Tiểu luận Hoàn thiện pháp luật về vấn đề cung cấp, thu thập, nghiên cứu đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm

Mục lục

A- PHẦN MỞ ĐẦU 1

B- PHẦN NỘI DUNG 1

I- Khái quát về chứng cứ trong tố tụng dân sự 1

1. Khái niệm chứng cứ 1

2. Các đặc tính của chứng cứ 1

II- Vấn đề cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm 1

1. Cung cấp chứng cứ 2

2. Thu thập chứng cứ 3

3. Nghiên cứu chứng cứ 4

4. Đánh giá chứng cứ . 5

III-Hoàn thiện pháp luật về vấn đề cung cấp, thu thập, nghiên cứu đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm 5

1. Hoàn thiện pháp luật về vấn đề cung cấp chứng cứ 6

2. Hoàn thiện pháp luật về vấn đề thu thập chứng cứ 7

3. Hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề nghiên cứu, đánh giá chứng cứ 8

C- PHẦN KẾT LUẬN 8

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3170 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hoàn thiện pháp luật về vấn đề cung cấp, thu thập, nghiên cứu đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU Chứng cứ là cái có thật mà căn cứ vào đó để Tòa án giải quyết vụ việc dân sự. Chính vì vậy, hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau và được quy định trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nối tiếp và đôi khi không thể tách rời về mặt cơ học. Mỗi giai đoạn sẽ có các chủ thể tương ứng tham gia đóng vai trò quan trọng tùy thuộc vào quyền, nghĩa vụ của mỗi chủ thể. Pháp luật cũng quy định mỗi giai đoạn phải đáp ứng một trình tự thủ tục khác nhau, các chủ thể chứng minh phải tuân thủ trình tự này để xác định chính xác các tình tiết, sự kiện được coi là chứng cứ, góp phần giải quyết đúng đắn vụ án. PHẦN NỘI DUNG I- Khái quát về chứng cứ trong tố tụng dân sự Khái niệm chứng cứ Trong một vụ việc dân sự thường có rất nhiều tình tiết, sự kiện mà quan hệ pháp luật giữa các bên đương sự phụ thuộc vào nó.Những tình tiết, sự kiện đó bao gồm các tin tức, dấu vết được thể hiện dưới những hình thức nhất định do Tòa án sử dụng làm cơ sở để giải quyết vụ việc dân sự được gọi là chứng cứ. Chứng cứ có vai trò quyết định trong việc giải quyết vụ án dân sự nếu không có chứng cứ thì không thể giải quyết được vụ việc dân sự. Điều 81 BLTTDS qui định: “ Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức, khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này qui định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cung như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự”. Các đặc tính của chứng cứ Để xác định đâu là chứng cứ của vụ việc dân sự cần dựa vào các đặc tính của chứng cứ như sau: - tính khách quan: Là những gì có thật, tồn tại một cách độc lập, khách quan không phụ thuộc vào ý chí của con người. Những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng chỉ cung cấp, thu thập, nghiên cứu chứng cứ chứ không tạo ra chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án - tính liên quan: là có mối quan hệ với vụ án. Mối quan hệ này có thể là trực tiếp cũng có thể là gián tiếp. - tính hợp pháp: Được thể hiện qua quá trình cung cấp, thu thập, nghiên cứu, bảo quản theo một trình tự của pháp luật quy định. Những đặc tính này của chứng cứ trong tố tụng dân sự là cơ sở cho hoạt động thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong các vụ án dân sự II- Vấn đề cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm Cung cấp chứng cứ Cung cấp chứng cứ (giao nộp chứng cứ) là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng trong việc đưa lại cho tòa án, viện kiểm sát các chứng cứ của vụ việc dân sự. Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, trường đại học Luật Hà Nội, 2006, tr.162 - Cơ sở pháp lý: Điều 84 BLTTDS - Nội dung: a) Chủ thể : a.1. Chủ thể có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ: Khoản 1 Điều 6 và Điều 79 BLTTDS có quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về các đương sự; các cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc bảo vệ lợi ích hợp pháp của người khác. Theo đó các chủ thể này khi muốn yêu cầu Tòa án bảo vệ hay phản đối yêu cầu của người khác thì phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu hay phản đối đó là hợp pháp. + Đương sự : BLTTDS đặc biệt chú ý tới nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của các đương sự vì đây là các chủ thể chủ yếu tham gia vào các vụ án dân sự. Do đó, để đề cao trách nhiệm cung cấp chứng cứ của các đương sự, BLTTDS đã quy định trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ chứng minh của họ (Khoản 4 Điều 79 BLTTDS). + Cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc bảo vệ lợi ích hợp pháp của người khác a.2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ : Theo quy định tại Điều 94 BLTTDS : “ cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu...”