Tiểu luận Khảo sát kết cấu gây khiến - kết quả trong tiếng Việt

MỤC LỤC

 

Phần I 1

Tình hình nghiên cứu kết quả gây khiến - kết qủa trong tiếng Việt 1

Phần II 2

Cơ sở lý luận – một số vấn đề liên quan đến kết cấu gây khiến – kết quả 2

I. Động từ và phân loại động từ 2

1. Động từ 2

2. Động từ chuyển tác (ngoại hướng) và động từ không chuyển tác (nội hướng) 2

II. Hành động chuyển tác và hành động gây khiến 3

1. Hành động chuyển tác 3

2. Hành động gây khiến 3

III. Kết cấu gây khiến – kết quả 4

1. Định nghĩa kết cấu gây khiến - kết qủa 4

2. Phân loại cấu trúc gây khiến khiến – kết quả trong tiếng Việt 4

2.1. Kết cấu gây khiến - kết quả từ vựng tính 5

2.2. Kết cấu gây khiến – kết quả phân tích tính 5

IV. Phân biệt kết cấu gây khiến - kết quả với với kết cấu cầu khiến 6

V. Ý nghĩa của việc nghiên cứu kết cấu gây khiến - kết quả 8

Phần III 11

Khảo sát một số kết cấu gây khiến - kết qủa trong một số tác phẩm văn học 11

I. N1 V1 N2 V2(chủ ý) 11

II. N1 V1 N2 V2(không chủ ý) 12

III. N1 V1 V2(không chủ ý) N2 13

IV. N1 V1 N2 A 13

V. N1 V1 A N2 14

VI. Các trường hợp khác 14

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Khảo sát kết cấu gây khiến - kết quả trong tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khảo sát kết cấu gây khiến - kết quả trong tiếng việt Phần I Tình hình nghiên cứu kết quả gây khiến - kết qủa trong tiếng Việt Mặc dù còn quá ít những công trình nghiên cứu về kết cấu gây khiến kết qủa của một số tác giả như Nguyễn Kim Thản (1999), Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thị Quy (1995), Nguyễn Minh Thuyết (1998), Nguyễn Văn Hiệp (1998) cũng đã sơ bộ đề cập đến kết cấu này khi nghiên cứu về động từ và cấu trúc câu. Công trình " Động từ trong tiếng Việt" của Nguyễn Minh Thuyết có thể được coi là công trìnhđầu tiên đề cập nhiều đến độn từ gây khiến - kết qủa. Theo Nguyễn Kim Thản, trong tiếng Việt đong từ gây khiến kết - kết qủa thuộc nhóm động từ ngoại hướng, được dùng để biểu thị những hoat động thúc đẩy, cho phép, giúp đỡ hay cản trở sự thực hiện của những hoạt động khác. Đặc điểm ngữ pháp của động từ gây khiến - kết qủa: N1V1N2V2 Và mới đây nhất Diệp Quang Ban (2004) có bàn về kết cấu gây khiến - kết qủa. Diệp Quang Ban cho biết kết cấu này là "Câu chủ ngữ chứa nguyên nhân". Tác giả đã trình bày rất chi tiết và cụ thể về cách phân loại kiểu câu có chủ ngữ chỉ nguyên nhân. Theo Diệp Quang Ban kết cấu gây khiến - kết qủa trong tiếng Việt thuộc về kiểu câu đơn 2 thành phần có 2 bổ ngữ nội dung hay hệ qủa. Ví dụ: (1.12) Chuột chạy vỡ đèn (1.13) Họ đánh chết con chó Trong "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt" các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến(1992) xếp kiểu câu gây khiến vào kiểu câu có vị ngữ là động từ ngoại động, đòi hỏi 2 bổ ngữ. Phần II Cơ sở lý luận – một số vấn đề liên quan đến kết cấu gây khiến – kết quả I. Động từ và phân loại động từ 1. Động từ Trong Tiếng Việt động từ là một trong hai loại từ cơ bản, là loại từ phức tạp