Tiểu luận Hoạt động xuất nhập khẩu da giày của thành phố Hải Phòng sau khi gia nhập WTO- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả

Trong những năm qua, các doanh nghiệp trong ngành đã phát huy các tiềm năng, tận dụng các lợi thế để tịm kiếm các bạn hàng mới, mở rộng các thị trường xuất khẩu. Cho đến nay, nganh đã đạt được những thành tựu khích lệ, đó là thị trường xuất khẩu được mở rộng đến nhiều nước thuộc nhiều thị trường khác nhau. Hiện nay, thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp da giày là khu vực thị trường các nước EU, các nước khu vực Châu Á, Hồng Kông, Đài Loan,Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước ở châu Mỹ.Trong đó, EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành da giày Việt Nam bởi khối lượng tiêu dùng cao và đây là vùng khí có khí hậu hàn đới, thời tiết quanh năm lạnh nên nhu cầu về da giày rất lớn. Hàng năm, 90% sản phẩm do ngành sản xuất được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế, trong đó EU chiếm 70% thị phần, Mỹ 20% thị phần, Nhật Bản 3% thị phần, Việt Nam là nước đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Inđônêxia về xuất khẩu giày dép vào EU

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2715 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoạt động xuất nhập khẩu da giày của thành phố Hải Phòng sau khi gia nhập WTO- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.9. Đi lại trong khi làm việc 1.10. Không phân biệt đối xử, sử dụng bạo lực và quấy rối tình dục  Điều 2. Đào tạo học nghề 2.1. Chương trình đào tạo, học nghề 2.2. Kinh phí đào tạo và quyền lợi của người học nghề  Điều 3. Quan hệ lao động 3.1. Hợp đồng lao động 3.2. Thoả ước lao động tập thể 3.3. Nội quy lao động 3.4. Giải quyết tranh chấp lao động 3.5. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất  Điều 4. Chế độ tiền lương và bảo hiểm 4.1. Mức lương tối thiểu 4.2. Phương pháp tính lương 4.3. Khâu trừ lương 4.4. Chế độ nâng bậc lương 4.5. Quy chế trả lương, tiền thưởng 4.6. Bảo hiểm Điều 5. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 5.1. Thời giờ làm việc 5.2. Thời giờ nghỉ ngơi 5.3. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương  Điều 6. An toàn vệ sinh lao động 6.1. Quy định chung về an toàn vệ sinh lao động 6.2. An toàn hoá chất 6.3. An toàn phòng chống cháy nổ 6.4. An toàn điện 6.5. An toàn cơ khí, thiết bị 6.6. An toàn nhà xưởng 6.7. An toàn xếp dỡ vận chuyển 6.8. An toàn nồi hơi 6.9. Phương tiện bảo vệ cá nhân  Điều 7. Môi trường 7.1. Luật pháp môi trường 7.2. Các chính sách môi trường  Điều 8. Y tế và phúc lợi tập thể 8.1. Các chính sách về sức khoẻ nghề nghiệp 8.2. Các giải pháp bảo đảm sức khoẻ người lao động 8.3. Căng tin, nhà ăn tập thể 8.4. Nước uống 8.5. Nhà ở tập thể 8.6. Các công trình vệ sinh 8.7. Y tế, chăm sóc sức khoẻ và sơ cứu  Điều 9. Tổ chức công đoàn 9.1. Tổ chức công đoàn 9.2. Quyền tham gia tổ chức công đoàn  Điều 10. Tổ chức thực hiện 10.1. Thực hiện 10.2. Kiểm tra giám sát c, Da mũ giầy - Phân loại theo diện tích sử dụng:24 TCN 03: 2006 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này áp dụng phân loại tất cả các loại da làm mũ giầy theo diện tích sử dụng. 2. Thuật ngữ và định nghĩa Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau: - Mặt cật: mặt phải (mặt ngoài) của tấm da là lớp da tiếp giáp lớp biểu bì, được tạo bởi mạng sợi mịn đan chặt với nhau. -Mặt