Tiểu luận Hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng của hệ thống ngân hang thương mại hiện nay

- Bình quân qua các năm qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng cảu hệ thống NHTM và của cả nền kinh tế nói chung luôn ở mức cao( bình quân 28% 1 năm), đến nay ước tính tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng trên GDP của VN đã ở mức 1,2 lần. Đây là con số rất đáng để suy ngẫm. 1 mặt, sự tăng trưởng nóng của tín dụng thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế. Hệ thống NHTM đã bơm 1 lượng tiền lớn ra nền kinh tế để phục vụ cho mục tiêu này. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng nóng đi kèm với đó là bất ổn, thứ nhất lượng tiền bơm ra thị trường là quá lớn, 1,2 lần GDP trong khi con số này ở các nước khác trong khu vực chỉ ở mức 0,5; 0,6 lần GDP, trong khi đó khả năng hấp thu vốn của nền kinh tế còn ở mức thấp. ICOR của toàn nền kinh tế ở mức cao ( > 8). Như vậy tức là hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế chưa cao. Vốn bị thất thoát sẽ trở thành đồng tiền tiêu dùng, tất yếu gây nên áp lực lạm phát.

docx9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng của hệ thống ngân hang thương mại hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng của hệ thống ngân hang thương mại hiện nay. Nguồn vốn cho hoạt động tín dụng Nguồn vốn cho hoạt động tín dụng của ngân hang thường rất đa dạng và phong phú, nhưn g tập trung chủ yếu ở các nguồn sau: Nguồn vốn tự có: bao gồm + Vốn điều lệ: đây là nguồn vốn ban đầu do NN hoặc do các thành viên , cổ đông đóng góp. + vốn coi như tự có: bao gồm lợi nhuận chưa chia, các khoản phải trả phải nộp chưa đến hạn. + Vốn dự trữ: được hình thành từ lợi nhuận ngân hàng, được trích lập thành nhiều quỹ khác nhau, trong đó quan trọng nhất là quỹ dự phòng được trích lập theo quy định của NHNN Nguồn vốn huy động Nguồn vốn huy động là nguồn vốn quan trọng nhất cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, tỉ trọng của nguồn vốn này luôn là lớn nhất. Nguồn vốn này được huy động quy nhiều hình thức khác nhau: Tiền gửi không kì hạn của cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế: các khoản tiền gửi này không nhằm mục đích lấy lãi, chủ yếu phục vụ mục đích thanh toán Tiền gửi kì hạn của tổ chức: tiền gửi kì hạn không được rút trước, nếu rút trước sẽ phải chịu lãi suất không kì hạn. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: bao gồm 2 loại: tiết kiệm kì hạn và tiết kiệm không kì hạn. Phát hành trái phiếu, kì phiếu Nguồn vốn vay Nguồn vốn vay đóng vai trò quan trọng và chủ yếu khi các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản trong ngắn hạn bao gồm: vay tái cấp vốn từ NHNN, vay trên thi trường liên ngân hàng, phát hành CDs… Cơ cấu nguồn vốn huy động Không kì hạn Kì hạn ngắn ( < 1 năm) Kì hạn trung và dài 3 Nguyên tắc lãi suất lãi suất kì hạn ngắn < lãi suất kì hạn dài Lãi suất tiền gửi của tổ chức < lãi suất tiền gửi của dân cư Lãi suất tiền gửi tiết kiêm là cao nhất Các nguyên tắc lãi suất trong huy động nói trên giúp ta định hình về đường cong lãi suất. 4 Thực trạng hiện nay tại Việt Nam Hiện nay tai Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp phải những khó khăn, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại đang gặp phải một số vấn đề Thứ nhất, trong nhiều năm qua, không thể phủ nhận sự lớn mạnh của hoạt động tín dụng ngân hàng. Để có sự tăng trưởng đó, hoạt động huy động vốn trong các năm qua đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ với tổng lượng tiền gửi gia tăng mạnh qua các năm( ở mức bình quân 25%/năm). Tuy nhiên xét về cơ cấu nguồn vốn của hệ thống NHTM thời gian qua nảy sinh nhiều vấn đề. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, đồng nội tệ trượt giá nhanh chóng, các cá nhân và tổ chức đều không còn mặn mà nhiều với tiền gửi kì hạn dài. Chưa có thống kê chính thức từ hệ thống NHTM nhưng có thể khẳng định tỉ trọng vốn ngắn hạn đang chiếm phần lớn lượng vốn huy động được của hệ thống. Một cơ cấu vốn bất hợp lý tiềm ẩn rủi ro kì hạn cho hệ thống một khi các ngân hàng đem vốn ngắn hạn đi cho vay trung dài hạn thì khả năng mất thanh khoản có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Theo quy đinh của NHNN, các NHTM không được sử dụng quá 30% vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tuy nhiên với 1 cơ cấu vốn ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn như vậy, các ngân hàng đã tìm cách lách luật thông qua các hợp đồng tiền gửi với danh nghĩa 12-24 tháng, song khách hàng được phép rút trước hạn và nhận lãi theo thời gian thực gửi. Đây rõ ràng là một thủ thuật biến các khoản huy động kì hạn ngắn hoặc không kì hạn thành kì hạn dài. Ngay sau đó, NHNN giải quyết tình trạng trên bằng cách quy định các khoản tiền gửi rút trước hạn phải chịu lãi suất không kì hạn, ngay lập tức các NHTM nâng lãi suất tiền gửi không kì hạn lên cao, từ mức chỉ 2-3% lên đến 9-12%, thậm chí gần chạm đỉnh trần lãi suất huy động 14% mà NHNN công bố. Hàng loạt các động thái của ngân hàng cho thấy họ vẫn đang huy động vốn bằng mọi cách, mà đương nhiên huy động là để đem cho vay, với 1 cơ cấu vốn bất hợp lý như vậy thì tất nhiên rủi ro kì hạn là không hề nhỏ. Vấn đề thứ 2 cần phải xem xét là lãi suất huy động. Từ năm 2010 đến nay chúng ta đã chứng kiến 1 cuộc đua lãi suất thực sự trên toàn hệ thống. Lãi suất huy động lần lượt phá các mức kỉ lục chỉ trong thời gian ngắn. Từ thời điểm giữa năm 2010, để thực hiện mục tiêu giảm lãi suất huy động, VNBA đã đồng thuận duy trì trần lãi suất huy động ở mức 12%, nhưng chẳng bao lâu sau đó trần lãi suất huy động này đã bị các ngân hàng thành viên phá vỡ. Đến năm 2011, khi trần lãi suất huy động đã được luật hóa ở mức 14%, NHNN đã cử nhiều thanh tra kiểm tra lãi suất huy động tại các ngan hàng. Đương nhiên 1 biện pháp hành chính không thể có tác dụng lâu dài. Ngược lại nó đnag là đường cong lãi suất ở NHTM biến dạng. Không những lãi suất huy động bị kéo thẳng ở mức 14% ở tất cả các kì hạn, ở một số NH còn xảy ra tình trạng đường cong lãi suất ngược, khi lãi suất kì hạn dài thấp hơn kì hạn ngắn. rõ ràng việc làm này chỉ đnag khuyến khích người gửi gửi tiền ở các kì hạn ngắn nhiều hơn, càng làm trầm trọng thêm mất cân đối cơ cấu vốn của NH. Hiện nay trên toàn hệ thống ,việc vượt trần lãi suất đã trở nên quá phổ biến. Khách hàng có thể mặc cả lãi suất lên đến 17-18% cho các khoản tiền gửi của mình. Cuộc đua lãi suất này có nguyên nhân từ đâu? Trước hết phải nói đến chính sách thắt chặt tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô của NHNN. Đương nhiên lãi suất tăng là hệ quả tất