nhất, sử dụng rộng rãi nhất. Trong cuốn “ Động từ trong Tiếng Việt”, Nguyễn Kim Thản đã thống kê số câu có vị ngữ động từ chiếm tới 88%, có vị ngữ tính từ chiếm khỏang 4%, vị ngữ danh từ chiếm khỏang 8%. Trong cuốn “ Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt” các tác giả Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến, Vũ Đức Nghiệu cho rằng “động từ có ý nghĩa khái quát chỉ hành động (hiểu rộng, bao gồm các hoạt động vật lý- tâm lý- sinh lý)” Cũng trong cuốn sách trên, các tác giả cho rằng động từ được chia thành hai loại nhỏ hơn là động từ ngoại động và động từ nội động. Theo Nguyễn Kim Thản, cách phân chia thành động từ nội động và ngoại động có rất nhiều bất cập nên ông đã phân chia thành 3 nhóm: động từ nội hướng, động từ trung tính và động từ ngoại hướng. Nhưng trong báo cáo này, để tiện cho việc nghiên cứu, chúng ta sẽ phân loại động từ thành hai loại là động từ chuyển tác và động từ không chuyển tác. 2. Động từ chuyển tác (ngoại hướng) và động từ không chuyển tác (nội hướng) a. Động từ không chuyển tác(nội hướng) là động từ không tác động đến thực thể khác. Vd: ngủ, nghĩ... b. Động từ chuyển tác(ngoại hướng) là động từ truyền tác động nêu ở nó đến thực thể chịu tác động đó, làm cho thực thể biến đổi hoặc hình thành, hoặc bị khai quật, hoặc bị di chuyển VD: Đào đất Đào mương Động từ chuyển tác có hai tân ngữ Nó tặng cho tôi một cây bút chì. Nó, tôi và cây bút chì là ba thực thể tham gia vào hành động: Nó là tác thể, tôi là tiếp thể và cây bút chì là đích thể. c. Động từ chuyển tác và không chuyển tác do sử dụng Trong tiếng Việt, có những động từ chỉ hoạt động của cơ thể như mở, nhắm há, co, duỗi và một số động từ khác như dừng, đổ... tùy vào cách sử dụng mà chúng được xét là động từ chuyển tác hay không chuyển tác. VD: Nó co tay lại. Tay nó co lại II. Hành động chuyển tác và hành động gây khiến 1. Hành động chuyển tác Trong cuốn “Sơ thảo ngữ pháp chức năng Tiếng Việt”, Cao Xuân Hạo cho rằng một hành động có tác động đến một đối tượng làm nó thay đổi trạng thái hay vị trí, làm cho nó bị huỷ diệt, không còn nữa, hoặc ngược lại tạo ra một vật trước kia chưa có thì gọi là một hành động chuyển tác. Một hành động chuyển tác bao giờ cũng được giả định có hai diễn tố: người hay động vậth thực hiện hành động, gọi là tác thể và một người hay vật bị tác động gọi là đối thể hay bị thể. 2. Hành động gây khiến Hành động chuyển tác có thể gât nên mọt quá trình nào đó mà chủ thể của quá trình đó chính là đối thể của hành động chuyển tác ấy. Khi quá trình này được biểu hiển ngôn thành một vị từ riêng không đi liền với vị từ chỉ hành động thì hành động chuyển tác kia được gọi là hành động gây khiến. VD: Nó đập cái đĩa tan thành từng mảnh trong cơn tức giận. Nhưng có khi cái quá trình ấy được biểu hiện bằng một vị từ riêng đi liền với vị từ chỉ hành động làm thành một vị ngữ kết chuỗi, cấu trúc hình thành từ đấy được gọi là một kết cấu tạo kết quả. VD: Nó đập vỡ cái đĩa trong cơn tức giận. Về phương diện ngữ nghĩa, đặc