váng: mặt trái (mặt trong) của tấm da là lớp da tiếp giáp với lớp bạc nhạc (đối với da nhỏ) hoặc là lớp giữa sau khi xẻ (đối với da lớn). -Chất chau truốt: là hỗn hợp chất được sơn phủ lên bề mặt tấm da nhằm che phủ các vết, khuyết tật và tạo độ nhẵn, phẳng, đồng đều mầu. -Trau chuốt anilin: là sơn phủ lên mặt da một lớp màng có mầu hoặc không mầu với phẩm nước. -Diện tích sử dụng được: là diện tích da không có khuyết tật hoặc có khuyết tật không đáng kể. - Khuyết tật da: là hiện tượng không bình thường về cấu tạo bên trong và bề mặt bên ngoài của tấm da do yếu tố môi trường hoặc do quá trình công nghệ tạo ra. 3. Phân loại da theo diện tích sử dụng được 3.1. Phân loại khuyết tật trên bề mặt tấm da Khuyết tật trên bề mặt tấm da được chia thành hai loại là khuyết tật đo được và khuyết tật không đo được. 3.1.1. Khuyết tật không đo được Khuyết tật không đo được bao gồm hai loại là khuyết tật cho phép (được coi là khuyết tật không đáng kể) và khuyết tật không cho phép. 3.1.1.1. Khuyết tật cho phép Những khuyết tật cho phép gồm: - Nếp nhăn mờ tự nhiên trên da, vết sước mờ, sẹo hoặc vẩy kết trên da có mặt cật tự nhiên không đánh nháp. - Mặt váng bị dây hoá chất trau chuốt (trừ trường hợp da làm mũ giầy không lót). - Trau chuốt anilin , bán anilin và các loại sơn phủ đặc biệt khác có mầu sắc không đồng đều hoặc thay đổi mầu sắc khi kéo căng tấm da. 3.1.1.2. Khuyết tật không cho phép Những khuyết tật không cho phép gồm: - Tấm da bị gấp nếp. - Rạn mặt cật trên toàn tấm da. - Bị tách lớp cật hoặc bị nhăn làm mất vân hoa tự nhiên đối với da trau chuốt anilin hoặc bán anilin. - Độ dầy tấm da không đồng đều. - Mặt da lộ rõ vết bôi hoá chất chau truốt, hoa văn trang trí không đồng đều, màng trau chuốt lẫn bụi. - Vết dầu mỡ hoặc chất khoáng trên da không tẩy được. - Lớp màng trau chuốt bị tróc. - Màng trau chuốt bị rạn nứt khi kéo căng. - Mất hoa văn in của da. - Mầu sắc sỉn, không đều, bị thay đổi mầu rõ rệt khi kéo căng (trừ da full up.). - Mặt váng của da bị sơn dây bẩn, đối với loại mũ giầy có lót diện tích bẩn vượt quá 15% diện tích mặt váng tấm da và không thể bào sạch. - Da khô bở và mỏng. Khuyết tật không đo được xác định theo bảng 1 dưới đây:  Bảng 1. Phân loại khuyết tật không đo được và tính điểm đánh giá Tên khuyết tật Tính điểm đánh giá (%) Rạn mặt cật cục bộ khi gấp tư mặt da (khi thử ấn tay cách vết gấp tư 17mm) hoặc dùng máy kéo dãn nếu phát hiện 2 trên 4 mẫu thử bị rạn: Tại 1 điểm ở phần giữa tấm da Tại 2 điểm ở phần giữa tấm da 5 25 3.1.2. Khuyết tật đo được - Các khuyết tật đo được, được đo theo chiều dài và diện tích. - Những khuyết tật đo được diện tích là những khuyết tật làm hỏng một phần tấm da và cả những khuyết tật tập trung thành nhóm cách nhau không quá 7 centimet. - Diện tích các khuyết tật chứa trong hình chữ nhật được đo bằng centimét vuông nếu cạnh nhỏ của hình chữ nhật (chiều rộng) lớn hơn 2 centimet. Nếu chiều rộng của hình chữ nhật nhỏ hơn hoặc bằng 2 centimet thì khuyết tật được coi như là một đường thẳng và đo bằng centimét. - Để xác định diện tích khuyết tật, người ta vẽ hình chữ nhật nhỏ nhất mà tất cả các khuyết tật được chứa đựng trong đó. - Nếu các cạnh của hình chữ nhật vượt ra quá mép tấm da thì khuyết tật được vẽ trong một số hình chữ nhật không vượt ra mép tấm da và tính mỗi hình chữ nhật như là một khuyết tật. 3.2. Phân loại da theo diện tích sử dụng - Tuỳ thuộc vào tỷ lệ phần trăm diện tích sử dụng được của tấm da, người ta phân loại da thành loại 1, loại 2, loại 3 và loại 4. Bảng 2. Phân loại da theo phần trăm diện tích sử dụng được Loại da Tỷ lệ diện tích sử dụng được tính băng (%) Loại 1 95 İ 100 Loại 2 80 İ 94,99 Loại 3 65 İ 79,99 Loại 4 40 İ 64,99 Ghi chú: Da loại 4 phải có diện tích sử dụng được ở phần mông không nhỏ hơn 20% diện tích của tấm da. 3.3. Cách tính tỷ lệ diện tích sử dụng được của tấm da Khi xác định phân loại da ta cần phải tính - Tổng diện tích các khuyết tật đo bằng decimet vuông (Qdt) - Tổng chiều dài các khuyết tật đo bằng centimet và quy đổi sang diện tích (Qcd) tính bằng decimet vuông theo công thức:                       Qcd = L x 0,03 Trong đó:L- là tổng chiều dài các khuyết tật, tính bằng centimet          0,03- hệ số quy đổi chiều dài sang diện tích. 1.2.2, Tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu Việt Nam có một thị trường xuất khẩu rộng lớn:Đài Loan,Nhật Bản,EU,Hoa Ky...Ngoài những tiêu chuẩn chung mà mỗi thị trường đặt ra,còn có những tiêu chuẩn riêng khắt khe hơn tùy vào từng thị trường.Trong đó 2 thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn chặt chẽ là EU và Hoa Kỳ. a, Yêu cầu của EU. Nhãn mác sản phẩm. Mọi sản phẩm cần đảm bảo ghi đầy đủ các thông tin trên sản phẩm (bề mặt giầy, đường viền, đế giầy) làm bằng chất liệu gì (da, giả da, da bóng, vải hoặc nguyên liệu khác). Các yếu tố môi trường trong sản xuất giầy dép. Hướng dẫn của EU (2002/61/EC) nghiêm cấm sử dụng các chất nguy hại trong các sản phẩm may mặc và da bao gồm cả giày dép. Công ước thương mại về những loài vật có nguy cơ tiệt chủng (CITES), trong đó bao gồm các quy định (EC 338/97) đối với các sản phẩm da bao gồm nguyên liệu từ những loài vật có nguy cơ tiệt chủng. Đóng gói. Tất cả các mặt hàng nhập khẩu đều phải tuân thủ những tiêu chuẩn đóng gói của Châu Âu (có thể tái sử dụng, hoặc tái chế, tái sản xuất năng lượng; có khối lượng và trọng lượng tối thiểu để đảm bảo mức độ an toàn, vệ sinh và được người tiêu dùng chấp nhận). Ngoài ra, còn có các yêu cầu về khối lượng tối đa và những quy định cụ thể về đóng gói thùng gỗ. Phá giá: áp dụng các biện pháp chống bán phá giá theo 4 điều kiện: (i) mặt hàng đang bị bán phá giá (giá bán thấp hơn giá thương mại thông thường); (ii) ngành công nghiệp đang bị đe dọa hoặc đang bị tổn thương vật chất; (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu đó và tổn thương vật chất của ngành công nghiệp của EU; và (iv) việc áp đặt các biện pháp chống bán phá giá là vì lợi ích của Cộng đồng. Yêu cầu về chất lượng: Kiểm tra chất lượng dựa trên tiêu chuẩn của EU, các tiêu chuẩn quốc gia hoặc các tiêu chuẩn ISO Nguyên nhân lỗi sản phẩm: Khi sản phẩm có lỗi, cần tìm được lỗi gây ra trong toàn bộ dây chuyền sản xuất sản phẩm, đảm bảo mọi khâu trong quá trình sản xuất được giám sát chặt chẽ. b, Tiêu chuẩn của Hoa Kỳ Đặt ra các tiêu chuẩn về: Tính an toàn trong sản xuất và người tiêu dùng,tính thân thiện và bảo vệ môi trường. Đặt ra danh sách các chất liệu bị hạn chế Thành phần các chất trong sản phẩm,chất an toàn trong sản phẩm. Yêu cầu kê khai nhãn mác... Nếu vi phạm 1 trong những tiêu chuẩn trên, thì hàng hóa xuất khẩu không những sẽ bị tiêu hủy, mà nhà sản xuất phải chịu mức phạt tối đa đến 15 triệu USD/vụ vi phạm. 1.3, Thị trường xuất khẩu của da giày. Trong những năm qua, các doanh nghiệp trong ngành đã phát huy các