Tiểu luận Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quy luật phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX

MỤC LỤC

A. Lời Mở Đầu. 1

B.Nội Dung. 2

I. Đặt Vấn Đề. 2

II. Giải Quyết Vấn Đề. Khái niệm LLSX,QHSX và quy luật phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. 3

A.Khái niệm LLSX và QHSX: 3

1.Khái niệm LLSX: 3

2, Khái niệm QHSX: 4

B.Quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. 5

1,Tính chất và trình độ phát triển của LLSX. 5

a.Tính chất của LLSX. 5

b.Trình độ phát triển của LLSX. 6

2.Quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. 6

C. Sự vận dụng quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 8

1.Thành tựu. 10

a, Nền kinh tế tăng trưởng liên tục, nhiều năm có tốc độ cao. 10

b, đẩy lùi và kiềm chế đươc lạm phát. 11

c, Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng năng động và hiệu quả. 11

d, Cơ chế quản lý kinh tế mới đã bước đầu được hình thành. 13

e, Kinh tế đối ngoại được phát triển nhanh, mở rộng về quy mô, đa dạng hóa hình thức và đa phương hóa thị trường. 13

g, Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cảI thiện rõ rệt. 14

2. Những khó khăn và yếu kém. 15

III. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP. 16

1. Kết Luận. 16

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2632 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quy luật phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sáng tạo,linh hoạt của từng quốc gia.Nếu Đảng mà nhà nước ta không tạo điều kiện để cho hai phạm trù LLSX và QHSX gắn kết hữa cơ với nhau thì dù một cái có phát triển đến đỉnh cao mà cái kia tỏ ra lạc hậu cũ kĩ thì nền kinh tế mãi tụt hậu và bị các nước bạn bỏ xa .Vì vậy,việc áp dụng cái đó vào thực tiễn là vô cùng khó khăn và phức tạp,nó đòi hỏi phải có sự đoàn kết thống nhất giữa các thành phần kinh tế trong xã hội,tạo sự giúp đỡ lẫn nhau và cùng phát triển trên cơ sở đa dạng hóa các thành phần kinh tế,nhiều hình thức sở hữu và phân phối,trong đó thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. II. Giải Quyết Vấn Đề. Khái niệm LLSX,QHSX và quy luật phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. A.Khái niệm LLSX và QHSX: 1.Khái niệm LLSX: Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của cin người nhằm đáo ứng nhu cầu đời sống của mình. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất.LLSX thể hiện năng lực thực tiến của con người trong quá trình sản xuất ra của cảI vật chất. LLSX bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động với tri thức và phương pháp sản xuất, kỹ năng, kỹ sảo và thói quen lao động của họ, trong đó “ LLSX hàng đầu của nhân loại là công nhân, là người lao động.” Chính người lao động là chủ thể của quá trình sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là một yếu tố căn bản của LLSX, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất. Công cụ lao động do con người sáng tạo ra, là “sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa”,nó “nhân” sức mạnh của con người trong quá trình sản xuất. Công cụ lao động là yếu tố động nhất của LLSX. Cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm, với những phát minh và những sáng chế kĩ thuật, công cụ không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Chính sự cảI biến và hoàn thiện không ngừng công cụ lao động đã làm biến đổi toàn bộ tư liệu sản xuất. Xét đến cùng, đó là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội. Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử. Trong sự phát triển của LLSX, khoa học đóng vai trò ngày càng to lớn. Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngày nay, khoa học đang có nhiều bước phát triển vượt bậc và nó làm thay đổi cục diện nền kinh tế thế giới. Các nước phát triển mạnh như: Mỹ, Nhật Bản, các nước Tây Âu…nhờ lợi dụng được được những thành tựu đã có sẵn để vận dụng linh hoạt vào nước mình nên đã thoát khỏi nền nông nghiệp lạc hậu, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đã trở thành các siêu cường quốc kinh tế trên thế giới. Khoa học là nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống và trở thành LLSX trực tiếp, nó đại diện cho nền sản xuất hiện đại. 2, Khái niệm QHSX: Quan hệ sản xuất là phạm trù triết học chỉ quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất( sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất. Các mặt nói trên của QHSX có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sở hữu giữ vai trò quyết định.Tuy vậy, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối lưu thông có tác động trở lại quan hệ sở hữu. Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng kiến có hai loại hình sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất: Sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng. Sở hữu tư nhân là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu sản xuất tập trung vào trong tay một số ít người, còn lại đa số không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất. Do đó, quan hệ giữa người với người trong đời sống vật chất và trong đời sống xã hội là quan hệ thống trị và bị trị, bóc lột và bị bóc lột. Còn sở hữu công cộng là loại hình sỡ hữu mà trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên của mỗi cộng đồng. Nhờ đó, quan hệ giữa người với người trong mỗi cộng đồng là quan hệ bình đẳng, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất, đến việc tổ chức, điều khiển quá trình sản xuất. Nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sản xuất. Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất do quan hệ sở hữu quyết định và nó phải thích ứng với quan hệ sở hữu. Tuy nhiên có trường hợp, quan hệ tổ chức và quản lý không thích ứng với quan hệ sở hữu, làm biến dạng quan hệ sở hữu. Quan hệ phân phối sản phẩm tức là quan hệ chặt chẽ với nhau cùng mục tiêu chung là sử dụng hợp lý và có hiệu quả tư liệu sản xuất để làm cho chúng không ngừng được tăng trưởng, thúc đẩy táI sản xuất mở rộng và nâng cao phúc lợi xã hội cho người lao động. Bên cạnh các quan hệ về mặt tổ chức quản lý, trong hệ thống sản xuất, các quan hệ về măt phân phối sản phẩm lao động cũng là những nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế. Quan hệ phân phối có thể thúc đẩy tốc độ nhịp điệu của sản xuất nhưng ngược lại nó có khả năng kìm hãm sản xuất, kìm hãm sự phát triển của xã hội. QHSX trong tính hiện thực của nó không phảI là những quan hệ ý chí, pháp lý mà là quan hệ kinh tế được biểu hiện thành các phạm trù, quy luật kinh tế. QHSX mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. B.Quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. 1,Tính chất và trình độ phát triển của LLSX. a.Tính chất của LLSX. Tính chất của LLSX được biểu hiện khi sản xuất còn ở trình độ thấp kém thì LLSX có tính cá nhân-khi sản xuất đạt đến trình độ cơ khí hiện đại, phân công lao động phát triển thì LLSX mang tính chất xã hội hóa. Trong quá trình sản xuất, để lao động bớt nặng nhọcvaf đạt hiệu quả cao hơn, con người luôn tìm cách cải tiến, hoàn thiện công cụ lao động và chế tạo ra những công cụ lao động mới,tinh xảo hơn, đông thời kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, kỹ năng sản xuất, kiến thức khoa học của con người sẽ tiến bộ theo. b.Trình độ phát triển của LLSX. LLSX là yếu tố có tác dụng quyết định đối với sự phát triển của phương thức sản xuất: Trình độ của LLSX trong từng giai đoạn lịch sử của loài người thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của loài người trong giai đoạn đó. Khái niệm trình độ của LLSX nói lên khả năng của con người thông qua việc sử dụng công cụ lao động thực hiện quá trình cải biến tự nhiên nhằm đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của mình. Trình độ của LLSX thể hiện ở: Trình độ công cụ lao động, trình dộ quản lý xã hội, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh nghiệm và kỹ năng của con người và trình độ phân công lao động. 2.Quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. LLSX và QHSX là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại với nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật của sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX - quy luật cơ bản nhất của sự vận đông, phát triển của xã hội. Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của LLSX, trước hết là công cụ lao động. Trong phần này ta xét đến hai quy luật cơ bản: Thứ nhất, Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó QHSX phù hợp với với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Sự phù hợp này là một trạng thái mà trong đó QHSX là “hình thức phát triển” của LLSX. Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của QHSX đều “tạo địa bàn đầy đủ” cho LLSX phát triển. Điều đó có nghĩa là, nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuất và do đó LLSX có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó. Sự phát triển của LLSX đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của LLSX. Khi đó, QHSX trở thành xiềng xích của LLSX, kìm hãm LLSX phát triển. Yêu cầu khách quan của sự phát triển LLSX tất yếu dẫn đến thay thế QHSX mới phù hợp, tương xứng với trình độ phát triển của LLSX, tạo điều kiện thúc đẩy LLSX phát triển mạnh mẽ, làm phá vỡ QHSX lạc hậu, cũ kĩ. Ở xã hội tư bản LLSX phát triển đến đỉnh cao, trong khi đó quan hệ sản xuất mang bản chất bóc lột không còn phù hợp và những người công nhân đại diện cho LLSX tiến bộ đứng lên đấu tranh nhằm mở đường cho LLSX phát triển. Họ đoàn kết với nhau, thống nhất với nhau tạo thành một khối, họ chủ trương cải tạo hội cũ xã hội tư bản và xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế. Thứ hai, LLSX quyết định QHSX, nhưng QHSX cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của LLSX. QHSX quy định mục đích sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học-công nghệ…và do đó tác động đến sự phát triển của LLSX. QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là động lực thúc đẩy LLSX phát triển. Ngược lại, QHSX lỗi thời, lạc hậu hoặc “tiên tiến” hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. Tuy nhiên, việc giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX với QHSX không phải đơn giản. Nó phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo xã hội của con người. Trong xã hội có giai cấp phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội. Thực tiễn cho thấy rằng LLSX chỉ phát triển khi có một QHSX hợp lý đồng bộ phù hợp với nó. Tuy nhiên bên cạnh đó, chúng ta không nên tuyệt đối hoa vai trò của LLSX mà bỏ qua sự tác động trở lại của QHSX đối với nó khi giữa chúng có sự phù hợp. Đôi khi sự phát triển chệch hướng của quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX là do yếu tố chủ quan nóng vôi,duy ý chí của con người, chứ không phải do tính chất đặc thù của quy luật ấy. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chứng minh vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX, song nó cũng chỉ rõ rằng QHSX bao giờ cũng thể hiện tính độc lập tương đối với LLSX. Quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế, phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thủy, qua chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là quan trọng nhất. C. Sự vận dụng quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ sau khi giải phóng Miền nam thống nhất đất nước năm 1975 đến năm 1986, chúng ta kéo quá dài cơ chế chính sách hóa tập trung, bao cấp với tư tưởng nôn nóng muốn đưa nước ta tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc, trong khi chúng ta vừa thoát khỏi chiến tranh, tàn dư chế độ phong kiến còn đang tồn tại và hậu quả chiến tranh còn nặng nề, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp, khả năng quản lý kinh tế còn yếu, LLSX thấp kém trong khi đó chúng ta ồ ạt xây dựng một quan hệ sản xuất ở trình độ không tương xứng, cụ thể trong nông nghiệp xây dựng hợp tác xã cấp cao, thực hiện hai hình thức sở hữu là : sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước, thực hiện sở hữu toàn dân…Do đó đã làm cản trở sự phát triển của LLSX, không khuyến khích được người lao động phát huy hết những sáng tạo của mình. Ví dụ: khi làm cho HTX người nông dân không làm hết mình và luôn có hành vi chống đối do họ không hài lòng với sản phẩm mà HTX trả công cho mình, nó qua ít không đủ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người nông dân. Một nghiên cứu cho thấy người nông dân làm trên ruộng của mình luôn cho năng suất cao hơn ở những ruộng của HTX, và khi đến ngày thu hoạch một số người nông dân tìm mọi cách để cho những hạt lúa của HTX càng vương vãi nhiều thì họ càng mót được nhiều lúa mang về nhà. Điều đó cho thấy sự yếu kém trong công tác quản lý của HTX và nó tỏ ra không hiệu quả, không khuyến khích được mọi