biệt là phương diện nghĩa mệnh đề, hai loại kếy cấu trên đây được coi là nội dung thống nhất vưói nhau. Chúng đều được phân tích nội dung thành hội của hai mệnh để đơn giản đồng nhất. VD: Nó đập vỡ cái đĩa = Nó đập cái đĩa và cái đĩa vỡ. Nó đập cái đĩa vỡ = Nó đập cái đĩa và cái đĩa vỡ. III. Kết cấu gây khiến – kết quả 1. Định nghĩa kết cấu gây khiến - kết qủa Cấu trúc gây khiến- kết quả thường là 1 thuật ngữ ngôn ngữ học chỉ ra 1 tình huống lớn , phức tạp bao gồm 2 tình huống nhỏ hay 2 sự kiện thành phần :(1)sự kiện nguyên nhân trong đó người gây ra hành động làm 1 việc gì đó để đưa đến một sự kiện khác, và (2) sự kiện được gây ra trong đó người thực hiện hành động thực hiện một hành động hay tiến hành một sự thay đổi về điều kiện hay trạng thái như là hành động kết quả của người gây ra. Theo Diệp Quang ban, kết cấu gây khiến kết quả hay còn được gọi là câu chứa chủ ngữ nguyên nhân là kiểu câu khá phức tạp về cả phương diện cấu trúc lẫn phương diện nghĩa biểu hiện. Kết cấu gây khiến – kết quả của Tiếng Việt cũng bao gồm 2 sự kiện: sự kiện nguyên nhân (sự kiện 1) và sự kiện kết quả (sự kiện 2) Diệp Quang Ban cho rằng 2 sự kiện thành phần của kếy cấu gây khiến kết quả phải thoả mãn 4 điều kiện sau” - Sự kiện 1 (nguyên nhân) phải có trước sự kiện 2 (kết quả) - Sự kiện 1 phải còn hiệu lực cho đến khi sự kiện 2 xuất hiện. - Sự kiện 1 phải là sự kiện cần để có sự kiện 2. - Sự kiện 1 phải là điều kiện đủ (trong tình huống cụ thể) để có sự kiện 2 2. Phân loại cấu trúc gây khiến khiến – kết quả trong tiếng Việt Kết cấu gây khiến – kết quả trong tiếng Việt gồm có 2 loại: (a) Kết cấu gây khiến – kết quả từ vựng tính (b) Kết cấu gây khiến kết quả phân tích tính Trong mỗi loại chia thành hai kiểu về mặt cấu trúc: có từ/cụm từ làm chủ ngữ và có cụm chủ – vị làm chủ ngữ. 2.1. Kết cấu gây khiến - kết quả từ vựng tính Đặc trưng kết học Kết cấu gây khiến - kết quả từ vựng tính là những kết cấu chứa các vị từ tác động hai diễn tố: chủ thể hành động và đối tượng bị tác động (bổ ngữ) Đặc trưng nghĩa học Căn cứ vào cách tác động đến đối tượng, chúng tôi chia kết cấu gây khiến - kết quả từ vựng tính ra thành ba loại - Kết cấu chứa vị từ huỷ diệt - Kết cấu chứa vị từ làm cho đối tượng có những biến đổi mang tính vật lý - Kết cấu chứa vị từ tác động biểu hiện những cử động và tư thế của các bộ phận cơ thể Từ “làm” xuất hiện nhiều trong kết cấu gây khiến – kết quả từ vựng tính. Cùng mang nghĩa giết 1 con vật để lấy thịt, ngoài cách dùng từ giết còn dùng từ “làm”: làm gà. làm vịt... Kết cấu chứa vị từ tác động biểu hiện những cử động và tư thế của các bộ phận cơ thể (Nguyễn Kim Thản đã xếp loại này thành 1 nhóm riêng gọi là “động từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể”) Tất cả các vị từ nhóm này có đặc điểm khác với các nhóm khác là - Chủ thể và đối tượng tác động đều là 1 người. 