tiềm năng, tận dụng các lợi thế để tịm kiếm các bạn hàng mới, mở rộng các thị trường xuất khẩu. Cho đến nay, nganh đã đạt được những thành tựu khích lệ, đó là thị trường xuất khẩu được mở rộng đến nhiều nước thuộc nhiều thị trường khác nhau. Hiện nay, thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp da giày là khu vực thị trường các nước EU, các nước khu vực Châu Á, Hồng Kông, Đài Loan,Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước ở châu Mỹ.Trong đó, EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành da giày Việt Nam bởi khối lượng tiêu dùng cao và đây là vùng khí có khí hậu hàn đới, thời tiết quanh năm lạnh nên nhu cầu về da giày rất lớn. Hàng năm, 90% sản phẩm do ngành sản xuất được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế, trong đó EU chiếm 70% thị phần, Mỹ 20% thị phần, Nhật Bản 3% thị phần, Việt Nam là nước đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Inđônêxia về xuất khẩu giày dép vào EU. 1.3.1, Thị trường EU EU là một trong những thị trường sản xuất và tiêu thụ đồ da lớn nhất thế giới, giày dép chiếm tới gần 30% mức tiêu thụ toàn cầu. Người tiêu dùng EU tiêu thụ khoảng 2 tỉ đôi giày/năm, trong đó thị trường nội địa cung ứng khoảng 45 - 50%, phần còn lại là nhập khẩu (sản phẩm nhập khẩu chủ yếu có giá thấp, chất lượng từ thấp tới trung bình). Số liệu năm 1999 của Ủy ban châu Âu (EC) cho thấy nhập khẩu giày dép vào EU đạt 916,6 triệu đôi (7,8 tỉ euro), trong đó Trung Quốc là nước dẫn đầu, chiếm 33,4% về lượng và 17,6% về giá trị nhập khẩu. Ðứng thứ nhì là Việt Nam: 19,5% về số lượng và 16,4% về giá trị. Indonesia xếp thứ ba và Ðài Loan thứ tư. Tuy là một trung tâm lớn về sản xuất đồ da thế giới, nhưng EU vẫn có nhu cầu về nhập khẩu rất nhiều, trung bình tới hơn 25% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đồ da thế giới (khoảng trên 6 tỉ USD hàng năm). Giày dép và sản phẩm da của Việt Nam trước kia xuất khẩu vào EU phải chịu sự giám sát(xin phép trước khi nhập khẩu), nhưng sau khi ký hiệp định hợp tác(17/7/1995)nhóm hàng này được nhập khẩu tự do vào EU. Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, năm 1996 đạt 664,6 triệu USD, tăng theo từng năm. 1.3.2, Thị trường Hoa Kỳ. Mỹ là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu giày dép lớn nhất thế giới, bình quân mỗi năm người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ 35 tỉ USD giày dép (khoảng 2 tỉ đôi, trong đó giày thể thao chiếm 35%). Năm 2000 Mỹ nhập khẩu 1.745 triệu đôi, tăng 8% so với năm trước và chiếm 15% thị trường thế giới. Trung Quốc là nước dẫn đầu xuất khẩu giày dép vào thị trường Mỹ, phần lớn là loại có giá trị thấp, giá trung bình là 5,25 USD/đôi. Việt Nam là nước đứng thứ 8 trong 10 nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ (năm 2000) với mức giá trung bình là 17,36 USD/đôi, sau Ý 18,60 USD/đôi. Người tiêu dùng Mỹ không khó tính, có thể sử dụng nhiều chủng loại giày dép. Như vậy thị trường Mỹ là 1 thị trường đầy tiềm năng.Năm 2010 hàng da giày xuất sang đây đã đạt gần 700 triệu USD, chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành. Tuy nhiên da giày vào thị trường này cũng gặp nhiều khó khăn do Mỹ mới áp dụng các yêu cầu về tính an toàn, tính thân thiện và bảo vệ môi trường, đặc biệt CPSC đã bổ sung danh sách “các chất liệu bị hạn chế”.Buộc các doanh nghiệp, các nhà máy sản xuất phải đầu tư đổi mới công nghệ và quy trình kiểm