Tiểu luận Mối quan hệ giữa báo chí và sự phát triển kinh tế

Thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta cho thấy báo chí và doanh nghiệp, nhà báo và doanh nhân luôn đồng hành, hỗ trợ hợp tác để cùng phát triển. Bởi hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân là một trong những chủ đề lớn, có nội dung phong phú, thu hút sự quan tâm của công chúng thông qua báo chí. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu được cơ quan báo chí, nhà báo quan tâm, tuyên truyền cổ vũ để có thể quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu, hay tìm kiếm những cơ hội làm ăn, hợp tác mới.

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3421 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ giữa báo chí và sự phát triển kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mối quan hệ giữa báo chí và sự phát triển kinh tế. Báo chí không những có vai trò quan trọng trong lĩnh vực chính trị - văn hoá – xã hội của đất nước mà nó còn có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế. Báo chí là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp với Đảng - Nhà nước - doanh nghiệp - người tiêu dùng. Mối quan hệ giữa báo chí với kinh tế không phải là mối quan hệ một chiều mà là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Báo chí có một phần lớn làm nhiệm vụ thông tin tuyên truyền về kinh tế là nhiệm vụ hết sức quan trọng của báo chí trong sự nghiệp phát triển đất nước. Trong 20 năm đất nước đổi mới vừa qua, báo chí kinh tế đã nhanh nhạy tuyên truyền và cổ vũ các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; cổ vũ các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo; góp phần tích cực ổn định tình hình chính trị, xã hội, tăng cường kỷ cương, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, thực hiện dân chủ hoá đời sống, phát huy vai trò giám sát xã hội và công luận... Bên cạnh những ưu điểm và thành tích, hoạt động báo chí kinh tế cũng còn có những thiếu sót, khuyết điểm. Một số cơ quan báo chí còn xem nhẹ chức năng chính trị, tư tưởng, giáo dục của báo chí cách mạng, xa rời tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ, sa đà vào phản ánh các mặt tiêu cực, mặt trái của xã hội. Có thể nói, báo chí có vai trò quan trọng đối với hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp, doanh nghiệp và báo chí là mối quan hệ tương hỗ cùng phát triển vì mục tiêu chung của đất nước. Thông tin từ báo chí luôn có tính hai mặt, nếu như đó là sự phản ánh trung thực, tích cực thì nó sẽ có tác dụng hữu hiệu, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu những thông tin thiếu căn cứ, phản ánh không khách quan thì sẽ làm tổn hại đến hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp, thậm chí kìm hãm sự phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp rất cần có sự hỗ trợ thông tin từ báo chí với những bài viết khách quan, phản ánh chính xác sự việc. Cũng như vậy, doanh nghiệp cần chủ động hợp tác cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí tác nghiệp, đây vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của doanh nghiệp. Báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng là diễn đàn để doanh nghiệp bày tỏ ý kiến quan điểm của mình đối với Đảng, Nhà nước; từ đó nhận được những điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nói cách khác, báo chí là cầu nối quan trọng giữa Đảng và Nhà nước với người lao động, người tiêu dùng. Báo chí là nơi tập hợp các ý kiến, nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp để đề đạt với cơ quan Nhà nước, góp phần làm cho thể chế kinh tế sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp và tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức thực hiện. Thông qua đó, hình ảnh của doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam được phản ánh đậm nét, với tiếng nói riêng trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời có ảnh hưởng thật sự trong cộng đồng nói chung và các cơ quan quản lý Nhà nước nói riêng. Thông qua báo chí, những ý kiến của doanh nghiệp đã góp phần tạo ra những đáp ứng tích cực của các cơ quan nhà nước trong việc ban hành đổi mới. Việc ban hành luật doanh nghiệp hay việc tổ chức các cuộc gặp gỡ thường niên giữa Thủ tướng Chính phủ và đại diện cộng đồng là một minh chứng sinh động cho vấn đề này. Báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng là những phương tiện quan trọng nhằm chuyển tải các thông tin về các vấn đề kinh tế trong và ngoài nước. Đây là một trong những cơ sở cần thiết để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh, tìm hiểu thị trường, tìm nguồn vốn, tìm đối tác kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trong cơ chế thi trường. Nhìn chung, thông tin kinh tế trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng trong những năm gần đây đã ngày càng đa dạng, phong phú và đa phương diện hơn trong cách lựa chọn, nhìn nhận và phân tích, từ đó phần nào đáp ứng nhu cầu này cho các doanh nghiệp trong nước cũng như đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Chúng ta có thể tìm thấy đủ các loại và cấp độ thông tin kinh tế trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng như: thông tin về nguồn vốn, đối tác kinh doanh, tâm lý, người tiêu dùng, khoa học công nghệ, thị trường nhân công, đào tạo lao động ,...Đó là những đóng góp không thể phủ nhận của báo chí với công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta. Vấn đề văn hoá doanh nghiệp đã được nhiều tờ báo tạp chí, các chương trình phát thanh và truyền hình đề cập tới và tích cực tuyên truyền, nhất là các tờ báo chuyên về kinh tế. Những bài học xung quanh việc đăng ký thương hiệu, chữ “tín” trong kinh doanh, các bài học về hoạt động kinh doanh không minh bạch đã và đang là những cảnh báo cho các doanh nghiệp nước ta, giúp cho họ có kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay. Báo chí là cầu nối quan trọng cho việc tăng cường các mối liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành, cùng nghề, giữa các doanh nghiệp có khả năng bổ sung lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau trong sản xuất, kinh doanh, nhằm nâng cao sức sức cạnh tranh trên thương trường. Bên cạnh đó, những thông tin phân tích của báo chí là những gợi ý tốt cho các doanh nghiệp mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi, thay đổi tính chất của các mối liên kết trong hoạt động quản lý kihn doanh. Đặc biệt là, cùng sự tham gia của các hội hiệp kinh tế và của sản phẩm báo chí của các hội kinh tế này ( thời báo kinh tế Việt Nam, thời báo kinh tế Sài Gòn, doanh nghiệp, Diễn đàn doanh nghiệp...), báo chí thật sự là một môi trường thông tin đáng tin cậy cho các nhà quản lý các doanh nghiệp trước các quyết định trong hoạt động kinh tế của mình, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của họ trong và ngoài nước. Báo chí nói chung là những phương tiện quan trọng chuyển tải các thông tin về các thông tin về các vấn đề kinh tế trong và ngoài nước. Kênh thông tin này giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh, tìm hiểu thị trường, tìm nguồn vốn tìm đối tác kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm giá thành sản phẩm. Hiện nay, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tìm thấy bất cứ thông tin kinh tế nào trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Từ thông tin về nguồn vốn, đối tác kinh