nguồn lực của xã hội, dẫn đến làm cản trở sự phát triển sản xuất của toàn xã hội. Trong quá trình lãnh đạo xã hội đẩy mạnh phát triển kinh tế Đảng ta đã vận dụng quy luật sao cho quan hệ sản xuất luôn phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trên thực tế Đảng và Nhà nước ta đang từng bước điều chỉnh quan hệ sản xuất cả tầm vĩ mô( ở tầm quốc gia) và tầm vi mô( các doanh nghiệp), đồng thời đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất. Hiện nay, Đảng ta đang lãnh đạo đất nước thực hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Muốn làm tốt trọng trách này, thì phải tạo điều kiện cho bản thân nền kinh tế, trong đó thành phần kinh tế tư nhân là rất năng động, hiêu quả, Nhà nước cần khuyến khích thành phần kinh tế này phát triển như: giảm thuế, cung cấp vốn và kiến thức bổ ích đến từng doanh nghiệp để họ làm ăn có lãi…Nếu thành phần kinh tế tư nhân mà phát triển mạnh thì nó giúp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm tình trạng thất nghiệp đang trở thành vấn đề nan giải như hiện nay, ngoài ra các thành phần này còn đóng góp một khoản tiền lớn vào ngân sách, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mua sắm đa dạng của người dân và là cơ sở để đào tạo ra nhiều người có tài năng lãnh đạo…Có điều kiện này Đảng mới có thêm kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cụ thể để lãnh đạo thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đó chính là làm cho lực lượng sản xuất phát triển. Đảng ta đặt ra mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển, để đạt được mục tiêu đề ra Đảng ta tạo mọi điều kiện thuận lợi cho LLSX phát triển trên cơ sở nâng cao trình độ dân trí, đào tạo ra nhiều lao động có kiến thức nghiệp vụ vững vàng.Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu của khoa học- công nghệ vào trong sản xuất, luôn học hỏi tiếp thu lối tư duy lãnh đạo hiệu quả của các nước đi trước. Về QHSX, Đảng chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, khuyến khích mọi tầng lớp dân cư hăng hái sản xuất, chia ruộng đất cho dân cày, thực hiện sự công bằng trong lao động sản xuất làm theo năng lực hưởng theo năng xuất. Nhìn chung sau hơn 20 năm đổi mới(từ 1986 đến nay) đất nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn, bên cạnh đó còn một số yếu kém chưa được khắc phục. 1.Thành tựu. a, Nền kinh tế tăng trưởng liên tục, nhiều năm có tốc độ cao. Trong suốt thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục, trong đó nhiều năm đạt tốc độ tăng trưởng cao. Trong 5 năm đầu đổi mới (1986-1990), tốc độ tăng trưởng GDP chậm, bình quân 3,9%/năm. Đó là do chế độ bao cấp bị xóa bỏ dần, các doanh nghiệp nhà nước và các HTX gặp nhiều khó khăn, khu vực kinh tế tư nhân chưa phát triển, nền kinh tế rơI vào tình trạng bất ổn định, lạm phát nghiêm trọng. Giai đoạn 1991- 1995, kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ổn định, GDP tăng bình quân hàng năm đạt 8,2%, và đạt đỉnh cao là 9,5% vào năm 1995. Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) đã nhận định: “Nước ta đã thoát khỏi khủng khoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Giai đoạn 1996-2000, GDP tăng bình quân hàng năm đạt 6,9%, đó là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực Đông Nam Á và thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra trên nhiều vùng của đất nước. Làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này chững lại so với giai đoạn trước đó. Từ năm 2000, kinh tế lại có xu hướng tăng liên tục với nhịp độ năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng GDP theo thứ tự là: 6,89%; 7,08%; 7,7% và 8,4%. Từ năm 1991 đến nay, sản xuất không những đáp ứng được tiêu dùng mà còn dành một phần tích lũy (năm 1991: 10,1%, năm 1995: 20%, năm 2000: 27% GDP). b, đẩy lùi và kiềm chế đươc lạm phát. Trong những năm 1986-1988, lạm phát đã tăng đến 3 con số làm cho nền kinh tế chao đảo. Từ năm 1989, lạm phát được chặn lại ở mức 2 con số và sau đó giảm xuống 1 con số. Năm 1986: 774,7%, năm 1990: 67,4%, năm 1995: 12,7%, năm 1997; 3,7%, năm 1999: 0,1%; trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. c, Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng năng động và hiệu quả. - Cơ cấu ngành kinh