Tiểu luận Incoterms 2000 và 13 điều kiện thương mại

MỤC LỤC

1.Giới thiệu chung về incoterm

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

1.2 Mục đích và phạm vi áp dụng Incoterms

1.3 Sự cần thiết phải dẫn chiếu Incoterms vào trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

2. Nội dung của incomterm 2000

2.1 Cấu trúc cơ bản của incoterm 2000.

2.2 So sánh tính chất các nhóm của incoterm

2.3 Nội dung của các điều kiện incoterm.

2.4 Áp dụng các điều kiện incoterm

3. Lựa chọn điều kiện giao hàng

4. Những thay đổi cơ bản của Incoterms 2000 so với Incoterms 1990:

4.1 Quy định rõ ràng về nghĩa vụ, chí phí xếp dỡ trong điều kiện FCA- Free Carrier

4.2 Thay đổi ở điều kiện DEQ- Delivered Ex Quay- giao hàng trên cầu cảng

4.3 Thay đổi ở điều kiện FAS- Free Alongside Ship- giao hàng dọc mạn tàu

4.4 Ngoài ra còn có một số quy định thêm/ khác với Incoterms 1990

5.Những lưu ý khi sử dụng incoterm

5.1 Incoterm không phải là văn bản luật

5.2 Cần ghi rõ incoterm mà các bên áp dụng trong hợp đồng mua bán

5.3 Yêu cầu của việc giải thích các thuật ngữ quan trọng

5.4 Phạm vi áp dụng incoterm

5.5 Incoterm phải phù hợp với phương thức vận tải sử dụng

5.6 Sử dụng điều kiện FCA, CPT, CIP thay cho FOB, VFR, CIF khi không giao hàng qua lan can tàu

5.7 Không nên ghi kèm các thuật ngữ về vận tải, giao nhận với các điều kiện

6.Các doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng hình thức incoterm như thế nào?

