Tiểu luận Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại, liên hệ thực tiễn với ngân hàng ngoại thương Việt Nam (vietcombank)

Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khỏan cho khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khỏan tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của ngân hàng thương mại được mở tài khỏan tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh tóan và ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt động sau:

- Cung cấp các phương tiện thanh toán

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng

- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8994 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại, liên hệ thực tiễn với ngân hàng ngoại thương Việt Nam (vietcombank), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN ĐỀ TÀI HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) Trình bày: Trần Thị Hưng HÀ NỘI THÁNG 9-2010 I. LỜI MỞ ĐẦU Khi ngân hàng không chỉ đơn giản thực hiện mỗi chức năng cất giữ các đồ vật quý như buổi ban đầu sơ khai mà thực hiện thêm nhiều chức năng hơn phù hợp với sự phát triển của xã hội, nền kinh tế và nhu cầu của nhân dân thì Ngân hàng lại đóng góp một vai trò rất lớn đối với mỗi quốc gia. Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian có chức năng huy động vốn và dùng chính tiền đó cho các cá nhân và tổ chức vay lại. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, ngành ngân hàng ngày càng tỏ rõ vị trí quan trọng hàng đầu của mình đối với sự phát triển của đất nước. Thực tế những năm qua, trong sự đổi mới của bộ mặt đất nước hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng được coi không chỉ là điều kiện mà còn là động lực đảm bảo thắng lợi cho công cuộc đổi mới. Ngân hàng thương mại chính là tổ chức thực hiện chức năng cơ bản này của Ngân hàng. Ngân hàng thương mại (NHTM) là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh từ đó phát triển nền kinh tế.Giữ vai trò chủ chốt trong hệ thống tài chính, NHTM với số lượng khách hàng lớn, địa bàn hoạt động rộng khắp, đa dạng trong nghiệp vụ và đặc biệt chiếm đến 80% trong hệ thống tài chính, NHTM có tẩm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của một quốc gia. Tình trạng tài chính của một quốc gia liên quan rất nhiều đến các hoạt động NHTM, khi một trong số các NHTM gặp rủi ro có thể làm xáo trộn cả nền kinh tế của một quốc gia. Những hoạt động của NHTM rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng rất lớn, vì vậy, cần có sự chính xác và linh hoạt để đảm bảo hoạt động ổn định của NHTM cũng như của cả hệ thống tài chính. Bài viết này sẽ đề cập đến vấn đề hoạt động của NHTM với 2 nội dung chính: hoạt động của NHTM và liên hệ thực tiễn với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam-Vietcombank. II. Nội dung 1. Định nghĩa Ngân hàng thương mại Luật tín dụng do Quốc hội X thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2007, định nghĩa: Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này còn định nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán. Luật tổ chức tín dụng không có định nghĩa về hoạt động ngân hàng vì khái niệm này đã được định nghĩa trong Luật Ngân hàng Nhà nước cũng do Quốc hội khóa X thông qua cùng ngày. Luật này định nghĩa: hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán. 2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 2.1. Hoạt động huy động vốn Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giáy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước. - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 2.2. Hoạt dộng tín dụng Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cho vay: Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau: - Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. - Cho vay trung hạn và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vad đời sống. Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng thương mại. Chiết khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. 2.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khỏan cho khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khỏan tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của ngân hàng thương mại được mở tài khỏan tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh tóan và ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt động sau: - Cung cấp các phương tiện thanh toán - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng - Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh tóan lien ngân hàng trong nước - Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép 2.4. Các hoạt động khác Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, ngân hàng thương mại còn có thể thực hiện một số hoạt động khác bao gồm: Góp vốn và mua cổ phần – Ngân hàng thương mại được dung vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng lien doanh. Tham