yếu của những chính sách này, bởi cũng qua đó sẽ làm giảm tổng cầu của nền kinh tế. Song cuộc đua lãi suất hiện nay còn là hệ quả của bất cập hệ thống. Tiềm lực tài chính của các ngân hàng hiện nay quá chênh lệch. Một thị trường nhỏ như VN mà tồn tại trên dưới 50 ngân hàng. Có NH thuộc hạng đại gia, thanh khoản luôn dồi dào nhưng cũng có ngân hàng với số vốn nhỏ bé và thanh khoản luôn căng như dây đàn. Các ngân hàng này chính là người khơi mào cho cuộc đua lãi suất, buộc các ngan hàng lớn phải chạy theo để giữ khách. Huy động vốn bằng mọi cách đã dẫn đến hệ quả là lãi suất huy động ngày càng cao, và đương nhiên hệ quả sau đó là chi phí vốn của người đi vay sẽ không thể thấp. Vấn đề thứ 3 về huy động vốn của NHTM hiện nay là các kênh huy động. Hoạt động huy động vốn từ dân cư và tổ chức đã được trình bày ở trên. Kênh huy động được đề cập đến tiếp theo là đi vay NHNN và liên ngân hàng. Đây vốn là những kênh huy động nhằm mục tiêu chủ yếu là giải quyết thanh khoản cho ngân hàng, nhưng trong bối cảnh tìm vốn bằng mọi cách thì vấn đề đã khác đi. Doanh số trên TT liên ngân hàng trong 1 tuần thường ở mức trên dưới100 ngàn tỉ đồng. hiện nay lãi suất liên ngân hàng đang ở mức khá ổn đinh sau hàng loạt biện pháp của NHNN nhưng quý 1 năm 2011 đã ghi nhận mức lãi suất trên thị trường liên ngân hàng dâng cao kỉ lục. Có thời điểm lãi suất liên ngân hàng nhảy lên đến 22-23%, chi phí vốn trên thị trường 2 quá đắt đỏ gây khó khăn cho nhiều ngân hàng và đây không thể là kênh tìm vốn hiệu quả được nữa. Đương nhiên trên thị trường liên ngân hàng, người có tiền cho vay là các ngân hàng lớn, với thanh khoản dồi dào và người đi vay là các ngân hàng nhỏ. Chúng ta sẽ tìm hiểu 1 cách thức giúp các ngân hàng lớn của VN có thể kiếm tiền trên TT liên ngân hàng như thế nào. Cách kiếm tiền trên TT liên ngân hàng của NH lớn, đương nhiên 1 phần do sức mạnh nội tại của các ngân hàng này. Với mạng lưới rộng lớn, quan hệ với khách hàng lớn, các NH này luôn dồi dào tiềm lực tài chính. Tuy nhiên cơ chế tái cấp vốn tái chiết khấu của NHNN đã đóng góp không nhỏ cho lợi nhuận của các NH này trên TT liên ngân hàng. Về mặt lý thuyết, NHNN chỉ đóng vai trò là người cho vay cuối cùng, nhưng ở VN thì ngược lại. Lãi suất vay tái cấp vốn hiện nay đã nâng lên 13%, nhưng trước đây 2 loại ls này trong nhiều năm luôn duy trì ở mức thấp( năm 2010 là 9% và 7%). Muốn vay tái cấp vốn hay tái chiết khấu thì phải có giấy tờ có giá hoặc HĐTD. Mà những thứ này thì chỉ có NHTM lớn, mà cụ thể ở đây là các ngân hàng quốc doanh mới có. Giả sử 1 NHTM mua TPCP với mức lãi suất là 11,5%, sau đó mang đi chiết khấu với NHNN ở mức 7%, sau đó đem tiền vay được cho vay trên TT liên ngân hàng với lãi suất 22%, như vậy có thể thấy lợi nhuận khổng lồ mà hoạt động này đem lại. đó chính là lý do khi thời gian qua đã có ý kiến cho rằng các NHTM lớn của VN đang kiếm tiền trên lưng các NH nhỏ. Và tất nhiên NHNN cũng đã đóng góp không nhỏ cho sự bất công bằng này. 2 Hoạt động cấp tín dụng Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng tại Việt Nam được coi là hoạt động chủ đạo , đem laị nguồn lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng, thậm chí tại 1 số ngân hàng chiếm tới 80% doanh thu. 1 Các hình thức cho vay Có 6 hình thức cho vay cơ bản bao gồm Tín dụng ứng trước: bao gồm