định chất lượng cũng như đầu tư con người để nâng cao năng lực quản lý. 2.Tổng quan về thành phố Hải Phòng Thành phố Hải Phòng chính thức được thành lập vào năm 1988 và cùng với Hà Nội,Sài Gòn là 3 đô thị loại I đầu tiên của Việt Nam. Vị trí địa lý:nằm ở phía đông miền duyên hải Bắc Bộ,cách Hà Nội 102km,nằm giữa 20030'39" đến 21001'15"vĩ bắc. Diện tích tự nhiên:1519,2km2 Dân số trung bình:1858,3nghìn người,tỷ lệ tăng dân số là 0,95%,mật độ dân số là 1.223 người/km2 trong đó thành thị là 847.058 người chiếm 46,1%,nông thôn là 990,244 người chiếm 53,9%.Dân cư đông đúc với số người trong độ tuổi lao động cao là nguồn cung cấp nhân lực cho ngành da giầy có điều kiện phát triển. Tổng sản phẩm trong nước(GDP):24.003,5 tỷ đồng Kim ngạch xuất khẩu: Nằm trong thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam, nước được coi là có chế độ chính trị ổn định so với các nước trong khu vực: Thành phố Hải Phòng - một hải cảng quan trọng nhất, cửa ngõ chính ra biển của miền Bắc đất nước; một vai trò quan trọng trong giao thông liên lạc trong nước, quốc tế và là Trung tâm kinh tế - Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ du lịch của vàng Duyên hải Bắc Bộ. Nơi đây đất liền và hải đảo đã hội tụ những điều kiện thuận lợi nhất cho việc đầu tư và phát triển ngành da giầy,cụ thể:Hải Phòng với một lực lượng lao động dồi dào - sẵn có, tổng số dân hơn 1,8 triệu người, trong đó có hơn 80.000 công nhân lành nghề, hơn 40.000 kỹ thuật viên Trung cấp và hơn 25.000 kỹ sư và cán bộ quản lý có trình độ đại học, trên đại học và còn có thể dễ dàng tuyển dụng một lực lượng lao động từ các tỉnh bạn xung quanh phục vụ nhu cầu tuyển dụng lao động cho ngành. Hơn nữa đây còn là 1 nơi hấp dẫn đầu tư cung ứng vốn cho ngành bởi Hải Phòng đã nhanh chóng tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn với việc ra cơ chế quản lý một cửa, một con dấu, làm giảm thủ tục hành chính và áp dụng các chính sách ưu đãi của Chính phủ nói chung và thành phố nói riêng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài như: miễn giảm tiền thuê đất, tiền thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc tạo thành tài sản cố định...Từ đây ngành da giầy vươn xa hơn ra các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, EU.... Từ lâu ngành da giày đã đóng vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề viêc làm. Theo thống kê, thì trên toàn thành phố có khoảng 50 doanh nghiệp và hơn 40.000 công nhân, đem lại thu nhập ổn định cho đại đa số công nhân, cải thiện đời sống người lao động. Ngành đóng góp rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu: quý I năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố là 492 triệu USD tăng 17,1%, trong đó da giầy dẫn đầu trong số các sản phẩm xuất khẩu với 138 triệu USD chiếm 28,05% tổng kim ngạch cho thấy da giầy luôn là ngành công nghiệp mũi nhọn của thành phố. Một số doanh nghiệp tiêu biểu trên thành phố sản xuất da giày: · Công ty Da Giầy Hải Phòng Địa chỉ: 276 HÀNG KÊNH, Q. LÊ CHÂN, TP. HẢI PHÒNG Điện thoại: 84 - 31 - 3 940 914 Fax 84 - 31 - 3 940 716 Thư điện tử: ctdagiayhp@hn.vnn.vn Giám đốc: Ông Nguyễn Ngọc Lâm · Công ty TNHH Đỉnh Vàng Hải Phòng Địa chỉ: BÌNH KIỀU 1, NGUYỄN BỈNH KHIÊM, P. ĐÔNG HẢI, Q. HẢI AN, TP. HẢI PHÒNG. Điện thoại: 84 - 31 - 3 769 981/82/83/84/85 Fax 84 - 4 - 3 769 987 Thư điện tử: goldentop-hp@hn.vnn.vn Giám đốc: Bà Nguyễn Kim Thuý Loại