phẩm chính , sản phẩm đồ gỗ nội thất, ván lót sàn, sản phẩm sân vườn và ngoài trời với nhiều mẫu mã phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đến các nước như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức, Nhật, Singapore, Thái Lan…Ngoài các hệ thống đại lý phân phối tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Hải Phòng và Hà Nội. Hiện doanh nghiệp có 5 nước đại diện nước ngoài : Đại diện Đức, Nhật, Singapore, Pháp và Hoa Kỳ. Chỉ tính riêng doanh số của ngành chế biến gỗ năm 1995 doanh nghiệp đã thực hiện 1 triệu USD, doanh thu xuất khẩu gỗ năm 2006 đạt xấp xỉ 15 triệu USD, sản phẩm gỗ nội địa đạt vài trăm tỷ đồng. Đến nay Đức Long Gia Lai đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực chế biến gỗ. Tên công ty : Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Long Gia Lai Tên giao dịch : Duc Long Gia Lai funiture Join Strock Company Trụ sở chính : 02 Đặng Trần Côn, Phường Trà Bá, Tp. Pleiku, Tỉnh Gia Lai Điện thoại : (059)3748365 - (059)3748896 Fax : (059)3748897 Email : duclonggialai@gmail.com Vốn điều lệ công ty : 40.000.000.000 VNĐ Tổng số vốn điều lệ của công ty được chia thành 4.000.000 cổ phiếu với mệnh giá 10.000VNĐ/ cổ phiếu. Lĩnh vực kinh doanh Sản xuất đồ gỗ, nội thất xuất khẩu Xây dựng các công trình thủy điên vừa và nhỏ ở Tây Nguyên Trồng cây cao su – chế biến các loại sản phẩm từ cây cao su Khai thác chế biến khoáng sản Đầu tư xây dụng bến xe – bãi đỗ tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên Kinh doanh bất động sản – khách sạn, resort – cung cấp căn hộ cao cấp – trung tâm thương mại. Khai thác hoá chất và khoáng phân bón. Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt Khai thác quặng kim loại quý hiếm Hình thức trả lương của Công ty Tiền lương tối thiểu để trả lương cho người lao động được xây dựng trên hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Mức tiền lương tối thiểu có thể điều chỉnh tuỳ thuộc vào quyết định của Ban giám đốc thống nhất với hội đồng tiền lương của Công ty để trả cho người lao động theo kết quả mà người lao động đã đóng góp. Tiền lương tối thiểu để trả lương cho người lao động của Công ty đang áp dụng là 1.500.000 đồng/ tháng. Trên cơ sở này tiền lương cơ bản được tính trên số ngày công lao động thực tế của người lao động làm việc trong một tháng và những ngày nghỉ theo quy định ( lễ, tết, phép năm…) hoặc những ngày hội họp, công tác, học tập theo sự điều động của Công ty. Công ty thực hiện chế độ trả lương cho khối quản lý và khối lao động gián tiếp thep chức danh công vệc ; trả lương cho khối lao động trực tiếp theo năng suất, theo thời gian mức độ đóng góp của từng cá nhân trong dự án Trả lương theo ngày công thực tế Mức lương khoán công việc 1 ngày công làm việc Số ngày công thực hiện trong tháng Căn cứ vào bảng chấm công để thanh toán tiền lương cho người lao động. Đội trưởng, giám đốc công ty, và cửa hàng trưởng có trách nhiệm về việc trả lương cho CBCNV của đơn vị và quyết toán bằng chứng từ thực tế. Trả lương thời gian: Đưon vị áp dụng trả lương theo thời gian do các bộ phận gián tiếp tại Công ty như khối văn phòng. Công ty sử dụng bảng chấm công để tính lương cho công nhân làm việc tại các phân xưởng. Hàng tháng sẽ chấm công, hệ thống thang bảng lương để tính công và tính lương cho công nhân. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, dựa trên cơ sở hệ số lương cấp bậc công việc, chức vụ đảm nhận của Cán bộ công nhân viên. Phương án trả lương này dựa trên căn cứ Nghị định số 28/CP ngày 28/03/1997 của Chính phủ về việc đổi mới quản lý tiền lương thu nhập trong các Doanh nghiệp và tiền lương được quy định trong Hợp đồng lao động, thoả ước lao đông được ký kết giữa các bên Hàng tháng việc chi trả lương cho công nhân viên được chia ra làm 2 đợt Đối với công nhân phân xưởng sản xuất Đợt 1 ( tạm ứng ) : ngày 25 sẽ tiến hành tạm ứng cho mỗi công nhân Đợt 2 ( thanh toán ) : thanh toán vào từ ngày 1 đến ngày 10 của tháng kế tiếp. Đối với cán bộ công nhân viên ở bộ phân chuyên môn, phòng ban Đợt 1 ( tạm ứng ) : ngày 25 sẽ tiến hành tạm ứng cho mỗi công nhân Đợt 2 ( thanh toán ) : phát lương trong khoảng ngày 1 đến ngày 10 của tháng kế tiếp. Nếu ngày trả lương trùng với ngày chủ nhật hoặc ngày nghỉ, lễ thì được trả trước hoặc sau 1 ngày. Cách tính lương cho cán bộ công nhân viên tại Công ty Lương tháng = HSLCV x NC x Xngày Trong đó: HSLCV : Hệ số lương chức vụ NC : Ngày công Xngày : Tiền lương bình quân ngày Tiền phép = HSLCB/26 x Ngày phép x Lmindn Trong đó: HSLCB : Hệ số lương cấp bậc Lmindn : Tiền lương tối thiểu do doanh nghiệp áp dụng Tổng thu nhập = Lương tháng + Tiền phép + Tiền tăng ca + Thu nhập khác Thực lãnh = Tổng thu nhập –Các khoản khấu trừ nếu có Tiền lương thực lãnh = Thu nhập chịu thuế - tạm ứng – kinh phí công đòan - thuế thu nhập năm trước - khấu trừ khác - thuế thu nhập tạm trích Thang lương, bảng lương của nhân viên Hệ thống thang, bảng lương mà công ty đang áp dụng là tiến hành phân phối tiền lương cho cán bô, và công nhân trên cơ sở hệ hống thang bảng lương do Công ty xây dựng và áp dụng. Hàng năm Công ty tổ chức xét duyệt nâng bậc lương cho người lao động, các trường hợp đặc biệt tổ trưởng đề nghị nâng bậc lương cho một vài cá nhân có thành tích công việc tốt. Đây là cơ sở để khuyến khích người lao động cố gắng làm việc và gắn bó với doanh nghiệp BẢNG LƯƠNG THEO CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA CÔNG TY Chức danh Hệ số lương chức danh công việc (Hcd) Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Lãnh đạo Công ty Phó giám đốc 9,50 11,40 13,68 16,42 19,70 23,64 28,37 34,04 40,85 Kế toán trưởng 8,70 10,44 12,53 15,03 18,04 21,65 25,98 31,17 37,41 Lãnh đạo phòng, ban Trưởng phòng, Trưởng đơn vị trực thuộc Cty 8,20 9,84 11,81 14,17 17,00 20,40 24,49 29,38 35,26 Phó trưởng phòng, Phó Trưởng đơn vị trực thuộc Công ty, trợ lý Giám đốc Công ty 7,30 8,76 10,51 12,61 15,14 18,16 21,80 26,16 31,39 Trưởng nhóm 6,50 7,80 9,36 11,23 13,48 16,17 19,41 23,29 27,95 Kỹ sư chính, chuyên viên chính Chuyên viên kinh doanh, tiếp thị, bán hàng và phát triển thị trường; chuyên viên nghiên cứu và phát triển. 