Tiểu luận Khảo sát du lịch làng quê tại Bắc Ninh

MỤC LỤC

 

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. Du lịch làng quê và điều kiện để phát triển du lịch làng quê 3

1.1. Du lịch làng quê 3

1.2. Các điều kiện để phát triển du lịch làng quê 4

Chương 2. Tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch làng quê tại Bắc Ninh 7

2.1. Nguồn lực để phát triển du lịch làng quê Bắc Ninh 7

2.1.1. Các điều kiện chung của Bắc Ninh để phát triển du lịch làng quê 7

2.1.2. Một số làng quê có thể phát triển du lịch làng quê tại Bắc Ninh 9

2.1.2.1. Cụm làng ở huyện Thuận Thành 9

2.1.2.2. Làng gốm Phù Lãng 11

2.1.2.3. Làng Diềm Xá 13

2.1.2.4. Làng Đình Bảng 14

2.2. Thực trạng khai thác du lịch làng quê tại Bắc Ninh 15

2.2.1. Những làng đã được khai thác cho hoạt động du lịch làng quê tại Bắc Ninh 15

2.2.2. Hình thức tổ chức 16

2.2.3. Nguồn khách 16

2.2.4. Những kết quả bước đầu 16

Chương 3. Một số đề xuất nhằm phát triển du lịch làng quê tại Bắc Ninh 18

3.1. Một số nhận xét về tiềm nang và thực trạng Du lịch làng quê tại Bắc Ninh 18

3.1.1. Những lợi thế của Bắc Ninh trong việc phát triển du lịch làng quê 18

3.1.2. Những hạn chế của Bắc Ninh trong việc phát triển du lịch làng quê 19

3.2. Giải pháp để phát triển du làng quê tại Bắc Ninh 20

KẾT LUẬN 23

PHỤ LỤC 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

 