6.1 Bài học từ một hợp đồng nhập khẩu

6.2 Nguyên nhân

6.3 Biện pháp khác phục

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11810 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Incoterms 2000 và 13 điều kiện thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho hàng hóa tới nơi qui định tại biên giới của nước người mua. -Cung cấp cho bên mua các chứng từ cần thiết sao cho người mua có thể nhận hàng tại biên giới đó. -Giao hàng tại biên giới quy định hoặc tại địa điểm quy định trước trên biên giới đó, sau khi đã hoàn thành các thủ tục về xuất khẩu lô hàng hoá đó cũng như nộp thuế xuất khẩu và các thuế, phí, lệ phí khác liên quan tới xuất khẩu lô hàng. -Nhận hàng tại biên giới quy định hoặc tại địa điểm quy định trên biên giới đó. -Trả tiền cước chuyên chở tiếp từ biên giới tới kho hàng của mình. -Chịu mọi rủi ro và tổn thất kể từ khi hàng được đặt dưới quyền định đoạt của mình ở địa điểm giao hàng trên biên giới. -Hoàn thành thủ tục nhập khẩu, nộp thuế nhập khẩu cũng như các thuế và phí, lệ phí khác liên quan đến nhập khẩu lô hàng. 10. DES : Delivered Ex Ship (named port of destination). Giao hàng tại tàu (tại cảng dỡ qui định) Vận tải thủy Giống như điều kiện CIF, ngoại trừ người bán chịu trách nhiệm giao hàng ngay trên tàu tại cảng đích qui định. (t/h chi phí dỡ hàng ko nằm trong cước vc) Giống như điều kiện CIF, ngoại trừ người người mua phải chịu rủi ro về hàng hóa sau khi đã nhận hàng ngay trên tàu tại cảng đích. 11. DEQ: Delivered Ex Quay (named port of destination). Giao hàng trên cầu cảng (tại cảng dỡ qui định) Vận tải thủy -Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế, thuế quan và lệ phí về thuế nhập khẩu nếu hợp đồng quy định là "trên cầu cảng đã nộp thuế" -Trả tiền vận chuyển -Thu xếp và trả chi phí bảo hiểm. -Đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của bên mua trên cầu cảng của cảng đích. -Trả tiền chi phí bốc dỡ hàng. -Cung cấp vận đơn hay lệnh giao hàng cùng các chứng từ cần thiết khác sao cho bên mua có thể nhận hàng từ cầu cảng. -Nhận hàng trên cầu cảng của cảng đến. -Chịu mọi rủi ro về hàng hóa khi hàng hóa đó đã đặt dưới quyền định đoạt của mình. -Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế và phí, lệ phí nhập khẩu nếu hợp đồng quy định là bên mua phải nộp 12. DDU: Delivered Duty Unpaid (named place of destination). Giao hàng thuế chưa trả (tại nơi đích qui định) Mọi phương tiện vận tải -Người bán thực hiện mọi nghĩa vụ, chịu mọi chi phí và rủi ro để đưa hàng hóa tới địa điểm qui định tại nước người mua,trừ nghĩa vụ làm thủ tục và trả chi phí thông quan nhập khẩu. -Làm thủ tuc và trả chi phí thông quan nhập khẩu. -Nhận hàng tại nơi qui định và chịu rủi ro về hàng hóa kể từ khi nhận hàng. 13. DDP : Delivered Duty Paid (named place of destination). Giao hàng thuế đã trả (tại nơi đích qui định) Mọi phương tiện vận tải Giống như điều kiện DDU, ngoại trừ người bán phải làm thủ tục và chịu chi phí thông quan nhập khẩu. Giống như điều kiện DDU, ngoại trừ người mua không phải làm thủ tục và trả chi phí thông quan nhập khẩu. Áp dụng các điều kiện incoterm 2.4.1.Nhóm E-EXW-Ex Works Nếu A có một món hàng, A muốn bán và không muốn chịu bất cứ trách nhiệm gì về lô hàng đó, từ xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thuê tàu… không có chút trách nhiệm gì về thủ tục thì đó là điều kiện nhóm E. Nghĩa là chỉ cấn giao hàng tại sưởng sản xuất của mình là xong. 2.4.2. Nhóm F Trong nhóm F có 3 nhóm là FOB, FCA, FAS. F là free nghĩa là không có trách nhiệm, không có trách nhiệm với việc vận chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng. Cơ sở để phân biệt,chia ra 3 nhóm FCA, FAS, FOB chính là trách nhiệm vận chuyển