Tiểu luận Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản

 MỤC LỤC

A.Mở đầu

B.Nội dung

I.Tư bản -Sự chuyển hoá thành tiền của tư bản

1.Tư bản

2.Sự chuyển hoá thành tiền cuuar tư bản

II.Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển của tư bản

1.Ba hình thức của tư bản

2.Chu chuyển của tư bản

3.Thời gian chu chuyển và số vòng chu chuyển

4.Tư bản cố định và tư bản lưu động

5.Tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm .Những phương pháp tăng tốc độ chu chuyển của tư bản

III.ýnghĩa thực tiễn rút ra đối với việc quản lý các doanh nghiệp của chúng ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

1.ý nghĩa thực tiễn

2.Vốn -Quản lý và sử dụng vốn

IV.Thực trạng về vấn đề quản lý và sử dụng vốn

1.Nhu cầu về vốn

2.Tình hình thực trạng về vốn ở nước ta

V.Các giải pháp về vốn

1.Giải pháp về vốn trong nước

2.Giải pháp về vốn đầu tư nước ngoài

VI.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

C.Kết luận

 

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng quá trình vận động trải qua ba giai đoạn ,tư bản lần lượt khoác lấy các hình thái tư bản -tiền tệ ,tư bản -sản xuất ,tư bản -hàng hoá và ở mỗi hình thái nó hoàn thành một chức năng thích hợp Tư bản tiền tệ ,tư bản hàng hoá và tư bản sản xuất đều không phải những loại tư bản độc lập mà chỉ là những hình thái chức năng cơ bản của tư bản công nghiệp .Tư bản này lần lượt mang ba hình thái và xét trong quá trình liên tục ,mỗi hình thái đều có thể xem là đểm xuất và cũng là điểm hồi quy của nó .Tư bản công nghiệp vì vậy vận động cùng một lúc dưới ba dạng tuần hoàn . Tuần hoàn của tư bản tiền tệ có công thức :T-H....SX....H'-T',với điểm xuất phát là T và điểm kết thúc là T' ,biểu thị một cách rõ nhất động cơ và mục đích vận động của nó là giá trị tăng thêm là giá trị tiền đẻ ra tiền Tuần hoàn của tư bản sản xuất có công thức :SX...H'-T'-H'...SX,nói lên sự lặp đi lặp lại theo chu kỳ của tư bản sản xuất .Tư bản hàng hoá trong tuần hoàn này cho thấy rõ nó từ quá trình sản xuất mà ra ,là kết quả của quá trình sản xuất .Còn tư bản tiền tệ -kết thúc sự thực hiện tư bản hàng hoá (H')-là phương tiện mua chuẩn bị cho các điều kiện cần thiết cho sản xuất ,tức là chỉ làm điều kiện cho tư bản hàng hoá chuyển thành tư bản sản xuất .Tuần hoàn này cũng đã vạch rõ nguồn gốc của tư bản .Dù tái sản xuất giản đơn hay tái sản xuất mở rộng cũng đièu từ sản xuất mà ra .Song tuần hoàn này không biểu thị việc sản xuất ra giá trị thặng dư Tuần hoàn của tư bản hàng hoá có công thức :H'-T'-H...SX...H'.Khác hẳn với các hình thái tuần hoàn khác ,điểm xuát phát của nó bao giờ cungx là H'-một giá trị đã tăng thêm giá trị ,một tư bản ứng trước đã có gí trị thặng dư với bất kỳ quy mô như thế nào 2.Chu chuyển cả tư bản . Tuần hoàn của tư bản nói lên nói lên sự bến hoá hình thái của tư bản qua các giai đoạn lưu thông và sản xuất .Nhưng tư bản không chỉ biến hoá hình thái một lần ,tư bản vận động chứ không phải là một vật đứng yên.Tư bản với tư cách là tư bản thì phải không ngừng đi vào lưu thông ,thực hiện liên tục quá trình biến hoá hình thái ,tức là tuần hoàn không ngừng . Sự tuần hoàn của tư bản ,nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và lặp đi lặp lại ,chứ không phải là một quá trình cô lập ,riêng lẻ ,thì gọi là chu chuyển của tư bản .Tuần hoàn của tư bản ,khi được coi là