doc33 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2793 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Khảo sát du lịch làng quê tại Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch sinh thái. Đúng vậy, muốn phát triển được du lịch làng quê thì văn hóa của làng quê đó là không thể thiếu được. Đến với mỗi một làng, một vùng để khám phá thêm một số nét văn hóa mới lạ là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách. “Du lịch làng quê trở thành cầu nối giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo cũng như giữa sinh hoạt hàng ngày với các hoạt động phục vụ cho du lịch.” (hội đồng du lịch Australia). Tuy nhiên, để tạo nên được mối quan hệ hòa đồng giữa du khách với người dân địa phương và làm cho cuộc sống hàng ngày của họ không biến đổi hoặc biến đổi ít là một vấn đề lớn đối với việc phát triển du lịch làng quê. CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH LÀNG QUÊ TẠI BẮC NINH 2.1. Nguồn lực để phát triển du lịch làng quê Bắc Ninh 2.1.1.Các điều kiện chung của Bắc Ninh để phát triển du lịch làng quê Cách Hà Nội 30 km về phía Tây, Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Bộ. Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp với Hải Dương, phía Tây và Tây Nam giáp với thủ đô Hà Nội và Hưng Yên. Với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 799,8 km2 , Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất toàn quốc. Dân số (2004) là 989,2 nghìn người, trong đó 85% số dân sống ở nông thôn. Đây là một nhân tố giúp du lịch làng quê có thể phát triển được tại Bắc Ninh. Hơn thế nữa, Bắc Ninh còn nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Nằm trên các tuyến đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 18, tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn, đường thủy qua các hệ thống sông lớn. Điều này tạo nhiều thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa với các tỉnh khác trong khu vực và cả nước. Đó cũng là điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với các làng quê của Bắc Ninh. Bắc Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%). Do có một số đồi núi nhỏ như vậy đã tạo cho Bắc Ninh có những cảnh quan đột biến, nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái nhằm phục vụ cho một số hoạt động du lịch sinh thái. Với địa hình như vậy, ta có thể dễ dàng thấy được Bắc Ninh là một vùng quê điển hình của đồng bằng Bắc Bộ nên đây chính là một điều kiện thuận lợi nhằm phát triển du lịch làng quê. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thời tiết có bốn mùa rõ rệt, với nhiệt độ trung bình năm là 23,30 C. Có sự chênh lệnh rõ ràng giữa mùa hạ và mùa đông, nhiệt độ chênh lệch khoảng 15 – 16oC. Do đó, mùa để hấp dẫn du khách tham gia vào các tour du lịch làng quê là mùa Xuân (thường là mùa lễ hội nơi đây) hoặc mùa thu. Vì khí hậu hai mùa này khá phù hợp không quá nóng hoặc không quá lạnh, đặc biệt khi đi vào mùa này du khách còn cảm nhận được những gì là đẹp nhất của vùng nông thôn. Hệ thống sông ngòi ở đây khá dày đặc, trung bình 1,0 – 1,2 km/km2. Có ba hệ thống sông lớn chảy qua Bắc Ninh gồm sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Hệ thống sông ngòi dày đặc như vậy nên Bắc Ninh trở thành một vùng có nền nông nghiệp điển hình của đồng bằng Bắc Bộ. Do vậy, khi tham gia vào du lịch làng quê tại Bắc Ninh, du khách sẽ biết được tập quán canh tác nông nghiệp không những của vùng quê Kinh Bắc nói riêng mà của cả nông dân miền Bắc nói chung. Thêm vào đó, Bắc Ninh còn là nơi hội tụ của rất nhiều những làng nghề thủ công truyền thống đặc sắc như: Làng gốm Phù Lãng, gỗ Đồng Kỵ, đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ,… Đây chính là