doanh, chính sách kinh tế, thị trường kinh doanh, chính sách kinh tế, thị trường kinh doanh, tâm lý người tiêu dùng, thi trường nhân công,...Tính hiệu quả của thông tin chính là những đóng góp của báo chí đối với sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp nổi bật kể trên, việc thông tin các vấn dề kinh tế cho doanh nghiệp trên thể hiện nhiều nhược điểm và bất cập. Những hiện tượng thông tin sai sự thật dẫn đến thiệt hại về kinh tế, cũng như làm giảm uy tín của doanh nghiệp, thông tin chủ quan, thiên vị, mang tính khuôn sáo, hình thức, thiếu sự xem xét toàn diện , khách quan,... không phải là khó tìm trên các tờ báo, tạp chí và cá phương tiện truyền thông đại chúng. Nhiều nhà báo chỉ vì vội vàng trong khi đưa tin, vô hình chung đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, như: việc đưa tin bưởi năm roi ăn bị ung thư hồi giữa năm 2007...đã làm cho nông dân trồng bưởi dở khóc dở cười vì bưởi không bán được. Dù sau đó sự thật được xác thực rõ ràng, nhà báo bị phạt tiền nhưng hậu qủa gây ra cho người nông dân còn lớn hơn gấp nhiều lần. Có nhà báo vì động cơ trục lợi mà “đánh” hoặc “ỉm đi” việc này, việc nọ xảy ra ở các doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến nhu cầu đưa tin trung thực về các hoạt động kinh tế. Cũng có những nhà báo có phẩm chất tốt nhưng không chịu đổi mới, vẫn tiếp tục đưa tin kiểu “cổ vũ phong trào”, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế cạnh tranh. Song song với vai trò đặc biệt quan trọng của báo chí đối với kinh tế là vai trò vô cùng quan trọng của kinh tế đối với báo chí. Cơ quan báo chí vẫn tồn tại và vững mạnh được là tờ báo biết kết hợp tất cả hiệu quả xã hội và việc làm kinh doanh. Trước khi tính đến hiẹu quả kinh doanh thì báo chí nói chung phải tính đến hiệu qủa xã hội và tác động của thông tin lên đến đời sống xã hội. Khi tờ báo làm tốt nhiệm vụ này thì tờ báo đó sẽ thành công trong lĩnh vực kinh doanh. Kinh doanh là một phần không thể thiếu đối với hoạt động của báo chí hiện đại. Hầu hết các cơ quan báo chí đều có phòng kinh doanh. Điều này chứng tỏ công tác kinh doanh có vai trò quan trọng dến mức nào. Kinh doanh là một phần không thẻ thiếu đối với hoạt động của báo chí hiện đại. Kinh doanh và tiêu chí hoạt động có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Một tờ báo có vị trí trong xã hội thì hiệu quả kinh doanh của tờ báo đó càng cao. Lượng bạn đọc lớn thì doanh thu từ phía phát hành và quảng cáo cũng tăng theo. Nếu một tờ báo mà chỉ quan tâm đến kinh doanh mà không chú trọng đến tôn chỉ mục đích thì viêc kinh doanh đó cũng sẽ không được lâu dài. Chẳng hạn, nguồn thu của một tờ báo tăng thì tờ báo sẽ có điều kiện để mua sắm thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, làm tăng tính hiệu quả trong khi tác nghiệp của phóng viên và việc đãi ngộ đội ngũ cộng tác viên cũng tốt hơn, từ đó càng ngày càng có những thông tin có chất lượng hơn. Như vậy, việc kinh doanh báo chí không ảnh hưởng đến hoạt động báo chí mà ngược lại nó còn tác động tích cực lên mọi mặt của tờ báo. Thông tin kinh kế là nguồn để báo chí có nội dung phong phú, đa dạng, từ đó gia tăng số lượng phát hành, quảng cáo và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên của toà soạn. Khi nguồn thu ổn định thì người phóng viên và cán bộ công nhân viên sẽ nhiệt tình với công việc hơn, hạn chế được nhiều tiêu cực trong hoạt động báo chí. Cũng từ nguồn kinh tế gia tăng này, toà báo sẽ có nhiều chính sách cải tạo sản phẩm của mình như: tăng trang, bìa báo và giấy báo đẹp, thu hút nhiều sự chú ý và nhu cầu đọc báo của nhiều người. Có kinh tế, đồng nghĩa với việc có nhiều kinh phí để chi tiêu vào các công tác phát