gia thị trường tiền tệ - Ngân hàng thương mại được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ. Kinh doanh ngoại hối – Ngân hàng thương mại được pháp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Ủy thác và nhận ủy thác – Ngân hàng thương mại được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong các lính vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý. Cung ứng dịch vụ bảo hiểm – Ngân hàng thương mại được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, đươch thanh lập công ty trực thuộc hoặc lien doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Tư vấn tài chính – Ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng. Bảo quản vật quý giá – Ngân hàng thương mại được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có lien quan theo quy định của pháp luật. 3. Liên hệ thực tiễn với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam-Vietcombank. 3.1. Vài nét về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Ngân hàng thương mại Ngoại Thương Việt Nam là ngân hàng quốc doanh, được thành lập ngày 30 tháng 10 năm 1962 với chức năng là ngân hàng duy nhất phục vụ kinh tế đối ngoại và cho vay xuất nhập khẩu của cả nước. Mạng lưới hoạt động với hoàng loạt những công ty con, 321 chi nhánh và phòng giao dịch, với 11.183 máy ATM và điểm thanh toán thẻ trên toàn quốc. Là ngân hang đầu tư, mô giới chứng khoán, quản lý quỹ và bảo hiểm thong qua việc đầu tư vào các công ty con như VCBS, VCBF, Vietcombank Cardif Life Insurance… Tính đến năm 2009, tổng tài sản đạt 255,5 ngàn tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng 25,56%, huy động vốn từ nền kinh tế tăng 5,92%, tỷ lệ nợ xấu còn 2,47%, lợi nhuận trước thuế là 5.004 tỷ đồng. 3.2. Tình hình hoạt động của Vietcombank năm 2009 3.2.1. Hoạt động huy động vốn Ngay từ đầu năm 2009. Ban Lãnh đạo Vietcombank đã quán triệt trong toàn hệ thống coi công tác huy động là một trong những những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Kết quả cụ thể như sau: Tổng huy động vốn từ hai thị trường (I và II) của Vietcombank năm 2009 tăng 17,5%. Huy động từ nền kinh tế (thị trường I) đạt 169.457 tỷ quy đồng, tăng 5,9% so với cuối năm 2008. Huy động VND từ khách hang tăng 18,8% so với năm trước, huy động vốn tiền gửi từ dân cư tăng trưởng khá tốt (+34,5%) Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 % Tổng tài sản có Trong đó: Tiền mặt và tiền gửi tại NHNN Tiền gửi và cho vay TCTD khác Chứng khoán kinh doanh Chứng khoán đầu tư Cho vay khác hang Góp vốn, đầu tư dài hạn 255.496 29.660 47.463 6 33.061 141.621 3.741 222.090 34.044 30.377 404 41.905 121.793 3.152 15.0% -12,9% 56,2% -98,5% -21,1% 25,6% 18,7% 3.2.2. Hoạt động tín dụng Tình hình hoàn thành kế hoạch: Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Kế hoạch HĐTD Thực hiện 2009 Tổng dư nợ 133.096 141.621 Tăng trưởng tổng dư nợ so với năm 2009 18% 26,6% Tỷ trọng dư nợ SMEs 24% 27,0% Tỷ trọng dư nợ thể nhân 10% 9,8% Tỷ lệ nợ xấu tối đa 3,5% 2,47% Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố tỷ giá thì tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Vietcombank trong năm 2009 còn 23,6%. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành Ngân hàng (37,7%), nhưng vẫn đảm bảo được sự cân bằng giữa an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Chất lượng tín dụng: Trong năm 2009, Vietcombank đã theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững, coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng với các biện pháp: cơ cấu lại danh mục đầu tư, củng cố quan hệ khách hàng…; áp dụng kỹ thuật hiện đại vào quản trị danh mục đầu tư, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro v.v.. Kết quả là chất lượng tín dụng của Vietcombank trong năm 2009 được cải thiện đáng kể. Đến 31/12/09 tỷ lệ nợ xấu là 2,47% - thấp hơn nhiều so với mức 4,61% vào cuối năm 2008, thấp hơn mức dự kiến mà Đại hội đồngcổ đông cho phép là 3,5%. 3.2.3. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu Năm 2009 chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước bị sụt giảm - giảm 13,2% so với năm 2008, trong đó kim ngạch xuất khẩu giảm 9,9% và nhập khẩu giảm 15,8%. Trong bối cảnh chung, hoạt động thanh toán của Vietcombank cũng không tránh khỏi sự tụt giảm. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của toàn hệ thống Vietcombank đạt 25,62 tỷ uSD, giảm 23,8% so với năm 2008. Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 12,46 tỷ uSD, giảm 28,7% so với năm trước. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 13,15 tỷ uSD, giảm 14,5% so với năm 2008. Mặc dù vậy Vietcombank vẫn duy trì thị phần lớn trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: thị phần thanh toán XNK chiếm 20,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 2009; trong đó doanh số thanh toán xuất khẩu chiếm 22% thị phần cả nước, doanh số thanh toán nhập khẩu chiếm 19,1% . 