những điểm đặc trưng nhằm tạo nên một sản phẩm du lịch làng quê độc đáo. Mặt khác, trong suốt quá trình phát triển đất nước, Bắc Ninh còn được biết đến là cái nôi sinh ra nền văn minh lúa nước của Việt Nam với thành Luy Lâu cổ nhất Việt Nam. Đây còn là vùng đất có truyền thống khoa bảng, vùng đất có truyền thống văn hiến, văn vật, quật cường chống giặc ngoại xâm và là nơi sản sinh ra nhiều vị danh nhân, anh hùng nổi tiếng của lịch sử. Ngày nay, Bắc Ninh vẫn lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa đặc sắc, có giá trị như những công trình kiến trúc, các lễ hội truyền thống, làn điệu dân ca quan họ mượt mà,…. Điều này đã tạo nên những nét văn hóa riêng của vùng quê này. Và đó cũng là những nhân tố góp phần tạo nên sản phẩm du lịch làng quê mà không nơi đâu có như trên vùng đất Kinh Bắc này. “Làng quan họ quê tôi Tháng giêng mùa hát hội Những đêm trăng sáng gọi Con sông Cầu làng bao quanh Ngang lưng đồi quan họ xanh xanh” Vốn là một vùng quê điển hình của nông thôn Bắc Bộ, lại mang những nét văn hóa riêng biệt, độc đáo, do vậy có thể nói Bắc Ninh là một địa danh khá lý tưởng cho việc phát triển du lịch làng quê – một loại hình du lịch khá mới mẻ đối với người dân Việt Nam. 2.1.2. Một số làng quê có thể phát triển du lịch làng quê tại Bắc Ninh Với những điều kiện thuận lợi như trên, Bắc Ninh có khá nhiều làng quê phù hợp cho việc hình thành nên loại du lịch làng quê. Sau đây là một số làng có thể phát triển được du lịch làng quê. Tất cả những làng được giới thiệu dưới đây đều là những làng thuần nông, còn giữ được nhiều những nét cổ kính và mang những nét văn hóa, bản sắc riêng của làng mình nhằm tạo nên những trải nghiệm độc đáo cho du khách khi tham gia. 2.1.2.1 Cụm làng ở huyện Thuận Thành Trước tiên, ta phải kể đến cụm làng tại Thuận Thành. Thuận Thành là một huyện nông nghiệp và khá đông dân của tỉnh Bắc Ninh, đời sống của người dân ở mức trung bình. Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội Thuận Thành đã dần phát triển khá toàn diện, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Đặc biệt, trong những năm gần đây, du lịch đang ngày càng tỏ rõ là một ngành đầy tiềm năng. Lợi thế đặc biệt của Thuận Thành trong phát triển du lịch là tiềm năng văn hoá – nhân văn phong phú và đa dạng với nhiều loại hình khác nhau. Vốn nổi tiếng từ xưa với làng tranh Đông Hồ và hệ thống các di tích lịch sử văn hoá như chùa Dâu, chùa Bút Tháp, thành cổ Luy Lâu, nhất là di tích lăng mộ và đền thờ King Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ. Những địa danh này đang là những địa điểm thu hút ngày càng nhiều du khách khắp nơi đến tham quan, du lịch. Đối với du lịch làng quê ở Thuận Thành, cụm làng tiêu biểu nhất để phát triển đó là làng tranh Đông Hồ, làng Dâu và làng Bút Tháp. Về không gian địa lý, ba làng này ở gần nhau, do vậy, rất tiện cho du khách thăm quan. Nếu ba làng này được đưa vào khai thác để phát triển loại hình du lịch làng quê thì du khách không những được thẩm nhận những giá trị nhân văn sẵn có của nơi đây mà họ còn được hòa nhập vào với cuộc sống của người dân bản địa. Điều này được thể hiện qua hình thức farm-stay. Du khách sẽ được xuống đồng làm những công việc đồng áng với người nông dân hay cùng tham gia vào bữa ăn dân dã cùng gia đình họ. Ngoài ra, một điều đặc biệt ở cụm làng này đó là nghề trồng dâu, nuôi tằm vẫn đang được lưu truyền. Do vậy, du khách sẽ rất thích thú nếu được tìm hiểu về quá trình trồng dâu, nuôi tằm và tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh như thế nào và sẽ thích thú hơn nếu họ được trực tiếp tham gia vào công việc đó với người dân. Đến với làng Dâu, du khách không thể không tham quan Chùa Dâu – ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Đây là 1 trong hệ thống chùa tứ pháp. Ngôi chùa là nơi thờ bà Pháp Vân (bà Dâu), ngoài ra sau chùa cũng phối thờ Phật. Là một ngôi chùa cổ ở Việt Nam nên nó mang dấu ấn của nhiều lần trùng tu, đặc biệt là những lần trùng tu lớn thời Lê (1737 – 1738), thời Tây Sơn (1792 – 1793), thời Nguyễn(cuối thế kỷ XIX – đầu thể kỷ XX) và lần mới nhất vào năm 2004. Hàng năm, hội Dâu tức lễ hội tứ pháp mà Chùa Dâu là trung tâm, diễn ra long trọng ở vùng Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh vào ngày 8 tháng tư âm lịch. Chùa Dâu là nơi thể hiện sự giao thoa, hội nhập văn hóa tín ngưỡng Việt Nam và ấn Độ. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều giá trị kiến trúc nghệ thuật cổ kính, độc đáo và có giá trị to lớn đối với việc tham quan và nghiên cứu. Cách Chùa Dâu 3km, chúng ta sẽ đến với một trong những trung tâm Phật giáo khác từ đầu công nguyên đến đầu thời tự chủ, đó là Chùa Bút Tháp. Nếu như Chùa Dâu thể hiện sự giao thoa, hội nhập văn hóa tín ngưỡng với ấn Độ thì Chùa Bút Tháp là nơi thể hiện sự giao thoa, hội nhập với văn hóa Trung Hoa. Đến thăm Chùa Bút Tháp ta không những cảm nhận được tình thần từ bi hỉ xả của đạo Phật mà ta còn cảm nhận được những giá trị kiến trúc, những tác phấm điêu khắc tinh xảo, những phong cách nghệ thuật của một thời. Đặc biệt hơn cả là những giá trị ấy vẫn còn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Nhờ vậy, Bút Tháp đã và đang trở thành một điểm thu hút du khách trong nước và quốc tế. Và điều thu hút khách nữa, đó có lẽ là làng nghề truyền thống – làng tranh Đông Hồ. Làng tranh Đông Hồ là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ. Quanh năm rất nhiều khách du lịch trong ngoài nước đến làng tranh Đông Hồ thăm và mua tranh Đông Hồ làm kỷ niệm. 2.1.2.2 Làng gốm Phù Lãng Một ngôi làng khác cũng có những điều kiện để có thể phát triển được du lịch làng quê, đó là làng Phù Lãng. Làng Phù Lãng (Thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh), cách thị xã Bắc Ninh khoảng 10km và cách sông Lục đầu khoảng 4km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại. Địa địa danh Phù Lãng có thể có từ cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thượng thôn, Hạ thôn. Phù Lãng không những còn là 1 vùng quê thuần nông và làng còn được du khách trong và ngoài nước biết đến với nghề gốm truyền thống. Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, ấm đất, chậu cảnh, tiểu sành... Các nghệ nhân ngày nay đã tạo ra được nhiều sản phẩm và mẫu gốm mới như Tranh gốm, lọ hoa gốm, ấm chén gốm, gốm trang trí, gốm gốp tường, lư hương...đã và đang được khách, doanh nhân, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, đón nhận. Khác với gốm Thổ Hà, gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn mầu da lươn trong thanh nhã và bền đẹp (Nay mầu sắc trang trí đã được tạo mẫu phong phú như mầu trắng, mầu đỏ, mầu đen... được chế từ chất liệu tự nhiên) trong vừa thanh nhã vừa bền đẹp. Cũng như nghề gốm Bát Tràng (Gia Lâm), và Thổ Hà (Bắc Giang), phương pháp tạo hình sản phẩm (có tiết diện tròn) là chuốt. Tất cả các sản phẩm được đưa lên bàn xoay tay. Quy trình để tạo ra một sản phẩm gốm nơi đây thật kỳ công và lý thú biết bao nếu du khách được tận tay làm nên sản phẩm riêng của mình. Khi đến nơi đây, du khách được hòa mình vào với cảnh quan thiên nhiên khá đẹp, độc đáo và đặc biệt là còn khá nguyên sơ, chưa bị thương mại hóa. Hai bên đường đi là những hàng chum vại được xếp sắp lại rất đẹp với nhau. Du khách sẽ thấy đặc điểm nhà ở của người dân rất khác lạ so với các làng quê khác. Đó là nhà được xây thấp hơn so với mặt đường, tường nhà có thể được dựng bằng tiểu, đối