một quá trình định kỳ ,chứ không phải là một hành vi cá biệt thì gọi là vòng chu chuyển của tư bản 3.Thời gian chu chuyển và số vòng chu chuyển a.Thời gian chu chuyển của tư bản: Thời gian chu chuyểncủa tư bản:Là khoảng thời gian từ khi nhà sản xuất ứng ra một lượng tư bản dưới một hình thái nào đó cho đến khi thu về số lượng ấy và cũng dưới hình thái ấy Vì chu chuyển của tư bản chỉ là tuần hoàn của tư bản xét trong quá trình định kỳ ,nên thời gian chu chuyển của nó cũng là thời gian mà tư bản trải qua các giai đoạn lưu thông và sản xuất trong quá trình tuần hoàn ,tức là bằng tổng số thời gian lưu thông và thời gian sản xuất cộng lại . Thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất gọi là thời gian sản xuất .Phần quan trọng của thời gian sản xuất là thời kỳ làm việc .Trong thời kỳ đó ,lao động trực tiếp tác động đến đối tượng đang được lao động chế biến .Thời kỳ này làm việc dài ngắn là tuỳ theo những điều kiện cụ thể của từng nghành ,của từng xí nghiệp ... Trong thời gian sản xuất còn có những khoảng thời gian gián đoạn trong khi chế biến ,trong thời gian đó đối tượng lao độn phải chịu ảnh hưởng của quá trình tự nhiên . Thời gian tư bản nằm trong lĩnh việc lưu thông là thời gian lưu thông .Đó là khoảng thời gian mà tư bản chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái sản xuất ,và từ hình thái hàng hoá chuyển thành hình thái tiền tệ .Đó là thời gian mua hàng và thời gian bán hàng của nhà tư bản .Thời gian này dài hay ngắn là tuỳ theo điều kiện muaTLSX và điều kiện bán hàng tuỳ theo thị trường xa hay gần ,tuỳ theo điều kiện phát triển của phương tiện giao thông vận tải b.Số vòng chu chuyển: Thời gian chu chuyển của các tư bản dài,ngắn khác nhawu nên muốn tính toán và so sánh với nhau ,người ta tính tốc độ chu chuyển của các tư bản trrong cùng một thời gian nhất định ,thường là một năm ,xem tư bản đã quay được mấy vòng .Lấy n là số vòng chu chuyển ,CH là thời gian trong một năm ,Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thời gian chu chuyển một vòng của tư bản ,thì công thức tính số vòng chu chuyển của tư bản như sau : CH n = ch 4.Tư bản cố định và tư bản lưu động . Khi nghiên cứu tốc độ chu chuyển của tư bản ,chúng ta xem các bộ phận tư bản chu chuyển như nhau . Nhưng trong thực tế ,giá trị các bộ phận tư bản sản xuất chuyển vào sản phẩm theo phương thức khác nhau . +Tư bản cố định :Là bộ phạn sản xuất mà bản thân nó tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất ,nhưng giá trị lại không chuyển hết một lần ,mà chuyển dần từng phần một vào sản phẩm +Tư bản lưu động :Là một bộ phận tư bản sản xuất mà giá trị của nó sau một thời kỳ sản xuất ,có thể hoàn lại hoàn toàn cho nhà tư bản dưới hình thức tiền tệ ,sau khi hang hoá đã bán xong .Đó là bộ phận giá trị tư bản dưới hình thức hình thức sức lao động và những tư liệu khác Chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động cũng là một sự phân chia khoa học ,cầ thiết về mặt quản lý kinh tế .Tư bản cố định chu chuyển chậm hơn tư bản lưu động .Trong khi tư banrcos định chu chuyển được một vòng thì tư bản lưu động chu chuển được nhiều vòng .Ngay trong tư bản cố định thời gian các yếu tố khác nhau cũng không giống nhau ,nghĩa là hao mòn khác nhau Vậy hao mòn của tài sản cố định có hai loại : +Hao mòm hưu hình là do sự sử dụng và do tác động thiên nhiên làm cho