. Đồng thời ,trong trường hợp họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó của họ (Điều 385). b. Thủ tục giao nộp chứng cứ Người khởi kiện hay người kháng cáo phải gửi phải kèm theo đơn khởi kiện, đơn kháng cáo tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp theo quy định tai Điều 165, 244 BLTTDS. Đồng thời, người được thông báo phải gửi văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có theo quy định tại Điều 175 BLTTDS. Ngoài ra cũng cần phải quan tâm đến vấn đề liên quan đến chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài, trong trường hợp này đương sự giao nộp cho Toà án chứng cứ phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp. Cùng với đó, tại Điều 84 BLTTDS cũng quy định khi đương sự giao nộp chứng cứ cho Toà án phải được lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ đó. Ngoài ra vấn đề giao nhận chứng cứ còn được quy định rất cụ thể tại Phần III, V Nghị quyết số 04/2005/NQ- HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng minh và chứng cứ”. Thu thập chứng cứ Thu thập chứng cứ là việc phát hiện tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào trong hồ sơ vụ việc dân sự để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng giải quyết vụ việc dân sự. Do vậy, nếu như cung cấp chứng cứ là việc chủ thể tố tụng đưa cho tòa án, viện kiểm sát chứng cứ mà mình đang có hoặc đang quản lý thì thu thập chứng cứ lại được coi là quá trình tìm kiếm chứng cứ để đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự. Cùng với hoạt động cung cấp chứng cứ, thu thập chứng cứ nhằm tìm ra những tình tiết, sự kiện có liên quan đến vụ việc dân sự đang cần giải quyết, tạo cơ sở cho việc giải quyết vụ việc dân sự. Cơ sở pháp lý : Điều 85 – BLTTDS Nội dung : a, Chủ thể Tương tự với giai đoạn cung cấp chứng cứ, đương sự có nghĩa vụ chứng minh chủ yếu nên đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là các chủ thể chủ yếu phải tiến hành thu thập chứng cứ để cung cấp cho tòa . Tuy nhiên, đối với thu thập chứng có thể có thêm số chủ thể khác tham gia như Tòa án và Viện kiểm sát. Theo quy định tại các điều từ Điều 86 đến Điều 93 BLTTDS, có thể thấy Tòa án sẽ tiến hành thu thập chứng cứ trong các trường hợp do đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Tòa án mới tiến hành một số biện pháp thu thập chứng cứ; hoặc như quy định cụ thể tại Điều 87; 88; 92 - Nghị quyết số 04/2005/NQ- HĐTP thì tòa án phải tự mình tiến hành một số các biện pháp thu thập chứng cứ. Cùng với đó, pháp luật cũng có trao quyền cho Viện kiểm sát thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết. Tuy nhiên các biện pháp mà viện kiểm sát sử dụng để thu thập chứng cứ được giới hạn trong phạm vi yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 85 BLTTDS. c, Trình tự, thu thập thu thập chứng cứ của tòa án Đương sự có yêu cầu Tòa án tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ phải được thể hiện bằng văn bản theo quy định tại Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP (có thể làm bằng văn bản riêng, có thể ghi trong bản khai, có thể ghi trong biên bản ghi lời khai, biên bản đối chất). Ngoài ra nếu đương sự trực tiếp đến Tòa án yêu cầu thì phải lập biên bản ghi rõ yêu cầu của đương sự. Trường hợp yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ bằng biện pháp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 94 của BLTTDS thì phải có đơn yêu cầu. Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự đã nộp tiền tạm ứng chi phí tương ứng, nếu thuộc trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng chi phí tương ứng. Chính vì vậy, khi đương sự có yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ, Tòa án cần phải giải thích cho đương sự biết về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí tương ứng (chi phí giám định, tiền tạm ứng chi phí định giá…). Luật tố tụng dân sự đã có quy định khá cụ thể tại các điều từ Điều 86 đến Điều 94 BLTTDS và Phần IV Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP về trình tự thủ tục của từng biện pháp thu thập chứng cứ cụ thể được thực hiện. d. Bảo quản, bảo vệ chứng cứ Bảo quản chứng cứ là giữ gìn giá trị chứng minh của chứng cứ. Việc bảo quản chứng cứ trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định cụ thể tại Điều 95 BLTTDS Bảo vệ chứng cứ là chống lại các hành vi xâm phạm chứng cứ để giữ gìn giá trị chứng minh của chứng cứ. Việc bảo vệ chứng cứ được thực hiện theo quy định tại Điều 98 BLTTDS. Nghiên cứu chứng cứ Từ khi khởi kiện, đương sự đã thực hiện việc cung cấp, thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu hay lập luận của mình nhưng đây là những chứng cứ được xuất trình riêng rẽ mà chưa đặt vào tổng thể các chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự. Tuy nhiên nhờ các hoạt động xem xét chứng cứ được thu thập trong mối liên hệ mật thiết với nhau, so sánh chứng cứ này với chứng cứ khác, phân tích các chứng cứ trong mối liên hệ với các tình tiết của vụ án giúp tòa án giải quyết đúng đắn, nhanh chóng vụ việc dân sự, có cơ sở để ra các quyết định như tạm đình chỉ, đình chỉ, chuyển vụ án, hòa giải… - Cơ sở pháp lý : - Nội dung : a. Chủ thể Việc nghiên cứu chứng cứ đều do các chủ thể chứng minh thực hiện trên cơ sở đọc, xem xét, tìm hiểu chứng cứ một cách cụ thể, toàn diện trong hồ sơ vụ việc dân sự cũng như tại phiên tòa để khẳng định hay phản đối các tình tiết, sự kiện được xác định là chứng cứ của vụ việc dân sự. Đầu tiên phải kể đến sự tham gia nghiên cứu chứng cứ của đương sự, họ là người tích cực trong hoạt động nghiên cứu chứng cứ với các quyền như được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 58 BLTTDS; tham gia phiên tòa sơ thẩm hay phúc thẩm tại Điều 199, 200, 201… Cùng với đương sự là người đại diện, ho sẽ thay mặt đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự mà mình đại diện như trên. Người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự được quyền tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự, được quyền xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự quy định tại Điều 64 BLTTDS; và được trình bày ý kiến tại phiên tòa theo quy định tại Điều 221 BLTTDS. Bên cạnh đó quy định tại Điều 262 và Điều 264 BLTTDS đã trao quyền cho Viện kiểm sát tham gia vào phiên tòa phúc thẩm, tham gia việc xét hỏi, xem xét vật chứng, nghiên cứu hồ sơ vụ án. Ngoài ra Hội đồng xét xử với tư cách là chủ thể mang tính chất quyết định kết luận về giá trị chứng minh và qua đó kết luận về việc giải quyết vụ án nên việc nghiên cứu chứng cứ được coi là bắt buộc đối với Hội đồng xét xử tại phiên phiên tòa và trong phòng nghị án. Các chủ thể như đương sự, người đại diện, người bảo vệ có quyền tham gia vào hoạt động đánh giá chứng cứ nhưng việc đánh giá của họ không mang tính chất bắt buộc mà chỉ có giá trị tham khảo đối với tòa án. b. Trình tự, thủ tục nghiên cứu chứng cứ Việc nghiên cứu chứng cứ được diễn ra trong toàn bộ quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự. Tuy nhiên, trọng tâm của hoạt động nghiên cứu chứng cứ là giai đoạn xét hỏi tại phiên tòa (phiên họp). Các thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm được quy định cụ thể tại Điều 272 BLTTĐS và Mục 3 Chương XIV. Đánh giá chứng cứ . Trong tiếng Việt, đánh giá là việc chủ thể xác định giá trị của đối tượng. Ở đây, đối tượng được đánh giá là chứng cứ. Vì vậy đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy logic của các chủ thể chứng minh trên cơ sở Đánh giá chứng cứ là giai đoạn cuối của hoạt động chứng minh, là giai đoạn phức tạp trong toàn bộ quá trình chứng minh vụ việc dân sự. Đây là giai đoạn giúp tòa án xác định được đối tượng chứng minh, và sắp xếp các dữ liệu theo một trình tự nhất định trên cơ sở những tình tiết sự kiện và các quy định của pháp luật để rút ra kết luận của mình về đối tượng cần chứng minh phù hợp với vụ việc cần giải quyết. Cơ sở pháp lý : Điều 94 BLTTDS Nội dung : a, Chủ thể Có thể thấy các chủ thể chứng minh đều có quyền đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên Tòa án với tư cách là chủ thể có quyền sử dụng chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự nên việc đánh giá chứng cứ của tòa án là rất quan trọng trong việc giải quyết vụ việc. b, Nguyên tắc, phương pháp đánh giá chứng cứ Điều 96 BLTTD đã quy định cụ thể về việc đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự, theo đó, việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. Không được đưa ra kết luận về giá trị chứng minh của chứng cứ trước khi