với một số nhà mới được xây lại thì người dân dùng luôn tranh gốm của làng mình để trang trí cho ngôi nhà. Các ngõ nhỏ, dốc lên xuống cũng tạo nên một nét đặc trưng cho làng. Khi đến đây, du khách còn thấy được cách tạo ra một sản phẩm gốm còn rất thủ công, không có máy móc hỗ trợ nhiều như làng Bát Tràng. Sản phẩm gốm thì chỉ có một loại duy nhất do chính làng sản xuất ra mà không có hàng của các làng gốm khác hay hàng Trung Quốc. Không những vậy, là một làng nghề mà Phù Lãng vẫn giữ được môi trường rất sạch sẽ và trong lành. Tất cả những điều trên làm nên những đặc điểm riêng của làng gốm Phù Lãng, cũng như với du lịch làng quê tại đây. 2.1.2.3 Làng Diềm Xá (làng quan họ) Người về em vẫn trông theo Trông nước, nước chảy, trông bèo, bèo trôi … …Người ơi người ở đừng về … Du khách đến với làng quan họ cổ Diềm Xá để ngất ngây, đắm say bởi lời ca thiết tha, mượt mà của người quan họ, rồi lại bồi hồi, lưu luyến trong lời ca giã bạn lúc chia tay. Đúng vậy, đến với du lịch xứ Kinh Bắc, ta không thể không thưởng thức những làn điệu quan họ. Làng quan họ Diềm Xá (hay còn gọi là Viêm Xá) nay thuộc xã Hòa Long, Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Làng có con sông Ngũ Huyện (hay còn gọi là sông Đào) chạy vòng như dải lụa rồi nhập với sông Cầu soi bong núi Kim Sơn đầu làng tạo nên thế đất sơn thủy hữu tình. Viêm Xá là làng quan họ gốc và thủy tổ của làn điệu dân ca ấy là đức vua Bà hiện đang được nhân dân thờ phụng tại ngôi đền cũng trên đất Diềm Xá. Di tích đình làng Diềm Xá nằm ngay ở mặt tiền của làng. Phía trước là hồ nước nay được xây cẩn thận, được dùng làm nơi bơi thuyền hát quan họ trong ngày hội. Hàng năm, cứ đến ngày 6-7/2 Âm lịch truyền rằng ngày vua Bà hạ giáng xuống Diềm Xá, dân làng mở hội để tưởng niệm vị thánh mẫu, mời bạn quan họ của làng về ca hát, đối đáp mở nhiều trò vui truyền thống, trong đó đặc biệt có trò cướp cầu vồn tồn tại như một nghi lễ tín ngưỡng có liên quan trực tiếp tới sự may rủi của dân làng trong một năm sinh sống, làm ăn. Khách thập phương đến đây đều có thể cảm nhận được không khí linh thiêng, huyền thoại cổ xưa xen lẫn sự mộc mạc, êm đềm rất giàu tình cảm của những lời ca quan họ vùng Kinh Bắc. Người dân làng Diềm Xá rất tự hào về đất quê mình là cái nôi của quan họ, qua bao mưa nắng, dãi dầu làng vẫn cố công gìn giữ ngôi đền Bà chúa quan họ giản dị nhưng quanh năm tấp nập. Ở Diềm Xá ngày nay vẫn còn lưu giữ những làn điệu quan họ cổ trong mỗi nếp nhà, trong nhiều nghệ nhân và trong lớp trẻ hôm nay. Làng còn là một trung tâm hội hát quan họ tiêu biểu của vùng quan họ Bắc Ninh. Các thế hệ nghệ nhân quan họ của làng luôn ý thức trong tâm khảm của mình một sứ mạng tự nhiên rằng sống hết mình với dân ca quan họ và làm tất cả những gì có thể để bảo tồn và phát triển di sản quý báu đã trở thành tải sản chung của dân tộc. Làng Đình Bảng Đình Bảng nằm trên vùng châu thổ sông Hồng. Trải dọc theo trục đường quốc lộ 1 A, cách Thủ đô Hà Nội 16 km về phía Bắc. Làng Đình Bảng là một xã, có mười lăm xóm họp lại thành một làng, cả làng thành một xã. Bước chân vào làng Đình Bảng, ta như vào một đô thị sầm uất, nhộn nhịp nhưng vẫn thấy cái riêng của một làng quê có truyền thống lịch sử và vãn hoá. Mỗi tên xóm, tên thôn, tên đất đều mang một dấu ấn lịch sử. Đình Bảng là đặc trưng tiêu biểu của làng xã Việt Nam vừa mang đậm tính dân tộc, vừa có vóc dáng của làng xã văn minh hiện đại. Đình Bảng có cả cụm di tích văn hóa, nhất là những di tích về thời Lý, tạo thành một khu lưu niệm độc đáo, âm vang lịch sử, có tầm cỡ quốc gia. ở Đình Bảng có đủ cả đình, đền, chùa, lăng tẩm,… đặc trưng của văn hóa làng Việt Nam. Đến làng Đình Bảng, ta không thể không tới thăm đình làng Đình Bảng. Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng hạng nhất của xứ Kinh Bắc, được khởi công xây dựng từ năm 1736, sau hàng chục năm mới được hoàn thành, do vị quan Nguyễn Thạc Lương, người Đình Bảng và vợ phát tâm công đức góp phần xây dựng. Đình thờ 3 vị thành hoàng: Cao Sơn đại vương (thần Đất), Thủy bá đại vương (thần Nước) và Bạch Lê đại vương (thần Trồng Trọt). Công trình kiến trúc này được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên đẹp, nơi trung tâm của xóm làng, phía trước là dòng sông Tương thơ mộng từ xưa đã đi vào truyền tích dân gian xứ Bắc. Không chỉ là công trình kiến trúc đẹp mà nghệ thuật chạm khắc ở đây thật công phu, điêu luyện với đề tài rồng vô cùng phong phú, đa dạng. Từ xưa, công trình kiến trúc tiêu biểu này đã đi vào tâm thức dân gian vùng Kinh Bắc: “Thứ nhất là đình Đông Khang Thứ nhì Đình Bảng Vẻ vang đình Diềm” 2.2. Thực trạng khai thác du lịch làng quê tại Bắc Ninh 2.2.1. Những làng đã được khai thác cho hoạt động du lịch làng quê tại Bắc Ninh Trên đây là một vài làng tiêu biểu có thể phát triển được du lịch làng quê tại Bắc Ninh. Trong những làng quê đó, có một số làng vẫn chưa thực sự được chú ý đến việc đầu tư, quy hoạch để phát triển thành điểm đến cho du lịch làng quê. Có thể nói cụm làng tại Thuận Thành và làng gốm Phù Lãng là những làng đã được chú ý đến để áp dụng cho du lịch làng quê. Các làng trên đã được các công ty lữ hành khai thác đưa du khách về tham quan, tìm hiểu. Du khách cũng đã được tham gia vào các công việc đồng áng của vùng nông thôn, được tự mình tham gia vào các hoạt động văn hóa đặc trưng của làng như được tham gia làm gốm, được ăn cùng bữa ăn dân giã với người dân bản địa,… Ngoài ra, còn một số làng quê khác cũng đang được khai thác để phát triển du lịch làng quê như làng giấy dó Đống Cao, làng nghề ươm tơ Vọng Nguyệt, làng đúc đồng Đại Bái, làng tiến sĩ Kim Bôi,… 2.2.2. Hình thức tổ chức Hiện nay, du lịch làng quê ở Bắc Ninh chủ yếu là các tour kết hợp với du lịch làng nghề, du lịch tham quan nghiên cứu hay du lịch lễ hội tín ngưỡng. Đặc biệt, là các tour du lịch bằng xe đạp tại Bắc Ninh đang được áp dụng cho du khách. Điều này tạo nên những cảm nhận mới lạ hơn đối với du khách. 2.2.3. Nguồn khách Có thể nói đây là loại hình du lịch khá mới tại Việt Nam. Loại hình du lịch này thu hút chủ yếu khách quốc tế. Vốn là những người ưa thích tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ và đặc sắc, khi tham gia vào những tour này, họ sẽ rất thích thú khi được tự tay mình tham gia vào công việc cày cấy cũng như công việc tạo ra một sản phẩm thủ công mỹ nghệ cổ truyền Việt Nam. Đặc biệt, họ sẽ hiểu biết hơn về con người và văn hóa của Việt Nam. Ngoài ra, học sinh, sinh viên cũng là một đối tượng quan tâm đến du lịch làng quê. Nơi đây có không gian thoáng đãng, trong lành giúp cho học sinh, sinh viên có những thời gian thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng. Bên cạnh đó, khi đến với vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa xứ Kinh Bắc, lớp trẻ không những thu nhận được những kiến thức mới mà còn nâng cao ý thức gìn giữ và phát triển. 2.2.4. Những kết quả bước đầu Các tour du lịch làng quê hiện nay ở Bắc Ninh đang từng bước hình thành. Đã có công ty lữ hành đưa chương trình du lịch làng quê tại Bắc Ninh vào kinh doanh. Có thể kể ra một số công ty có tour đến Bắc Ninh như: Oriental bridge tourism (65 Ngõ Huế, phố Huế, Hà Nội), Sunshine Travel & Hotel Group (49 Lương Ngọc Quyến, Hà Nội), Sinh café, … Tuy nhiên, những chương trình về với làng quê ở đây chủ yếu vẫn mang tính chất là du lịch làng nghề hay là du lịch lễ hội, tín ngưỡng hoặc là các chuyến tham quan nghiên cứu. Số lượng khách cũng chưa nhiều, chưa thu hút được nhiều khách nội địa. Khách quốc tế đến đây chủ yếu là khách Châu Âu (khách Pháp, Đức), khách khá ít vì làng quê Việt Nam có phần khá giống với đất nước họ. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG QUÊ TẠI BẮC NINH 3.1. Một số nhận xét về tiềm năng và thực trạng du lịch làng quê tại Bắc Ninh 3.1.1. Những lợi thế của Bắc Ninh trong việc phát triển du lịch làng quê Có thể khẳng định, Bắc Ninh là một trong những điểm quan trọng trong các tuyến du lịch vùng du lịch Bắc Bộ và còn đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển du lịch làng quê – một loại hình du lịch mới mẻ tại Việt Nam. Khẳng định được như vậy là nhờ vào các lợi thế của nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, thế mạnh về khả năng phát triển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch làng quê. - Gần Hà Nội là một lợi thế cho du lịch làng quê Bắc Ninh phát triển. Đây chính là một thị trường khách lớn cho du lịch làng quê Bắc Ninh phát triển. Do đó, tỉnh cần phải có các chính sách để thu hút một số lượng khách lớn hơn. Chỉ mất khoảng 1 tiếng, du khách có thể đến được làng quê tại Bắc Ninh và thưởng nhận những giá trị nơi đây. - Bắc Ninh nằm trên trục đường chính quốc lộ 1A, lại có thêm đường 18 và đường 38 đi qua. Đây chính là những tuyến đường giao thông huyết mạch của miền Bắc và với cả đất nước. Do vậy, rất thuận tiện cho việc kết nối cùng các tour khác. Ví dụ như có thể kết hợp với các tour đi Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh hay Lạng Sơn. - Bắc Ninh cũng có một hệ thống sông khá dày đặc như sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình. Trên đôi bờ những dòng sông này là các làng quê. Nên việc khai thác các làng quê ven các con sông này nên được chú ý đến. - Không những vậy, Bắc Ninh là một trong số rất ít tỉnh thành còn giữ được chất “quê”. Mặc dù quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra rất nhanh chóng nhưng một số làng quê nơi đây vẫn còn khá nguyên sơ và mang đậm bản sắc riêng của làng mình. Chất “quê” đó còn thể hiện ở không khí, không gian của các làng quê nơi đây. Sẽ thật là tuyệt vời khi được thoát khỏi không khí ngột ngạt, ồn ào của thủ đô để về với vùng quê trong lành, yên tĩnh. - Nổi bật hơn cả là các giá trị về văn hóa của Bắc Ninh. Nhắc đến xứ Kinh Bắc, không ai là không nhớ đến làn điệu quan họ mượt mà cùng với các lễ hội cổ truyền nơi đây. Các lễ hội tập trung chủ yếu vào mùa xuân, mỗi làng lại có một ngày hội riêng và qua những ngày lễ hội đó thể hiện được phần nào những đặc sắc trong văn hóa của vùng thôn quê nên du lịch làng quê rất có thể phát triển nhờ vào các lễ hội này. 3.1.2. Những hạn chế của Bắc Ninh trong việc phát triển du lịch làng quê Do là một loại hình du lịch mới mẻ nên việc phát triển du lịch làng quê nói chung và du lịch làng quê tại Bắc Ninh nói riêng còn khá nhiều hạn chế và cần có các biện pháp để khắc phục tình trạng trên nhằm giúp du lịch làng quê xứ Kinh Bắc được biết đến và phát triển nhiều hơn. - Khi đến với các làng quê của Bắc Ninh ta có thể thấy rõ sự thiếu quản lý, tổ chức trong hoạt động kinh doanh du lịch tại đây. Có thể thấy các hàng quán, dịch vụ có thể mọc lên tràn lan, không có sự quản lý, đôi khi làm mất mỹ quan của điểm đến. Các nơi đến thiếu sự liên kết, thiếu trách nhiệm với cả khách du lịch và cộng đồng địa phương. - Từ lý do trên dẫn đến việc quy hoạch, đầu tư, cải tạo nâng cấp các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn của vùng còn chưa khoa học và hợp lý. Hiện nay, Bắc Ninh đang có những kế hoạch, dự án đầu tư khá lớn cho các khu công nghiệp, khu đô thị mới mà có phần quên dần đi những giá trị văn