hàng từ cơ sở của người bán lên tàu: FCA Chỉ bốc hàng lên phương tiên vận tải người mua gửi đến nhận hàng nếu vị trí đó nằm trong cơ sở của người mua. Sau khi bốc hàng lên phương tiện vận tải là người bán hết trách nhiệm. Lấy ví dụ , A bán 2 container về đèn chiếu sáng theo điều kiện FCA sang Mỹ, cơ sở sản xuất của A ở quận Tân Bình. Nếu A giao hàng ở cơ sở quận Tân Bình, thì A phải thuê xe nâng để chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người mua gửi đến. Lấy trường hợp, bán theo điều kiện FCA, nhưng giao hàng ở kho trung chuyển ở Tân Cảng chẳng hạn, lúc này việc vận chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người mua gửi đến, người mua phải tự lo lấy. Người bán chỉ phải vận chuyển hàng đến kho trung chuyển. Điều này có lợi cho những nhà xuất khẩu, bán hàng nhiều, có vị trí tập kết hàng tốt. FCA: Free Carrier nghĩa là miễn trách nhiệm vận chuyển. FAS Giao hàng dọc mạn tàu(tại cảng bốc  hàng qui định) Nhóm này, trách nhiệm người bán cao hơn nhóm FCA, nghĩa là không giao hàng tại cơ sở sản xuất hay điểm trung chuyển như trên mà người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu nghĩa là bên bán hàng chi trả cước vận chuyển (nội địa) hàng hóa tới cảng giao hàng. Bên mua thanh toán cước phí xếp hàng, vận tải, bảo hiểm, dỡ hàng và vận chuyển (nội địa) từ nơi dỡ hàng tới nơi lưu giữ hàng hóa của mình. Sự chuyển dịch rủi ro diễn ra khi hàng hóa được giao tại cầu cảng nơi giao hàng. Free Alongside Ship – Miễn trách nhiệm đến khi đã xếp dọc mạn tàu. FOB FOB trách nhiệm phải giao hàng lên đến tàu, nghĩa là chịu trách nhiệm cẩu hàng lên tàu. Free on board – Miễn trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu. Nó là tương tự với FAS, nhưng bên bán hàng cần phải trả cước phí xếp hàng lên tàu. Sự chuyển dịch các rủi ro diễn ra khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng xếp hàng. Về mặt quốc tế, thuật ngữ này chỉ rõ cảng xếp hàng, ví dụ "FOB New York" hay "FOB Hải Phòng". Các khoản chi phí khác như cước vận tải, phí bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của bên mua hàng. Trong điều kiện nhóm F: Trách nhiệm chuyên chở tăng dần: FCA--------->>>FAS--------->>> FOB Chịu chi phí làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu. Nhóm F trách nhiệm có nâng lên cao hơn nhóm E tức là có đề cập đến trách nhiệm chuyên chở. 2.4.3. Nhóm C Nhóm C đảm nhận luôn việc chuyên chở đến cảng dỡ hàng cho người mua. Ở nhóm C người bán phải thuê tàu và chuyên chở từ cảng đi đến cảng đến. C - cots: cước phí Như vậy, nói đến nhóm C, là nói đến thêm chi phí người bán sẽ lo thêm từ việc thuê tàu, đến việc chuyên chở và bốc hàng, cũng như bảo hiểm cho các rủi ro trong quá trình chuyên chở. Và những tính chất này cũng là cơ sở để phân biệt các điều kiện trong nhóm C. CFR Người bán phải thuê phương tiện vận chuyển đến cảng dỡ hàng của người mua và phải chịu chi phí chuyên chở ấy còn chi phí dỡ hàng do người mua chịu nếu có thỏa thuận. Người bán giao hàng khi hàng đã vượt qua lan can tàu tàu tại cảng bốc hàng. Người bán phải trả tiền hàng và cước phí cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định nhưng rủi ro về thất thoát hoặc hư hỏng hàng cũng như phí tổn phát sinh thêm sau khi giao hàng chuyển từ người bán sang người mua.Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển) CIF Trong quá trình chuyên chở từ cảng mua đến cảng bán hàng hóa bị hư hỏng, để khắc phục rủi ro này là cần phải mua bảo hiếm cho hàng. Như vậy CIF giống CFR ngòai việc người bán phải mua bảo hiểm. Thường thì mua bảo hiểm ở mức tối thiểu theo FPA hay ICC(C) -110% giá trị hàng hóa giao dịch. Người bán phải trả tiền hàng và cước phí vận chuyển cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định nhưng rủi ro về thất thoát hoặc hư hỏng hảng cũng như mọi chi phí phát sinh thêm sau thời điểm giao hàng được chuyển từ người bán sang người mua. Tuy nhiên, với điều kiện này người bán phải mua bảo hiểm hàng hải cho người mua đối với rủi ro về thất thoát hoặc hư hỏng hàng trong quá trình vận chuyển. Bí quyết để nhớ nhóm CIF với các nhóm khác là từ I-Insurance-Bảo hiểm Giá CIF=Giá FOB + F(cước vận chuyển) +(CIF x R)= (FOB+F)/(1-R) CPT CPT= CFR + F (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định). CPT giống hệt CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định. CIP CIP  = CIF + (I+F) (Cước phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)          = CPT+I (Cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định) Lưu ý trong nhóm C: Trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu thuộc người mua. Trách nhiệm người bán tăng dần CFR ----->>> CIF----->>> CPT----->>> CIP CIF, CFR chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủy CPT, CIP áp dụng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, và cả vận tải đa phương thức 2.4.4. Nhóm D DAF F-Frontier, nghĩa là giao hàng tại biên giới, còn việc dỡ hàng phía mua sẽ lo. Trong buôn bán mậu dịch đường biên, điều khỏan này thường được áp dụng. DES Giao hàng an tòan trên tàu tại cảng dỡ hàng, việc dỡ hàng phía mua sẽ lo. Rõ ràng địa điểm chuyển rủi ro so với FOB, CFR, CIF không phải là lan can tàu tại cảng đến mà chính là boang tàu. Người bán giao hàng hoá được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên boong tàu chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu ở cảng đến quy định. Người bán phải chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hoá tới cảng đến quy định trước khi dỡ hàng. DES: Delivered Ex Ships_giao hàng tại tàu. DEQ DEQ hàng phải đặt an tòan tại cầu cảng quy định. Nhưng khác với CFR là chuyện rủi ro: CFR địa điểm chuyển rủi ro là lan can tàu, nghĩa là sau khi cần cẩu đã quay qua lan can tàu, chẳng may hàng bị rơi xuống, đỗ vỡ… thì với CFR, người bán không còn chịu trách nhiệm. Trong thương mại quốc tế, Giao tại cầu cảng nơi đến là cách dịch của cụm từ trong tiếng Anh: Delivered Ex Quay (viết tắt DEQ). Đây là một điều kiện của Incoterm. Nó là tương tự như điều kiện DES, ngoại trừ mọi rủi ro về hàng hóa chỉ được chuyển từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa đã được bốc dỡ ra khỏi tàu và đặt trên cầu cảng Còn với DEQ thì người bán phải chịu trách nhiệm cho đến khi hàng đã đặt an tòan lên cầu cảng. DEQ = DES +Chi phí dỡ hàng + rủi ro trong quá trình dỡ hàng DEQ – Ex Quay – tại cầu cảng DDU Chịu trách nhiệm đưa hàng tới điểm đích quy định. Thực sự thì DDU rất giống CFR và giống CPT, và cả DEQ tuy vậy VẪN CÓ NHỰNG SỰ KHÁC BIỆT : CFR: Áp dụng cho đường biển DEQ: Thì mọi phương tiện nhưng chỉ giao hàng tại cầu cảng CPT: Thì áp dụng với mọi phương tiện và vận chuyển đến đích, trông rất giống với DDU nhưng với DDU người bán chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu và chưa dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển đến và nếu người mua gặp rủi ro khi làm các thủ tục thông quan nhập khẩu thì người mua sẽ chịu mọi phí tổn và rủi ro phát sinh. DDP: Giống hệt DDU, ngọai trừ người bán phải chịu luôn rủi ro khi người mua gặp rủi ro khi làm các thủ tục thông quan nhập khẩu. 3. LỰA CHỌN ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG Người bán và người mua ít khi chọn một điều kiện thương mại quốc tế cho mỗi giao dịch. Thông thường, việc lựa chọn được quyết định bởi chiến lược kinh doanh của họ.Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cả người bán và người mua đều muốn sử dụng điều kiện giao hàng có lợi nhất cho mình. Tuy nhiên điều này không phải là đơn giản. Việc lựa chọn điều kiện giao hàng nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố nằm ngoài ý muốn chủ quan của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên quan tâm đến các yếu tố như: Phương thức vận tải Các điều kiện giao hàng buộc phải tương ứng với các phương thức vận tải thích hợp: đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, vận tải chưa xác định (tức hình thức vận tải có thể sử dụng một hoặc kết hợp một số phương thức nào đó và các bên không biết trước được) và vận tải đa phương thức (tức là kết hợp ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau) Áp dụng cho mọi phương thức vận tải: EXW, FCA, CPT, CIP, DAF, DDU, DDP Chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa: FAS, FOB, CFR, CIF, DES, DEQ. Từ quy định trên có thể suy ra nếu hàng được vận chuyển bằng đường hàng không hoặc bằng đường sắt mà người bán không phải thuê và trả cước phí vận tải, chỉ giao hàng cho người vận tải là hết trách nhiệm, người bán sẽ không chào bán hàng theo điều kiện FOB được mà phải chào với điều kiện FCA. Địa điểm giao hàng Ví dụ: Điều kiện DAF có thể được sử dụng mọi phương thức vận chuyển khi hàng được giao tại biên giới đất liền. Khi việc giao hàng được thực hiện tại cảng đến, trên tàu hoặc trên cầu cảng (cầu tàu), nên sử dụng điều kiện DES hoặc DEQ. Điều kiện DDU có thể sử dụng cho mọi phương thức vận chuyển nhưng khi việc giao hàng được thực hiện tại cảng đến trên tàu hoặc trên cầu cảng (cầu tàu), nên sử dụng điều kiện DES hoặc DEQ. Phân chia chi phí và rủi ro Ví dụ: Nếu sử dụng điều kiện DES mà các bên muốn người bán chịu phí tổn và rủi ro trong việc dỡ hàng thì nên dùng điều kiện DEQ. Nếu sử dụng điều kiện DEQ mà các bên muốn nghĩa vụ của người bán phải chịu rủi ro và phí tổn trong việc vận chuyển hàng hóa từ cầu cảng đến địa điểm khác (kho, bãi, bến,…) ở trong hoặc ở ngoài cảng thì nên dùng điều kiện DDU hoặc DDP. Nếu sử dụng điều kiện DDP mà các bên muốn người mua phải chịu mọi rủi ro và chi phí nhập khẩu thì nên dùng điều kiện DDU. Quy định về thủ tục xuất nhập khẩu Ví dụ: Khi sử dụng điều kiện EXW mà người mua không thể trực tiếp hay gián tiếp thực hiện các thủ tục về xuất khẩu thì nên sử dụng điều kiện FCA, với điều kiện là người bán đồng ý chịu chi phí và rủi ro bốc hàng. Tình hình thị trường hàng hóa Khả năng thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm Thị trường chính trị xã hội trong hành trình Quy định hướng dẫn của nhà nước 4. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA INCOTERM 2000 SO VỚI INCOTERM 1990 Incoterms 2000 vẫn giữ nguyên 13 điều kiện như Incoterms 1990 nhưng ở tất cả các điều kiện đều có sửa đổi về cách trình bày và lời văn đồng thời có những thay đổi lớn về nội dung ở 3 điều kiện FCA, FAS, DEQ. Quy định rõ ràng về nghĩa vụ, chí phí xếp dỡ trong điều kiện FCA- Free Carrier Incoterms 1990: nghĩa vụ giao hàng của người bán được trình bày phân biệt theo 7 phương thức vận chuyển hàng hóa khác nhau là vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển, đường hàng không, phương thức vận tải không được xác định rõ và trường hợp chuyên chở đa phương thức. Incoterms 2000: nơi giao hàng có tính quyết định trong việc phân chia chi phí bôc dỡ hàng giữa người mua và người bán tại nơi đó như sau: Nếu nơi giao hàng tại cơ sở của người bán thì người bán có nghĩa vụ và chịu chi phí bốc hàng lên phương tiện vận chuyển do người mua đưa đến để nhận hàng Nếu nơi giao hàng là bất cứ địa điểm nào khác cơ sở của người bán thì người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi đã đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận chuyển của người bán đưa tới để giao hàng tại bến do người mua chỉ định và người mua phải chịu chi phí dỡ hàng khỏi phương tiện đó để nhận hàng. Thay đổi ở điều kiện FAS- Free Alongside Ship- giao hàng dọc mạn tàu Incoterms 1990: người mua làm thủ tục xuất khẩu Incoterms 2000: người bán phải làm thủ tục xuất khẩu Nếu người mua muốn làm thủ tục xuất khẩu thì phải ghi rõ thỏa thuận này vào hợp đồng ngoại thương. Thay đổi ở điều kiện DEQ- Delivered Ex Quay- giao hàng trên cầu cảng Incoterms 1990: người bán làm thủ tục nhập khẩu . Incoterms 2000: người mua làm thủ tục nhập khẩu Nếu người bán muốn làm thủ tục xuất khẩu thì phải ghi rõ thỏa thuận này vào hợp đồng ngoại thương. Ngoài ra còn có một số quy định thêm/ khác với Incoterms 1990: Ở điều kiện EXW: Incoterms 2000 khẳng định người bán không có nghĩa vụ xếp hàng lên phương tiện vận tải của người mua. Nếu người mua muốn người bán chịu thêm trách nhiệm này thì phải quy định rõ trong hợp đồng ngoại thương. Ở nhóm C: Điều kiện CFR và CIF có một sự thay đổi so với Incoterms 1990 liên quan đến nghĩa vụ cung cấp hợp đồng thuê tàu cho người mua. Nghĩa vụ này cua người bán trong Incoterms 2000 là bị loại bỏ vì trong thực tế nghĩa vụ này thuờng gây khó khăn cho nguời bán khi thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Tuy nhiên điều này lại gây bất lợi cho người mua CIF và CFR vì họ không biết người bán sẽ thuê con tàu như thế nào. Vì vậy khi nhập khẩu hàng theo điều kiện CIF hay CFR người mua phải qui định một cách chi tiết về con tàu mà người bán phải thuê để đảm bảo chuyên chở an toàn cho hàng hóa. Ở 2 điều kiện CIF và CIP, người mua cần chú ý rằng người bán được đòi hỏi mua bảo hiểm chỉ ở mức tối thiểu. Nếu người mua muốn được bảo hiểm ở mức cao hơn, người mua cần thỏa thuận rõ ràng với người bán hoặc tự mua bảo hiểm bổ sung. 5. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG INCOTERM INCOTERMS 2000, một trong những văn bản rất quan trọng mà các thương nhân nói riêng và các chủ thể khác nói chung cần và nên biết khi tham gia vào các hoạt động liên quan đến thương mại toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách sôi động như hiện nay thì việc bước chân vào những sân chơi lớn không còn là những suy nghĩ viển vông. Nhưng bước vào được đã khó, giữ mình và làm lợi cho mình thì còn khó hơn rất nhiều. Hiểu biết về nội quy của sân chơi đó chính là tấm lá chắn tốt nhất để bảo vệ bản thân mình. Dưới đây sẽ là những điểm cần lưu ý khi các chủ thể áp dụng Incoterms 5.1 Incoterms không phải là văn bản luật Incoterms chỉ quy định về quan hệ giữa những người bán và người mua thuộc hợp đồng mua bán hàng, và hơn nữa, chỉ quy định về một số khía cạnh rất cụ thể mà thôi. Một điều thiết yếu đối với các nhà xuất khẩu và các nhà nhập khẩu là phải xem xét mối liên quan thực tế giữa nhiều hợp đồng khác nhau cần thiết để thực hiện một vụ giao dịch mua bán hàng quốc tế trong đó không chỉ cần có hợp đồng mua bán hàng,mà cả hợp đồng vận tải, bảo hiểm và tài chính – trong khi đó, Incoterms chỉ liên quan duy nhất tới một trong số các hợp đồng này, đó là hợp đồng mua bán hàng. Incoterms quy định một số nghĩa vụ được xác định cụ thể đối với các bên – như nghĩa vụ của người bán phải đặt hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua hoặc chuyển giao hàng cho người chuyên chở hoặc giao hàng tới địa điểm quy định- và cùng với các nghĩa vụ là sự phân chia rủi ro giữa các bên trong từng trường hợp và còn nhiều vấn đề có thể xảy ra trong hợp đồng không được Incoterms điều chỉnh, như việc chuyển giao quyền sở hữu và các quyền về tài sản khác, sự vi phạm hợp đồng và các hậu quả của sự vi phạm hợp đồng cũng như những miễn trừ về nghĩa vụ trong những