2.2. Kết cấu gây khiến – kết quả phân tích tính Đặc trưng kết học Có hai dạng - N1 V1 N2 V2 hoặc N1 V1 V2 N2 - N1 V1 N2 A hoặc N1 V1 A N2 Đặc trưng nghĩa học Xét về mặt ngữ nghĩa, chúng ta có thể chia kết cấu gây khiến - kết quả phân tích tính ra thành 2 loại: - Kết cấu gây khiến - kết quả dẫn đến sự biến đổi mang tính vật lý - Kết cấu gây khiến - kết quả dẫn đến sự biến đổi về trạng thái tinhh thần và tính chất. Tóm lại, trong Tiếng Việt, kết cấu gây khiến - kết quả có 5 dạng sau: Dạng Ví dụ N1 V1 N2 V2 (chủ ý) Nó làm tôi khóc N1 V1 N2 V2 ( không chủ ý) Nó làm lọ hoa vỡ N1 V1 V2 (không chủ ý) N2 Nó làm vỡ lọ hoa N1 V1 N2 A Khung cảnh ảm đạm làm nó buồn bã N1 V1 A N2 Ánh đốn làm sỏng mặt đất. N1: Tác thể V1 : Động từ do tác thể thực hiện N2: Đích thể V2: Động từ chỉ kết quả do N1 tạo ra bằng cách thực hiện V1 A: Tính từ chỉ kết quả do N1 tạo ra bằng cách thực hiện V. IV. Phân biệt kết cấu gây khiến - kết quả với với kết cấu cầu khiến Trong văn liệu tiếng Việt, đã có một sự nhầm lẫn đáng tiếc khi một số tác giả dùng cụm từ "kết cấu khiên động" để dịch "causative construction". Quả thật, nết xét hình thức bề ngoài thì hai kết cấu này đều có cấu tạo như nhau, tức đề chung mô hình từ loại: N1-V1-N2-V2. (Danh từ 1 - Động từ 1 - Danh từ 2 - Động từ 2). Tuy nhiên, giữa chúng có những khác biệt khá rõ, cả về phương diện nghĩa học, cả về thái độ cú pháp của các thnàh tố. Để tiện cho việc trình bày, đặc biệt là để thuận lợi hơn trong việc theo dõi các trích dẫn, từ đây chúng tôi dùng thuật ngữ "vị từ" như một tiên gọi khái quát hơn của thuật ngữ "động từ " Trong kết cấu cầu khiến, người ta có thể yêu cầu hay sai khiến một người hay một động vật (hay một thần linh) làm một việc có chủ ý, nghĩa là làm một việc gì mà chủ thể có thể tự điều khiển mình làm. Vị từ cầu khiến là những vị từ chuyên biệt như: mời, sai, cho phép, thỉnh cầu, ra lệnh cho, giục... Chúng đều biểu đạt những hành động liên quan đến nói năng và bao giờ cũng được dùng trong những kết cấu cầu, vốn có mô hình: VC + CT + V ( + chủ ý) Trong đó VC là vị từ cầu khiến, CT là chủ thể của hành động được sai khiến, và V ( + chủ ý) là vị từ chỉ hành động đó. Do có bề mặt như vậy nên kết cấu cầu khiến dễ bị lẫn lộn với kết cấu gây khiến - kết quả, tức là kết cấu như xô (ai) ngã, bẻ gẫy (cái gì), giết chết (con gì), làm (cho ai) đau, làm (cái gì) vỡ... Như đã nói, hai loại kết cấu này tuy có vẻ giống nhau về hình thức (cũng có thể có mô hình V1 + Dn + V2), nhưng thực chất thì rất khác nhau về nội dung, cho nên về hình thức cũng không phải hoàn toàn giống nhau. Những chỗ khác nhau giữa kết cấu gây khiến - kết quả và kết cấu cầu khiến đã được các nhà nghiên cứu nêu ra là như sau: 1- Kết cấu gây khiến - kết quả, ngoài dạng trên đây, còn có thể có dạng V1V2Dn (vd: làm vỡ bát). Kết cấu cầu khiến không thể có dạng này (chỉ có thể nói sai con đi, không thể nói sai đi con). 2- Vị từ trung tâm của kết cấu cầu khiến là vị từ có nghĩa "nói". Vị từ trung tâm của kết cấu gây khiến - kết quả là một vị từ chuyến tác bất kỳ, không có nghĩa "nói" mà là làm (cho ai) đau, bẻ (gãy), đốt (cháy) đánh (gục, chết, bại sập, vỡ). 