Tiểu luận Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

I. Cơ sở lý luận 2

1. Toàn cầu hoá kinh tế là gì 2

1.1. Tính tất yếu của toàn cầu hoá 2

1.2. Những tác động của toàn cầu hoá kinh tế 7

2. Tính tất yếu phải hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 9

3. Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế 11

3.1. Những thời cơ 11

3.2. Những thách thức 13

II. Cơ sở thực tiễn 16

1. Bối cảnh quốc tế và khu vực trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay 16

2. Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 17

2.1. Hiện trạng nền kinh tế Việt Nam 17

2.2. Nhận thức của Đảng về vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế 18

2.3. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 19

2.3.1. Quá trình hội nhập 19

2.3.2. Một số kết quả đã đạt được 21

III. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 25

PHẦN KẾT LUẬN 28

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

MỤC LỤC 30

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1789 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là 29,5%. Sở dĩ như vậy vì các ngành công nghiệp hiện nay phần lớn đã ở tình trạng bão hoà, ít không gian mới, trong khi đó các ngành dịch vụ được xây dựng trên nền tảng vốn doanh nghiệp, chu kì kinh doanh ngắn, kết quả nhanh nên các nhà đầu tư thích bỏ vốn vào lĩnh vực này. Trong hội nghị tổ chức thương mại Thế giới, thương mại dịch vụ là một trong ba đề tài lớn, điều đó đủ thấy xu thế phát triển của nó, vì vậy, xu hướng đầu tư vào ngành dịch vụ sẽ có thể tăng khá nhanh trong những thập kỉ tới. Qua đó, ta thấy được những tác động của quá trình toàn cầu hoá kinh tế đối với nền kinh tế Thế giới. Nó có nguồn gốc từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, của nền kinh tế nhưng nó lại tạo điều kiện tiếp theo cho sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế Thế giới. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa này không chỉ tác động đối với Thế giới trên lĩnh vực kinh tế mà còn cả trên lĩnh vực ở những mặt nhất định. Một thế giới hoà bình, hợp tác sẽ có một nền kinh tế phát triển cao và ổn định. 2. Tính tất yếu phải hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Trong những điều kiên phát triển mới của lực lượng sản xuất, của phân công lao động xã hội, của cơ chế kinh tế thị trường… quá trình toàn cầu hóa kinh tế là một tất yếu khách quan, nó có tác động đối với hầu hết các nước trên Thế giới dù ở mức độ này hay mức độ khác. Hội nhập kinh tế quốc tế được xem như một trong những yếu tố quan trọng để tạo động lực phát triển cho từng quốc gia, khu vực và của cộng đồng quốc tế. Kể cả những nước có nền kinh tế mạnh như Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc cho đến những nước đang phát triển đều đang cố gắng tìm kiếm các giải pháp để tiếp cận, hội nhập kinh tế theo hướng toàn cầu hoá. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, các nước giàu luôn có những lợi thế về lực lượng vật chất và kinh nghiệm quản lí. Còn các nước nghèo có nền kinh tế yếu kém dễ bị thua thiệt, thường phải trả giá đắt trong quá trình hội nhập. Là một trong những nước nghèo trên Thế giới, sau mấy chục năm liên tiếp bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam bắt đầu bước vào thực tiễn chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường, trong điều kiện tự nhiên và xã hội có nhiều thử thách khắc nghiệt. Từ một nền kinh tế tự túc, tự cấp nghèo nàn, lạc hậu, bắt đầu mở cửa, tiếp xúc trực diện với một thị trường rộng lớn- nơi có nhiều quan hệ kinh tế quốc tế cạnh tranh khốc liệt, đang có nhiều quốc gia, tập đoàn kinh tế tư bản giàu mạnh luôn gây sức ép, muốn thao túng cả nền kinh tế, tài chính Thế giới. Song, đứng trước xu thế phát triển tất yếu, là một bộ phận của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia không thể khước từ hội nhập. Đó không chỉ là xu thế tất yếu mà đó còn là thời cơ thuận lợi cho nước ta tiến lên chủ nghiã xã hội, cải thiện đời sông kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần. Việc mở rộng quan hệ quốc tế với nước ngoài, chúng ta sẽ thu hút được vốn, khoa học- công nghệ hiện đại để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Là một nước vừa đi lên từ nền kinh tế lạc hậu, yếu kém, mà yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa- đó là một nguồn vốn lớn và một trình độ khoa học- công nghệ hiện đại. Do đó, hợp tác với nước ngoài là cách lựa chọn đúng nhất để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta tiến tới trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 theo chủ trương của Đảng. Đồng thời, thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại, chúng ta có thể thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm xã hội, đa dạng các loại hình ngành nghề, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng lớn của nhân dân, đẩy mạnh xuất khẩu, chứng tỏ vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Quá trình hợp tác quốc tế còn góp phần ổn định chính trị - xã hội. Về mặt chính trị, xu thế hoà bình đang là xu thế chung của toàn nhân loại ngày nay. Một Thế giới hoà bình sẽ tạo điều kiện thuận lợi về mặt chính trị cho các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế. Về mặt xã hội, một ảnh hưởng lớn đối với quá trình phát triển kinh tế nước ta là lực lượng lao động. Nước ta là một nước nông nghiệp, đông dân, lực lượng lao động đông mà chưa được sử dụng hết. Quá trình hợp tác quốc tế đã tạo ra ngành nghề mới, thu hút lực lượng lao động, hạn chế nạn thất nghiệp. Từ đó hạn chế được rất nhiều tệ nạn xã hội, ổn định tình hình chính trị trong nước. Như vậy có thể nói, Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu cho phát triển đất nước. 3. Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế 3.1. Những thời cơ Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan, là đòi hỏi của chính bản thân nền kinh tế. Khi tham gia vào tiến trình hội nhập này, nước ta đã tận dụng được khá nhiều những thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội: Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần mở rộng thị trường xuât, nhập khẩu của Việt Nam. Quan hệ bạn hàng được mở rộng. Thị trường là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mọi nền kinh tế thị trường. Một cường quốc hàng đầu như Mỹ với tổng GDP hiện khoảng 9000 tỷ đôla vẫn cần có thị trường bên ngoài, năm 1999 Mỹ đã xuất khẩu khoảng hơn 900 tỷ đôla và nhập khẩu tới 1200 tỷ đôla. Nước đông dân nhất Thế giới như Trung Quốc cũng xem thị trường nước ngoài là nhu cầu sống còn và hiện nay Trung Quốc đã đạt tới kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng trên 320 tỷ đôla. Những nước có tầm quan trọng hơn đối với sự phát triển. Việt Nam là một nước như thế. Khi Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước ngày càng giảm, quan hệ buôn bán với các quốc gia ngày càng mở rộng. Các hiệp định thương mại song phương, đa phương sẽ cho phép thị trường nước ta được khai thông với tất cả các đối tác. Chẳng hạn, nếu Việt Nam thực hiện đúng các cam kết của AFTA thì đến năm 2006, thị trường các hàng công nghiệp chế biến của Việt Nam sẽ được khai thông với tất cả các nước ASEAN. Nếu Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, thì sau khoảng 5-10 năm, thị trường hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam sẽ được khai thông với 134 nước thành viên WTO. Đây là một cơ hội rất lớn đối với nước ta khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ chính thức tăng và giải quyết vấn đề nợ quốc tế. Đồng thời tạo điều kiện cho ta tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến của các nước.Hiện nay, ở các nước phát triển, có