Tiểu luận Lịch sử phát triển của nghành hàng không và không quân trên thế giới

Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân đế quốc Mỹ, không quân NDVN non trẻ phải đương đầu với một đối tượng tác chiến dày dạn kinh nghiệm, có số lượng đông, được huấn luyện bài bản, có trang bị kỹ thuật hiện đại.

Khi bước vào cuộc chiến đấu với không quân nhà nghề Mỹ, không quân ta chỉ có một số lượng ít ỏi máy bay MIG - 17 của trung đoàn không quân tiêm kích 921 . Nhiệm vụ của không quân lúc này là sẵn sàng chiến đấu “ mở mặt trận trên không thắng lợi" đánh thắng trận đầu. Chủ trương của ta là lấy đánh nhỏ để diệt địch và rèn luyện bộ đội.

- Ngày 3 - 4 - 1 965 , không quân Mỹ đánh khu vực cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá). Chớp thời cơ, nắm chắc âm mưu thủ đoạn của địch, tận dụng yếu tố bất ngờ, biên đội 4MIG - 17 đã xuất kích trận đầu, bắn rơi: 2F - 8U của không quân hải quân Mỹ, “Mở mặt trận trên không thắng lợi”. Ngày 3 -4 trở thành ngày truyền thống của bộ đội không quân.

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lịch sử phát triển của nghành hàng không và không quân trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với số lượng lớn máy bay tiêm kích tàng hình F- 117A, máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2, máy bay ném bom chiến lược đa năng lầm xa dạng cánh thay đổi B-1B, máy bay ném bom chiến lược B-52, các loại máy bay tiêm kích đa năng: F-14, F-15, F-16, F/A- 18 , máy tiêm cường kích MIRAGE F-1,máy bay tiêm kích đánh chặn đa năng MIRAGE - 2000, mấy bay tiêm cường kích TORNADO. . . và máy bay tiếp dầu đa năng KC-135, máy bay trực thăng vũ trang AH-64 APACHE, máy bay trực thăng vận tải hạng trung CH-47 CHLNOOK. Máy bay tiêm kích tàng hình F-117A Máy bay ném bom chiến lược đa năng tầm xa B-1B Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Máy bay ném bom chiến lược B-52. Máy bay trực thăng vũ trang AH-64 Apache Ngoài máy bay Mỹ - NATO còn sử dụng một số lượng lớn tên lửa hành trình Tomahawk cải tiến, các loại bom, đạn "tinh khôn". Các loại máy bay B-2, F-l 17A. . . có tầm hoạt động toàn cầu (nếu được tiếp dầu trên không). Máy bay F-117A được lắp hệ thống quản lý bay 4 chiều, bản đồ số di động, bộ cảm biến chỉ thị và bắt mục tiêu hồng ngoại, hệ thống đạo hàng quán tính INS, hệ thống đạo hàng theo vệ tinh toàn cầu GPS. Máy bay F-117A có diện tích phản xạ hiệu dụng 0,0025m2. Máy bay B - 2 được lắp hệ thống định vị toàn cầu, có chế độ tự động bay bám len lỏi theo địa hình, hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp dẫn bằng vệ tinh GPS. Trong các chiến dịch đánh đêm vào Nam Tư, ngay từ ngày đầu 24-3- 1999, 2 máy bay B - 2 đã ném bom từ độ cao lớn với sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GPS. Máy bay B - 2 cắt cánh từ căn cứ không quân (sân bay Mitxuri) trên đất Mỹ, vượt Đại Tây Dương trong 30h. Máy bay B-2 mang được 16 tấn bom có điều khiển (BOLTLJDAM) dùng để công kích chính xác các trạm rađa phòng không cố định. Độ chính xác của bom từ 3 á 13m, bom có trọng lượng 907 kg. Bom JDAM được điều khiển nhờ hệ thống định vị toàn cầu GPS trong mọi điều kiện thời tiết, ngày, đêm. . . Về cách đánh của Mỹ và NATO trong cuộc chiến theo kiểu leo thang đã được tính toán rất kỹ. Lúc đầu Mỹ và NATO chỉ huy động khoảng 400 máy bay các loại, nhưng sau hơn một tháng (đầu