Tiểu luận Mô tả tình huống dạy thêm, học thêm và biện pháp giải quyết tình huống

MỤC LỤC

 

Trang

1 . Phần mở đầu; 1

2 . Nội dung; 2

I - Mô tả tình huống và diễn biến của tình huống 2

II - Xác định mục tiêu xử lý tình huống. 12

III - Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống 13

IV - Xây dựng phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống 26

V - Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã được lựa chọn. 30

VI - Kết luận và kiến nghị. 34

 

3. Tài liệu tham khảo

 

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 30745 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mô tả tình huống dạy thêm, học thêm và biện pháp giải quyết tình huống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tra nhân dân đề nghị Nhà Trường xử lý nghiêm khắc cô giáo Vũ Thị Hằng. II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG - Giải quyết vụ việc ép học sinh học thêm trái với quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường Tiểu học của cô giáo Vũ Thị Hằng một cách nhanh chóng, công minh, dứt điểm, đúng quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà trường; - Giải quyết các đơn tố cáo của cha mẹ học sinh một cách thoả đáng, kịp thời, không để gây dư luận xã hội xấu đối với đội ngũ nhà giáo xung quanh vấn đề ép học sinh học thêm trái với quy định pháp luật nhằm tăng cường đoàn kết, tạo niềm tin của nhân dân vào nhà trường, vào ngành giáo dục ; - Xử lý nghiêm minh, đúng Luật Giáo dục đối với trường hợp vi phạm những quy định pháp luật về dạy thêm, học thêm trong các trường phổ thông; - Bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh, cha mẹ học sinh; đặc biệt là bảo vệ những quyền học tập, vui chơi, giải trí...theo đúng những qui định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, những quy định về quyền trẻ em trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà nhà nước Việt Nam đã gia nhập. - Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý giáo dục, tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực giáo dục, thắt chặt kỷ luật, kỷ cương trong xã hội. III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HIỆU QUẢ A. Cơ sở pháp lý - Hiến pháp năm 1992 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 11, nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15 tháng 4 năm 1992, (đã sửa đổi, bổ xung theo Nghị quyết 51 được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 sửa đổi, bổ xung ngày 25 /12 / 2001. Hiến pháp năm 1992 , Điều 59 : Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức. Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chính sách học phí, học bổng. Hiến pháp năm 1992 , Điều 65 Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. - Luật Giáo dục năm 2005, Quốc hội thông qua năm 2005: Luật Giáo dục, Điều 3. Tính chất, nguyên lý GD ... Hoạt động GD phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, GD kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội. Luật Giáo dục, Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng GD. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học. Luật Giáo dục, Điều 20. Cấm lợi dụng các hoạt động GD Cấm lợi dụng các hoạt động GD vì mục đích vụ lợi. Luật Giáo dục, Điều 27. Mục tiêu của GD phổ thông 1. Mục tiêu của GD phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luật Giáo dục, Điều 70. Nhà giáo 2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; Luật Giáo dục, Điều 72. Nhiệm vụ của nhà giáo: 1. GD, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý GD, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình GD; 2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; 3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của ngời học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học; 4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học; Luật Giáo dục, Điều 75. Các hành vi nhà giáo không được làm Nhà giáo không được có các hành vi sau đây: 1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học; 2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học; 3. Xuyên tạc nội dung GD; 4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. Luật Giáo dục, Điều 95. Quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh 1. Yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ; 2. Tham gia các hoạt động GD theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường; 3. Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý GD giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc GD con em hoặc người được giám hộ. Luật Giáo dục, Điều 99. Nội dung quản lý nhà nước về GD 12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về GD; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về GD. Luật Giáo dục, Điều 118. Xử lý vi phạm 1. Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật: h) Làm thất thoát kinh phí GD; lợi dụng hoạt động GD để thu tiền sai quy định; b- Điều lệ Trường tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số: 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên trường tiểu học 1. Giáo viên có những nhiệm vụ sau đây: - Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học ; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá,xếp loại học sinh ; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức ; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn ; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; - Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo ; gương mẫu trước học sinh ;bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh ; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; - Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương; - Rèn luyện sức khoẻ, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; - Thực hiện nghĩa vụ công dân, các qui định của pháp luậ và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng ;nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục; - Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh, với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan trong dạy học và giáo dục học sinh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 35. Các hành vi giáo viên không được làm Giáo viên không được có các hành vi sau đây: - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh, đồng nghiệp, người khác. - Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam - Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. - Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. - Hút thuốc; uống rượu, bia; nghe, trả lời bằng điện thoại di động khi đang dạy học, khi đang tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường. c- Chỉ thị số 15 của Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT đã có Chỉ thị số 15/2000/CT–BGD-ĐT ngày 17 tháng 5 năm 2000 nhằm chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm một cách ồ ạt. Trong đó Chỉ thị nêu rõ: * Mục đích, yêu cầu của việc tăng cường quản lý việc dạy thêm, học thêm: - “Phải tập trung chỉ đạo trong thời gian ngắn nhất khắc phục biểu hiện tiêu cực trong việc dạy thêm của giáo viên các trường phổ thông công lập theo quy định của Quyết định 242/TTg. Xử lý kịp thời mọi sai phạm, nhất là việc bắt ép học sinh học thêm để thu tiền, người cố tình tái phạm phải được xử lý nghiệm khắc, kể cả buộc thôi viêc; - “Quản lý thống nhất các lớp dạy thêm theo nhu cầu của người học có thu tiền do tổ chức hoặc cá nhân mở lớp trong hoặc ngoài trường học, đảm bảo lợi ích của người học và trách nhiệm của người dạy……”; * Các biên pháp tăng cường quản lý việc dạy thêm, học thêm: - Tổ chức tốt để thu hút tối đa học sinh vào các lớp học 2buổi/ngày theo nguyện vọng của gia đình học sinh, đảm bảo cho học sinh được nghỉ 2 ngày mỗi tuần. Không tổ chức dạy thêm trong kỳ nghỉ hè. - “ Việc phụ đạo học sinh kém là trách nhiệm của giáo viên dạy chính khoá môn học đó. Các sở Giáo dục và Đào tạo quản lý chặt chẽ việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Không thu tiền của học sinh để chi cho việc phụ đạo học sinh kém và bồi dưỡng học sinh giỏi. Hiệu trưởng tổ chức, quản lý việc dạy thêm ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 5 trong 1 tháng trước kỳ thi, mỗi