những nguồn vốn không sinh lợi, những công nghệ mới không được áp dụng, những công nghệ cũ không có chỗ sử dụng đang xuất hiện ngày càng nhiều. Trước những năm 90, do chính sách đóng cửa bảo hộ chặt chẽ của các nước đang phát triển nên các dòng vốn và công nghệ này chỉ giao lưu chủ yếu giữa các nước phát triển với nhau. Từ sau năm 1990 khi chiến tranh lạnh kết thúc, nhiều nước đang phát triển đã chuyển sang cơ chế mở cửa, do vậy các dòng vốn và công nghệ này đã ngày càng chảy vào các nước đang phát triển ngày càng nhiều hơn. Đây là một thời cơ lớn cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam,vì các nước đang phát triển là những thị trường mới mở, có sức lao động nhưng tiền lương thấp, có tài nguyên thiên nhiên…nên có thể sử dụng những nguồn vốn và công nghệ đó hiệu quả hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng giải quyết vấn đề nợ của Việt Nam. Trong những năm qua, nhờ phát triển tốt các mối quan hệ đối ngoại song phương và đa phương, các khoản nợ nước ngoài cũ của Việt Nam về cơ bản đã được giải quyết thông qua câu lạc bộ Paris, London và đàm phán song phương. Điều đó góp phần ổn định cán cân thu chi ngân sách, tập trung nguồn lực cho các chương trình phát triển kinh tế -xã hội trong nước. Một vấn đề đặt ra đối với các nước đang phát triển cũng như đối với Việt Nam hiện nay là vấn đề về nguồn nhân lực. Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ có vai trò quan trọng trong việc giải quyết nạn thất nghiệp mà còn góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong nhiều lĩnh vực. Các nước phát triển vốn có nguồn lao động kĩ thuật được đào tạo, có tay nghề cao, nhiều cán bộ quản lý và kỹ thuật cao cấp, có nhiều học giả tài năng trong nhiều lĩnh vực…nhưng lại thiếu những lao động giản đơn với mức lương thấp. Ngược lại, ở các nước đang phát triển lại thừa lao động giản đơn, nhưng rất thiếu lao động có kĩ năng. Nhờ có toàn cầu hoá phát triển, các nguồn nhân lực này có điều kiện di chuyển, trao đổi cho nhau, giúp nhau tạo ra các lợi thế so sánh. Dòng lao động giản đơn, các học sinh di chuyển từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển. Dòng lao động lành nghề có trí tuệ di chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Các công ty của các nước phát triển cũng có thể lập nhà máy sử dụng lao động tại các nước kém phát triển, rồi bán hàng hoá về nước…Toàn cầu hoá sẽ tạo ra những cơ hội to lớn cho việc đào tạo và sử dụng nhân lực có hiệu quả hơn với những hình thức rất đa dạng: làm gia công lắp ráp chế biến xuất khẩu, trực tiếp xuất khẩu lao động, nhận thầu các công trình xây dựng ở nước ngoài, cử đi học dài, ngắn hạn; đi nghiên cứu khảo sát, mời chuyên gia nước ngoài giúp nghiên cứu giảng dạy… Đây là một thời cơ to lớn để các nước có thể sử dụng nguồn lực trên phạm vi quốc tế một cách có hiệu quả. Việt Nam cần biết tận dụng thời cơ này để từng bước nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, đưa lực lượng lao động nước ta thành những người được đào tạo có tay nghề, đóng góp ngày càng tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 3.2. Những thách thức Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội luôn đi liền với khó khăn và thách thức. Do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, nhất là các ngành sản xuất và kinh doanh dịch vụ còn yếu, tham gia hội nhập vào nền kinh tế Thế giới là phải đương đầu với cạnh tranh gay gắt, với những đối thủ mạnh hơn ta nhiều lần cả trong thị trường nội địa lẫn Thế giới. Đó là những khó khăn và thách thức rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện các cơ chế của nền kinh tế thị trường đang trong quá trình hình thành ở nước ta. Hệ thống luật pháp của ta đang trong quá trình hoàn thiện. Nhiều chính sách,luật lệ liên quan đến mở cửa thị trường và điều tiết quan hệ kinh tế đối ngoại