triển tờ báo như: đa dạng trong tiếp thị, thu hút nhiều người đọc, nhiều quảng cáo, thu nhiều lợi nhuận cho toà soạn. Kinh tế giúp cho toà soạn tham gia các hoạt động từ thiện, hỗ trợ kinh tế... Điều này ta thường xuyên gặp ở các báo: Tuổi trẻ TPHCM, An ninh thủ đô, Công an nhân dân, Thanh niên. Kinh tế gia tăng dẫn đến thuế tăng, và số tiền thuế cũng tăng làm cho ngân quỹ Nhà nước cũng có phần tác động tích cực. Kinh tế còn giúp tờ báo có được chỗ đứng nhất định trong làng báo chí. Báo chí vừa là người bạn đồng hành thân thiết, vừa là cầu nối hữu hiệu giữa doanh nghiệp và cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng chưa thận trọng trong tác nghiệp, đưa thông tin sai lệch, không khách quan trong cách đặt vấn đề, đưa thông tin có lúc làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn, mất thương hiệu, uy tín với khách hàng. Thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta cho thấy báo chí và doanh nghiệp, nhà báo và doanh nhân luôn đồng hành, hỗ trợ hợp tác để cùng phát triển. Bởi hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân là một trong những chủ đề lớn, có nội dung phong phú, thu hút sự quan tâm của công chúng thông qua báo chí. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu được cơ quan báo chí, nhà báo quan tâm, tuyên truyền cổ vũ để có thể quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu, hay tìm kiếm những cơ hội làm ăn, hợp tác mới. Mặt khác, báo chí còn là “cánh chim báo bão”, là người cảnh báo, phản biện với nhiều nội dung liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp cụ thể, báo chí giúp doanh nghiệp nhận ra những non kém, thiếu sót để khắc phục, tiếp thu để vươn lên trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt mà điển hình là những doanh nghiệp thương hiệu doanh nghiệp có uy tín như: Tập đoàn bưu chính viễn thông (VNPT), Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, Cà phê Trung Nguyên, ... Hoạt động của doanh nghiệp và báo chí gặp nhau ở mục tiêu cao cả là làm cho mục tiêu phát triển kinh tế, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp sớm trở thành hiện thực. Tuy nhiên, mối quan hệ doanh nghiệp và báo chí cũng bộc lộ một số bất cập, thậm chí bức xúc, dẫn đến việc thông tin chưa chuẩn xác trên báo chí gây ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, thậm chí cả lợi ích quốc gia. Nguyên nhân chính của tình trạng này chính là việc nhiều doanh nghiệp chưa chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, cơ chế phát ngôn chưa định hình, thống nhất đặc biệt khi doanh nghiệp gặp khó khăn, va vấp. Về phía cơ quan báo chí, hạn chế về kiến thức kinh doanh, pháp luật của một số nhà báo đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tác nghiệp, phản ánh các vấn đề của doanh nghiệp lên mặt báo, thậm chí cố tình thông tin sai lệch về doanh nghiệp nhằm mục đích vụ lợi. Để khắc phục những hạn chế này, doanh nghiệp cùng báo chí cần chủ động khắc phục những bất cập trong mối quan hệ giữa hai phía. Doanh nghiệp cần coi trọng cung cấp các thông tin cần thiết cho báo chí. Doanh nghiệp phải đề cao ý thức tiếp thu sự phê bình của báo chí, ý thức xây dựng quan hệ cạnh tranh lành mạnh, không dùng báo chí làm công cụ phục vụ mục đích cạnh tranh với đối thủ. Doanh nghiệp cũng cần nâng cao trách nhiệm hơn nữa đối với người tiêu dùng. Làm kinh doanh, sản xuất vốn đã nhọc nhằn nhưng để xây dựng thương hiệu một doanh nghiệp, một sản phẩm còn là cả quá trình lâu dài và nếu không có sự giúp sức của báo chí, truyền thông thì thành công gần như không tưởng. Đó là chưa kể tới nhiều nhà báo luôn sát cánh cùng các chuyên gia kinh tế theo dõi, phân tích tình hình kinh tế để kịp thời đưa ra những “dự báo vàng”, giúp các doanh nghiệp lựa chọn được đường hướng kinh doanh đúng đắn. Ngược lại, hoạt động của các doanh nghiệp luôn là nguồn đề tài không bao giờ cạn để báo chí hoạt động, phát triển. Đề tài xung quanh vấn đề, sự kiện và thông tin doanh nghiệp luôn không thể thiếu trong nội dung của báo đài... Ở góc độ kinh tế, báo chí cũng là loại hàng hóa đặc biệt, và tòa soạn cũng là một dạng doanh nghiệp đặc biệt trong đó nguồn thu chủ yếu của báo chí là nhờ tiền tài trợ, quảng cáo mà các doanh nghiệp là đối tác chủ yếu. Có thể nói báo chí giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Việc báo chí phê phán các việc làm sai trái hoặc chưa đúng của doanh nghiệp là trách nhiệm xã hội, trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước... Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thẳng thắn xem xét hiện tượng có khá nhiều nhà báo lợi dụng vai trò giám sát, phản biện xã hội của mình để phê bình vô căn cứ, thổi phồng quá mức sự việc. Đã đến lúc chúng ta cần đặt vấn đề trách nhiệm của tòa soạn, nhà báo trong việc đưa tin sai, không đúng sự thật về doanh nghiệp. Cũng như vậy, doanh nghiệp cần chủ động hợp tác cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí tác nghiệp, đây vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của doanh nghiệp. “Thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời được 7 năm và từng bước tạo ra một kênh huy động vốn dài hạn cho phát triển kinh tế đất nước. Cho đến nay, quy mô vốn hóa của thị trường đã đạt trên 28% GDP. Đạt được những kết quả trên là do có sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, Bộ Tài chính, sự nỗ lực tham gia của các doanh nghiệp, công chúng đầu tư. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí đóng góp hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin kiến thức về thị trường chứng khoán, các bài bình luận của các chuyên gia nhận định về tình hình thị trường, thông báo cho nhà đầu tư những cơ hội, rủi ro khi tham gia thị trường chứng khoán. Nhiều tờ báo đã trở thành địa chỉ tin cậy cho doanh nghiệp và nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán. Sự phối hợp giữa báo chí, cơ quan quản lý và đội ngũ các chuyên gia chứng khoán còn chưa tốt nên chưa tạo ra những tín hiệu định hướng tốt cho thị trường, đôi lúc tạo ra sự lạc quan hoặc tiêu cực thái quá. Hiện nay, hầu hết các báo đều có đưa tin về thị trường chứng khoán, điều này có lợi là nâng cao được công tác tuyên truyền trong lĩnh vực này nhưng do đội ngũ phóng viên của các báo trong lĩnh vực này còn thiếu nên dẫn đến tình trạng một số bài còn thiếu tính chuyên sâu. “Trong thời đại bùng nổ thông tin, không có một doanh nghiệp nào mai danh, ẩn tích mà thu được thành công. Giá của một thương hiệu (chủ yếu thông qua thông tin, tuyên truyền, quảng bá...) nhiều khi còn lớn hơn cả tổng giá trị tài sản, thiết bị, máy móc của doanh nghiệp hiện có. Những “giây vàng”, “giờ vàng” trên sóng truyền hình, phát thanh, những “lô đất mặt đường” trên các tờ báo lớn đều là những chọn lựa hàng đầu của các doanh nghiệp muốn quảng bá thông tin về sản phẩm hay về bản thân doanh nghiệp. Ngược lại, nhờ doanh nghiệp, nhờ nguồn tiền từ thông tin, quảng cáo, nhiều cơ quan báo, đài, tạp chí từ chỗ sống bằng “bầu sữa” bao cấp đã tiến tới tự làm ăn có lãi, có tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Theo thống kê mới nhất, cả nước có 2 đài truyền hình có doanh thu đạt 1.200 - 1.300 tỷ đồng/năm, thậm chí năm nay có thể đạt 1.500 tỷ đồng; 15 đài truyền hình địa phương và khu vực có doanh thu trên 100 tỷ đồng/năm; gần 10 tờ báo in có doanh thu 350-600 tỷ đồng/năm. Tổng doanh thu của các cơ quan báo chí một năm ít nhất là 10.000 tỷ đồng. Những dẫn chứng trên cho thấy mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp khi cùng ra “biển lớn” là nương tựa nhau để vượt qua “gió cả, sóng to”. Vì vậy, có thể nói, doanh nghiệp ăn nên làm ra thì báo chí cũng có thêm điều kiện phát triển. Tuy nhiên, mối quan hệ báo chí - doanh nghiệp không phải bao giờ cũng thuận lợi. Chúng tôi đã làm một cuộc điều tra nhỏ đối với hàng chục doanh nhân về suy nghĩ đối với nhà báo và báo chí. Hơn 40% trả lời theo hướng tích cực là chủ yếu, cho rằng báo chí có công lớn trong sự nghiệp đổi mới, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, mở rộng tầm nhìn ra bên ngoài. Khoảng 40% vừa có ý kiến tương tự, vừa băn khoăn vì thông tin trên báo chí còn sai nhiều, nhiều nhà báo non yếu kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là luật pháp. Đó là chưa nói đến những yếu kém về đạo đức nghề nghiệp, nghĩa vụ công dân, trách nhiệm của người làm báo trước tác phẩm của mình. Chỉ riêng việc thông tin sai, báo chí còn “mắc nợ” rất nhiều với công chúng, trong đó có giới doanh nghiệp. Điển hình như một số báo đã phản ánh một chuyến bay của Vietnam Arilines bay từ Việt Nam sang Đức, phi công cầm lái đã ngủ gật; hay chuyện mang chuột bạch lên máy bay, chuyện máy bay tầm xa lắp động cơ tầm trung..., đã đem đến hậu quả nhãn tiền là lượng hành khách đi máy bay của Vietnam Airlines giảm hẳn. Rồi chuyện phản ánh những thông tin nhạy cảm về chất lượng hàng thủy sản, nông sản..., đã làm giá xuất khẩu các loại hàng này bị ảnh hưởng nghiêm trọng... Cả một thương hiệu lớn phải mất rất nhiều công sức mới gây dựng được nhưng chỉ cần một hoặc một số bài báo thiếu công tâm là có thể bị lung lay, thậm chí sụp đổ. Cùng với hơn 80% các doanh nghiệp đã nói ở trên, còn có gần 20% doanh nhân không muốn nói lên suy nghĩ về báo chí. Theo Tiến sĩ kinh tế Hoàng Hải, giảng viên khoa báo chí, Đại học khoa học xã hội và Nhân văn Hà nội thì: “Việc làm kinh tế là cần thiết với tất cả các tờ báo vì nó không chỉ tăng thu nhập cho phóng viên, nhâ viên mà còn có thể đạt được nhiều điều như: có tài chính để thu hút nhiều tác giả uy tín và in ấn sẽ đẹp hơn, từ đó tăng phát hành, cùng với ngjhệ thuật tiếp thị, báo sẽ có thị trường đa dạng và thu hút nhiều quảng cáo, đồng thời báo cũng có vị thế nhất định trong xã hội. Có nghĩa là báo sẽ có thương hiệu. Những cơ quan báo không làm kinh tế, chờ đợi bao cấp sẽ từng bước xa rời thị trường và chắc rằng sẽ không chỉ ít hiệu quả kinh tế, mà nhiệm vụ chính trị cũng không dạt được hiệu quả thực sự. Tuy nhiên, trong qua trình báo chí làm kinh tế, cũng tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực xảy ra như chạy theo thi hiếu không lành mạnh của một số bạn đọc, lãnh đạo đơn vị báo chí buông lỏng quản lý để phóng viên chỉ chú trọng làm kinh tế, không nâng cao tay nghề, thâm chí có hoạt động hoạt động kinh tế không được pháp luật cho phép... Những cơ quan báo chí có tình trạng này sẽ giảm sút uy tín” . Thực tiễn cho thấy có cơ quan báo chí bước đầu đã thành công trong hoạt động kinh tế nên nhiều tờ báo không được Nhà nước cấp ngân sách nhưng vẫn từng bước phát triển. Có những cơ quan báo đang tích cực vươn lên thành tập đoàn. Và hiện tại ở Việt Nam có nhiều cơ quan báo chí có thể phát triển thành những tập đoàn truyền thông đó là: Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam ...và một số tờ báo lớn khác cũng cần phải phát triển theo xu hướng này. Sự phát triển theo hướng này đương nhiên báo chí sẽ thực sự là một doanh nghiệp có thể là doanh nghiệp lớn, mang tính đa nghành. Thời báo Kinh tế Việt Nam là cầu nối giữa doanh nhân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp doanh nhân với Nhà nước với người