3.2.4. Các hoạt động khác Gốp vốn liên doanh cổ phần Đến 31/12/2009, Vietcombank tham gia góp vốn vào 29 đơn vị. Tổng vốn góp đầu tư, lien doanh, mua cổ phần đạt 3.527 tỷ đồng (không bao gồm phần vốn góp vào các công ty trực thuộc), chiếm 29,1% vốn điều lệ. Vốn góp vào liên doanh với các đối tác nước ngoài chiếm 30,5%, góp vốn cổ phần với các tổ chức tín dụng trong nước chiếm 55,4%, góp vốn cổ phần với các tổ chức kinh tế trong nước khoảng 14,1%. Tổng thu nhập từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần trong năm 2009 đạt 454,7 tỷ đồng. Kinh doanh tiền tệ Năm 2009 là năm rất khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ do tình hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ có nhiều biến động lớn, tình trạng căng thẳng cung ngoại tệ kéo dài. Do vậy, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombank trong năm 2009 giảm 14,3% so với năm 2008. Trong năm, Vietcombank đã bám sát thị trường, liên tục đưa ra các chính sách chỉ đạo để thích ứng với sự thay đổi của thị trường, đồng thời áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ để hạn chế rủi ro. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm đã đóng góp một nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập của Vietcombank. Dịch vụ thẻ Vietcombank là ngân hàng có số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán không ngừng gia tăng qua các năm và luôn giữ vị trí dẫn đầu về các chỉ tiêu này trên thị trường thẻ Việt Nam. Tổng số lượng thẻ do Vietcombank phát hành được 966.243 thẻ, tăng 11,7% so với năm 2008. Doanh số thanh toán thẻ quốc tế đạt 567 triệu uSD, đạt 105,5% kế hoạch năm. VCB hiện chiếm hơn 53% thị phần thanh toán thẻ quốc tế, gần 36% thị phần phát hành thẻ thanh toán quốc tế và 21% thị phần phát hành thẻ nội địa và hơn 33% thị phần doanh số sử dụng thẻ các loại. Đến cuối năm 2009, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng có mạng lưới ATM cũng như POS lớn nhất thị trường với gần 15% thị phần về số lượng ATM (1.530 máy) và hơn 26% thị phần mạng lưới POS ( hơn 9.700 máy POS). Từ tháng 4 năm 2009, Vietcombank trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên áp dụng chuẩn EMV cho cả hai thương hiệu Visa và Mastercard, triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến trên internet cho thể quốc tế và thẻ nội địa, đáp ứng được yêu cầu sử dụng thẻ của khách hàng và bắt kịp với xu thế phát triển của thị trường. Ngân hang bán lẻ Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, Vietcombank tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán lẻ. Trong năm 2009, Vietcombank đã xây dựng các chính sách áp dụng cho khách hàng cá nhân, điều chỉnh theo sát diễn biến của thị trường, từ khuyến mại, chăm sóc khách hàng tới các chính sách giá, phí, lãi suất, cũng như cung cấp hàng loạt các sản phẩm mới. Kết thúc năm, các chỉ tiêu kế hoạch bán lẻ đã được thực hiện khá tốt và tương đối toàn diện. Tính đến ngày 31/12/09, huy động vốn từ dân cư tăng 34,5% so với 31/12/08; Tổng dư nợ cho vay tăng 36%; Tổng doanh số chuyển tiền đến trực tiếp cho khách hàng cá nhân trong năm 2009 là 1.016 triệu uSD; doanh số chuyển tiền cá nhân gián tiếp qua các doanh nghiệp và ngân hàng làm dịch vụ đạt khoảng 300 triệu USD. Các dịch vụ điện tử được đẩy mạnh và quan tâm: Dịch vụ Internet Banking: số lượng khách hàng đăng ký sử dụng tăng 84,2% so với 31/12/08; Dịch vụ SMS Banking tăng 97,3%, Dịch vụ VCB-Securities-Online đạt doanh số cả năm 2.846,9 tỷ đồng v.v... Hoạt động công nghệ và phát triển các sản phẩm dịch vụ Trong năm 2009, Vietcombank đã đảm bảo hoạt động ổn định và liên tục của hệ thống công nghệ thông tin. Hoạt động công nghệ đã triển khai nhiều dự án quan trọng mang tính chất tiên tiến trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng như: hoàn thành đề án EMV, nâng cấp dịch vụ Internet Banking, phát triền các tiện ích nhằm giảm thiểu các thao tác nghiệp vụ và tăng khả năng kiểm soát rủi ro… Những hoạt động linh hoạt và khoa học của Ngân hang Vietcombank đã giúp ngân hàng có những bước đi vững chắc để có thể chiếm lĩnh thị đáng kể trên thị trường Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. III. Kết luận Nói tóm lại, NHTM là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống tài chính quốc gia và những hoạt động cơ bản của NHTM đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của mỗi ngân hàng và cho cả nền kinh tế của đất nước. Hoạt động của ngân hàng luôn song hành cùng những rủi ro, mức lợi nhuận luôn tỉ lệ thuận với độ rủi ro nhất là khi phải chịu tác động của các chủ trương thắt chặt tiền tệ nên các NHTM cần có những hoạt động chuẩn xác và thận trọng. Mục tiêu phát triển thận trọng, ổn định và bền vững luôn được đặt lên hàng đầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHO7840T 2727896NG C416 B7842N C7910A NGN HNG TH431416NG Mamp7.doc
Tài liệu liên quan