các bộ phận đó dần dần hao mòn đi đến chỗ hỏng,không dùng được nữa +Hao mòn vô hình là nói về những trường hợp máy móc tuy còn tốt ,nhưng bị mất giá ,vì có những máy móc mới tốt hơn ,tối tân hơn xuất hiện Để khôi phục lại tư bản cố định đã hao mòn ,nhà tư bản phải lập quỹ khấu hao .Sau từng thời kỳ bán hàng ,họ đều trích ra một số tiền ngang với mức độ hao mòn của tư bản cố định để bỏ vào quỹ khấu hao được dùng vào việc sửa chữa cơ bản ,một phần khác được đem gửi ngân hàng ,chờ ddeens kỳ hạn mua máy móc mới ,hoawcj xây nhà xưởng mới 5.Tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm .Những phương pháp tăng tốc độ chu chuyển của tư bản . Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản là để nâng cao tỷ số giữa khối lượng giá trị thặng dư tạo ra trong một năm với tư bản khả biến ứng ra trước Tốc độ chu chuyển của tổng tư bản ứng trước được tính bằng bằng tốc độ chu chuyển trung bình của tư bản cố định và tư bản lưu động .Công thức tính tốc độ chu chuyển của tổng tư bản ứng trước được tính bằng giá trị chu chuyển của tư bản cố định và và gí trị chu chuyển của tư bản lưu động trong năm chia cho tổng số tư bản ứng trước Tăng tốc độ chu chuyển tư bản sẽ tăng được hiệu xuất sản xuất và mang lại giá trị thặng dư nhiều hơn cho nhà tư bản .Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định còn giúp nhà tư bản tránh được những thiệt hại cho hao mòn vô hình và tăng cường sử dụng được quỹ khấu hao vào việc mở rộng sản xuất . Đặc biệt đối với tư bản lưu động ,việc tăng tốc độ chu chuyenr có tắc dụng rất lớn :tiết kiệm được tu bản ứng trước ,hoặc giữ nguyên số tư bản lưu động như cũ nhưng vẫn có thể mở rộng sản xuất nếu có điều kiện tận dụng được công suất máy móc thiét bị Riêng đối với tư bản khả biến việc tăng tốc độ chu chuyển càng hết sức quan trọng ,vì nó có ý nghĩa quyết định trong việc tăng thêm giá trị thặng dư Thời gian chu chuyển của tư bản gồm thời gina sản xuất và thời gian lưu thông ,nên muốn tăng tốc độ chu chuyển của tu bản phải ra sức rút ngắn các khoảng thời gian ấy .Phương pháp rút ngắn thời gian sản xuất được thực hiện bằng cách áp dụng kỹ thuật mới ,cải tiến cách thức sản xuất ,mở rộng phạm vi phân công hiệp tác ,cải tiến tổ chức và quản lý lao động ,kéo dìa ngày lao động và tăng cường lao động ...Tất cả nhằm rút ngắn thời gian lao động ,rút ngắn quá trình tác động của tự nhiên vào đối tượng lao động cũng như rút ngắn và giảm bớt thời gian dự trữ sản xuất .Các phương pháp đó buộc các nhà tư bản tăng thêm tư bản ứng trước và tăng cường sự bóc lột ,cho nên nó làm tăng them mâu thuẫn vốn có của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa . Nếu gạt bỏ tính chất tư bản chủ nghĩa đi ,thì những nguyên lý về chu chuyển của tư bản cũng thich ứng đối với kinh tế ở nước ta hiện nay .Trong nền kinh tế Việt Nam ,nếu chúng ta càng rút ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu thông ,thì việc sử dụng các nguồn nhân lực ,vật lực và tài lực càng được hợp lý ,có lợi cho xã hội . III. ý nghĩa thực tiễn rút ra đối với việc quản lý các doanh nghiệp của chúng ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . 1.ý nghĩa thực tiễn: Qua hoạ thuyết của Mac về tuần hoàn và chu chuyển tư bản ,ta áp dụng vào doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ kinh tế thị trường định hướng XHCN.