5,00 5,50 6,05 6,66 7,32 8,05 8,86 9,74 10,72 Tài chính, kế toán, quản trị nhân sự, quản trị hành chính, xúc tiến thương mại và quảng cáo, nghiệp vụ văn phòng. 4,20 4,62 5,08 5,59 6,15 6,76 7,44 8,18 9,00 Kỹ sư, chuyên viên Chuyên viên kinh doanh, tiếp thị, bán hàng và phát triển thị trường; chuyên viên nghiên cứu và phát triển. 3,50 3,82 4,16 4,53 4,94 5,39 5,87 6,40 6,97 Chuyên viên tài chính, kế toán, tổng hợp, quản trị nhân sự, quản trị hành chính, xúc tiến thương mại và quảng cáo, nghiệp vụ văn phòng. 3,20 3,49 3,80 4,14 4,52 4,92 5,37 5,85 6,38 Cán sự, kỹ thuật viên Cán sự kế toán, nhân viên phòng nghiệp vụ 2,80 3,02 3,27 3,53 3,81 4,11 4,44 4,80 5,18 Nhân viên văn thư, phục vụ hành chính, thủ quỹ 2,50 2,70 2,92 3,15 3,40 3,67 3,97 4,28 4,63 Lái xe con, xe ca dưới 15 chỗ 2,80 3,01 3,25 3,51 3,79 4,10 4,42 4,78 5,16 BẢNG LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN TRỰC TIÊP SẢN XUẤT CHỨC DANH BẬC I II II VI V VI VII Công nhân phụ (chưa có kinh nghiệm). 1.805.000 2.225.000 2.503.000 2.646.000 2.718.000 2.822.000 2.911.000 1.07 1.11 1.19 1.24 1.32 1.42 1.5 5% 5% 6% 6% 7% 7% Công nhân chính . 2.302.000 2.583.000 2.601.000 2.697.000 2.822.000 2.911.000 3.103.000 1,12 1,20 1,23 1,31 1,4 1,50 1,54 5% 5% 6% 6% 7% 7% Thợ mộc, làm đỗ mĩ nghệ 2.611.000 6.697.000 2.703.000 2.746.000 2.971.000 3.153.000 3.312.000 1,24 1,29 1,31 1,36 1,52 1,56 1,60 5% 5% 6% 6% 7% 7% Chuyền phó,tổ phó 2.859.000 2.900.000 3.000.000 3.174.000 3.309.000 3.502.000 3.615.000 1,43 1,47 1,49 1,56 1,59 1,77 1,86 5% 5% 6% 6% 7% 7% Chuyền trưởng,tổ trưởng 3.115.000 3.310.000 3.383.000 3.597.000 3.736.000 3.867.000 3.942.000 1,53 1,59 1,62 1,84 1,91 2,43 2,54 5% 5% 6% 6% 7% 7% Giám sát sản xuất,giám sát lỹ thuật 3.900.000 4.080.000 4.281.000 4.511.000 4.765.000 5.073.000 5.431.000 2,45 2,61 2,80 3,12 3,23 3,38 3,52 5% 5% 6% 6% 7% 7% Quản đốc 5.100.000 5.354.000 5.600.000 5.910.000 6.245.000 6.670.000 7.241.000 3,39 3,46 3,61 3,76 3,88 4,04 4,33 5% 5% 6% 6% 7% 7% PHẦN III KẾT LUẬN Kết luận Hình thức trả lương, trả công hiện nay là một vấn đề lớn đối với toàn xã hội cũng như đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Trong công tác trả lương của Công ty việc xây dựng được một hình thức trả lương trả thưởng hợp lý đảm bảo có nghĩa là xây dựng được một hình thức trả lương đảm bảo kết hợp hài hoà cả ba lợi ích “Lợi ích cá nhân-Lợi ích tập thể - Lợi ích xã hội” Đối với các doanh nghiệp tiền lương chỉ phát huy tác dụng khi nó được sử dụng hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Vì vậy đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp nói chung và Công ty Cổ phẩn chế biến gỗ Đức Long Gia Lai nói riêng vấn đề đổi mới và các hình thức trả lương, trả công cho công nhân là một yêu cầu cần thiết đòi hỏi Công ty phải tiến hành thường xuyên cùng với những biến động của sản xuất kinh doanh của Công ty Tài liệu tham khảo PGS, TS. Nguyễn Tiệp – TS Lê Thanh Hà (2006) ,Giáo trình Tiền lương – Tiền công, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiền lương tiền công trong doanh nghiệp.doc
Tài liệu liên quan