cho vay có bảo đảm và cho vay dựa vào uy tín Tín dụng hạn mức( thấu chi) Chiết khấu thương phiếu Bao thanh toán Tín dụng thuê mua Tín dụng bằng chữ kí Tín dụng tiêu dùng 2 Quy trình tín dụng Hình thành khoản vay : đây là giai đoạn tiếp xúc giữa cán bộ tín dụng và người cần vay vốn, có thể cá nhân hoặc tổ chức. Cán bộ tín dụng sẽ bắt đầu quá trình tìm hiểu thông tin về đối tượng muốn vay. Xử lý yêu cầu vay vốn: cán bộ tín dụng sẽ tìm hiểu về mục đích khoản vay, điều kiện vay, kế hoạch sử dụng khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Sau đó sẽ đưa ra quyết định cho vay hay không. Ra quyết định cho vay Cấu trúc khoản vay, kí kết: cấu trúc 1 khoản vay bao gồm lãi suất, thời hạn, lịch hoàn trả, sự bảo đảm, người bảo lãnh, điều kiện và kiểm soát. Sau khi thống nhất các yếu tố này sẽ kí kết hợp đồng vay vốn. Kiểm soát khoản vay: sau khi kí kết, trong tiến trình cấp vốn cho đối tác, ngân hàng có trách nhiệm giám sát các khoản vay này để đảm bảo khả năng trả lãi và gốc của khách hàng. Với các khoản vay lớn. cán bộ tín dụng phải đến tận cơ sở để xem xét kiểm tra tình hình tài chính. Hoạt động, chất lượng và giá trị của các tài sản thế chấp. Xử lý các khoản vay có vấn đề: với các khoản vay có vấn đề, ngân hàng thường tìm cách chỉnh sửa thông qua đàm phán với con nợ để sửa chữa khoản vay. Giải quyết tài sản thế chấp chỉ là bước đi cuối cùng. 3 Nguyên tắc lãi suất tín dụng Lãi suất cho vay ngắn hạn < lãi suất cho vay dài hạn Lãi suất cho vay sản xuất < lãi suất cho vay phi sản xuất Lãi suất đến hạn < lãi suất quá hạn Lãi suất cho vay ưu đãi là nhỏ nhất 4 Quản lý rủi ro tín dụng Quản lý rủi ro tín dụng là hoạt động then chốt của ngân hàng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đó. Hiện nay các biện pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp lý và trong các quy định của từng ngân hàng, chúng tôi chỉ xin giới thiệu 1 vài quy định quan trọng đang được áp dụng hiện nay: Đảm bảo mức vốn pháp định theo yêu cầu > 3000 tỉ đồng và hệ số CAR >= 9% Công thức tính hệ số đủ vốn CAR : Không sử dụng quá 80% số vốn huy động được để cho vay Không sử dụng quá 30% vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn Nguyên tắc trích lập dự phòng rủi ro ( ban hành quyết định 493 và quyết định 18) Theo điều 6 quyết định 493 và QĐ 18, nợ quá hạn của ngân hàng được chia làm 5 nhóm: Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Tỉ lệ trích lập 0% Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại Tỉ lệ trích lập 5% c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại Tỉ lệ trích lập 20% d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại Tỉ lệ trích lập 50% đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý - Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại Tỉ lệ trích lập 100% Nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Tir lệ nợ xấu của 1 ngân hàng nếu dưới mức 5% thì được coi là an toàn. Dư nợ tín dụng tại hệ thống NHTM Bình quân qua các năm qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng cảu hệ thống NHTM và của cả nền kinh tế nói chung luôn ở mức cao( bình quân 28% 1 năm), đến nay ước tính tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng trên GDP của VN đã ở mức 1,2 lần. Đây là con số rất đáng để suy ngẫm. 1 mặt, sự tăng trưởng nóng của tín dụng thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế. Hệ thống NHTM đã bơm 1 lượng tiền lớn ra nền kinh tế để phục vụ cho mục tiêu này. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng nóng đi kèm với đó là bất ổn, thứ nhất lượng tiền bơm ra thị trường là quá lớn, 1,2 lần GDP trong khi con số này ở các nước khác trong khu vực chỉ ở mức 0,5; 0,6 lần GDP, trong khi đó khả năng hấp thu vốn của nền kinh tế còn ở mức thấp. ICOR của toàn nền kinh tế ở mức cao ( > 8). Như vậy tức là hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế chưa cao. Vốn bị thất thoát sẽ trở thành đồng tiền tiêu dùng, tất yếu gây nên áp lực lạm phát. Cơ cấu dư nợ tín dụng của các ngân hàng: Tính đến năm 2010, dư nợ tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất khảng 431 ngàn tỉ chiếm khoảng 18,17 % tông dư nợ toàn hệ thống, nhưng chênh lệch khá lớn giữa các ngân hàng. Cá biệt ở các ngân hàng nhỏ, như western bank chiếm 52,5% dư nợ. SHB 47%, ĐNA 21%, navi bank 41%. Hầu hết các khoản tín dụng này được đổ vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán- những lĩnh vực có mức rủi ro rất cao. Trong bối cảnh TT chứng khoán và bất động sản lao dộc như hiện nay, nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu của các ngân hàng này không hề nhỏ. NHNN đã yêu cầu giảm dư nợ tín dụng phi sản xuất năm 2011 xuống dưới 16% trong năm nay, nhưng với 1 tỉ lệ cao như trên, để giảm xuống nhanh chóng không đơn giản và chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận của các NH nhỏ. Bên cạnh đó, tín dụng cho khu vực kinh tế NN hiện nay chỉ còn chiếm 1 tỉ trọng nhỏ trong tổng dư nợ,khoảng 15% nhưng hiệu quả sử dụng vốn của các DN này rất thấp. Trong các phân vùng được tính toán, tín dụng đối với khối SMEs có tốc độ tăng cao nhất. Năm 2010 ghi nhận mức tăng ước đạt 30,2%, cao hơn hẳn so với các lĩnh vực hoặc nhóm đối tượng khác, cao hơn mức bình quân 28% ước tính cho ba năm gần nhất. Một dữ liệu chưa đủ đại diện cho khả năng lớn mạnh của nhóm đối tượng này trong năm 2010, nhưng được gắn với tỷ trọng khoảng 90% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện có.Đây là 1 vấn đề cần xem xét về hoạt động của khối DN NN của VN. Về lãi suất thị trường: lãi suất cho vay trên TT đang chứng kiến 1 cuộc đua mới. Với viêc lãi suất huy động cao như hiện nay, lãi suất cho vay không thể giảm. năm 2010, lãi suất cho vay toàn hệ thống bình quân ở mức 15,27%, nhưng đến hết quý 1 năm nay, lãi suất đã lên đến con số trên 20%. Đối với lĩnh vực sản xuất, con số này ở mức 20-22%, còn phi sản xuất đã lên đến 24-26%. Với 1 mức lãi suất cao như vậy, hầu hết các DN đều gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa hầu hết kì hạn vay hiện nay chỉ là ngắn hạn. Theo 1 chủ DN vừa, với mức lãi suất trên, DN phải tăng trưởng ở mức thấp nhất 25% mới có thể trả lãi NH và duy trì hoạt động. nhưng trong tình cảnh kinh tế u ám như hiện nay, con số đó cũng là 1 bài toán nan giải. Lãi suất cao đang kìm hãm các kế hoạch mở rộng kinh doanh của DN và tăng trưởng trong năm nay chắc chắn sẽ giảm tốc. Quy trình quản lý rủi ro của hệ thống NH hiện nay đang bị coi là khâu yếu kém nhất. rủi ro trong họat động NH có thể đến từ nhiều phía, nhưng không thể phủ nhận thực tế hiện nay nhiều NH đang tìm cách tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá, dẫn