tế. - Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng khu vực I (gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) tuy vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhưng tỷ trọng đã giảm xuống, trong khi đó tỷ trọng của khu vực II ( gồm công nghiệp và xây dựng cơ bản) và khu vực III (gồm các ngành dịch vụ) đã tăng lên. - Cơ cấu sở hữu và các thành phần kinh tế. Nền kinh tế trước năm 1986 chủ yếu dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, với hai thành phần kinh tế: quốc doanh và tập thể, trong thời kỳ đổi mới đã chuyển sang nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần, đa sở hữu. + Doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại để hoạt động có hiệu quả hơn; Số doanh nghiệp đã giảm từ hơn 12.000 vào đầu năm 1990, xuống còn gần 6.000 vào cuối năm 1990. Tuy vậy, tỷ trọng kinh tế nhà nước trong GDP vẫn tăng lên từ 29,4% (năm 1990) lên 39,0% (năm 2000). Doanh nghiệp nhà nước từng bước đổi mới và phát triển. Nhà nước thành lập 92 tổng công ty lớn trên nhiều lĩnh vực then chốt . Nhiều doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ được chuyển đổi sang các hình thức sở hữu khác. Tính đến cuối năm 2002 số lượng chuyển đổi là 1.035 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 907 doanh nghiệp, giao 76 doanh nghiệp, bán 46 doanh nghiệp, khoán và cho thuê 6 doanh nghiệp. , Kinh tế hợp tác: Từ năm 1988 đến năm 1994, cả nước đã giải thể 2.998 HTX yếu kém (chiếm 17,4% tổng số HTX) và 33.804 tập đoàn sản xuất. Tính đến năm 1997 cả nước có 13.000 HTX nông nghiệp, 38.000 tổ hợp tác. Nhiều HTX nông nghiệp đang chuyển đổi sang mô hình HTX kiểu mới, hoạt động theo Luật HTX. , Kinh tế tư nhân hoạt động dưới các hình thức khác nhau ( doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần) đã tăng lên nhanh chóng: từ 132 doanh nghiệp vào năm 1991, tăng lên 42.393 doanh nghiệp vào cuối năm 1999. Đặc biệt từ ngày 1-1-2000, khi Nhà nước ban hành Luật Doanh Nghiệp, thì khu vực kinh tế tư nhân tăng lên rất nhanh. Riêng năm 2000 đã có tới hơn 14.000 doanh nghiệp đăng kí thành lập mới. +, Kinh tế cá thể và tiểu chủ cũng khá phổ biến, tính đến năm 1995 có gần 2 triệu hộ kinh doanh trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ và hơn 3 triệu hộ gia đình nông dân cá thể. + Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh sau khi nhà nước ban hành Luật Đầu Tư nước ngoài kể từ đầu năm 1988. Sự phát triển của khu vực kinh tế quốc doanh có ý nghĩa quan trọng trong việc tận dụng nguồn vốn và lao động, tự tạo việc làm, tăng thu nhập của dân cư và đóng góp vào sự tăng trưởng nhanh và năng động của nền kinh tế. Tuy nhiên khu vực này vẫn đang còn ở trạng thái phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của nó. - Cơ cấu vùng kinh tế. Đã có sự chuyển dịch theo hướng hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền: Bắc, Trung, Nam và các kinh tế có vai trò đầu tầu cho sự phát triển chung của cả nước. d, Cơ chế quản lý kinh tế mới đã bước đầu được hình thành. Nhà nước xóa bỏ về cơ bản cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. e, Kinh tế đối ngoại được phát triển nhanh, mở rộng về quy mô, đa dạng hóa hình thức và đa phương hóa thị trường. - Về ngoại thương: Kim ngạch ngoại thương tăng rất nhanh. Năm 1986, kim ngạch ngoại thương đạt 2,97 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 822,9 triệu USD và nhập khẩu là 2,155 tỷ USD. Đến năm 2005, ước tính kim ngạch ngoại thương đã vượt mốc 65 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt hơn 32 tỷ USD. Kim ngạch ngoại thương tăng bình quân hàng năm trên 20%. Việt Nam có các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dầu thô, than đá, gạo, giày dép, thủy sản, cao su, cà phê với số lượng lớn và chất lượng ngày càng tăng. - Về thu hút đầu tư nước ngoài: Hoạt động đầu tư nước ngoài bắt đầu từ năm 1988, với 37 dự án và 321,8 triệu USD, đến năm 2000 cả nước cấp phép cho 3.209 dự án, với tổng số vốn đăng kí 39,4 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 18,9 tỷ USD. Đến năm 2005, tổng số vốn FDI theo đăng kí đã lên tới 53,6 tỷ USD. Nhìn chung vốn FDI vào Việt Nam tăng nhanh qua nhiều năm. g, Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cảI thiện rõ rệt. Số lao động có việc làm trong nền kinh tế đã tăng nhanh, trong những năm 1995-2000 trung bình mỗi năm đã tạo được 1,3 triệu việc làm mới. Thu nhập của dân cư tăng bình quân 10% trong 16 năm đổi mới. GDP tính theo đầu người đạt gần 400 USD/năm. Số hộ giàu tăng lên và đến nay đã đạt trên 10%, số hộ nghèo giảm xuống từ 55% (vào năm 1989) xuống còn 11,4% vào năm 2000. Cùng với đời sống vật chất, đời sống tinh thần của nhân dân cũng được tăng lên đáng kể. Số người bình quân tính trên 1 vạn dân đã tăng từ 1.834 người năm 1990 lên 2.171 người năm 1995. Tỷ lệ người biết đọc, biết viết tăng từ 88% năm 1989 lên 93% vào năm 2000. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng từ 0,464 năm 1992 lên 0,671 năm 2000, xếp thứ 108 trong 174 nước xếp hạng, tăng 2 bậc so năm 1999. Tóm lại, những thành tựu kinh tế - xã hội đã đạt được trên đây là kết quả của đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Đồng thời, đó cũng là kết quả phù hợp giữa ý Đảng và lòng dân. Những thành tựu đó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Uy tín của nước ta trên trường quốc tế ngày cang được nâng cao; tạo ra thế và lực mới để nước ta phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thế kỉ XXI. 2. Những khó khăn và yếu kém. - Đối với những người sản xuất nhỏ (nông dân, thợ thủ công, buông bán nhỏ…) thì tư hữu về tư liệu sản xuất là phương thức kết hợp tốt nhất giữa sức lao động và tư liệu sản xuất. Việc tiến hành tập thể nhanh chóng tư liệu sản xuất dưới hình thức cá nhân bị tập trung dưới hình thức sở hữu công cộng, người lao động bị tách khỏi tư liệu sản xuất, không làm chủ được quá trình sản xuất, phụ thuộc vào lãnh đạo HTX, họ cũng không phỉa chủ thể sở hữu thực sự dẫn đến tư liệu sản xuất trở thành vô chủ, gây thiệt hại cho tập thể. - Kinh tế quốc doanh kết hợp tràn lan trong các ngành. Về pháp lý tư liệu sản xuất cũng thuộc sở hữu toàn dân, người lao động là chủ sở hữu có quyền chi phối định đoạt tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra nhưng thực tế người lao động chỉ là người làm công ăn lương, chế độ lương lại không hợp lý không phản ánh đúng số lượng và chất lượng lao động của từng cá nhân đã đóng góp. Do đó chế độ công hữu về tư liệu sản xuất cùng với ông chủ của nó trở thành hình thức, vô chủ, chính quyền (bộ, ngành chủ quản) là đại diện của chủ sở hữu có quyền chi phối, đơn vị kinh tế mất dần tính chủ động, sáng tạo, mất động lực lợi ích, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nhưng lại không ai chịu trách nhiệm, không có cơ chế giàng buộc trách nhiệm, nên người lao động thờ ơ với kết quả lao động của mình. - Nền kinh tế nước ta vẫn chủ yếu là nông nghiệp; công nghiệp còn nhỏ bé, kết cấu hạ tầng kém phát triển; cơ sở vật chất kĩ thuật chưa xây dựng được bao nhiêu. Mặc dù cơ cấu ngành trong GDP có sự chuyển dịch rõ rệt, nhưng cơ chế lao động chậm biến đổi. Hiện nay, hơn 75% dân số sống ở nông thôn, lao động nông nghiệp vẫn chiếm hơn 60% trong tổng lao động xã hội. - Nước ta còn nghèo nhưng chua thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế và đầu tư phát triển còn thấp. - Nền kinh tế có mức tăng trưởng khá nhưng năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp. - Vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế – xã hội còn yếu: khả năng kiềm chế lạm phát chưa vững chắc. Ngân sách thu không đủ chi, tỷ lệ bội chi ngân sách còn cao. - Tình trạng bất cộng trong xã hội, tham nhũng, buôn lậu, vi phạm kỉ cương còn nặng và phổ biến. Nguyên nhân của những yếu kém trên một mặt là do hậu quả của nhiều năm trước đây để lại và do tác động bất lợi của tình hình thế giới; mặt khác, còn do những khuyết điểm trong công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. III. Kết Luận Và Giải Pháp. Kết Luận. Quy luật kinh tế khách quan, xác định mối quan hệ biện chứng giữa QHSX và LLSX, thể hiện trong tất cả các hình thái kinh tế- xã hội. LLSX là nội dung vật chất của phương thức sản xuất, là yếu tố động nhất, cách mạng nhất, có tác dụng quyết định đối với sự biến đổi của phương thức sản xuất; còn QHSX là hình thức xã hội của phương thức sản xuất, là yếu tố tương đối ổn định với LLSX. Song, trên mọi quá trình lịch sử của xã hội, mọi k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30396.doc
Tài liệu liên quan