3- Chủ thể của vị từ thứ hai trong kết cấu cầu khiến là một người hay một động vật có thể sai khiến được. Chủ thể của vị từ thứ hai trong kết cấu gây khiến - kết quả là một vật bất kỳ (động vật hay bất động vật). 4- Vị từ thứ hai trong kết cấu cầu khiến là một vị từ ( + chủ ý), vị từ thứ hai trong kết cấu gây khiến - kết quả là một vị từ bất kỳ và thường là vị từ quá trình ( - chủ ý). 5- Trong kết cấu gây khiến - kết quả, hành động của chủ thể gây ra một kết quả hiện thực, dù là tích cực hay tiêu cực (bẻ gãy cái que, bẻ cái que gãy đôi, bẻ cái que không gãy). Vị từ thứ hai (V2) biểu hiện cái kết quả ấy. Nó có thể được phủ định bằng không, chẳng, chả. Trong kết cấu khiên động, hành động của chủ thể là một phát ngôn mà nội dung là phần DnV2 của CR. Cái nội dung này chỉ là một sự mong muốn chứ không phải là một sự việc hiện thực, cho nên V2 có thể được khẳng định bằng hãy, nên và được phủ định bằng đừng chớ. 6- Giữa Dn chỉ chủ thể và V2 của kết cấu khiên động không thể chên bất cứ từ nào, trừ phải (nếu V1 là bắt, ra lệnh cho, đòi) và được (nếu V1 là cho phép). Giữa Dn chỉ chủ thể và V2 của kết cấu gây khiến - kết quả có thể chen từ phủ định không hay chưa và từ chỉ mục tiêu cho. 7- Trong một kết cấu khiên động, chủ thể của V2 chỉ có thể là danh ngữ làm bổ ngữ, trong kết cấu gây khiến - kết quả chủ thể của V2 có thể là chủ ngữ của V1, nghĩa là chủ thể của hành động gây khếin. VD: Ta đánh bại giặc Mỹ (=ta đã đánh Mỹ và kết quả là Mỹ đã bại). Ta đã đánh thắng giặc Mỹ. (= ta đã đánh Mỹ và kết quả là ta đã thắng) Họ uống rượu hết sạch. Họ uống rượu say khướt. Có những trường mơ hồ, có thể hiểu cả hai cách. VD: Nó đá con chó trẹo cả hông (hai cách hiểu) Nó đá cái xe trẹo cả hông (một cách hiểu) Vì sự khác nhau ở hai đểim 6 và 7, chỉ có kết cấu khiên động mới có thể dụng một tiêu chí hình thức để phân biệt các vị từ ( + chủ ý) và ( - chủ ý). Các kết cấu gây khiến - kết quả không có hiệu lực tuyển lựa về phương diện này (xin xem Nguyễn Thị Quy 1995). Những khác biệt trên đây là rất quan trọng, giúp chúng ta nhận biết và hiểu được bản chất nghĩa ngữ pháp của kết cấu gây khiến - kết quả. V. Ý nghĩa của việc nghiên cứu kết cấu gây khiến - kết quả Nghiên cứu kết cấu gây khiến kết quả sẽ có đóng góp cho việc nghiên cứu ngữ nghĩa và ngữ pháp trong ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Thứ nhất là, việc nghiên cứu này hé mở cho thấy những khía cạnh mới trong mối quan hệ giữa câu và mệnh đề. Theo truyền thống, việc xác định một câu là câu phức hay câu ghép được dựa trên tiêu chí câu thể hiện từ hai mệnh đề trở lên. Quan niệm này đã bị thử thách khi ta nghiên cứu các kết cấu gây khiến - kết quả. Những câu như "Nam đập vỡ cái bát", "Nam bẻ gãy cái que" đều được ngữ pháp truyền thống gán nhãn là câu đơn, tuy nhiên, như đã trình bày trên đây, có thể phân tích nội dung của chúng thành hai mệnh đề. Thứ hai, việc nghiên cứu này cho phép người nghiên cứu thấy được hiện trượng ngữ pháp hoá diễn ra ở một số động từ tiếng Việt. Đó là trường hợp của những động từ "đánh", "làm"... Trong