đến quy trình thẩm định bị cắt xén, cẩu thả. Tình trạng móc nối giữa cán bộ tín dụng và đối tượng đi vay để nâng giá trị tài sản thế chấp, nâng hạn mức vay trở nên phổ biến. Vấn đề kiểm soát sau khi cho vay càng lỏng lẻo tất yếu dẫn đến rủi ro gia tăng cho các khoản vay. Ngay đối với các khoản nợ đến hạn, các NH tìm cách cơ cấu nợ, kéo dài thời hạn cho đối tác, thậm chí đảo nợ để tránh gia tăng nợ xấu. Rõ ràng các hoạt động này đang diễn ra phổ biến, biểu hiện là nhiều vụ bắt giữ cán bộ tín dụng gần đây cho thấy hoạt động tín dụng đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Tỉ lệ nợ xấu của hệ thống hiện nay ước tính ở mức 2,5%, trong đó nợ nhóm 5 chiếm đến 1 nửa. Nếu đem so với con số chuẩn 5% mà NHNN đưa ra thì có thể cảm thấy yên tâm phần nào với hoạt động của hệ thống. Nhưng thực chất con số nợ xấu có thể lớn hơn rất nhiều lần như vậy. Theo số liệu công bố của bản thân các ngân hàng và NHNN, con số này xem ra luôn ở ngưỡng an toàn. Nhưng thực chất, theo 1 số chuyên gia nước ngoài, nơ xấu thực sự của hệ thống có thể phải ở mức gấp đôi con số được công bố, đối với các NH quốc doanh, con số này không thấp hơn 10%. Lý giải đưa ra đó là các NH có rất nhiều thủ thuật để biến hóa các con số nợ xấu của mình. Với khối ngân hàng quốc doanh, khách hàng truyền thống và thân thiết của các NH này là khối DNNN. Với kết quả hoạt động không tốt nhưng có sự che chở từ phía sau của NN, điều kiện cho vay với các DN này được mở rộng hơn với DN ngoài NN, và kết quả là trong lượng nợ xấu gia tăng. Tuy tỷ lệ nợ xấu có giảm qua các năm song về mặt tuyệt đối không hề giảm. Đây là hệ quả của chính sách tăng trưởng tín dụng nóng và thiếu các công cụ phong ngừa rủi ro hiệu quả. Tín dụng ngoại tệ và vàng Tín dụng ngoại tệ và vàng từ lâu đã là 1 kênh tín dụng truyền thống và khá phát triển ở VN. Tích trữ vàng hay dollar từ lâu đã là một kênh đầu tư hay tích trữ tài sản của người dân để phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên chúng chỉ thật sự nở rộ tỏng vài năm trở lại đây, khi lạm phát cao đã trở thành bài toán nan giải với toàn xã hội. Lạm phát cao thúc đẩy người dân tìn đến vàng và ngoại tệ như 1 cách để bảo toàn giá trị tài sản của mình. Tuy nhiên lượng tài sản khổng lồ này nếu không được đem vào huy động để giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế thì chúng sẽ trở thành tài sản chết. Theo thống kê của NHNN ước đoán, lượng dola nắm giữ trong dân hiện nay khoảng 570 tr đô, nhưng thực tế nhiều chuyên gia dự đoán con số này ở khoảng 15-17 tỉ đô, trong khi đó theo hiệp hội kinh doanh vàng VN, lượng vàng tỏng dân ở tầm 300-400 tấn, tức là mức 16-20 tỉ đola. Những tính toán này dựa trên khoản mục sai số trong cán cân thanh toán tổng thể của VN. Con số đáng kể nói trên cho thấy mức độ găm giữ ngoại tệ và vàng của người dân là rất lớn. Vì vậy tín dụng ngoại tệ và vàng có thể là một phương thức hiệu quả để huy động nguồn lực khổng lồ này. Ưu điểm của loại hình này là với mức lãi suất huy động ở 6% và cho vay ra ở 7-8%, tín dụng ngoại tệ đang thực sự đem lại lợi ích cho cả người dân và DN đi vay. Một mặt, người dân có thể yên tâm hưởng lãi khi giá trị tài sản của mình vẫn đc bảo đảm, mặt khác DN được tiếp cận nguồn vốn với lãi suất mềm hơn nhiều so với lãi suất VNĐ. Theo ước tính năm 2010, tín dụng ngoại tệ chiếm đến 27% tín dụng toàn ngành, con số ngoại tệ huy động ước tính ở mức 27 tỉ dollar.