tiêu dùng. Nói đến doanh nghiệp ở đây, tôi muốn nói đến không chỉ doanh nhân mà còn có cả những người lao động, công nhân, trí thức, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong đó doanh nhân là nhân vật trung tâm đang cùng với tập thể những người lao động là lực lượng sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam phải là doanh nghiệp kiểu mới chứ không phải là những doanh nghiệp thông thường trong các nước phát triển khác. Nơi sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bản thân doanh nhân, người lao động doanh nghiệp là những người đầy tình thương yêu đất nước, được nuôi dưỡng và trưởng thành từ một nền kinh tế đổi mới, được đào tạo trong nền giáo dục Việt Nam, trong môi trường kinh doanh Việt Nam. Từ nhận định đó, chúng tôi nghĩ rằng, mối quan hệ trong doanh nghiệp cũng là quan hệ mới. Trong mối quan hệ đó, doanh nhân với tập thể người lao động là quan hệ hợp tác chứ không phải là quan hệ đối kháng. Thời báo Kinh tế Việt Nam là tờ báo của doanh nghiệp nhưng không chỉ phục vụ riêng lợi ích của doanh nghiệp, doanh nhân mà còn là lợi ích của doanh nghiệp trong lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nhân trong lợi ích dân tộc. Là cầu nối với doanh nghiệp, Thời báo Kinh tế Việt Nam phục vụ cho các doanh nghiệp và doanh nhân. Vì xây dựng kinh tế là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đất nước để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh; do đó, Thời báo Kinh tế Việt Nam luôn đặt tôn chỉ, mục đích của mình là phục vụ mọi yêu cầu liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân. Trước hết, đó là nhu cầu về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước đối với các vấn đề kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế đất nước hội nhập sâu, rộng vào thị trường quốc tế, Thời báo Kinh tế Việt Nam luôn cố gắng đáp ứng tối đa các nhu cầu thông tin của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài liên quan đến quản lý kinh tế, phẩm chất, bản lĩnh của doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới; các kiến thức pháp luật kinh doanh trong và ngoài nước; tư vấn tiêu dùng của doanh nghiệp cũng như doanh nhân... trên hàng loạt các ấn phẩm tiếng Việt, tiếng nước ngoài (Anh, Nhật, Hoa, Nga và báo điện tử). Mười lăm năm qua và những năm tới, Thời báo Kinh tế Việt Nam luôn mong mỏi là tờ báo đáp ứng được một phần nhu cầu thông tin của doanh nghiệp, doanh nhân với những thông tin kịp thời, chuẩn xác từ phía cơ quan quản lý nhà nước cũng như từ các doanh nghiệp. Chúng tôi luôn mong muốn trở thành “cầu nối” cho sự hợp tác và phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai.” Để mối quan hệ hai chiều giữa kinh tế và báo chí ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn, sâu sắc hơn, quan trọng hơn, phát huy được hiệu quả cao hơn, bản thân mỗi người làm báo và báo chí kinh tế phải ý thức được vai trò của báo chí kinh tế trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế đất nước, đồng thời nhấn mạnh, hoạt động thông tin báo chí là một loại hình hoạt động khoa học và nhạy cảm, các cơ quan báo chí nói chung và báo chí kinh tế nói riêng cần phát huy các thế mạnh để làm tốt công tác truyền tải thông tin tới cơ sở; thông tin cần sâu sát thực tiễn, khách quan, thiết thực, có lợi cho sự nghiệp đổi mới của đất nước; lưu ý tới các vấn đề thời sự, chính trị, xã hội, kinh tế nhạy cảm; tăng cường các thông tin định hướng, dự báo, phổ biến pháp luật; tăng cường các bài viết nghiên cứu lý luận, phân tích, bình luận sắc bén; cần nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục và nâng cao đạo đức nghề nghiệp...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 50.doc