Tiếng Việt có một số kết cấu mang dáng dấp một kết cấu gây khiến - kết quả. VD các động từ rơi, ngã, gãy, chết... kết hợp với động từ "làm" sẽ tạo thành kết cấu: làm rơi cái gì, làm gãy cái gì, làm ai ngã, làm ai chết... Ví dụ: - Nam làm gãy cái bút. - Nam làm rơi cái kính. - Nam làm Sơn ngã. - Nam làm Sơn chết. Theo như mô hình của kết cấu gây khiến - kết quả thì một câu có kết cấu gây khiến - kết quả có thể phân tích thành 2 câu. VD: Nam xô thằng Sơn ngã ( = Nam xô thằng Sơn + thằng Sơn ngã) Nhưng với câu: "Nam làm gãy cái bút", mặc dù có thể cái biến vị trí thành "Nam làm cái bút gãy, ta không thể phân tích thành hai mệnh đề: "Nam làm cái bút & cái bút gẫy" được. Chỉ có thể phân tích câu này thành hai mệnh đề một cách khiên cưỡng như sau: "Nam làm gì đó đối với cái bút & Cái bút gãy" Vậy câu: "Nam làm cái bút gẫy" có phải là câu có kết cấu gây khiến - kết quả không? Các động từ "làm", "đánh" trong kếưt cấu trên đây đã bị hư hoá, hay bị ngữ pháp hoá (grammaticalization) để trở thành một yếu tố đánh dấu tính [+khởi phát] (lnchoative) và trong một số trường hợp, cả tính [+ động] của sự tình được biểu thị trong câu. Thứ ba, việc nghiên cứu kết cấu gây khiến - kết quả giúp hiểu rõ hơn các vị từ hành động trong Tiếng Việt. Đặc biệt là ở khía cạnh tri nhận (cognition) có quan hệ với sự tổ chức vốn từ vựng (vocabulary). Cuối cùng, việc nghiên cứu cấu trúc gây khiến - kết quả còn có giá trị về mặt loại hình học cú pháp. Như nhiều nhà ngôn ngữ học đã thừa nhận, cấu trúc gây khiến - kết quả là cấu trúc có tính phổ quát, tuy nhiên mỗi một ngôn ngữ lại thể hiện cấu trúc này theo cách riêng của mình. Việt khảo sát cấu trúc này trong tiếng Việt, vì vậy, cũng sẽ góp phần làm rõ một số đặc điểm lại hình của tiếng Việt, với tư cách là một ngôn ngữ đơn lập phân tích tính điển hình. Phần III Khảo sát một số kết cấu gây khiến - kết qủa trong một số tác phẩm văn học Theo như các phần trước đã trình bày, trong phần này chúng tôi đưa ra một số ví dụ minh họa cho từng dạng thức của kết cấu gây khiến – kết quả. I. N1 V1 N2 V2(chủ ý) Một cơn gió lọt vào làm Sinh tỉnh giấc. (Đói, Thạch Lam) Những đồ vật ẩn hiện trong bóng tối lờ mờ lại khiến Sinh nghĩ đến cái cảnh nghèo nàn khốn khó của chàng. (Đói, Thạch Lam) Cảnh tượng ấy làm cho chàng xót thương. (Đói, Thạch Lam) Mấy miếng đậu vàng trong chảo mỡ phồng dần trên ngọn lửa, mấy con ca rán bắt đầu cong lại làm cho chàng ao ước đến rung động cả người. (Đói, Thạch Lam) Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. (Hai đứa trẻ, Thạch Lam) Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó. (Dưới bóng hòang lan, Thạch Lam) Những sự ấy đã làm cho Dung có một cái tính an phận và nhẫn nại lạ lùng. (Hai lần chết, Thạch Lam) Nhà chồng nàng giàu nhưng bà mẹ rất kiệt, không chịu nuôi người làm và bắt con dâu làm. (Hai lần chết, Thạch Lam) Vẻ lạnh lẽo của căn phòng đến ngay bao bọc lấy Liên khiến cái vui trong lòng nàng mong manh sắp tắt. (Tối ba mươi, Thạch Lam) Không khí giá và trong buổi sáng (làm