hình: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Lĩnh vực hoạt động: - Chuyên sản xuất và gia công giầy thể thao, giầy nữ, nguyên phụ liệu cho ngành sản xuất da giầy. - Thị trường xuất khẩu: EU. · Công ty TNHH Châu Giang Hải Phòng Địa chỉ: SỐ 2, PHẠM MINH ĐỨC, HẢI PHÒNG Điện thoại: 84 - 31 - 3 551 605 Fax 84 - 31 - 3 826 729 Thư điện tử: chaugiang.hp@hn.vnn.vn Giám đốc: Ông Đào Quang Trịnh Loại hình: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Lĩnh vực hoạt động: - Sản xuất giầy thể thao, dép xăng đan. - Thị trường xuất khẩu: EU, Singapore. · Công ty Cổ phần Giầy Thống Nhất Địa chỉ: ĐƯỜNG 208,KHU CÔNG NGHIỆP TAM QUAN, XÃ AN ĐỒNG, HUYỆN AN DƯƠNG, HẢI PHÒNG. Điện thoại: 84 - 31 3 835521 Fax 84 - 31 3 835408 Thư điện tử: Zivtonco@hn.vnn.vn Giám đốc: Bà Bùi thị Chung Loại hình: Công ty Cổ phần Lĩnh vực hoạt động: - Sản xuất giầy dép các loại. - Thị trường xuất khẩu: EU.Korea · Công ty TNHH Thành Hưng Địa chỉ: KM8 ĐƯỜNG 14 XÃ HẢI THÀNH, HUYỆN KIẾN THUỴ, HẢI PHÒNG. Điện thoại: 84 – 31 3 880083 Fax 84 – 31 3 880091 Thư điện tử: XNKthanhhung@hn.vnn.vn Giám đốc: Bà Đoàn Thị Thu Hà Loại hình: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Lĩnh vực hoạt động: - Gia công, sản xuất giầy dép, hộp đựng giầy xuất khẩu. - Thị trường XK chính: EU · Công ty TNHH Sao Sáng Địa chỉ: TỔ 8 – KHU 1 – NÔNG TRƯỜNG THÀNH TÔ – ĐẰNG LÂM - HẢI AN - HẢI PHÒNG Điện thoại: 84 – 31 3 979193/3979287 Fax 84 – 31 3629792 Thư điện tử: Saosangco@vnn.vn Giám đốc: Bà Đặng Thị Mai Hương Loại hình: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Lĩnh vực hoạt động: - Sản xuất, gia công các sản phẩm giầy dép, đế giày và thêu vi tính. - Thị trường XK chính: Đài Loan · Công ty Liên doanh Giant V Địa chỉ: 35 NGUYỄN VĂN LINH, HẢI PHÒNG Điện thoại: (84 – 31) 3739932 Fax (84 – 31) 3734507 Thư điện tử: giantvco@hn.vnn.vn Giám đốc: Ông Lưu Sỹ Hoàng Loại hình: Liên doanh Lĩnh vực hoạt động: - Chuyên sản xuất và xuất khẩu các loại giầy dép. - Thị trường XK chính: Đức, Hồng Kông, Pháp, Canada, Đài Loan · Công ty Cổ phần Giầy Phúc An Địa chỉ: 110 ĐƯỜNG LÊ DUẨN, PHƯỜNG QUÁN TRỮ, KIẾN AN, HẢI PHÒNG Điện thoại: (84 – 31) 3 678 704 Fax (84 – 31) 3 678 799 Thư điện tử: kt888@hn.vnn.vn Giám đốc: Ông Trần Văn Phúc Loại hình: Công ty Cổ phần Lĩnh vực hoạt động: - Chuyên sản xuất và gia công giầy vải, giầy thể thao các loại. - Thị trường XK chính: EU · Công ty cổ phần Hàng Kênh, Hải Phòng Địa chỉ: 124 NGUYỄN ĐỨC CẢNH, QUẬN LÊ CHÂN, TP HẢI PHÒNG Điện thoại: (84 – 31) 3 700 695 / 3 700 509 Fax (84 – 31) 3 700 440 Thư điện tử: tapishangkenh@hn.vnn.vn Giám đốc: Ông Hoàng Mạnh Thế Loại hình: Công ty Cổ phần Lĩnh vực hoạt động: - Chuyên sản xuất gia công giầy thể thao, giầy vải. - Thị trường XK chính: EU,Taiwan · Công ty TNHH Tam Đa Địa chỉ: ĐƯỜNG PHAN ĐĂNG LƯU, PHƯỜNG BẮC SƠN, QUẬN KIẾN AN, TP HẢI PHÒNG Điện thoại: Tel: (84 – 031)3 876 948 Fax Fax: (84 – 031)3 877 528 Giám đốc: Ông Lương Quốc Vinh Ngành nghề: Giầy Loại hình: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất và kinh doanh giầy thể thao Thị trường chính :EU II,Thực trạng xuất khẩu da giầy 1,Thực trạng Thực trạng da giầy hiện nay 1.1, Thực trạng về thị trường: Thị trường xuất khẩu: 1.Tổng kim ngạch xuất khẩu 2010: 6,09 tỷ USD · Kim ngạch xuất khẩu giầy dép: 5,09 tỷ USD  · Kim ngạch xuất khẩu cặp túi xách: 1 tỷ USD  2. Năng lực xuất nhập khẩu · Giầy dép các loại: 730 triệu đôi · Da thuộc