tháng 5-1999) đã huy động tới 1000 chiếc máy bay các loại (riêng Mỹ có 650 chiếc), số lượng tên lửa hành trình cũng tăng thêm, các tàu chiến, tàu bảo đảm cũng được điều động ngày càng tăng tới vùng biển Ađrialic. Về mục tiêu đánh phá, lúc đầu chỉ tập trung vào các mục tiêu quân sự (các trận địa phòng không, doanh trại quân đội, các sở chỉ huy, sân bay quân sự nhà máy quốc phòng. . . ) sau chúng chuyển sang đánh các mục tiêu đần sự, kinh tế, đầu mối giao thông, cầu cống, các bệnh viện, trường học. . .Bom đạn của Mỹ và NATO đã giết hại, làm bị thương hàng nghìn dân thường trong đó có nhiều cụ già, phụ nữ và trẻ em. Đúng vào ngày quốc tế lao động l-5, tên lửa của Mỹ và NATO đã bắn trúng một xe buýt chở khách đang đi trên một chiếc cầu cách thủ phủ Prextina của Côxôvô 21km, làm ít nhất 60 người chết, chủ yếu là dân thường và người nước ngoài. Từ đánh xa thủ đô tiến tới đánh gần thủ đô, sau đó đánh thẳng vào thủ đô, tập trung chủ yếu vào các cơ quan lãnh đạo đầu não và phương tiện thông tin truyền thông của Nam Tư, sau đó đánh tất cả các mục tiêu trên toàn lãnh thổ Nam Tư. Tổng kết lại, trong cuộc chiến Nam Tư, bằng tiến công đường không, Mỹ - NATO sau hơn một tháng đã phá huỷ hơn 200 mục tiêu, làm Nam Tư thiệt hại hơn 200 tỷ USD mà chỉ tiêu tốn khoảng 3 tỷ USD. Các phương tiện mang bom, đạn, tên lửa. . . xuất phát từ xa hàng nghìn, vạn km; phóng (thả) từ cự ly an toàn. Trinh sát mục tiêu, tổ chức chỉ huy hiệp đồng, điều khiển hoả lực, tác chiến điện tử, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật . . . đều được thực hiện từ xa, không trực tiếp tiếp xúc trên chiến trường. Điều này cho phép giảm thiểu phí tổn, tăng tính kịp thời, tránh tổn thất (nhất là về nhân lực), giảm cảm giác sợ hãi cho quân nhà, giảm tổn thất phụ, tránh vấn đề nhạy cảm về nhân đạo trong phản đối chiến tranh, thay thế sự hiện diện của bộ binh, xe tăng... trực tiếp trên chiến trường, giảm thiểu khả năng sa lầy, gây khó khăn, phức tạp trong phòng chống, giảm khả năng đánh trả của đối phương. Trong cuộc chiến tranh Nam Tư, bằng sức mạnh của không quân, Mỹ - NATO đã tàn phá các cơ sở kinh tế, huỷ hoại tiềm lực quân sự, làm mất khả năng và cả ý chí chiến đấu của Nam Tư. Qua cuộc chiến tranh Nam Tư, ta thấy nổi lên những đặc điểm tác chiến mới của nước có tiềm lực quân sự mạnh đối với nước yếu hơn đó là: Không kích và không kích theo kiểu ''phẫu thuật ngoại khoa'' bằng vũ khí công nghệ cao có độ chính xác cao đã trở thành một phương thức chiến tranh hiện đại. Đánh chính xác từ xa, không chiến tuyến, không trực tiếp tiếp xúc, không cân xứng đã trở thành dạng thức cơ bản của nước có lực lượng quân sự hùng mạng răn đe vũ lực đối với một nước có lực lượng quân sự yếu kém hơn. 2.Nhiệm vụ Nhiệm vụ của không quân là: Cùng với các lực lượng vũ trang khác bảo vệ vững chắc và toàn vẹn lãnh thổ đồng thời hoàn thành các nhiệm vụ bay khác.cụ thể: -Tiêu diệt các mục tiêu ở trên không,trên mặt đất,mặt nước. -Làm nhiệm vụ trinh sát,vận tải đường không và các nhiệm vụ khác như chỉ huy trên không,tiếp dầu,tác chiến điện tử… 3.Thành phần Về hình thức tổ chức,không quân bao gồm: ở một số nước có tiềm lực quân sự còn có không quân chiến lược(như Mỹ). Thành phần quân chủng không quân hiện đại hiện nay bao gồm: II.Khái quát về cơ sở kỹ thuật hàng không và các loại máy bay quân sự. A.khai quát về cơ sở kỹ thuật hàng không 1.tác dụng vào máy bay trong khi bay -Có 3 thành phần lực chủ yếu:Trọng lực G,lực kéo p và lực khí động toàn phần Rt 2.Cơ cấu điều khiển đường bay trong không gian -Một máy bay thông thường có 3 phần chính:Thân,cánh và đuôi B.Các loại máy bay quân sự 1.Máy bay tiêm kích. -Nhiệm vụ:chủ yếu chiến đáu trên không.