ở đây cũng vận động theo công thức : TLSX T ...SX...H'-T'. SLĐ ở giai đoạn I:Tiền tệ thành hàng hoá .Khi doanh nghiệp đứng ở phương diện người mua ,nghĩa là doanh nghiệp phải bỏ vốn ra để mua TLSX và SLĐ .Mụa đích của doanh nghiệp khi kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận ,do đó phải tối thiểu hoá chi phí sản xuất Việc mua TLSX phải tính toán thế nào để mua đủ TLSX đặng sử dụng hét số nhân công thuê được và việc mua sức lao động thì cần phải biết tính toán để số lao động dáp ứng đủ với sản xuất tạo ra sản phẩm tối ưu ,đồng thời phân công nhân lực hợp lý để tạo công ăn việc làm cho người dân . Do vậy việc sử dụng vốn có hiệu quả là rất quan trọng và hết sức cần thiết ,ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giai đoạn II;ở giai đoạn này cho thấy doanh nghiệp cần phải chú trọng vào khâu sản xuất .Việc sản xuất ra sản phẩm tưởng chừng như đơn giản khi đã giải quyết xong vấn đề ở giai đoạn I ,tuy nhiên trong sản xuất cần phải có một sự quản lý chặt chẽ .Quản lý không chỉ về vốn mà còn về khau sản xuất .Phải bố trí phân công lực lượng quản lý để người chủ vẫn có thể theo dõi sát sao việc tạp ra sản phẩm và việc làm của công nhân .Phải tạo điều kiện để phát huy năng lực làm việc của người lao động đạt hiệu quả cao trong sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng cao c đáo . Phải tăng năng xuất lao động ,sử dụng hiệu quả đồng vốn đẻ rút ngắn thời gian chu chuyển của tư bản ,thời gian chu chuyển của tư bản được rút ngắn lại sẽ khiến cho vốn được quay vòng nhanh ,tiết kiệm được tư bản ứng trước và cho phép tăng quy mô sản xuất .Mặt khác hao mòn hưu hình và hao mòn vô hình do tác động khách quan sẽ được giảm bớt Giai đoạn III: Doanh nghiệp chú trọng vào lưu thông ,chú trọng vào việc tiêu thụ sản phẩm .Như vậy doanh nghiệp cần phải xúc tiến hỗn hợp marketing phù hợp để rút ngắn thời gian tiêu thụ ,tạo uy tín với khách hàng .Trong khâu này thì việc quản lý và sử dụng vốn trong marketing là rất quan trọng ,tuỳ vào thị trường .Sản phẩm phải được đưa ra một chién lược marketing luôn mới mẻ và hơn hẳn đối thủ cạnh tranh .Chiến lược marketing phù hợp sẽ làm tăng doanh thu giảm chi phí lưu thoongvaf đương nhiên lúc đó hiệu quả của tư bản sẽ là cao nhất . Nước ta áp dụng lý thuyết của Mác từ rất lâu nhưng lại vạn dụng một cách máy móc và lấy mô hình kinh tế của Liên Xô áp dụng vào mô hình kinh tế của nước ta ,đó là một sự khác biệt hẳn do đó nó không những không có hiệu quả mà còn làm trì tệ nền kinh tế nước ta ,chậm hơn các nước khác rất nhiều .Tuy nhiên hiện nay nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường là một bước ngoặt lớn ,nhà nước đã áp dụng một cách sáng tạo và khoa học học thuyết của C.Mac-Lê nin và phát triển học thuyết cho phù hợp với nước ta hiện nay ,đặc biệt là vấn đề về quản lý và sử dụng vốn . 2.Vốn -quản lý và sử dụng vốn . Việc quản lý và sử dụng vốn có hiẹu quả là một chìa khoá quan trọng cho thành công của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung .Để thấy được vai trò của việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả chúng ta hãy nhìn lại tình hình kinh tế của nước ta. Trước đây khi đang trong nền kinh tế tập trung nước ta đề ra chính sách tập trung vào việc phát triển nghành công nghiệp nặng ,nhưng nghành công nghiệp nặng đòi hỏi phải có một lượng vốn rất lớn ,thưòi gian chu chuyển của các tư bản cố định rất dài ,do đó về mặt thời gian thu lợi nhụân rất lâu trong khi nước ta mới trải qua một cuộc chiến tranh dài ,đang còn thiếu về vật chất và tinh thần ,nền kinh tế bị suy sụp và lạc hậu hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới ,do đó cần phải khôi phục lại kinh tế nhanh chong và lo cho nhân dân đủ cơm no áo mặc ,nghĩa là cần phải phát triển nền kinh tế theo hướng thu lợi nhuận trước ,và phải phát huy thế mạnh của nước ta đó là nông nghiệp ,như vạy việc tập trung vào phát triẻn nghành công nghiệp nặng là không hợp lý ,bởi trong tình hình đó nước ta không đủ vốn đủ có thể phát triển nghành này một cách lâu dài Từ đó có thể thấy được việc quản lý và sử dụng vốn ở nước ta đang còn kếm hiệu quả .Chính vì sai lầm này mà mọi nguồn vốn của nước ta đã dược sử dụng vô tội vạ mà kết quả thu được rất kém ,trong khi nguồn vốn ngân sách nhà nước cạn kiệt và số nợ của nước ngoài thì lên rất lớn ,lạm phát tăng ,hẹ thóng công nghiệp nặng không được nuôi dưỡng trở thành gánh nặng của nhà nước . Có thể thấy rằng nhà nước ta đã thấy được sai lầm này đã bước sang nền kinh tế thị trường và xác định lại các mục đích hoạch định chiến lược phát triển kinh tế mới ,tập trung vào thu hút voonns đầu tư của nước ngoài ,đồng thời tự tập trung vốn để không dựa quá nhiều vào nước ngoài ..Phát triển một nền kinh tế mới của dân do dân và vì dân . IV.Thực trạng về quản lý và sử dụng vốn ở nước ta .Một số đánh giá và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nếu so với các nước công nghiệp phát triển ,nước ta đã tụt hậu tới cả trăm năm về trình độ công nghệ .So với những nước trong khu vực Đông Nam á ,nước ta cũng đã tụt hậu tới vài chục năm .Trong thời đại hiện nay ,khi những thành tựu khoa học công nghệ đang là động lực quan trọng cho sản xuất ,thì sự tụt hậu về trình dộ công nghệ là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự tụt hậu về kinh tế .Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ :"Giai đoạn từ năm 1996-2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ mới -đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ".Để thực hiện mục tiêu này ,chúng ta cần thực hịen hàng loạt những chính sách ,trong đó một số vấn đề quan trọng phải kể đến là vốn đầu tư ,vì vốn là một tiền đề cơ bản cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh . 1.Nhu cầu về vốn . Kinh nghiệm các nước cho thấy rằng trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hoá ,nhu cầu về vốn thường hết sức căng thẳng .ở nước ta muốn đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 9-10%từ năm 1996-2000 như đại hội VIII của Đảng đã đề ra ,thì chúng ta phải nâng dần tỷ lệ đầu tư toàn xã hội (so với GDP) lên tới 30% vào năm 2000 ,tức là nhu cầu về vốn trong giai đoạn 1996-2000 cần khoảng 41-42 tỷ USD (tính trên mặt bằng giá cả năm 1995 ).Trong tổng nhu cầu vốn nói trên ,50% có thể huy động từ các nguồn lực trong nước ,số còn lại sẽ huy động từ bên ngoài dưới các hình thức khác nhau .Vốn trong nước sẽ được huy động chủ yếu từ bốn nguồn .Cụ thể là: _Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước .Trong giai đoạn 1996-2000 dự tính sẽ huy động vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đạt khoảng 5,5-6% GDP và bằng 21% tổng vốn đầu tư phát triẻn toàn xã hội _Vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước dự tính sẽ đạt 16,6% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ,trong đó vốn huy động từ dân dưới hình thức phát hành trái phiếu chính phủ và thu hồi nợ cũ chiếm 7% vốn nhà nước huy động tư nước ngoài cho vay lại chiếm 9,6%. _Vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước ,dự kiến chiếm khoảng 14-15%tổng vốn đầu tư xã hội _Vốn đầu tư phatts triển của dân cư sẽ chiếm khoảng chiếm khoảng 16-17%tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 1996-2000 Tuy nhiên ,nếu tính rieng cơ cấu vốn đầu tư phát triển trong nước thì vốn đầu tư từ ngân sách chiếm 25%,vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước chiếm 14%,vốn tự đầu tuwcuar doanh nghiệp 28%và vốn của dân cư chiếm khoảng 335.Một nguồn đầu tư phát triển rất quan trọng khác cần được tích cực huy động có hiệu quả trong thời gian tới là các nguồn vốn nước ngoài . Nhưng một vấn đề cơ bản đang được đặt ra rất cấp bách đối với các nhà lập chính sách ,các nhà quản lý và các nhà khoa học trong cả nước là làm thế nào để có thể huy động được vốn đáp ứng về cơ bản nhu cầu vốn đầu tư nói trên . 2.Tình hình thực trạng về vốn ở nước ta . a.Vốn cho doanh nghiệp nhà nước . Nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường đã chứa đựng những nhân tố cạnh tranh .Đã cạnh tranh là tìm cách dành được nhiều lợi nhuận bằng các thủ pháp trên thương trường .Trong cuộc cạnh tranh này doanh nghiệp nhà nước có những vị thế bất lợi ,đó là thiếu vốn ,bộ máy chậm thích ứng với sự biến đổi của thị trường ,lắm tầng nấc trung gian và nhiều sự ràng buộc lẫn nhau ,phần lớn đội ngũ cán bộ rất thụ động .Trong khi đó ,các thành phần kinh tế khác lại hết sức năng động ,đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân .Họ chuyển đổi sản xuất kinh doanh nhanh ,nhạy cảm với thị trường ,chiếm lĩnh những lnhx vực mà nhà nước không tham gia nổi ,rõ nét nhất là trận địa thương nghiệp Chúng ta còn khoảng 6000 doanh nghiệp ,phần lớn nằm trong tình trạng thiếu vốn ,có nơi thiếu trầm trọng ,sản xuất kinh doanh đình đốn trong khi thị trường vẫn có nhu cầu ,nhất là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu của xã hội .Thực tiễn cho thấy ,sản phẩm hàng hoá nào Nhà nước không đứng ra đáp ứng yêu cầu của xã hội ,thì các thành phần kinh tế khác nhảy vào chiém lĩnh thị trường .Có những mặt hàng bị nước ngoài dành dật Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn .Có doanh nghiệp ở Hà Nội chỉ được cấp 4,1%vốn lưu động ,trong khi đó ngân hàng lại thừa vốn ,còn nước ngoài luôn tìm cơ hội đầu tư cho vay dài hạn .Thị trường vừa thừa vừa thiếu vốn đang là bài toán cần được giải quyết để cứu nền kinh tế ,để các doanh nghiệp mở rộng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh ,mà còn là biện pháp tăng cường sự giám của Nhà nước Đối với doanh nghiệp Nhà nước trong mặt bằng kinh doanh xã hội khó có được lợi nhuận cao ,mà thông thường chỉ đủ trả lãi ngân hàng .Bởi vậy với lãi suất hiện nay ,không ít doanh nghiệp phải khoanh tay chờ phá sản Đã đến lúc Nhà nước phải củng cố lại vị thế của hệ thống kinh tế nhà nước ,mà doanh nghiệp là nơi sáng tạo ra giá trị mới ,thực sự là tiềm năng kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa . b.Vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng cộng sản Việt Nam đã tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong sự phat triển kinh tế ,góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế -xã hội và bước vào thời kỳ phát triển mới .Một trong những nhân tố quan trọng tạo ra sự chuyển biến tích cực đó là việc thu hút có kết quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Những kết quả quan trọng bước đầu của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đánh dấu một bước chuyển biến về chất trong tư duy hoạch định chính sách khai thác các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đang diễn ra sâu rộng : Kể từ khi có Luật đầu tư nước ngoài ,lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào VIệt Nam gia tăng cả về số dự án số vốn dăng ký và số vốn thực hiện .Theo thời gian ,Luật đầu tư được sửa đổi ,bboor sung theo hướng cụ thể ,rõ rằng và hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và đảm bảo tương thích với luật pháp của các nước trong khu vực : Vốn đầu tư trực nước ngoài vào Việt Nam tăng khá đều đặn qua các năm .Tính đến ngày 16-6-1997,cả nước đã có 1647 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với gần 27900 triệu USD vốn đầu tư .Trong đó có 810 dự án đầu tư đối với lĩnh vực công nghiệp nặng ,khai thác dầu khí xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 10934 triệu USD Nghĩa là gần 50%số dự án và 40%số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp Quy mô trung bình của các dự án tăng lên .Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo điều kiện chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam V.Các giải pháp về vốn. Tuy rằng trong nước ta việc thu hút vốn đầu tư và phát triển tuy có những mặt ưu nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định .Trước nhất là việc nước ta vẫn còn thiếu vốn để phát triển kinh tế ,thứ hai là trong phần trên ta đã nhắc đến những kết quả tốt đã đạt được nhưng những mặt hạn chế của vấn đề này là : +Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội ,TP Hồ Chí Minh ,Đồng Nai ... Ba tỉnh và thành phố này chiếm khoảng 70% cả về số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký và số vốn thực hiện tại Việt Nam .Còn các vùng sâu vùng xa ,những vùng điều kiện kinh tế khó khăn ,cơ sở hạ tầng ,thị trường chưa phát triển thì vốn đầu tư rất hạn chế +Nhiều nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao vào Việt Nam công nghệ lạc hậu với giá cả cao .Chỉ có trong lĩnh vực vô tuyến viẽn thông ,khai thác dầu khí ,thì công nghệ được chuyển giao được đánh giá là công nghệ tiên tiến .Các công nghệ chuyển giao lạc hậu vào Việt Nam vừa gây thua thiệt về kinh tế vừa gây ô nhiễm về môi trường +Thị trường đầu tư chưa được quy hoạch nhất quán theo phương châm nhà nướchướng dẫn thị trường ,thị trường hoạt động điều tiết đầu tư .Công tác quy hoạch của bên Việt Nam hiện chưa gắn chặt trực tiếp vào hoạt động đầu tư +Trách nhiệm của các cán bộ trực tiếp quản lý hoạt động đầu tẩntực tiếp nước ngoài chưa được coi trọng ,thủ tục hành chính chưa tinh gọn và cơ chế "xin - cho" vẫn còn phổ biến +Việc triển khai dự án gặp nhiều khó khăn ,không đúng hạn ,vi phạm pháp luật của Việt Nam Như vậy để khắc phục tình trạng trên và nhiều khúc mắc hạn chế nữa thì nhà nước ta đưa ra nhiững chính sách để khắc phục . 1.giải pháp về vốn đầu tư trong nước . a.Tìm nhiều biện pháp thu hút tiền tiết kiệm và tiền nhàn rỗi của mọi đối tượng Muốn thu được vốn đầu tư từ dân thì cần phải tạo ra một môi trường pháp lý đảm bảo được an toàn về tài sản của các đối tượng tham gia vào các hoạt động vay và cho vay ,xác định rõ trách nhiệm vay và trở nợ .