hoàn cảnh nhất định. Vì vậy không nên cho rằng tập quán thương mại quốc tế sẽ điều chỉnh toàn bộ hợp đồng: Thực ra không phải vậy, mỗi tập quán chỉ điều chỉnh một phần, một vấn đề của hợp đồng. Do vậy cần tránh kiểu chọn luật như sau: “Hợp đồng này sẽ được điều chỉnh bởi Incoterms 2000.” Incoterms không thể thay thế cho hợp đồng mua bán quốc tế, nó chỉ là một phần của hợp đồng mua bán quốc tế. 5.2 Cần ghi rõ Incoterms mà các bên áp dụng trong hợp đồng mua bán. Incoterms từ khi ra đời từ năm 1936 đến nay đã qua 6 lần sửa đổi vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990 và 2000. Văn bản ra đời sau không phủ định nội dung của văn bản Incoterms được ban hành trước đó. Tùy vào tập quán buôn bán của các nhà xuất nhập khẩu mà có thể tùy ý áp dụng bất kỳ văn bản Incoterms nào trong số 7 văn bản đã ban hành. Nhưng khi thỏa thuận áp dụng Incoterms nào thì phải dẫn chiếu điều ấy trong hợp đồng ngoại thương. Việc dẫn chiếu này sẽ làm cho Incoterms trở thành cơ sở pháp lý bắt buộc các bên mua bán phải thực hiện các nghĩa vụ khác của hợp đồng ngoại thương và cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Việc không ghi rõ là theo bản Incoterms hiện hành có thể dẫn đến tranh chấp là không biết các bên có ý định đưa bản hiện hành hay bản trước đó thành một bộ phận của hợp đồng. Mặt khác nếu trong hợp đồng nếu chỉ ghi các ký hiệu như FOB, CIF…thì những ký hiệu này không đương nhiên được giải thích theo Incoterms, vì ngoài cách giải thích của ICC thì còn có một cách giải thích khác theo Bộ luật thương mại thống nhất (UCC) và Những định nghĩa ngoại thương của Mỹ (AFTD) về các điều kiện này. Hai cách giải thích này có nhiều điểm rất khác nhau. Ví dụ: Trong Incoterms chỉ có một điều kiện FOB và chỉ được áp dụng cho việc mua bán hàng hóa chuyên chở bằng đường biển. Trong khi đó, ở Mỹ có tới 6 điều kiện FOB khác nhau, có thể áp dụng cho việc mua bán hàng hóa chuyên chở bằng bất cứ phương thức nào…Khi sử dụng FOB của Mỹ, nếu muốn thể hiện cảng bốc hàng thì phải ghi “FOB vessel” trước tên cảng đó, và thời điểm di chuyển rủi ro trong điều kiện này là thời điểm thực tế hàng hóa đã được đặt trên tàu chứ không phải lúc qua lan can như trong Incoterms… Do có những điểm khác nhau nên nếu trong hợp đồng không dẫn chiếu đến Incoterms thì những điều kiện như FOB, CIF… có thể được các bên hiểu và giải thích không giống nhau, dẫn đến những tranh chấp không đáng xảy ra. Lưu ý là mặc dù Incoterm do phong thương mại quốc tế ICC phát hành và hai bên tự nguyện áp dụng và dẫn chiếu rõ trong hợp đồng ngoại thương, nhưng không có nghĩa là ICC mặc nhiên làm trọng tài phân xử tranh chấp nếu không ghi rõ điều này trong hợp đồng ngoại thương. 5.3. Yêu cầu của việc giải thích các thuật ngữ quan trọng Những từ viết tắt như FCA, FOB và CIF có thể được xem như là những "từ ngữ quan trọng", những từ này, khi được sử dụng, đã xác lập một số quyền và nghĩa vụ. Nhưng những từ ngữ quan trọng này không thể bị hiểu lầm trừ phi chúng được gán một nghĩa cụ thể do nguyên tắc giải thích nào đó. Chỉ tuân theo cách giải thích không thể thiếu được theo Incoterms. Trong trường hợp thiếu sự giải thích xác đáng, các thương gia có thể gặp sự hiểu lầm lớn. Việc những từ ngữ quan trọng trong phần trình bày của Incoterms có thống nhất với việc thực tiễn thương mại hay không có thể gây ra sự tranh cãi. Kể từ phiên bản Incoterms đầu tiên năm 1936, mọi nỗ lực đã được thực thi để đảm bảo sự thống nhất này. Nhưng một số cách diễn đạt được sử dụng bởi các thương gia không đúng với Incoterms. Có một vài ví dụ: điều kiện CFR thường xuất hiện trong các trường hợp đồng mua bán là C&F. Trong một số trường hợp, CFR được ghi thành C+F. Một người, nói chung, có thể cho rằng các bên trong những trường hợp như thế này nhấn mạnh rằng viết tắt này có ý nghĩa giống như CFR, nhưng tốt hơn, vì mục đích rõ ràng, khi sử dụng điều kiện này nên viết theo các văn bản chính thức. Nếu các điều kiện thương mại được ghi một cách rõ ràng sẽ giúp các bên tránh hiểu sai nội dung của điều kiện thương mại Ví dụ: Bên bán (công ty của Việt Nam), Bên mua (công ty của Hoa Kỳ) thỏa thuận “Bên bán đồng ý bán và bên mua đồng ý mua 1.000 tấn cá phi-lê đông lạnh theo điều kiện FOB San Francisco – Incoterms 2000.”