Đôi khi cần thiết cũng có thể dùng để tiến công các mục tiêu mặt đất,mặt nước,yểm trợ cho các đơn vị mặt đất. -Yêu cầu:tốc độ nhanh,có độ bay cao,dễ cơ động và điều khiển. 2.Máy bay cường kích. -Nhiệm vụ:Tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất của đối phương(lực lượng bộ binh,các phương tiện kỹ thuật quân sự,các kho tàng,trung tâm kinh tế,văn hoá-chính trị…) hỗ trợ cho các binh chủng khác. _Yêu cầu:Tương tự như đối với máy bay tiêm kích.Nghĩa là phảI có tốc độ nhanh,độ bay cao,dễ cơ động và điều khiển. 3.Máy bay trực thăng. -Thuộc loại máy bay cánh quạt.Ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu cất hạ cánh không chỉ là ngắn mà còn thẳng đứng và có thể bay tại chỗ trên không. -Trong không quân máy bay trực thăng được chia ra:Máy bay trực thăng vũ trang và máy bay trực thăng vận tải. 4.Máy bay cất hạ cánh thẳng đứng. -Máy bay cất hạ cánh thẳng đứng được chia làm 2 loại: +Loại thứ nhất khi cất hạ cánh trục dọc của máy bay đặt theo phương thẳng đứng.khi bay truc dọc xoay sang vị trí nằm ngang.Ví dụ như máy bay XFY-1 của Mỹ chế tạo năm 1954. +Loại thứ hai khi cất cánh vẫn ở tư thế nằm ngang.Loại này được sử dụng rộng rãi. 5.Máy bay trinh sát. -Máy bay trinh sát,trừ một vài loại đặc biệt còn nói chung về cấu tạo đều giống các loại máy bay quân sự thông thường.Máy bay trinh sát khác máy bay quân sự ở chỗ nó được trang bị những phương tiện đặc biệt để chuyên làm nhiệm vụ thu thập tin tức về đối phương từ trên không. 6.Máy bay không người lái. -Máy bay không người lái được dùng vào nhiều mục đích như:dùng làm máy bay trinh sát,dùng làm mục tiêu giả,chỉ điểm mục tiêu,thu thập tình báo… -Về cấu tạo:cũng có các bộ phận như máy bay thông thường,nhưng có thêm máy dẫn đường và máy lái tự động… III.Không quân nhân dân Việt Nam. 1. Sự hình thành và phát triển của không quân Việt Nam Lực lượng không quân của ta mới chỉ được bắt đầu xây dựng từ tháng 10- 1954 khi ta tiếp quản các sân bay của Pháp ở miền Bắc. Ngày 3 - 3 - 1955, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng quốc phòng nước VNDCCH ký quyết định số 15/QĐA thành lập “Ban nghiên cứu sân bay" mang phiên hiệu C- 47 do Đồng chí Trần Quý Hai làm trưởng ban, đến cuối 1958 đổi thành cục không quân. Ngày 1 - 5 - 1959 đội bay vận tải đầu tiên được thành lập và sau này trở thành trung đoàn 919 - trung đoàn không quân đầu tiên của quân đội ta. Cùng với việc thành lập trung đoàn 919 một cơ sở sửa chữa máy bay và một lớp đào tạo thợ máy bay cũng ra đời. Ngày 30 - 5 - 1963 thay mặt bộ trưởng quốc phòng, trung tướng thứ trưởng Hoàng Văn Thái đã ký quyết định số 1 8/QĐ thành lập trung đoàn không quân tiêm kích, mang phiên hiệu trung đoàn không quân 921 . Ngày 3 - 2 -1964 tại sân bay Mông Tự (Trung Quốc), "Lễ ra mắt chính thức công khai của trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên của không quân NDVN được tiến hành" đánh dấu sự hình thành và phát triển của không quân chiến đấu Việt Nam. Ngày 10 - 3 - 1977 quân chủng không quân được thành lập