hồng da dẻ và) khiến máu chảy mạnh. (Cô hàng xén, Thạch Lam) Fernando bắt em vô thư viện. Oxford thương yêu, Dương Thụy) Vậy em bắt anh về làm chi. Oxford thương yêu, Dương Thụy) Cứ thấy Fernando bắt em học hòai. (Oxford thương yêu, Dương Thụy) Anh lắc đầu,ráng ép cô ăn thêm một chút nữa rồi hôí cô đi đánh răng lại. (Oxford thương yêu, Dương Thụy) Trời tờ mờ sáng,khi mấy bà già trùm đầu kín mít dắt chó đi dạo thì Fernando cũng vừ kịp cho phép Kim tự do. (Oxford thương yêu, Dương Thụy) Kim vẫn thường bực tức Fernando cứ bắt cô phải đóng cửa phòng để yên tĩnh tuyệt đối lúc anh đang cùng cô làm việc. (Oxford thương yêu, Dương Thụy) Kim bị Fernando bắt phải hứa, từ nay không được “đông đổng”, chuyện gì cũng từ từ thảo luận. (Oxford thương yêu, Dương Thụy) II. N1 V1 N2 V2(không chủ ý) Đói như cào ruột làm người chàng lả đi, mắt hoa cả lên, trông vật gì cũng lờ mờ như lay động. (Đói, Thạch Lam) Một cái sức nặng nề như đè nén lấy quả tim làm cho chàng ngừng thở. (Đói, Thạch Lam) Một cơn giớ hắt hiu thổi đến làm cho chàng rùng mình. (Đói, Thạch Lam) Một cơn gió đến làm Sinh thấy lạnh buốt tới xương. (Đói, Thạch Lam) Có cái gì dịu ngọt chăng tơ đâu đây khiến chàng vương phải. (Dưới bóng hòang lan, Thạch Lam) Cái đông đúc và ồn ào khiến Tâm như lịm đi. (Cô hàng xén, Thạch Lam) Sương trắng còn đầy ở các ngõ trong làng; mùi rơm rác và cỏ ướt thoang thỏang bốc lên, mùi quen thuộc của quê hương và của đất màu khiến Tâm thấy dễ chịu và thêm can đảm. (Cô hàng xén, Thạch Lam) III. N1 V1 V2(không chủ ý) N2 Tiếng kêu thất thanh của bác làm giật mình lũ trẻ, chúng nó ngồi dậy đưa mắt sợ hãi nhìn người mẹ. (Nhà mẹ Lê, Thạch Lam) Dạng ba thực chất chỉ là biến thể của dạng hai, do đó ví dụ trên có thể viết lại theo dạng hai: Tiếng kêu thất thanh của bác làm giật mình lũ trẻ(làm lũ trẻ giật mình) chúng nó ngồi dậy đưa mắt sợ hãi nhìn người mẹ. (Nhà mẹ Lê, Thạch Lam) IV. N1 V1 N2 A Những nguồn ánh sang ấy đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối. (Hai đứa trẻ, Thạch Lam) Cái tiếng khóc ấy (không làm cho Sinh bớt giận), lại chỉ làm tăng thêm lên, như ngọn lửa đổ thêm dầu. (Đói, Thạch Lam) V. N1 V1 A N2 Không khí giá và trong buổi sáng làm hồng da dẻ (và khiến máu chảy mạnh.) (Cô hàng xén, Thạch Lam) Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật, xa lạ và làm mỏi trí nghĩ nên chỉ một lát hai chị em lại cúi nhìn về phía mặt đất, về quãng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tý. (Hai đứa trẻ, Thạch Lam) Dạng năm thực chất chỉ là biến thể của dạng bốn nên các ví dụ trên có thể được viết lại theo dạng bốn như sau: Không khí giá và trong buổi sáng làm hồng da dẻ (làm da dẻ hồng)(và khiến máu chảy mạnh.) (Cô hàng xén, Thạch Lam) Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật, xa lạ và làm mỏi trí nghĩ (làm trí nghĩ mỏi)nên chỉ một lát hai chị em lại cúi nhìn về phía mặt đất, về quãng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tý. (Hai đứa trẻ, Thạch Lam) VI. Các trường hợp khác a. Về phương diện ngữ nghĩa, N2 