Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, những vấn đề đặt ra đối với công cuộc đổi mới đất nước và hoạt động kinh tế của con người

Mục lục

Trang

Lời giới thiệu 2

A. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức 2

I. Vật chất 2

1) Phạm trù vật chất trong lịch sử 2

2) Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất 3

3) Tính thống nhất vật chất của thế giới 5

4) Những phương thức tồn tại của vật chất 6

a. Vận động và đứng im 6

b. Không gian và thiời gian 7

II. Ý thức 8

1) Nguồn gốc của ý thức 8

2) Bản chất 8

3) Kết cấu 9

a. Theo các yếu tố hợp thành 9

b. Theo chiều sâu nội tâm 10

III. Nội dung 11

1) Vai trò quyết định của nhân tố vật chất đối với nhân tố tinh thần 11

2) Vai trò của nhân tố tinh thần chủ quan 12

3) Ý nghĩa mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức 12

B. Những vấn đề đặt ra đối với công cuộc đổi mới đất nước và họat động kinh tế của con người 14

Lời kết 18

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13575 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, những vấn đề đặt ra đối với công cuộc đổi mới đất nước và hoạt động kinh tế của con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ät, mà bằng một sự phát triển lâu dài, khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên C.Mác và Ph.Aêngghen, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tập 20, trang 67. . 4. Những phương thức tồn tại của vật chất: Trong triết học, khi bàn tới phạm trù vật chất, đđương nhiên chúng ta phải bàn tới các phạm trù có liên quan tới việc làm sáng tỏ sự tồn tại của nó. Đó là các phạm trù vận đđộng và đứng im, không gian và thời gian. a. Vận động và đứng im: Theo quan đđiểm chủ nghĩa duy vật, vận đđộng không chỉ đđơn giản là sự thay đổi vị trí trong không gian mà đó là vận động theo nghĩa chung nhất: Ph.Ăngghen viết “vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất (…) bao gồm tất cả mọi thayđđổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị tríđđơn giản cho đến tư duy” C.Mác và Ph.Aêngghen, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tập 20, trang 519. . Theo Ph.Ăngghen, vận động “là thuộc tính cố hữu của vật chất”, “là phương thức tồn tại của vật chất” C.Mác và Ph.Aêngghen, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tập 20, trang 89. . điều này có nghĩa là vật chất tồn tại bằng cách vận động. Trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vật chất thể hiện đặc tính của mình. Như vậy có nghĩa là không có vật chất tồn tại tách rời vận động và không có sự vận động nào mà không phải là vận động của thế giới vật chất. Với tư cách là một thuộc tính cố hữu của vật chất, theo quan điểm triết học Mác- Lênin thì vận động là sự tự thân vận động của vật chất tạo nên từ sự tác động qua lại giữa chính các phần tử nội tại cấu tạo nên vật chất. Quan niệm về sự tự thân vận động của vật chất đã chứng minh được bởi các thành tựu khoa học thực nghiệm. Vật chất vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi và vận động là một thuộc tính không thể tách rời vật chất nên bản thân sự vận động cũng không tự mất đi và cũng không tự sinh ra. Theo triết học Mác- Lênin, có 5 hình thức vận động chủ yếu sau đây: Vận động cơ học (sự dịch chuyển vị trí của các vật thể trong không gian). Vận động vật lý (vận động của các phân tử, các hạt cơ bản). Vận động hóa học (vận động của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân giải các chất). Vận động sinh học (trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường). Vận động xã hội (sự thay đổi, thay thế của các quá trình xã hội của các hình thái kinh tế- xã hội). Với sự phân loại vận động của vật chất thành các hình thức xác định như trên, những hình thức này quan hệ với nhau theo những nguyên tắc xác định. Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động giản đơn, trình độ thấp bao hàm trong nó. Trong khi đó các hình thức vận động thấp hơn không có khả năng bao hàm các hình thức vận động cao hơn. Trong sự tồn tại của mình sự vật hiện tượng có thể có nhiều hình thức tồn tại khác nhau, tuy nhiên sự tồn tại của bất cứ vật chất nào phải được đặc trưng bởi một hình thức vận động nhất định. Khi triết học Mác- Lênin khẳng định thế giới vật chất tồn tại trong vận động không có nghĩa là phủ nhận đứng im mà trái lại, vận động còn bao hàm trong đó hiện tượng đứng im tương đối. Không có sự đứng im tương đối thì sẽ không có sự vật và hiện tượng vật chất cụ thể nào tồn tại. Đứng im chỉ xét trong một quan hệ nhất định của sự vật, còn khi xét trong mọi quan hệ thì sự vật vận động chứ không phải đứng im. Đứng im chỉ xét trong một hình thức vận động, nếu trong mọi hình thức vận động thì sự vật không phải đứng im mà đang vận động. Đứng im chỉ biểu hiện của một trạng thái vận động trong “sự cân bằng”, trong sự ổn định tương đối của sự vật và hiện tượng cụ thể. Bởi không có đứng im tương đối thì cũng không có sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng khách quan nói chung. b. Không gian và thời gian: Trong triết học duy vật biện chứng, cùng với phạm trù vận động thì không gian và thời gian cũng là những phạm trù đặc trưng cho phương thức tồn tại của vật chất. V.I.Lênin đã nhận xét rằng: “Trong thế giới, không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể ở đâu ngoài không gian và thời gian” V.I.Lênin, Toàn tập, NXB Tiến Bộ, Mátxcơva, 1980, tập 18, trang 209-210. . Thật ra không gian và thời gian là những phạm trù đã được xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhận thức. Ngay từ rất xa xưa người ta đã hiểu rằng bất kỳ một khách thể vật chất nào cũng đều chiếm một vị trí nhất định, ở vào một khung cảnh nhất định trong tương quan về mặt kích thước so với các khách thể khác.... các hình thức tồn tại như vậy của vật thể được gọi là không gian. Bên cạnh các quan hệ không gian, sự tồn tại của các khách thể vật chất còn được biểu hiện ở mức độ tồn tại lâu dài hay mau chóng của hiện tượng, ở sự kế tiếp trước sau của các giai đọan vận động…. Những thuộc tính này của sự vật được đặc trưng bằng phạm trù thời gian. Các đại lượng không gian và thời gian của sự tồn tại của sự vật, thông thường, được xem như một cái gì đó hiển nhiên. Các nhà duy vật siêu hình ở thế kỷ XVII- XVIII cho rằng không gian, thời gian tách rời nhau; thời gian là duy nhất, không gắn với sự vật. Những người theo quan điểm duy vật biện chứng cho rằng không gian và thời gian gắn chặt với nhau, mọi sự vật luôn luôn có không gian, thời gian của riệng mình, mọi sự vật luôn luôn vận động trong không gian, thời gian của mình. Đầu thế kỷ XX, thuyết tương đối của A.Anhxtanh ra đời thì luận điểm trên đã được chứng minh một cách hùng hồn. Từ đó họ đưa ra khái niệm không gian và thời gian với những tính chất: Các sự vật có bề rộng, bề dài, bề cao, có vị trí giữa các khách thể khác, điều đó làm xuất hiện KHÔNG GIAN. Mọi sự vật đều vận động, nghĩa là có các trạng thái chất lượng như nhanh, chậm, lâu, mau. Độ lâu diễn đạt vận tốc, nhịp diệu gọi là THỜI GIAN. Có nhiều đơn vị đo không gian và thời gian. Không gian có 3 chiều, thời gian chỉ có một chiều. II. Ý THỨC: Vấn đề nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức là một vấn đề hết sức phức tạp của triết học, là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử. Dựa trên những thành tựu của triết học duy vật, của khoa học và thực tiễn xã hội, triết học Mác- Lênin đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên đây. 1. Nguồn gốc của ý thức: Nguồn gốc của ý thức TỰ NHIÊN Là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người dưới sự tác động của thế giới bên ngoài mà sinh ra ý thức. XÃ HỘI (quan trọng nhất) Thông qua hoạt động thực tiễn xã hội, đặc biệt là lao động và ngôn ngữ của con người đã hình thành ý thức. 2. Bản chất của ý thức: Bản chất của ý thức là sự phản ánh mang tính tích cực, năng động và tính sáng tạo.Ýù thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não con người, nhưng không phải là sự phản ánh đơn giản, thụ động mà là sự phản ánh mang tính tích cực. Bởi vì, nhận thức của con người là một nhu cầu khách quan, nhu cầu về sự nghiên cứu và sự giải thích tất cả những gì xảy ra trong hiện thực, về sự nắm bắt và vận dụng các quy luật khách quan. Tính năng động và sáng tạo của ý thức là quá trình cải biến các đối tượng vật chất đã được di chuyển vào bộ não con người, thành cái tinh thần, cái khách thể tinh thần,…, ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội. Quá trình ý thức là quá trình thống nhất 3 mặt sau: Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này có tính hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết. Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Đây là quá trình mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất. Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức là quá trình hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn chuyển hóa tư tưởng thánh thực tại, hoặc vật chất hóa tư tưởng của con người dưới dạng vật chất ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này con người lựa chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ để tác động vào hiện thực khách quan. 3. Kết cấu của ý thức: a. Theo các yếu tố hợp thành: Ý thức bao gồm các yếu tố cấu thành như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí… trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi. Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu khác. Tri thức bao gồm tri thức về tự nhiên, xã hội, con người… dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau như tri thức cảm tính- tri thức lý tính, tri thức kinh nghiệm- tri thức lý luận, tri thức tiền khoa học- tri thức khoa học. Chẳng hạn tri thức kinh nghiệm là tri thức nảy sinh một cách trực tiếp tứ thực tiễn- từ lao động sản xuất, đấu tranh xã hội hoặc thí nghiệm khoa học. Đó là kết quả từ những quan sát hằng ngày trong cuộc sống và trong lao động… hoặc tư những thí nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm giới hạn ở lĩnh vực các sự kiện, sự miêu tả, phân loại các dữ kiện thu nhận được từ quan sát và thí nghiệm về các khía cạnh cụ thể khác nhau của hiện thực. ngược lại tri thức lý luận là tri thức được hình thành từ tri thức kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, nhưng không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm, mà nó có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm bởi tính vượt trước của nó trong sự phát triển của khoa học. Tri thức lý luận là tri thức mang tính hệ thống, khái quát, trừu tượng hóa phản ánh tính bản chất và các quy luật của hiện thực. Sự phản ánh thế giới khách quan của ý thức con người không chỉ đem lại cho con người những tri thức mà còn đem lại những tình cảm, niềm tin, ý chí của con người đối với thế giới. Trong đó tình cảm là sự cảm động của con người trong quan hệ của mình với thực tại xung quanh và đối với bản thân mình. Tình cảm tham gia một cách hữu cơ vào tất cả các hình thức hoạt động tinh thần, đồng thời làm giảm nhẹ, hoặc tác động tích cực, hay làm khó khăn thêm cho công tác học tập, lao động và sáng tạo. Chính vì vậy, tình cảm tham gia trở thành một trong những động lực quan trọng của hoạt động người, tri thức có biến thành tình cảm mãnh liệt mới sâu sắc để tạo thành niềm tin, ý chí của con người hay không thì phải thông qua tình cảm mới trở thành hành động thực tế, phát huy được sức mạnh của con người. b.Theo chiều sâu nội tâm: Tiếp cận theo chiều sâu nội tâm của thế giới nội tâm con người, ý thức bao gồm tự ý thức, tiềm thức, vô thức. Tự ý thức cũng là ý thức, là một thành tố quan trọng của ý thức, nhưng đây là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài. Khi phản ánh hiện thực khách quan, con người tự phân biệt mình, đối lập mình với thế giớiù và nhận thức bản thân như một thực thể họat động có cảm giác, có tư duy, có hành vi đạo đức và vị trí xã hội. Tự ý thức là quá trình nhận thức về bản thân để có thể tự khẳng định, tự điều chỉnh hành vi hoật động của cá nhân. Tự ý thức không chỉ thể hiện thông qua giao tiếp mà còn thể hiện qua giá trị văn hóa của xã hội. Cho nên, tự ý thức không chỉ là tự ý thức cá nhân mà còn ý thức của một giai cấp, một tập đoàn xã hội hoặc của xã hội. Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Tiềm thức là những hoạt động tâm lý (chủ yếu là hoạt động nhận thức ở cả hai trình độ nhận thức cảm tính và lý tính) tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể, song lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm soát của chủ thể. Trong tư duy khoa học, tiềm thức chủ yếu gắn liền với tư duy chính xác, góp phần giảm sự quá tải của đầu óc trong việc xử lý một khối lượng lớn các tài liệu, dữ kiện với các hoạt động thường lặp đi lặp lại nhiều lần… Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí. Vô thức biểu hiện nhiều hiện tượng như bản năng ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, mặc cảm, sự lỡ lời, nói nhịu, trực giác…. Những hiện tương vô thức này có vai trò và chức năng riêng nhưng chúng đều có khả năng giải tỏa các ức chế thần kinh, góp phần quan trọng lặp lại tính cân bằng trong hoạt động tinh thần để ngăn chặn hoặc giảm đi những ham muốn bản năng của con người không được phép bộc lộ ra và thực hiện trong quy