thành phẩm: 230 triệu sqft · Cặp túi xách các loại: 200 triệu chiếc -Tổng khối lượng giầy Thế giới khoảng 17 tỷ đôi/năm, trong đó lượng giầy cho xuất khẩu khoảng 6- 7 tỷ đôi, hầu hết tập trung sản xuất tại các nước châu Á (70 - 75%), Trung Quốc đứng đầu chiếm trên 75% tổng sản lượng giầy dép sản xuất trong khu vực, tiếp theo là Việt Nam chiếm từ 8 – 9%. -Với sự tăng trưởng liên tục về giá trị xuất khẩu của ngành qua các năm, đạt tốc độ tăng trưởng từ 10 – 15% hàng năm, đến cuối năm 2010 kim ngạch xuất khẩu mặc dù chịu tác động của suy thoái kinh tế cũng đã đạt được trên 5 tỷ USD. Ngành Da – Giầy Việt Nam luôn giữ ở vị trí thứ 3 về đóng góp kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đến năm 2010 đã vươn lên vị trí thứ hai, giúp tăng thu ngoại tệ, gia tăng cán cân thương mại giữa Việt Nam và các nước. Khả năng vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trên ở giai đoạn 2011 – 2020. -Ngành Da – Giầy hiện đang xuất khẩu vào 2 khu vực thị trường chính truyền thống là Châu Âu và Mỹ với hơn 80% kim ngạch toàn ngành. Đây là các khu vực thị trường có tính bền vững, ổn định. Cụ thể: Năm 2010, xuất khẩu giày dép sang EU chiếm 44% thị phần xuất khẩu nhóm hàng này, đạt 2,25 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm 2009. Tiếp theo là sang thị trường Hoa Kỳ đạt 1,41 tỷ USD, tăng 35,5%; sang Mexico đạt 192 triệu USD, tăng 38,7%; sang Nhật Bản đạt 172 triệu USD, tăng 40,4%;… -Ngành Da – Giầy góp phần tạo giá trị gia tăng khoảng 35 – 40%, tạo tiền đề cho ngành bứt phá vào những năm 2010 – 2020.. -Da giày ở Hải Phòng luôn tìm kiếm thị trường mới nhằm tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn, mở ra nhiều cơ hội trong hợp tác,phát triển.Thị trường mà hầu hết các doanh nghiệp trong thành phố đều xuất khẩu sang là EU, trong đó công ty da giầy Hải Phòng là doanh nghiệp xuất khẩu nhiều nhất. Một số công ty chọn thị trường xuất khẩu EU là chủ lực và duy nhất như: doanh nghiệp Đỉnh Vàng, doanh nghiệp Thành Hưng, doanh nghiệp Tam Đa...Kim ngạch xuất khẩu vào EU năm 2010 của Hải Phòng là Công ty Da giày Hải Phòng trong dây truyền sản xuất giày thể thao xuất khẩu. Ngoài ra thị trường của ngành còn rất phong phú với các thị trường như: 1 số nước ở châu Á Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản... 1.2, Thực trạng về năng lực sản xuất và công nghệ -Trình độ công nghệ của ngành Da – Giầy đạt mức trung bình tiên tiến so với các nước trong khu vực và thuộc tầng trên của thế giới. Hầu hết các dây chuyền công nghệ mới. -Năng lực sản xuất cụ thể của toàn ngành: Giầy dép: với 1.600 dây chuyền đạt sản lượng 800 triệu đôi/năm. Cặp túi ví các loại: sản lượng đạt 100 triệu chiếc/năm Da thuộc thành phẩm: sản lượng đạt 200 triệu bia/năm -Sản xuất manh mún, trình độ thủ công, chưa có thương hiệu mạnh, chỉ có các thương hiệu tầm trung và đặc biệt là ngành công nghiệp phụ trợ chưa mạnh. -Năng lực sản xuất của ngành chủ yếu tại các cơ sở ngoài quốc doanh (thành phố hiện có 46 DN sản xuất giầy dép (trong đó có 1 DN Nhà nước, 39 DN ngoài quốc doanh và 6 DN có vốn đầu tư nước ngoài) thu hút gần 57.000 người vào làm việc)và có yếu tố nước ngoài, chứng tỏ năng lực ngành phụ thuộc hoàn toàn vào làn sóng đầu tư của tư bản tư nhân trong nước và quốc tế. -Đa số còn là gia công cho nước ngoài. 