trong kết cấu gây khiến - kết quả thường chỉ đối tượng bị tác động. Do đó, kết cấu gây khiến - kết quả dễ dàng được cải biên thành kết cấu bị động. Còn hai em chồng nàng thì ghê gớm lắm, thi nhau làm cho nàng bị mắng thêm. (Hai lần chết, Thạch Lam) Chúng ta có thể khôi phục dạng ban đầu như sau: Còn hai em chồng nàng thì ghê gớm lắm, thi nhau làm cho mẹ chồng mắng nàng thêm. (Hai lần chết, Thạch Lam) b. Trong kết cấu gây khiến – kết quả hành động của chủ thể gây ra một kết quả hiện thực dù là tích cực hay tiêu cực. Vị từ 2 (V2)biểu thị kết quả ấy. Nó có thể được phủ định bằng không, chưa, chẳng... Tuy vậy, sự khổ sở chàng nhận thấy không làm cho vợ chàng bớt tình yêu đối với chàng. (Đói, Thạch Lam) Cái tiếng khóc ấy không làm cho Sinh bớt giận, lại chỉ (làm tăng thêm lên), như ngọn lửa đổ thêm dầu. (Đói, Thạch Lam) Được rồi! Fernando cười ôm Kim vào lòng âu yếm. Trời ơi, sao anh bị em hành hạ dữ vậy nè! Em muốn gì anh cũng chiều hết.Kể cả bắt anh không ở New York nữa về Oxford với em anh cũng chịu. (Oxford thương yêu, Dương Thụy) c. Có thể có nhiều hơn một động từ làm vị từ thứ hai trong cùng một câu. Bao nhiêu đau đớn trong tâm can làm Sinh thổn thức, nghẹn ngào. (Đói, Thạch Lam) Bà bắt Dung ăn mặc chỉnh tề, tập đi giày – (nhưng vắng mặt mẹ, Dung lại vứt giày đi chơi, vì nàng không quen đi) – bắt vấn tóc và nhuộm răng. (Hai lần chết, Thạch Lam) Tiếng guốc ngoài hè làm Sinh ngửng lên trông ra cửa: vợ chàng về. (Đói, Thạch Lam) Vì vậy, anh mới bắt em tập thể dục ,ăn cho đủ chất, ngủ đúng giờ, làm việc có phương pháp. Oxford thương yêu, Dương Thụy) d. Trong một số ngữ cảnh nhất định, chúng ta có thể lược bỏ N1 hoặc N2 thậm chí là cả N1 và V2 mà vẫn có thể hiểu được. Em còn nhớ phải ráng tọng vô mớ thức ăn anh ép phải tiêu thụ trong một tuần. Oxford thương yêu, Dương Thụy) Kim vào thư viện tìm đọc lại những bài thi năm ngóai đạt điểm cao, chúng cũng đơn giản chứ không cầu kì như Fernando bắt buộc. (Oxford thương yêu, Dương Thụy) Bắt một cô gái ẻo lả, ngại vận động như Kim phải có tinh thần thể thao thật khó vô cùng. (Oxford thương yêu, Dương Thụy) Fernando phì cười, anh nói lúc đó nhìn cô xanh lè, hơi thở đứt quãng, rất ốm yếu. Không nghiêm khắc bắt ăn chắc cô không sống nổi qua mùa đông. (Oxford thương yêu, Dương Thụy) Chúng ta có thể viết lại những ví dụ trên như sau: Em còn nhớ phải ráng tọng vô mớ thức ăn anh ép em phải tiêu thụ trong một tuần. Oxford thương yêu, Dương Thụy) Kim vào thư viện tìm đọc lại những bài thi năm ngóai đạt điểm cao, chúng cũng đơn giản chứ không cầu kì như Fernando bắt buộc cô phải làm. (Oxford thương yêu, Dương Thụy) Nếu Fernando bắt một cô gái ẻo lả, ngại vận động như Kim phải có tinh thần thể thao thì thật khó vô cùng. (Oxford thương yêu, Dương Thụy) Fernando phì cười, anh nói lúc đó nhìn cô xanh lè, hơi thở đứt quãng, rất ốm yếu. Nếu anh không nghiêm khắc bắt ăn chắc cô không sống nổi qua mùa đông. (Oxford thương yêu, Dương Thụy) MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNN20 (10).doc