( năm 2008 là 20%). Tăng trưởng tín dụng ngoại tệ năm 2010 là 37,76%, trong khi con số này với VND chỉ là 25,34%. Tuy nhiên hệ lụy của nó thì đã được chứng kiến ở đầu năm 2011. Đối với các DN, sau khi vay ngoại tệ đến kì đáo hạn phải chạy khắp nơi để mua dollar trả nợ NH. Bởi các DN này không có khả năng tái tạo nguồn ngoại tệ nên đã gây sức ép lớn lên tỉ giá. Trong bối cảnh lạm phát cao, từ người dân, DN đến chính bản thân các NH đều găm giữ ngoại tê, mua được đola để trả nợ là cả 1 vấn đề với DN. Giá đôla bị đẩy lên cao bất hợp lý, đồng nội tệ chịu sức ép phá giá và một khi bị phá giá mạnh, các DN này sẽ hứng chịu hậu quả khi thanh toán nợ cho NH. Hơn nữa ở VN, việc phát triển các công cụ phòng vệ như hợp đồng kì hạn, tương lai… còn kém phát triển, rủi ro tỉ giá với các DN vay đôla sẽ là rất lớn. Tín dụng ngoại tệ dễ dãi cũng làm thất thoát nguồn ngoại tệ khan hiếm ở VN. Trong bối cảnh nhập siêu trầm trọng, các DN nhập khẩu vay đola đi nhập khẩu hàng hoa nước ngoài, nguồn ngoại tệ này coi như bị mất. rõ ràng tín dụng ngoại tệ dễ dàng tạo đk để đưa đồng dola ra khỏi VN và gia tăng nhập siêu. Đối với NHNN, tín dụng ngoại tệ cũng dẫn đến việc suy giảm hiệu lực của chính sách tiền tệ. Khi vàng và đola đã trở thành phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, chính sách tiền tệ sẽ bị mất tác dụng khi NHNN không thể kiểm soát đc tổng phương tiện thanh toán của nền KT. Đó là bài học mà chúng ta nhìn thấy ở những nền kinh tế bị đôla hóa trầm trọng, ví dụ như Campuchia. Nhìn nhận rõ những bất cập của tín dụng ngoại tệ sau một thời gian dài thả nổi để kênh tín dụng này phát triển mạnh, gần đây NHNN đã có hàng loạt điều chỉnh về chính sách. Những chính sách này được coi là đúng hướng và đã bước đầu có tín hiệu tích cực. Bộ chính sách để giảm tín dụng ngoai tệ của NHNN bao gồm: Quy định trần lãi suất huy động đola với cá nhân là 3% ( trước đó năm 2010 lãi suất trần đôla với tổ chức là 1%) Tăng dự trữ bát buộc với đola lên mức 6% Giảm trạng thái ngoại tệ của NHTM từ mức +/- 30% về mức +/-20% Thu hẹp đối tượng được vay ngoại tệ từ NHTM, chỉ cho phép vay khi đảm bảo được nguồn ngoại tệ trả nợ Chính thức ngừng huy động và cho vay bằng vàng Với các chính sách kiên quyết trên, cùng với nhiều điều chỉnh khác của NHNN trên TT ngoại hối của VN, đã bước đầu mang lại tín hiệu tích cực. Chệnh lệch lớn giữa lãi suất tiền đồng và đola làm người dân phải suy nghĩ lại về quyết định găm giữ ngoại tệ của mình. Ghi nhận trong nhiều tuần nay người dân đã đến bán ngoại tệ cho NH, hệ quả là nguồn cung ngoại tệ tăng mạnh, tỷ giá tt tự do về mức thấp hơn so với tỷ giá liên ngân hàng. Cùng với việc đối tượng vay ngoại tệ bị thu hẹp làm giảm tốc tín dụng ngoại tệ. Các biện pháp này trước mắt là hiệu quả và sẽ đóng góp cho việc bình ổn thị trường ngoại hối, song về dài hạn để chuyển toàn bộ cơ chế hy động- cho vay sang mua- bán ngoại tệ là một vấn đề lâu dài, và chỉ những chuyển biến thực sự trong kinh tế vĩ mô như lạm phát, thâm hụt thương mại nếu được giải quyết thì mới có thể thu hẹp tín dụng ngoại tệ trong tương lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực trạng huy động và cấp tín dụng ngân hàng thương mại 2011.docx
Tài liệu liên quan