còn thiếu hoặc chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế khu vực và Thế giới chậm hơn nhiều nước trong khu vực và trên Thế giới. Trong khi xu hướng nhiều nước muốn đẩy nhanh quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế vơí quy mô sâu, rộng hơn thì Việt Nam lại rất cần đủ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Đây thực sự là một mâu thuẫn cần được xử lý trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.Bên cạnh đó, kiến thức và sự hiểu biết của ta về sự hội nhập kinh tế quốc tế cũng như các vấn đề liên quan còn nhiều han chế, bất cập . Một thách thức mà nhiều người lo ngại hiện nay là, do tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, nước ta phải giảm dần thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, thì hàng hoá nước ngoài sẽ ào ạt đổ vào nước ta, chèn ép nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước, kéo theo hệ quả xấu về việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động. Với lo ngại đó, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trung bình và yếu kém thường đòi hỏi Nhà nước thi hành chính sách bảo hộ càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, nếu đứng từ góc độ lợi ích toàn cục và lâu dài của quốc gia mà xem xét, thì Nhà nước không thể và không nên đáp ứng đòi hỏi nêu trên của các doanh nghiệp đó được. Bởi lẽ, thứ nhất, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện các cam kết về tự do hoá thương mại vào các mốc 2006 và 2010 khi đã tham gia AFTA và APEC, cũng như các cam kết khác khi được kết nạp vào WTO. Thứ hai, việc thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch luôn là “ con dao 2 lưỡi “. Một chính sách bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện, có thời gian thì sẽ kích thích các nhà sản xuất trong nước khẩn trương đổi mới, tích cực vươn lên để có sức cạnh tranh mạnh hơn.Trái lại, một chính sách bảo hộ quá mức thì rất có thể trở thành “gạo ông đập lưng ông”, gây thiệt hại cả về kinh tế và xã hội. Một thách thức rất nhạy cảm và hệ trọng được đặt ra đối với nước ta là phải làm sao giữ được độc lập, tự chủ trong tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Không ít ý kiến cho rằng, nước ta với điểm xuất phát thấp, nếu chúng ta mở rộng quan hệ với các nước, đặc biệt là các cường quốc tư bản phát triển có lợi thế hơn hẳn về nhiều mặt, thì nước ta khó tránh khỏi sẽ bị lệ thuộc vào kinh tế, và từ chỗ lệ thuộc kinh tế mà có thể đi đến chỗ không giữ vững được độc lập, tự chủ nữa. Tuy nhiên, nếu cứ quan niệm độc lập, tự chủ theo kiểu tự cấp tự túc, xây dựng cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh, hướng nội, không phù hợp với xu thế chung của thời đại và không có hiệu quả thì sẽ đẩy đất nước vào tình trạng chậm phát triển.Và một khi tình trạng chậm phát triển về kinh tế không được khắc phục thì sẽ làm xói mòn lòng tin của nhân dân, làm nảy sinh nhiều vấn đề nan giải, tạo ra nguy cơ từ bên trong đối với trật tự, an toàn xã hội và điều đó rốt cuộc khiến cho chúng ta khó giữ vững được con đường phát triển đã lựa chọn là kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội vì mục tiên dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trái lại, việc mở rộng hợp tác quốc tế hai bên cùng có lợi giữa nước ta với các nước, các tổ chức quốc tế thì sẽ tạo nên một hình thái tương tuỳ, đan xen lợi ích với nhau, do đó mà chúng ta có thêm thế và lực để giữ vững độc lập, tự chủ của đất nước. Đặc biệt, trong khi thực hiện phương châm “đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại”, chúng ta sẽ thuc đẩy việc hình thành một hệ thống chằng chịt các mối quan hệ quốc tế để hạn chế và đẩy lùi âm mưu và hành động của một số thế lực nào đó định buộc chúng ta phải lệ thuộc thái quá vào họ. Một thách thức nữa không kém phần quan trọng được đặt ra đối với chúng ta