đánh giá chứng cứ. Phải đánh giá đầy đủ tất cả các mặt, các mối liên hệ của chứng cứ; đánh giá tất cả các chứng cứ do các đương sự, do người khác cung cấp và tòa án thu thập. Thông qua đánh giá chứng cứ để khẳng định giá trị chứng minh của từng chứng cứ, quá trình đánh giá chứng cứ này phải được thực trên từng chứng cứ, và đặt trong mối liên quan với các chứng cứ khác. III-Hoàn thiện pháp luật về vấn đề cung cấp, thu thập, nghiên cứu đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm Chúng ta có thể thấy những quy định của BLTTDS về chứng cứ và chứng minh đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, thực tiễn hơn 05 năm thi hành BLTTDS cho thấy, rất nhiều bản án bị hủy, sửa là do sai sót trong việc thu thập, xác minh chứng cứ. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do các quy định của BLTTDS về chứng cứ, chứng minh còn có những bất cập nhất định. Hoàn thiện pháp luật về vấn đề cung cấp chứng cứ Thứ nhất: Về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Điều 7 BLTTDS). Tại Điều 7 - BLTTDS có quy định về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Tòa án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ. Tuy nhiên pháp luật lại không quy định trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cũng như tính về tính trung thực, đầy đủ, chính xác của chứng cứ. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền không thực hiện đúng trách nhiệm cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án khi đương sự có yêu cầu và cũng không thông báo bằng văn bản cụ thể cho đương sự biết mà chỉ từ chối bằng cử chỉ, lời nói. Điều này dẫn tới tình trạng đương sự khó có thể chứng minh việc họ đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không thu thập được chứng cứ để làm cơ sở yêu cầu Toà án thu thập. Như trong vụ án :“Thấy rằng không thể duy trì quan hệ hôn nhân với người chồng bê tha,  thiếu trách nhiệm, chị L làm đơn khởi kiện yêu cầu TAND huyện Q giải quyết việc ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng. Theo trình bày của chị L và anh H (chồng chị L) thì vào năm 2004 vợ chồng anh chị được công ty thanh lý căn nhà tập thể gắn liền với 264m2 đất tại thành phố Đ, nhưng diện tích đất này đến nay vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 3.1.2002 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng cục địa chính, Tòa án đã yêu cầu chị L cung cấp văn bản của UBND thành phố Đ xác nhận việc sử dụng đất đó có hợp pháp hay không, để có cơ sở giải quyết yêu cầu của đương sự. Theo yêu cầu của Tòa án, chị L đã nhiều lần đến “xin” văn bản xác nhận của UBND thành phố Đ nhưng đều bị từ chối bằng lời nói, không có văn bản trả lời lý do không cung cấp. Vì vậy, chị L đành phải rút lại yêu cầu phân chia tài sản.” Vì vậy, để đảm bảo thực hiện có hiệu quả nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, cần bổ sung thêm quy định về trách nhiệm trước pháp luật của cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền về việc cung cấp tài liệu , chứng cứ. Theo đó: cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang lưu giữ chứng cứ mà không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp không đầy đủ hoặc từ chối cung cấp chứng cứ mà không có lý do chính đáng thì tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Điều 389 BLTTDS . Thứ hai: Về thời hạn giao nộp chứng cứ quy định tại Điều 84 BLTTDS. BLTTDS không có quy định về thời hạn giao nộp chứng cứ của các đương sự mà chỉ quy đinh việc giao nộp chứng cứ có thể được thực hiện trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng. Thực tế cho thấy coó nhiều trường hợp đương sự sau khi khởi kiện đã không tự giác thu thập chứng cứ để giao nộp cho Toà án hoặc cố tình trì hoãn việc giao nộp chứng cứ làm kéo dài thời hạn giải quyết vụ án. Cá biệt có nhiều trường hợp vụ việc đang bước vào giai đoạn tranh luận, chuẩn bị tuyên án, đương sự mới xuất trình chứng cứ. Khi đó nếu việc xem xét, đánh giá chứng cứ đó không thể thực hiện ngay tại phiên tòa mà cần có thời gian xác minh thêm thì Hội đồng xét xử phải tạm ngưng phiên tòa trong thời hạn thích hợp. Sau khi xác minh, Hội đồng xét xử mới tiếp tục mở phiên tòa để xem xét vụ việc. Tuy nhiên pháp luật hiện hành lại không có quy định cụ thể về thời hạn tạm ngừng, số lần tạm ngừng đối với mỗi vụ việc, nhiều trường hợp thời gian giải quyết vụ việc vượt quá thời hạn tối đa pháp luật quy định đã gây khó khăn không chỉ với Tòa án