là 1 trong 4 quân chủng quân đội NDVN. Ngày nay quân chủng phòng không và quân chủng không quân hợp nhất lại là: Quan chủng phòng không - không quân. Từ một đội bay vận tải ( 1954) đến một trung đoàn không quân tiêm kích ( 1964), ngày nay không quân ta đã trở thành một lực lượng hoàn chỉnh trong quân chủng PK - KQ bao gồm: - Các sư đoàn không quân tiêm kích, tiêm kích bom. - Các trung đoàn máy bay vận tải, trực thăng, trực thăng vũ trang. - Hệ thống sân bay nằm trên các địa bàn quan trọng trên phạm vi cả nước, đảm bảo cho tất cả các loại máy bay hiện đại hạ cánh, cất cánh. - Hệ thống các nhà máy, kho tàng hiện đại, có thể sửa chữa lớn các loại máy bay và sản xuất phụ tùng thay thế. - Hệ thống các nhà trường đào tạo phi công, cán bộ tham mưu, cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học. 2. Tuy mới được thành lập nhưng không quân Việt Nam đã có một truyền thống vẻ vang Từ 1959 á 1964, tuy còn non trẻ, không quân ta đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng: Bay chuyên cơ, vận chuyển trong nước và quốc tế. Đặc biệt. trong những năm 1960 á 1962 đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ bay tiếp tế, thả dù, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường Đông Dương . Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân đế quốc Mỹ, không quân NDVN non trẻ phải đương đầu với một đối tượng tác chiến dày dạn kinh nghiệm, có số lượng đông, được huấn luyện bài bản, có trang bị kỹ thuật hiện đại. Khi bước vào cuộc chiến đấu với không quân nhà nghề Mỹ, không quân ta chỉ có một số lượng ít ỏi máy bay MIG - 17 của trung đoàn không quân tiêm kích 921 . Nhiệm vụ của không quân lúc này là sẵn sàng chiến đấu “ mở mặt trận trên không thắng lợi" đánh thắng trận đầu. Chủ trương của ta là lấy đánh nhỏ để diệt địch và rèn luyện bộ đội. - Ngày 3 - 4 - 1 965 , không quân Mỹ đánh khu vực cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá). Chớp thời cơ, nắm chắc âm mưu thủ đoạn của địch, tận dụng yếu tố bất ngờ, biên đội 4MIG - 17 đã xuất kích trận đầu, bắn rơi: 2F - 8U của không quân hải quân Mỹ, “Mở mặt trận trên không thắng lợi”. Ngày 3 -4 trở thành ngày truyền thống của bộ đội không quân. Ngày 4 - 4 mặc dù địch đông hơn ta gấp bội, nhưng với ý chí quyết thắng và tinh thần dũng cảm ngoan cường, 4 máy bay MIG - 17 của ta đã bắn rơi 2 máy bay F - 105 (thần sấm) của không quân Mỹ. Đây là mốc lịch sử đánh dấu bước phát triển của không quân ta. - Trước đó 15-2-1965 các phi công của ta là Nguyễn Văn Ba và Lê Tiến Phước đã dùng 1 máy bay T - 28 ta thu được của địch bắn rơi 1 máy bay C - 1 23 của Mỹ - Nguỵ trên vùng trời biên giới Việt Lào khi chúng bay vào thả biệt kích trên lãnh thổ chúng ta. Những trận đầu đánh thắng có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị, quân sự “hạ uy thế của không lực Hoa Kỳ " mở đầu truyền thống chiến thắng vẻ vang của KQ NDVN. Từ tháng 4 - 1965 đến tháng 6 - 1966, không quân ta đã xuất kích chiến đấu 24 trận, bắn rơi 26 máy bay các loại của Mỹ. Năm 1967 - 1968, Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc một cách toàn diện, quy mô lớn, liên tục và ác liệt hơn. Cuộc chiến đấu của không quân ta ngày càng khẩn trương, quyết liệt, không quân ta vừa phải tập trung lực lượng cùng với các lực lượng phòng không khác. Đánh bại các bước leo thang của địch bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và chấp hành các nhiệm vụ khác, vừa phải nổ lực nhanh chóng nâng cao chất lượng bộ đội để đáp ứng yêu cầu phái triển về tổ chức và trang bị mới, để giành thắng lợi lớn hơn. Thời kỳ này không quân ta đã được trang bị máy bay tiêm kích MIG-21 hiện đại hơn, lực lượng được bổ sung dồi dào hơn. Do đó ta đã mở rộng phạm vi hoại động, đánh địch từ xa, trên nhiều hướng, nhưng vẫn giữ được yếu tố bí mật, bất ngờ, càng ngày càng phát huy được tính năng và sở trường của từng loại máy bay. MIG - 21 đánh xa (ngoài phạm vi của hoả lực phòng không ) với các phương pháp dẫn đường thích hợp dùng tốp nhỏ, chiếc lẻ tiến công vào đội hình lớn của địch. Từ đó phát triển thành chiến thuật " đánh nhanh thọc sâu”. MIG - 17 được chỉ đạo đánh gần, độ cao thấp, kết hợp cơ động mắt bằng với động cơ thẳng đứng. Cơ động mặl bằng nhanh phải thay đổi tâm lượn, tạo được yếu tố bất ngờ, đánh nhanh, rút nhanh, không ham quần lâu với địch. Trong mọi trường hợp phải giữ tốt đội hình cảnh giới, đánh có công kích, có yểm hộ, rút khỏi chiến đấu đúng lúc, đúng thời cơ, chú trọng cơ động độ cao thấp, lợi dụng hoả lực cao xạ yểm trợ để về căn cứ an toàn. - Khi đánh hiệp đồng hai loại máy bay đã hỗ trợ chi viện cho nhau cả về chiến thuật và hoả lực. Ví dụ trận đánh hiệp đồng giữa MIG - 21 và MIG-17 ngày 23 - 08 - 1967 tại Tuyên Quang, Thanh Sơn (Vĩnh Phú). Ta đã dùng một biên đội máy bay MIG - 21 : 2 chiếc và biên độ máy bay MIG - 17 : 4 chiếc. Đã hiệp đồng chiến đấu bắn rơi 4 máy bay Mỹ (2 F- 4 , 2 F - l05). - Trận đánh máy bay cường kích của trung đoàn không quân tiêm kích 921 . Ngày 18-11-1 967 tại thanh Sơn - Hạ Hoà (Vĩnh Phú). Ta đã dùng biên đội 2 máy bay MIG - 2 1 , trang bị tên lửa K - 1 3 bắn rơi tại chỗ 2 F - 105 của địch. - Trận đánh máy bay gây nhiễu điện tử EB - 66 của trung đoàn không quân tiêm kích 921 ngày 19-11 - 1967 tại Lang Chánh - Hồi Xuân (Thanh Hoá) Ta đã dùng biên đội 2 máy bay MIG - 21 trang bị tên lửa K - 13 (mỗi máy bay 2 quả) đã bắn rơi 1 máy bay gây nhiễu EB - 66 của Mỹ, tạo điều kiện cho bộ đội tên lửa và pháo cao xạ đánh 1 trận thắng lớn, bắn rơi 8 máy bay vừa cường kích và tiêm kích của địch, bẻ gãy một đợt tấn công quy mô lớn của chúng vào Hà Nội. - Từ cuối năm 1969, không quân ta đã cơ động một lực lượng MIG - 17 và MIG - 21 vào Thọ Xuân (Thanh Hoá) để hoạt động chiến đấu trên chiến trường Nam khu 4 và trực tiếp bảo vệ các (chân hàng) cửa khẩu trên tuyến hành lang chiến lược, trong đó có nhiệm vụ quan trọng và mới mẻ là chuẩn bị đánh máy bay chiến lược B - 52. Tổ chức theo dõi, nghiên cứu sự hoạt động của B - 52. Trong những năm 1970 và 1971 , MIG - 21 đã đánh thắng một số trận, bắn rơi các loại máy bay địch như: Trinh sát không người lái, F - 4, trực thăng CH - 53, và bắn bị thương máy bay chiến lợc B-52 làm cho địch hoảng sợ phải ngừng hoại động một thời gian, tạo điều kiện cho vận chuyển tiếp tế vào chiến trường Miền Nam. - Ngày 19 - 4- 1972 hai máy bay MIG - 17 đánh bị thương nặng hai tàu khu trục của Mỹ, trên vùng biển Quảng Bình, mở ra triển vọng mới làm tiền đề cho việc xây dựng và chiến đấu của bộ đội không quân tiêm kích bom sau này. - Tháng 4 - 1972, đế quốc Mỹ đánh phá trở lại trên toàn bộ miền bắc Việt Nam. Ngay từ đầu của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, địch đã tổ chức đối phó toàn diện với