Đặc biệt luật pháp hoá sự đóng góp cong sức của nhân dân vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá rên cơ sở ban hành một pháp luật vè lao động công ích .Đồng thời phải có cơ chế chính sách và luật pháp khuyến khích các taanhgf lớp nhân dân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất ,làm giầu chính đáng và nâng cao thu nhập và góp phần cải thiện đời sống vật chất .Tạo một môi trường giao lưu vốn trong nền kinh tế trên cơ sở phát triển mạnh thị trường vốn . Coi trọng việc xây dựng hệ thống các trung gian tài chính với chức năng mua và bán vốn ,trong đó có các quỹ đầu tư như quỹ dầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị ,quỹ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ,quỹ phát triển giao thông nhất là ở vùng núi vùng sâu vùng xa trên cơ sở có sự đóng góp của nhà nước ,của các tổ chức xã hội ,của nhân dân địa phương . b.Giải pháp nguồn vốn từ ngân sách nhà nước việc huy động vốn trong nước là rất khó khăn và thông qua ngân hàng ta có thể giải quyết được một số vấn đề .Hiện tại nước ta đã đưa các loại thuế VAT,thuế thu nhập công ty ,thuế thu nhập cá nhân .Việc cải cách sẽ đảm bảo được nhu cầu tăng thu của ngân sách nhà nước hằng năm ,bao quát hét nguồn thu ,xoá bỏ hiện tượng thuế trùng lên thuế .Mặt khác nó tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng ơn cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế .Cần phải hoàn thiện các cơ chế quản lý thu thuế ,chống buôn lậu ,chống làm hàng giả Tập trung kịp thời các nguồn thu vào ngân sách và bảo đảm kế hoạch thu ngân sách nhà nước hàng năm do quốc hội phê duyệt ,góp phần giải quyết các yêu cầu chi của ngân sách nhà nước hàng năm trong từng thời kỳ .Thực hiện tiết kiệm để tập trung tạo vốn cho đầu tư phát triển ,nhất là đầu tư phát triển sự nghiệp phát triển giáo dục -đào tạo ,khoa học và công nghệ . c.Giải pháp thu hút vốn thông qua hoạt động tín ưu đãi của nhà nước . Cần tăng cường huy động vốn đầu tư cho ngân sách nhà nước bằng việc đẩy mạnh công tác phát hành các loại trái phiéu chính phủ ,nhất là các loại trái phiếu trúng và dài hạn .Tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn vốn vay nước ngoài với lã xuất ưu đãi đẻ thực hiện việc cho vây lại của nhà nước cho đầu tư phát triển d.Đối với việc huy động vốn tù khu doanh nghiệp Cần thực hiện chế tiết kiệm trong snar xuất ,trong chi phí kinh doanh để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp từ đó tạo cơ sở tăng tích luỹ cho mở rộng sản xuất ,nâng cao trình độ công nghệ ,kỹ thuật sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và có khả năng cạnh tranh trên thị trường nước ngoài .Thực hiện đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn của các doanh nghiệp như phát hành cổ phiếu ,tái phiếu ,liên doanh liên kết Xúc tiến mạnh cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước ,coi đó là một trong những giải pháp huy động vốn hiệu quả ,khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lãi suất để lại tái đầu tư .Và cần đảm bảo nguyên tắc "tự vay ,tự trả” nhằm tạo điều kiện vật chất để hoàn trả các khoản vay dúng thời hạn hợp đồng .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28271.doc
Tài liệu liên quan