mà còn phiền phức cho các đương sự. Chính vì lẽ đó pháp luật cần bổ sung thêm các quy định về thời hạn đương sự phải giao nộp chứng cứ ở giai đoạn xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Thực tế hiện nay đã có một số Tòa án đề xuất bổ sung quy định về thời gian giao nộp chứng cứ do Thẩm phán được phân công ấn định nhưng không được vượt quá thời gian ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử ở cấp sơ thẩm, trừ trường hợp không thể giao nộp chứng cứ đúng hạn do trở ngại khách quan. Hoàn thiện pháp luật về vấn đề thu thập chứng cứ Thứ nhất, về việc thu thập chứng cứ của Tòa án: Cơ sở để Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ là đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu Khoản 2- Điều 85- BLTTDS . Thực tế cho thấy việc chứng minh đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ gặp nhiều khó khăn do các cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền không làm đúng trách nhiệm của mình như đã phân tích ở trên. Do đó, cần làm rõ khái niệm: “Đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ” để đảm bảo cho đương sự thực hiện nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án. Thứ hai, về các biện pháp thu thập chứng cứ: +BLTTDS mới chỉ quy định các biện pháp mà thẩm phán được áp dụng để thu thập chứng cứ (từ Điều 86 đến Điều 94 BLTTDS) mà chưa có quy định các biện pháp thu thập chứng cứ của các chủ thể khác như đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự . Do đó, để tạo cơ sở pháp lý cho việc cung cấp chứng cứ của họ, pháp luật nên có quy định cụ thể các biện pháp thu thập chứng cứ được áp dụng đối với các đối tượng này. +Cần quy định thêm việc kiểm định vì trong một số vụ án liên quan đến kiểm định chất lượng hàng hóa, chất lượng công trình. + Cần quy định mở hơn về vấn đề trưng cầu giám định: theo quy định của BLTTDS, chỉ những kết quả giám định do Tòa án tổ chức mới được công nhận, còn kết quả giám định do đương sự tự thuê giám định thì không được xem xét là chứng cứ của vụ án dân sự. Quy định này trong nhiều trường hợp đã làm ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của việc giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án các cấp, do đó cần sửa đổi theo hướng đương sự có quyền yêu cầu trưng cầu giám định. +Về việc định giá tài sản: Trên thực tế, nhiều trường hợp Tòa án cấp huyện hoặc Tòa án cấp tỉnh ra quyết định thành lập Hội đồng định giá với thành phần các cơ quan chuyên môn theo yêu cầu định giá nhưng cơ quan chuyên môn trả lời không có chức năng nhiệm vụ thực hiện, nhiều Cơ quan chuyên môn luôn từ chối làm chủ tịch Hội đồng định giá. Do đó, cần quy định quyền và nghĩa vụ tố tụng cho những thành viên Hội đồng định giá làm cơ sở cho việc thành lập Hội đồng định giá. Hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề nghiên cứu, đánh giá chứng cứ Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 58 BLTTDS thì đương sự được quyền biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập. Tuy nhiên, BLTTDS chỉ quy định khi nguyên đơn khởi kiện hoặc một bên kháng cáo thì tài liệu chứng cứ được thông báo cho bị đơn theo quy định tại Điều 174 hoặc đương sự có liên quan đến kháng cáo theo quy định tại Điều 249. Như vậy nếu có xuất hiện chứng cứ mới do các bên cung cấp hoặc do Tòa án thu thập mới trong quá trình giải quyết vụ án nhưng lại không xác định ai là người phải thông báo cho đương sự dẫn đến các bên đương sự khác gặp khó khăn khi thu thập chứng cứ để phản bác. Như vậy, pháp luật cần có những quy định nhằm tại điều kiện cho đương sự nghiên cứu, đánh giá chứng cứ có hiệu quả. Cần quy định thêm nghĩa vụ của bên đương sự khi cung cấp chứng cứ mới cho tòa án để giải quyết yêu cầu của mình phải thông qua Tòa án thông báo bằng văn bản cho bên còn lại. PHẦN KẾT LUẬN Cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm là những giai đoạn chứng minh quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. Các giai đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ, nối tiếp nhau và kết quả là xác định được đâu là chứng cứ chính xác, cần thiết cho tòa án ra các bản án, quyết định. Hoàn thiện các quy định liên quan tới cung cấp, thu thập, nghiên cứu đánh giá chứng cứ sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho hoạt động chứng minh, góp phần làm sáng tỏ vụ việc một cách nhanh chóng, đúng pháp luật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.doc
Tài liệu liên quan