không quân ta bằng cách đánh thay đổi: Tăng tỷ lệ tiêm kích yểm trợ từ 1/1 đến 3/1, giảm số lượng cường kích, sử dụng đội hình linh hoạt; gây nhiễu trên diện rộng, hoạt động ở nhiều độ cao khác nhau, xâm nhập từ nhiều hướng, bay thấp, đánh lén, đánh chặn trên đường về hạ cánh của máy bay ta. Đánh phá liên tục và thường xuyên khống chế, chế áp các sân bay quân sự. Không quân la vẫn quyết tâm đánh địch. Ví dụ trận đánh máy bay tiêm kích của trung đoàn không quân 925 ngày 10 - 5 - 1 972 tại đỉnh sân bay Yên Bái. Ta đã dùng 2 biên đội MIG - 1 9 ( mỗi biên đội 4 máy bay), kết quả ta đã bắn rơi 2 F - 4 của Mỹ. - Thời gian này không quân ta thường hiệp đồng chiến đấu giữa 2 đến 3 loại máy bay, hiệp đồng cùng loại máy bay, và hiệp đồng giữa không quân tiêm kích với cao xạ, tên lửa. Một số trận đánh hiệp đồng đạt hiệu suất chiến đấu cao như: Trận đánh ngày 18 - 5 - 1972 hiệp đồng 3 biên đội : MIG - 17 , MIG - 19 và MIG - 21 bắn rơi 3 máy bay F - 4. Ngày 24 - 6 - 1972 hiệp đồng giữa 2 đội bay MIG 21 bắn rơi 3 F - 4. - Trận hiệp đồng đánh máy bay tìm cứu phi công nhảy dù của 2 trung đoàn không quân tiêm kích 921 và 927 ngày 27-6-1972 tại Hoà Bình, Sơn La, Mộc Châu. Ta đã dùng 2 biên đội MIG-21(mỗi biên đội 2 máy bay), kết quả cả 4 phi công ta bắn rơi tại chỗ 4 máy bay F-4 của địch, và về hạ cánh an toàn. Như vậy những tháng giữa năm 1972 là thời kỳ không quân chiến đấu có hiệu suất cao nhất: Đơn vị nào cũng đánh thắng, lớp phi công nào cũng lập công, các đơn vị mới ra quân đều đánh thắng giòn dã như trung đoàn 925, trung đoàn 927. Hoạt động tác chiến điển hình nhất của không quân chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ là hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng phòng không đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp khác từ 18 á 30 - 12 - 1972. Trong cuộc đọ sức quyết liệt này, phải kể đến trận đánh máy bay chiến lược B - 52 của trung đoàn không quân tiêm kích 921 đêm 27 tháng 12 - 1972 tại Tây nam Hà Nội. Ta đã dùng 1 máy bay MIG - 21 với 2 tên lửa K - 13 do phi công Phạm Tuân lái. Kết quả. trong vòng 24 phút thực hiện chuyến bay chiến đấu bằng 2 quả tên lửa, phi công Phạm Tuân đã bắn rơi 1 máy bay ném bom chiến lược B - 52. Trong cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975, không quân ta đã tích cực hoạt động trên nhiều lĩnh vực, vận chuyển chi viện chiến trường, các phi công phi đội "quyết thắng” nhanh chóng sử dụng máy bay A - 37 thu được của Ngụy và đã ném bom sân bay Tân Sơn Nhất 28 - 4 - 1975, cùng với các lực lượng vũ trang nhân dân hoàn thành thắng lợi sứ mạng lịch sử giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc. Sau đó không quân liên tục chiến đấu giải phóng các hải đảo, bảo vệ biên giới Tây nam, chi viện cho chiến trường Campuchia, truy quét tàn quân địch. Sau 1975, hoạt động của không quân trở nên đa dạng hơn: Vừa làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bay vận chuyển tiếp tế và thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị, quân sự và kinh tế khác. Máy bay chiến đấu MIG-17 của không quân Việt Nam IV.Xu hướng phát triển của không quân. 1.Xu thế chung. Bay nhanh, bay cao, bay xa, cơ động, hoả lực mạnh, tự động hoá và tàng hình là những yếu tố chủ yếu trong phươnghướng phát triển của máy bay chiến đấu trong tương lai. * Đối với máy bay siêu âm hoạt động