tuần không quá 2 buổi, mức thu tiền theo quy định tại Thông tư liên Bộ Giáo dục và đào tạo – Tài chính số 16/TT-LB nói trên”; - “ Hiệu trưởng các trường tiểu học chịu trách nhiệm quản lý việc dạy thêm của giáo viên theo đúng quy đinh, chấm dứt tình trạng bắt ép học thêm. - “Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức mở lớp dạy thêm trong hay ngoài trường học, chỉ được hoạt động sau khi đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy thêm”; - “Các lớp do giáo viên của trường phổ thông mở trong và ngoài trường do Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, người dạy phải đăng ký và được sự cho phép, chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục địa phương”; - “Việc cho phép dạy thêm phải lựa chọn những người có trình độ chuyên môn tốt, ưu tiên những người có tay nghề giỏi đã hoàn thành tốt công tác được giao, không cho phép những người có tay nghề yếu được dạy thêm. đảm bảo việc học là tự nguyện, xử lý thích đáng việc bắt ép học thêm để thu tiền. Xử lý các trường hợp mở lớp trái phép theo quy định tại Điều 118 của Luật Giáo dục năm 2005”; d- Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định dạy thêm học thêm, ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDDT của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 31 tháng 01 năm 2007. Ba nguyên tắc thực hiện dạy thêm hoặc thêm được quy định tại Điều 2 của Quy định dạy thêm học thêm như sau: 1. Nội dung và phương pháp dạy thêm học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh; phải phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông và đặc điểm tâm lý của người học; không gây tình trạng học quá nhiều và vượt quá sức tiếp thu của người học. 2. Hoạt động dạy thêm có thu tiền chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, trừ trường hợp khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( sau đây gọi chung là cấp tỉnh ) quy định miễn giấy phép. 3. Không ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. Quy định dạy thêm học thêm còn ghi nhận các trường hợp không thực hiện dạy thêm học thêm gồm: - Đối với các trường dạy học 2 buổi trong một ngày, nhà trường và giáo viên không được tổ chức dạy thêm học thêm cho học sinh; việc ôn thi tốt nghiệp, ôn thi chuyển cấp, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ bố trí trong các buổi học tại trường. - Không dạy thêm học thêm cho học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: nhận quản lý học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình; phụ đạo cho những học sinh học lực yếu, kém; bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao; luyện tập kỹ năng đọc, viết cho học sinh, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. - Cơ sở giáo dục đại học không được tổ chức dạy thêm học thêm theo chương trình giáo dục phổ thông cho người học không phải là học sinh, học viên của cơ sở giáo dục đại học đó. Quy định dạy thêm học thêm còn ghi nhận: - Dạy thêm học thêm trong nhà trường là dạy thêm học thêm do nhà trường phổ thông, cơ sở giáo dục khác dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông thực hiện. - Dạy thêm học thêm trong nhà trường bao gồm: phụ đạo học sinh học lực yếu, kém; bồi dưỡng học sinh giỏi; dạy thêm những học sinh có nguyện vọng củng cố, bổ sung kiến thức; ôn thi tuyển sinh trung học phổ thông cho học sinh lớp 9; ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh lớp 12. Khi mở lớp dạy thêm, phải có đủ giáo viên đạt trình độ tiêu chuẩn được đào tạo, có đủ cơ sở vật chất và lớp học đảm bảo yêu cầu tại quy định về vệ sinh trường học ban hành theo Quyết định số: 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ y tế. Đối với việc dạy thêm học thêm ngoài nhà trường, Quy định dạy thêm học thêm còn nhấn mạnh: Dạy thêm học thêm ngoài nhà trường bao gồm: bồi dưỡng kiến thức, ôn luyện thi. Tổ chức, cá nhân đăng ký mở lớp dạy thêm phải có đủ giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo, có đủ cơ sở vật chất và lớp học đảm bảo yêu cầu tại Quy định về vệ sinh trường học ban hành theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2000 cuả Bộ trưởng Bộ y tế. Pháp luật….. còn quy định trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện dạy thêm học thêm cho các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục: (1). Uỷ ban nhân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh. Căn cứ quy định tại văn bản này và các quy định khác có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định về dạy thêm học thêm; cấp giấy phép hoặc uỷ quyền cho sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép dạy thêm học thêm. Trong văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, phải quy định cụ thể các nội dung chủ yếu sau đây: - Trách nhiệm của uỷ ban nhâ dân các cấp, các cơ quan quản lý giáo dục và các ngành liên quan trong việc quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh; - Thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép và thu hồi giấy phép dạy thêm; các trường hợp được miễn cấp giấy phép dạy thêm. - Điều kiện bảo đảm chất lượng dạy thêm học thêm (tiêu chuẩn người dạy, cơ sở vật chất, số lượng học sinh của mỗ lớp, địa điểm dạy thêm); - Mức thu và sử dụng tiền học thêm; - Khen thưởng và xử lý vi phạm. (2). Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt chung là cấp huyện ) chịu trách nhiệm quản lý đối với hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn huyện theo quy định tại văn bản này và quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm trên địa bàn huyện để xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm. Pháp luật …….còn quy định trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo gồm: (1). Thực hiện quy định về dạy thêm học thêm; tổ chức thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm hiệu lực của quy định về dạy thêm học thêm; phát hiện nhân tố tích cực, phong ngừa và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm. (2). Thông báo công khai nơi tiếp nhận công dân tại trụ sở cơ quan và điẹn thoại dùng cho việc tiếp nhận ý kiến phản ánh về dạy thêm học thêm để quản lý. Pháp luật …………….còn quy định trách nhiệm cuả Hiệu trưởng nhà trường và người đứng đầu cơ sở giáo dục khác gồm: (1). Tổ chức quản lý dạy thêm học thêm trong nhà trường, đảm bảo quyền lợi của người học; kiểm tra hoạt động dạy thêm học thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường của giáo viên, cán bộ, nhân viên do trương mình quản lý. Thực hiện đúng tiến độ quy định của phân phối chương trình; không cắt xén chương trình, nội dung dạy học đã được quy định để dành cho dạy thêm học thêm. (2). Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm các quy định về dạy thêm học thêm; định kỳ tổng kết và báo cáo tình hình dạy thêm học thêm theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện dạy thêm học thêm ngoài nhà trường gồm: (1).Thực hiện các quy định tại văn bản này và các quy định khác về hoạt động giáo dục. Trước khi thực hiện dạy thêm, người tổ chức dạy thêm phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép kế hoạch dạy thêm, nội dung dạy thêm, danh sách người học, danh sách người dạy. (2). Quản lý người học và tôn trọng quyền lợi của người học. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm, phải báo cáo với cơ quan cấp giấy phép và thông báo công khai cho người học biết trước ít nhất là 30 ngày tính đến ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm, hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện. Quy định dạy thêm học thêm, Điều 12. Xử lý vi phạm: “1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định và dạy thêm học thêm, tuỳ theo tính chất và mức độ vị phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. 2. Cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm quy định về dạy thêm học thêm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý cán bộ, công chức. 3. Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm quy định về dạy thêm học thêm, có hành vi lừa đảo hoặc tổ chức dạy thêm học thêm trái quy định dẫn tới vi phạm các quy định về trật tự an toàn xã hội thì phải được xử lý thích đáng, bị áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”. Công văn số 643 /SGD&ĐT – VP ngày 01 tháng 3 năm 2007, về việc thực hiện Quy định về dạy thêm học thêm của Bộ GD&ĐT. Trong đó có nhấn mạnh: (1). Tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh nội dung Quy định về dạy thêm hcọ thêm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ( Có văn bản quy định kèm theo) (2). Yêu cầu cán bộ, giáo viên cam kết thực hiện nghiêm túc nội dung Quy định về dạy thêm, học thêm. (3). Tổ chức tốt các kỳ thi và kiểm tra từ nay đến hết năm học 2007-2008. (4). Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời những sai phạm trong việc thực hiện quy định về dạy thêm học thêm thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý. B. Phân tích nguyên nhân Nghiên cứu toàn bộ quá trình và diễn biến của vụ việc chúng ta nhận thấy vụ việc trên xảy ra từ rất nhiều nguyên nhân: 1. Những nguyên nhân khách quan - Tác động của cơ chế thị trường đến các nhà trường phổ thông Trước hết phải nói đến sự phát triển quá nóng của nền kinh tế thị trường, nó tác động mạnh mẽ đến từng gia đình; nó đòi hỏi sự thoả mãn đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần... cả về các mối quan hệ xã hội. Các bậc phụ huynh không những có điều kiện cho con mình ăn ngon, mặc đẹp mà còn luôn luôn mong muốn cho con mình học giỏi. Những gia đình có điều kiện về kinh tế, luôn luôn tìm mọi cách, chạy ngược, chạy xuôi mọi nơi để tìm thầy dạy giỏi dạy cho con mình. - Nội dung chương trình sách giáo khoa các cấp phổ thông cũng là vấn đề nổi cộm. Mặc dù Bộ GD&ĐT đã thường xuyên chỉnh lý đổi mới,giảm tải nhưng vẫn còn nhiều bất cập, còn nặng nề, còn nhiều phần chưa phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, để học và hiểu hết được hết nội dung mà sách giáo khoa đề ra thì học sinh phải nhớ, phải học thuộc quá nhiều... vì vậy giờ dạy chính khoá thầy rất khó truyền tải hết chương trình sách giáo khoa; Thực tiễn ấy cũng thúc đẩy việc dạy thêm phát triển. - Chế độ thi cử, kiểm tra đánh giá, xếp loại hàng năm của ngành giáo dục cũng có tác động rất lớn đến tâm lý của phụ huynh học sinh. Đây cũng là cơ hội tốt để cô mở lớp dạy thêm. - Công tác quản lý của các cấp ngành còn nhiều hạn chế, nhất là công tác kiểm tra, thanh tra... - Chế độ tiền lương của giáo viên trong những năm qua còn thấp, chưa đủ đảm bảo cho cuộc sống của cá nhân và gia đình, cho nên ngoài giờ dạy chính khoá, con đường tốt nhất, nhẹ nhàng nhất để tăng thu nhập là tổ chức dạy thêm. - Và tất nhiên không thể không nói đến căn bệnh thành tích của xã hội hiện nay. Một căn bệnh quá nguy hại đến thế hệ trẻ của chúng ta. Nó đã tồn tại một thời gian khá dài mà bây giờ mới có một vài người mạnh dạn nói ra... - Do nhu cầu muốn cho con được học thêm của các bậc cha mẹ học sinh Từ mong muốn rất chính đáng cho con được học thêm của cha mẹ học sinh cho nên ở họ dễ nảy sinh ra hai xu hướng; + Một số vị nôn nóng muốn con mình được học thêm bằng mọi giá, họ chủ động đến gặp giáo viên để đề xuất nghuyện vọng của mình + Một số vị trong lòng không có ý muốn cho con học thêm, nhưng thấy các bậc cha mẹ khác cho con đi học thêm thì lại lo lắng và ép con mình phải học thêm, trong khi con của họ học rất giỏi, không có nhu cầu học thêm; - Một số vị thấy việc cho con được học thêm là cần thiết, là cấp thiết. Nhưng khi họ chưa tìm được thày dạy như họ mong muốn thì đương nhiên cô giáo dạy chính khoá ở trường có nhiều cơ hội để dạy thêm. Chính vì vậy mà những giáo viên này phải lo lắng tìm biện pháp để giữ học sinh cho mình. 2. Những nguyên nhân chủ quan - Phần lớn các giáo viên đều được phân công làm giáo viên chủ nhiệm, quản lý từ 40-50 em học sinh. Những em học sinh này chịu sự ràng buộc nhất định của các thầy cô chủ nhiệm. Do đó chính các em đó sẽ là đối tượng trực tiếp để các thày chủ nhiệm dạy thêm. - Số giáo viên còn lại cũng đang dạy chính khoá ở trường, số giáo viên đó cũng liên quan đến vấn đề chất lượng học tập của các em,vì vậy, mục tiêu được thầy cô chọn để dạy thêm là các em học sinh mà thầy đang dạy chính khoá ở trường. * Thực trạng QLNN về GD&ĐT - Nghị quyết BCH trung ương 2 (khoá 8): “ Công tác kiểm tra thanh tra giáo dục còn quá yếu,thiếu những biện pháp hữu hiệu để kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo,đặc biệt là các hình thức “ Trường mở ”, bán công, dân lập,tư thục. Chậm phát triển, thiếu nghiêm túc trong xử lý và khắc phục những tiêu cực trong ngành GD; cơ chế quản lý của ngành GD &ĐT chưa hợp lý: chức năng,nhiệm vụ đặc biệt chức năng, nhiệm vụ QLNN qui định thiếu rõ ràng, chồng chéo, vì vậy QLNN vừa ôm đồm vừa buông lỏng...” - Nghị quyết BCH trung ương 6 (khoá 9): “ Việc xếp lương nhà giáo ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp như yêu cầu của Nghị quyết trung ương 2 vẫn chưa được thực hiện. Nhìn chung, chính sách đối với nhà giáo chưa tạo được động lực đủ mạnh cho người dạy để đưa sự nghiệp Giáo dục vào thế ổn định,theo hướng đổi mới bắt kịp bước phát triển của thế kỷ mới như Nghị quyết trương ương 2 đã vạch ra. Đầu tư của Nhà nước cho giáo dục chủ yếu mới chỉ đủ chi cho lương và phụ cấp của giáo viên, việc đầu tư còn dàn trải, thiếu sự thống nhất quản lý và phối hợp nhiều dự án đầu tư cho giáo dục... Vẫn còn hiện tượng cắt xén ngân sách giáo dục cho các khoản chi khác ” - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Một trong những nguyên nhân của những bức xúc hiện nay trong GD&ĐT là do các cấp quản lý GD còn chậm đổi mới tư duy và phương thức quản lý. Đây là nguyên nhân cơ bản của nhiều vấn đề bức xúc, hạn chế trong GD, do đó đổi mới quản lý Giáo dục đang là vấn đề bức bách hiện nay đối với sự phát triển của GD Việt Nam. Có thể đây là yêu cầu do những năm trước để lại và bây giờ yêu cầu đổi mới ngày một nhiều lên. C. Phân tích hậu quả - Ngoài thời gian học ở trường các em còn phải học lý thuyết và làm bài tập ở nhà, lượng thời gian đó đã khá lớn. Nếu phải học thêm nữa các em sẽ chịu một áp lực rất cao về thời gian học (trung bình là 10-12 giờ làm việc trong một ngày). Do đó khi đến lớp các em đã quá mệt mỏi cho nên các em sẽ thụ động, mất dần tính sáng tạo khi nghe giảng. - Vì đã được học thêm trước (về kiến thức) nên khi lên lớp các em tỏ ra lơ là vì các em buộc phải nghe lại những kiến thức đó ở lớp dạy thêm. Lý do đó cũng làm cho giáo viên đứng lớp giảm hứng thú khi giảng bài. Việc học thêm không tự nguyện sẽ làm cho học sinh bị ức chế, dẫn đến việc tiếp thu bài giảng trong giờ học chính khoá rất hạn chế. Khi học sinh đã không còn tôn trọng cô nữa thì rất dễ sinh tâm lý chán nản không muốn học môn cô dạy nữa, như vậy thì hậu quả tâm lý đối với các em sẽ rất nặng nề... - Lớp học thêm của cô giáo Vũ Thị Hằng không đủ điều kiện về bàn ghế ( bàn ghế cao thấp không đồng bộ, phòng học thiếu ánh sáng, ẩm thấp, lại chật trội (18 học sinh / 10 m2 phòng học) sẽ ảnh hưởng đến........................... ..................................... Hơn nữa nhiều học sinh vừa phải học thêm thày dạy chính khoá, vừa phải học thêm thày dạy không chính khoá, sẽ rất tốn kém về tiền học, rất nặng nề về tâm lý và mất rất nhiều thời gian ảnh hưởng đến sức khoẻ của học sinh. - Nếu người giáo viên đã tham gia dạy thêm nhiều thời gian thì khi lên lớp giờ chính khoá, anh ta sẽ mệt mỏi vì lao động quá sức (cũng giống như học sinh-từ 10 đến 12 giờ làm việc trong một ngày). Có lẽ trên thế giới không có giáo viên nào giảng dạy với cường độ phi thường như vậy. - Hiện trạng việc dạy thêm ấy thực sự là gánh nặng đè lên vai học sinh và các bậc phụ huynh, đó không chỉ là gánh nặng về tiền bạc, mà còn về nhiều vấn đề khác như thời gian, sức khoẻ, tâm lý, lòng tin tưởng vào sự thay đổi của xã hội với ngành giáo dục, với người thầy. - Việc dạy thêm kiểu ấy, dù vô tình hay hữu ý ở bất kỳ mức độ nào cũng là việc sai lệch mục tiêu, nguyên lý giáo dục nói riêng và quá trình “trồng người ” nói chung. Phụ huynh học sinh đang nghĩ cô Hằng nói riêng và cán bộ giáo viên nhà trường nói chung với hình ảnh rất xấu: + Nếu không cho con đi học thêm thì sẽ bị giáo viên trù dập. + Giáo viê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctl_day_them_nguyet_04_08_7208.doc
Tài liệu liên quan