. Thực ra San Francisco là cảng đến, nhưng theo Incoterms 2000 thì FOB là điều kiện thương mại giao hàng dọc mạn tàu(tại cảng bốc hàng qui định). Như vậy việc các bên qui định như trên sẽ gây khó khăn trong thực hiện hợp đồng hoặc giải quyết tranh chấp. Vì vậy, các bên nên sử dụng đúng điều kiện thương mại và nội dung của nó. Cũng ví dụ trên, nếu cảng bốc xếp là cảng Hải Phòng thì nên ghi “Bên bán đồng ý bán và bên mua đồng ý mua 1.000 tấn cá phi-lê đông lạnh theo điều kiện FOB Hải Phòng – Incoterms 2000.” 5.4. Phạm vi áp dụng Incoterms Incoterms chỉ áp dụng đối với hợp đồng ngoại thương mà không áp dụng cho hợp đồng nội thương. Incoterms chỉ áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa dạng vật chất (hữu hình), không áp dụng cho hàng hóa phi vật chất (vô hình như công nghệ phần mềm; bí quyết công nghệ; công thức chế tạo; thông tin qua mạng internet…). 5.5 Incoterms phải phù hợp với phương thức vận tải sử dụng Tùy thuộc vào các phương thức vận tải và công cụ vận tải sử dụng mà áp dụng các điều kiện thương mại cho thích hợp. Phương thức vận tải Các điều kiện giao hàng Bất cứ phương thức vận tải nào, kể cả vận tải đa phương thức và vận tải bằng container. EXW, FCA, CPT, CIP, DAF, DDU, DDP Vận tải đường biển và vận tải đường thủy nội địa FAS, FOB, CFR, CIF, DES, DEQ 5.6. Sử dụng điều kiện FCA, CPT, CIP thay cho FOB, CFR, CIF khi không giao hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng. Từ cuối thập niên 60, việc container hóa trong buôn bán đường biển đã làm cho việc giao hàng qua lan can tàu truyền thống hầu như không còn thích hợp nữa. Bởi vì khi giao nhận hàng hóa đóng trong container, hãng tàu thường nhận tại bãi container (CY) nếu là hàng nguyên và, tại trạm giao nhận đóng gói hàng lẻ (CFS) nếu là hàng lẻ. Do đó, các điều kiện FOB, CFR, CIF chỉ sử dụng khi giao hàng cho người chuyên chở bằng cách giao thẳng lên tàu, đặc biệt là vượt qua lan tàu. Khi lan can tàu không còn giữ vai trò thực tế nào như trong trường hợp vận chuyển bằng container thì ICC khuyến cáo các doanh nghiệp nên sử dụng điều kiện FCA thay cho FOB, CPT thay cho CFR. 5.7 Không nên ghi kèm các thuật ngữ về vận tải, giao nhận với các diều kiện Trong thực tiễn các bên thường bổ sung những thuật ngữ về vận tải kèm với Incoterms để muốn nói rõ hơn quy định của điều kiện đó như bốc, dỡ hay xếp hàng… Cần lưu ý là Incoterms không đưa ra bất cứ hướng dẫn nào cho việc bổ sung này. Nếu các bên không dựa vào tập quán thương mại thịnh hành để giải thích những bổ sung này, có thể gặp phải những rắc rối nghiêm trọng khi không chứng minh được hai bên đã hiểu một cách thống nhất những bổ sung đó. Các thuật ngữ thường gặp như: FOB stowed (FOB xếp hàng), FOB trimmed (FOB san hàng), FOB under tackle, CIF FO….Khi các bên có ý định bổ sung những nghĩa vụ có liên quan này cần quy định rõ trong hợp đồng. (Nên hạn chế áp dụng các tập quán, thói quen thương mại hình thành tự phát trong hoạt động buôn bán được nhiều doanh nghiệp thừa nhận và áp dụng vì mỗi nơi hiểu một cách, không có định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docIncoterms 2000 và 13 điều kiện thương mại.doc
Tài liệu liên quan