1.3.Thực trạng về nguồn Nhân lực: -Hiện tại, da giày hải phòng có khoảng hơn 57.000 lao động, trong đó ngành giầy chiếm 90%, cặp túi ví chiếm 9% và thuộc da chiếm 1% (chưa kể lao động trong các ngành sản xuất nguyên phụ liệu và phục vụ). -Lao động có xuất thân đa số từ nông thôn và các tỉnh lân cận, chủ yếu là trình độ học vấn thấp, giá nguồn nhân công rẻ. 1.4, Tình hình xuất khẩu của da giày. Hải Phòng có xuất khẩu liên tục tăng trưởng vào vài năm gần đây,đặc biệt ngành da giày dẫn đầu trong đóng góp vào tổng kim ngạch của thành phố.Cụ thể: quý I năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố là 492 triệu USD tăng 17,1%, trong đó da giầy dẫn đầu trong số các sản phẩm xuất khẩu với 138 triệu USD chiếm 28,05% tổng kim ngạch. Xu hướng xuất khẩu giày dép tiếp có xu hướng dịch chuyển thị trường. Tuy thị trường xuất khẩu giày dép chính của thành phố là EU tăng 12,58% trong 9 tháng đầu năm nhưng mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng trung bình của cả nước. Nguyên nhân là do các thị trường khác có mức tăng mạnh. Điển hình như thị trường Braxin với mức tăng 189,7%; thị trường Trung Quốc tăng 54,16%; thị trường Nhật Bản tăng 43,05%; thị trường Hoa Kỳ tăng 32,47%;… Nhờ xuất khẩu khả quan nên sản xuất của ngành giày dép tiếp tục đà tăng trưởng cao. Trong tháng 9 năm 2010, sản xuất được 32,1 triệu đôi giày các loại, tuy giảm 8,5% so với mức kỷ lục của tháng trước nhưng tăng tới 27,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung, trong 9 tháng đầu năm 2010, ngành đã sản xuất được 273 triệu đôi giày các loại, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2009  2. Thuận lợi Nước ta là 1 nước có thể chế chính trị ổn định, luôn tạo ra môi trường tốt nhất cho đầu tư hợp tác của các doanh nghiệp, mọi ngành nghề trong nền kinh tế nhằm phát triển đất nước. Chính phủ cũng chú trọng trong xuất khẩu những ngành hàng chủ lực trong đó tiêu biểu là da giày đồng thời Hải Phòng là 1 trong những thành phố lớn xuất khẩu da giày có môi trường kinh doanh và 1 thể chế quản lý tốt nhất. Mặt tích cưc của hội nhập quốc tế,đặc biệt là viêc Việt Nam gia nhập tổ trức WTO,đã mở ra cơ hội to lớn cho xuất khẩu da giầy.Khi gia nhập,các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đươc gỡ bỏ tạo ra môi trường thông thoáng hơn, mở rộng thị trường, lam tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tìm kiếm được thị trường có môi trường tốt hơn. Thuận lợi nổi bật của ngành là có nguồn lao động dồi dào,với hơn 5 vạn công nhân. Nguồn lao động trẻ và khéo tay có sẵn. Chi phí lao động thấp so với nơi khác do sử dụng được công nhân từ các tỉnh lân cận như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa... Ngày 31-3-2011, EU đã chấm dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da nhập khẩu của Việt nam.Đây cũng đươc coi là thuân lợi của da giầy Hải Phòng vì kể từ khi áp đặt vào ngày 5-10-2006 trong suốt thời gian được áp dụng, thuế chống bán phá giá đã gây ra nhiều khó khăn cho việc tiếp cận thị trường, mởi rộng xuất khẩu giày mũ da của Hải Phòng vào thị trường liên minh Châu Âu và công ăn, việc làm của người lao động , đặc biệt là lao động nữ. Việc phá bỏ sẽ giúp ta tiến vào thị trường của EU thuận lợi hơn giúp tăng lợi ích và sự lựa chọn của người tiêu dùng Châu Âu đối với mặt hàng giày mũ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động xuất nhập khẩu da giày của thành phố Hải Phòng sau khi gia nhập WTO- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả.doc
Tài liệu liên quan