gần trái đất thì V = 3500 á 3800 km/h và H = 35 á 40 km được coi gần như là giới hạn. Tuy nhiên, người ta vẫn đang xúc tiến nghiên cứu chế tạo các máy bay tiêm kích vũ trụ, có thể bay với H= 50 á250 km; V= 5000 á 10000 km/h. Nó có nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu vũ trụ nh : con tàu vũ trụ, các vệ tinh trinh sát, các trạm tự động . . . . Các máy bay này đã được thí nghiệm và đạt được những kết quả đáng kể. * Về tầm hoạt động hiện nay, các máy bay hiện đại có tầm hoạt động trung bình là 3000 km, một số đạt 5000 - 6000 km. Trong tương lai, tầm bay xa trung bình phải là 6000 - 7000 km, thậm chí có thể đạt 10000 km, nếu dùng động cơ nguyên tử có thể đạt tới 20.000 km. * Các máy bay chiến đấu đòi hỏi phải có tính cơ động cao, có tốc độ lớn và nhỏ; muốn vậy, máy bay cánh cụp, cánh xoè ngày càng được hoàn thiện, đồng thời máy bay cất hạ cánh thẳng đứng cũng ngày càng được cải tiến. * Trang bị vũ khí chủ yếu vấn là pháo, tên lửa, bom, nhưng ngày càng hiện đại, đồng thời vũ khí “ttinh khôn” điều khiển chính xác ngày càng được thay thế các vũ khí thông thường. * Xu thế phát triển của máy bay chiến đáu là dần dần tiến tới xoá bỏ ranh giới giữa máy bay tiêm kích và máy bay cường kích. Ngày nay các máy bay chiến đấu hiện đại đều được mang tên với chức năng "tiêm kích ném bom" gọi là "tiêm kích bom”, hay “tiêm kích - đa năng” như F - 16, F -15 của Mỹ, MIG - 29, MIG - 31 , SU - 30, SU - 35 của Nga, TORNADO của Anh và Đức. * Trong tương lai, các thiết bị tự động cũng được hoàn thiện hơn để giảm bớt người lái và đạt độ chính xác cao. Đồng thời trong các cuộc tiến công đường không tương lai, các phương tiện chiến bay không người lái chiến đâu sẽ có vai trò to lớn có thể thay thế cho các máy bay chiến đấu có người lái trong các nhiệm vụ nguy hiểm *Kỹ thuật tàng hình đã và đang được sử dụng, ngày càng được phát triển và hoàn thiện. Hiện nay Mỹ đã sản xuất được một số loại máy bay tàng hình như: + Máy bay ném bom chiến lược tàng hình B - 2 (máy bay mang 16 tấn bom). + Máy bay tiêm kích - đa năng tàng hình F - 117 A. + Máy bay tiêm kích - đa năng tàng hình F - 22 Máy bay chiến đấu MIG-29 của Nga Máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ . Mỹ đã sử dụng máy bay tàng hình F - 117 A trong chiến tranh ở Panama (12 - 1989) 2 chiếc và trong chiến tranh vùng vịnh (2 - 1991) với số lượng lớn. Trong chiến dịch bão táp sa mạc, Mỹ và liên quân dựa vào hai ưu thế công nghệ chủ yếu: Máy bay tàng hình và vũ khí chính xác cao: "Máy bay làng hình F - 117 trực tiếp đột nhập vào không phận thủ đô Bátđa. Chúng bay đơn phương độc mã, không có máy bay hộ tống, nhưng được tiếp dầu trên không. Trong những chuyến không kích ban đêm đầu tiên, F - 117 tiêu diệt 87 mục tiêu quan trọng. Điều đáng quan tâm là chúng cho phép tiết kiệm số máy bay tham chiến. Trước đây để đánh các mục tiêu kiên cố, Mỹ đã phải huy động một tốp : 8 máy bay cường kích, một biên đội máy bay gây nhiễu và 20 máy bay tiêm kích. Ngày nay, cũng nhiệm vụ đó chỉ cần một tốp F - 117. 