tắc của đời sống cộng đồng. Vô thức giúp cho con người tránh được những tình trạng căng thẳng thần kinh không cần thiết bởi một lý do nào đó và nhờ đó mà những chuẩn mực con người đặt ra được giải quyết một cách tự nhiên mà không có sự khiên cưỡng thái hóa. III. NỘI DUNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC: Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong hoạt động thực tiễn cũng xuất phát từ việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học và lý luận chung về vật chất và ý thức. Vật chất là tất cả những gì có thuộc tính tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người và khi tác động vào giác quan con người thì sinh ra cảm giác. Như vậy vật chất bao gồm cả giới tự nhiên không có sự sống, tự nhiên có sự sống và vật chất dưới dạng xã hội. Vật chất có nhiều thuộc tính trong đó có thuộc tính phản ánh, thuộc tính này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, hình thức phản ánh cao nhất là ý thức con người. Yù thức chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người, hoặc là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”. Yù thức không phải là vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người. Khác với vật chất là cái tồn tại khách quan, sự tồn tại của ý thức là sự tồn tại của cái chủ quan và có khả năng phản ánh tồn tại khách quan. Như vậy ý thức có nguồn gốc tự nhiên là kết quả tiến hóa của tính phản ánh của vật chất trong quá trình hình thành và phát triển năng lực phản ánh của bộ não người, nhưng đồng thời ý thức có nguồn gốc xa õhội, đó là vai trò của lao động trong quá trình hình thành ngôn ngữ và ý thức. Nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện thông qua mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố vật chất (khách quan) và nhân tố tinh thần (chủ quan). Nhân tố vật chất là những điều kiện hoàn cảnh vật chất, hoạt động vật chất của xã hội và các quy luật khách quan vốn có của nó. Nhân tố tinh thần là toàn hoạt động tinh thần của con người như: tình cảm, ý chí và tư tưởng của con người, là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não người. Trong mối quan hệ biện chứng đó những nhân tố vật chất giữ vai trò quyết định thì ngược lại những nhân tố tinh thần có tính tích cực, năng động và sáng tạo. 1. Vai trò quyết định của nhân tố vật chất đối với nhân tố tinh thần: Xuất phát từ quan điểm cho rằng vật chất có trước, quyết định ý thức, cho nên nhân tố vật chất cũng là cái có trước, cái quyết định còn nhân tố tinh thần là cái có sau, cái phụ thuộc vào nhân tố vật chất. Toàn bộ hoạt động tinh thần của con người (dù thể hiện dưới các hình thức khác nhau) đều là sự phản ánh hiện thực khách quan và bị qui định bởi hoạt động vật chất của con người. có nghĩa là thực tiễn là nguồn gốc, động lực và là tiêu chuẩn của nhận thức. Trong hoạt động tinh thần của con người nói chung, kể cả ý thức cá nhân hay ý thức xã hội hoặc đường lối chủ trương chính sách của một nhà nước,… cũng phải dựa trên cơ sở hiện thực khách quan, thì mới có thể làm cho khả năng khách quan trở thành hiện thực. Tự thân nó, ý thức tư tưởng của con người không thể thực hiện được sự biến đổi nào trong hiện thực, nếu nó không thông qua các nhân tố vật chất, bởi “chỉ có lực lượng vật chất đánh bại bởi một lực lượng vật chất mà thôi”. Điều này cũng sẽ đúng ngay cả khi ý thức của con người đã phản ánh đúng về hiện thực khách quan. 2. Vai trò của nhân tố tinh thần (chủ quan): Xuất phát từ quan điểm cho rằng ý thức là tính thứ hai phụ thuộc vào vật chất và con người có khả năng nhận thức được hiện thực khách quan. Cho nên, vai trò của nhân tố tinh thần có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động thực tiễn xã hội. Sự phản ánh của ý thức về hiện thực khách quan, không phải là sự phản ánh thụ động, đơn giản mà nó có tính tích cực, năng động và sáng tạo. Cho nên, kết quả của sự phản ánh đúng về hiện thực bao giờ cũng có ý nghĩa định hướng chung cho hoạt động thực tiễn và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động thực tiễn. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong bộ não người và được thể hiện ngay từ khi con người xác định đối tượng, mục tiêu, phương hướng hoạt động cũng như việc lựa chọn cách thức, phương pháp thực hiện mục tiêu đề ra. Có nghĩa là nó định hướng cho con người biết phân tích, lựa chọn những khả năng thực tế của việc vận dụng những qui luật khách quan trong hoạt động thực tiễn. Sưcù mạnh của ý thức (nhưng nó cũng do hoàn cảnh khách quan qui định) tùy thuộc vào mức độ sự xâm nhập của nó vào hoạt động của quần chúng và một khi lý luận khoa học xâm nhập vào hoạt động của quần chúng thì nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong những điều kiện khách quan nhất định, ý thức của con người có thể giữ vai trò quyết định đến kết quả của hoạt động thực tiễn. Điều này có nghĩa là nhân tố chủ quan với sự nhận biết đúng đắn và ý chí của mình, con người có thể phát huy được năng lực tối đa của các nhân tố vật chất và nhân tố tinh thần trong những điều kiện khách quan nhất định. Nhưng xét về quá trình lâu dài thì nhân tố vật chất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định đối với nhân tố tinh thần. 3. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Kẻ thù của chủ nghĩa Mác thường xuyên tạc là chủ nghĩa Mác chỉ biết đến vật chất, kinh tế mà coi nhẹ vai trò của ý thức, tư tưởng. Thực ra hoàn toàn không phải như vậy. Chỉ có chủ nghĩa duy vật tầm thường, không biện chứng, duy vật kinh tế mới phủ nhận hoặc coi nhẹ vai trò của các yếu tố tinh thần, ý thức mà thôi. Khi khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, chủ nghĩa duy vật mácxít đồng thời cũng vạch rõ sự tác động trở lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật chất. Yù thức do vật chất sinh ra và quyết định, song sau khi ra đời, ý thức có tính độc lập tương đối nên có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức của con người có tác động tích cực, làm biến đổi hiện thực, vật chất khách quan theo nhu cầu của mình. Quan hệ giữa vật chất và ý thức không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ tác động qua lại. Không thấy điều đó sẽ rơi vào quan niệm duy vật tầm thường và bệnh bảo thủ trì trệ trong nhận thức và hành động. Nói tới vai trò của ý thức về thực chất là nói tới vai trò con người, bởi ý thức là ý thức của con người. Bảøn thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Theo Mác, “lực lượng vật chất chỉ có thể đánh đổ bằng lực lượng vật chất” C.Mác và Ph.Aêngghen, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 1, trang 580. , cho nên muốn thực hiện tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là con người muốn thực hiện được các quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy luật đó, phải có ý chí và có phương pháp để tổ chức hành động. Cho nên vai trò của ý thức là ở chỗ chỉ đạo hoạt đông của con người, hình thành mục tiêu, kế hoạch, ý chí, biện pháp cho hoạt động của con người. Ở đây ý thức, tư tưởng có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định. Vai trò tích cực của ý thức, tư tưởng không phải ở chỗ nó trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà là nhận thức thế giới khách quan và từ đó làm cho con người hình thành được mục đích, phương hướng, biện pháp và ý thí cần thiết cho hoạt động của mình. Sức mạnh của ý thức con người không phải ở chỗ tách rời điều kiện vật chất, thoát ly hiện thực khách quan, mà là biết dựa vào điều kiện vật chất đã có, phản ánh đúng quy luật khách quan để cải tạo thế giới khách quan một cách chủ động, sáng tạo với ý chí, nhiệt tình cao. Con người phản ánh càng đầy đủ và chính xác thế giới khách quan thì càng cải tạo thế giới có hiệu quả. Vì vậy phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan. Đồng thời phải khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực thụ động, ỷ lại, ngồi chờ trong quá trình đổi mới hiện nay. Tuy nhiên cơ sở cho việc phát huy tính năng động chủ quan là việc thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội. Nếu như thế giới vật chất- với những thuộc tính và quy luật vốn có của nó- tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Chính vì vậy, Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng. Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí. Trước Đại hội Đảng lần thứ VI, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta đã phạm những sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế. Chúng ta đã nóng vội muốn xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần, vi phạm nhiều quy luật khách quan. Cương lĩnh của đảng được thông qua tại đại hội lần thứ VII đã khẳng định: “Đảng đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức Những vấn đề đặt ra đối với công cuộc đổi mới đất nước và hoạt động kinh tế của con người.doc
Tài liệu liên quan