hóa, giá trị cổ truyền. - Ngoài ra, với nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú như trên mà cũng không có nhiều người biết đến. Do vậy, việc quảng bá, quảng cáo cho du lịch Bắc Ninh là cũng rất cần thiết. - Vấn đề môi trường của vùng còn chưa được chú ý đến. Nhiều làng đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Không những môi trường tự nhiên bị thay đổi mà môi trường nhân văn cũng có phần thay đổi khá nhiều khi có du khách đến. Đây cũng luôn là những vấn đề bức xúc của ngành du lịch luôn cần có những biện pháp giải quyết. 3.2. Giải pháp để phát triển du lịch làng quê tại Bắc Ninh Từ những lợi thế và hạn chế trên, ta có thể đưa ra một số giải pháp nhằm đưa du lịch làng quê Bắc Ninh phát triển. - Với vị trí gần Hà Nội như vậy, cộng với không gian đậm chất “quê”, các công ty du lịch có thể thiết kế ra các tour du lịch làng quê ngắn ngày, phù hợp cho việc nghỉ ngơi, thư giãn vào cuối tuần. Các tour này sẽ phù hợp cho đối tượng khách là cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên hay các gia đình. Ngoài ra, có thể kết hợp việc đưa du lịch làng quê Bắc Ninh vào với các tour dài ngày khi qua Hải Dương, Quảng Ninh. Và trong các tour này, các công ty du lịch nên chú ý đến việc đưa ra các hoạt động mới lạ để hấp dẫn du khách. - Với một số lượng lễ hội truyền thống lớn như ở xứ Kinh Bắc này, để du lịch làn quê được phát triển, Bắc Ninh nên chú ý đến việc tổ chức các lễ hội này có trật tự hơn và quy mô hơn. Trong các lễ hội cần có tổ chức hơn, cố gắng tổ chức theo đúng với các nghi lễ truyền thống, đặc biệt là tục hát quan họ trong các lễ hội đó. Nên phân bố không gian trong các lễ hội hợp lý hơn, khu vực nào để tiến hành các lễ nghi, khu vực nào để diễn ra các trò chơi. Và các trò chơi đó cũng cần phải được quản lý chặt chẽ hơn, nên đưa các trò chơi dân gian từ xưa vào. Vì hiện nay, trong các lễ hội đã có các trò cờ bạc, đỏ đen không lành mạnh xâm nhập. - Ngoài ra, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh lữ hành cũng là một yếu tố quan trọng. Có sự quản lý của nhà nước về du lịch thì các hoạt động của du lịch làng quê sẽ được điều tiết một cách hợp pháp cùng với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương không những giúp cho hoạt động du lịch phát triển mà còn cải thiện được đời sống của người dân, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên, giữ gìn văn hóa truyền thống, phát triển du lịch bền vững. Có thể đưa ra một số biện pháp sau: + Đưa chương trình du lịch làng quê là một phần kế hoạch chính thức cấp huyện, cấp thành phố hay cấp tỉnh. Kế hoạch đó phải được xác định rõ ràng và phải có một số quy định về quản lý hành chính ra đơi như thủ tục nộp đơn, kế hoạch xây dựng, các tiêu chuẩn hoạt động,… + Xây dựng các dự án du lịch làng quê được cung cấp hoặc hỗ trợ về tài chính, thuế, giao thông và các nguồn cung cấp điện, nước. Về tài chính có thể lập các quỹ hỗ trợ, khuyến khích đầu tư tư nhân. Về thuế, nhà nước có thể đánh thuế thấp đối với các dịch vụ, các hoạt động phục vụ cho du lịch làng quê. Về giao thông thì xây dựng nên các con đường thuận tiện hơn cho việc tiếp xúc tới các làng quê. Về điện nước, đưa các nguồn điện và nước sạch về với vùng thôn quê và thu thuế thấp đối với các dịch vụ này. + Thành lập hội du lịch làng quê Bắc Ninh. Khi hội này ra đời, hội sẽ có những quy định riêng của mình. Hội này sẽ giúp chính phủ đưa ra các chính sách, luật, quy định liên quan đến người dân. Hoạt động của hội cũng đưa ra các trao đổi và xuất bản một số ấn phẩm, tài liệu tham khảo về du lịch làng quê không những c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhảo sát du lịch làng quê tại Bắc Ninh.doc
Tài liệu liên quan