2. Chiến lược phát triển của không quân Mỹ. Để thực hiện mục tiêu "khả năng tác chiến toàn cầu” trong thế kỷ 21, không quân Mỹ ngay từ 1997 đã xác định rõ 6 nhiệm vụ trọng tâm cần phải hoàn thành xong trước năm 2010 bao gồm : - Bảo đảm ưu thế về không quân và hàng không vũ trụ quân sự. - Bảo đảm giành ưu thế về thông tin. - Từng bước thực hiện “tiến công toàn cầu” . - Tăng cường khả năng tiến công chính xác. - Thực hiện “ cơ động toàn cầu”. - Bảo đảm khả năng tác chiến linh hoạt. Trong 6 nhiệm vụ trọng tâm đã được xác định năm 1997, KQ Mỹ lập trung ưu tiên phát triển một số hạng mục chủ yếu sau: Máy bay tàng hình Bao gồm các loại máy bay ném bom chiến lợc tàng hình B - 2, máy bay chiến đấu tàng hình F - 22 và máy bay tiêm kích liên quân JSF. Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ Vũ khí có điều khiển chính xác: Cùng với việc cải tiến và nâng cấp vũ khí hiện có, KQ Mỹ còn tích cực nghiên cứu, phát triển các loại vũ khí thế hệ mới. Khả năng tiến công toàn cầu: Trọng điểm của kế hoạch này là huấn luyện để máy bay B - 2 có thể cất cánh từ nước Mỹ tiến công bất cứ một mục tiêu nào trên thế giới. Vũ khí chống tên lửa đất đối đất chiến thuật và chiến lược: Trong đó trọng tâm chính là thực hiện kế hoạch TMD (phòng thủ tên lửa chiến trường) và NMD (phòng thủ tên lửa quốc gia). Để triển khai "khả năng tác chiến toàn cầu” trong thế kỷ 21, không quân Mỹ đã tiến hành hợp nhất giữa kỹ thuật vũ trụ, thông tin và đường không với những biện pháp chủ yếu sau: a. Xây dựng hệ thống trinh sát, giám sát, báo động cảnh giói trên cơ sở phát triển vệ tinh và máy bay trinh sát không người lái, lấy vệ tinh làm nòng cốt.. Biện pháp này nhằm nâng cao khả năng "hiểu biết toàn cầu” và khả năng "đối kháng thông tin". *Phát triển vệ tinh trinh sát Phần lớn các vệ tinh đã được triển khai trong vũ trụ của không quân Mỹ đều được chế tạo trong thời kỳ chiến tranh lạnh, có vai trò báo động cảnh giới chiến lược, giá trị sử dụng trong chiến thuật rất thấp. Để nâng cao khả năng trinh sát, báo động cảnh giới của vệ tinh, KQ Mỹ sẽ thực hiện 3 phát triển lớn: - Khai thác các vệ tinh hiện có nhằm nâng cao giá trị sử dụng chiến thuật, chiến dịch, đồng thời thực hiện chương trình "ứng đụng chiến thuật khả năng quốc gia” nhằm tạo khả năng truyền trực tiếp tới khoang lái cho các máy bay chiến đấu (trong thời gian thực) và kiểm chứng các dữ liệu thông tin do các phương tiện trinh sát đường không thu bắt được. - Phát triển hệ thống vệ tinh cảnh giới báo động đặt trên vũ trụ để tăng khả năng cảnh giới báo động tên lửa đường đạn, mở rộng khu vực phòng thủ từ 3 á 5 lần. - Phát triển kỹ thuật vệ tinh nhỏ, linh hoạt có độ chính xác cao, để nâng cao khả năng cảnh giới, chỉ huy trên chiến trường. * Phát triển máy bay trinh sát không người lái. Mục tiêu của chương trình là tạo ra những máy bay trinh sát không người lái tính năng cao, hành trình xa, có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 320á 480 km và chụp ảnh có độ phân giải tới vài cm. Phát triển máy bay báo động cảnh giới không người lái để thay thế các loại E - 3, E - 8. Các loại máy bay mới có tốc độ xử lý thông tin nhanh hơn loại E - 3 tới 10000 lần loại E - 8 á 1000 lần trong thời gian 10 á 15 năm tới, các máy bay trinh sát không người lái sẽ từng bước thay thế máy bay trinh sát có người lái. Máy bay trinh sát không người lái Predator * Thực hiện việc nối mạng gíưa vệ tinh trinh sát, máy bay báo động cảnh giới, máy bay trinh sát là trung tâm chỉ huy mặt đâí với máy bay chiến đấu. Nhằm xây dựng mạng thông tin chỉ huy kiểm soát chiến trường, lấy vệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60204.DOC
Tài liệu liên quan