trong tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế là làm sao giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc, đảm bảo cho sự phát triển hài hoà và lành mạnh của đất nước. Đây không chỉ là nỗi lo riêng của chúng ta mà còn là nỗi lo chung của nhiều nước khác trên Thế giới. Bởi lẽ, thông qua các siêu lộ thông tin với mạng Internet, xu thế toàn cầu hoá và tiến trình hội nhập quốc tế, một mặt, tạo điều kiện thuận lợi chưa từng có để các dân tộc, các cộng đồng người ở mọi chân trời góc biển có thể nhanh chóng trao đổi với nhau về hàng hoá, dịch vụ, kiến thức, phát minh, sáng chế, dự kiến…qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển khoa học và công nghệ, mở mang sự hiểu biết về các nền văn hoá của nhau. Mặt khac, quá trình trên cũng làm nảy sinh mối nguy cơ ghê gớm về sự đồng nhất hoá các hệ thống giá trị và tiêu chuẩn, đe dọa làm suy kiệt khả năng sáng tạo của nền văn hoá, nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của cả nhân loại. Nhưng không có phải vì thế mà chúng ta lui về chính sách đóng cửa, khước từ giao lưu, trao đổi, đối thoại với bên ngoài. Trái lại, chúng ta phải trên cơ sở giữ gìn và phát huy những giá trị ưu tú của văn hoá dân tộc, đi đôi với tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, để văn hoá Việt Nam ngày càng phát huy vai trò vừa là mục tiêu vừa là động lực và hệ điều tiết của sự phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn đặt ra nhiều những thách thức khác nữa mà chúng ta không thể bỏ qua. Các lực lượng phản động đa dạng trong cũng như ngoài nước đang tìm cách xâm nhập và phá hoại nước ta. Do vậy mà Nhà nước ta phải nâng cao cảnh giác, phòng ngừa, đối phó với các thế lực phản động này. Bên cạnh đó, chiều hướng toàn cầu hoá về chính trị, xã hội an ninh, văn hoá…lại đang diễn ra với một nhịp độ chậm chạp. Đây cũng chính là cơ hội cho các lực lượng phản động tận dụng để chống phá chúng ta. Do đó, nhận thức đầy đủ về những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như vai trò và tầm quan trọng của nó trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước là điều có ý nghĩa quan trọng. II. Cơ sở thực tiễn 1. Bối cảnh quốc tế và khu vực trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay Toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu thế phát triển của quan hệ quốc tế hiện đại. Xu thế này phát triển mạnh mẽ trong những năm qua và sẽ tiếp tục phát triển trong thế kỷ tới. Qúa trình này được thể hiện rất rõ trong sự gia tăng rất nhanh của trao đổi quốc tế về thương mại, dịch vụ, tài chính và các yếu tố sản xuất cũng như sự hình thành các khu vực thương mại tự do và các khối liên kết trên Thế giới. Các tổ chức như Liên minh Châu Âu (EU), khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), WTO, APEC, ASEAN ngày càng trở nên quen thuộc với các nước trên Thế giới. Về mặt thương mại, trao đổi buôn bán trên thị trường Thế giới ngày càng tăng, đây là một trong những chỉ số thể hiện rõ nhất về toàn cầu hoá. Từ sau chiến tranh Thế giới thứ II đến nay, giá trị trao đổi buôn bán trên toàn cầu đã tăng 12 lần. Giá trị hàng hoá và dịch vụ trao đổi trên thị trường quốc tế tăng từ 11% tổng sản phẩm toàn Thế giới năm 1971 lên 27% năm 1993, tăng 16,2 lần từ 400 tỷ đôla Mỹ lên 6700 tỷ năm 1994. Trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng của thương mại hàng hoá và dịch vụ luôn gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng của GDP Thế giới và thương mại dịch vụ luôn tăng nhanh hơn thương mại hàng hoá. Dịch vụ ngày càng chiếm phần quan trọng trong nền kinh tế của các nước, đặc biệt là các nước phát triển và trong thương mại quốc tế. Năm 1982, tổng giá trị thương mại dịch vụ Thế giới đạt 500 tỷ đôla, năm 1992 đạt 1000 tỷ, năm 1998 đạt khoảng 1300 tỷ (xấp xỉ 20% tổng giá trị thương mại Thế giới). Về tài chính, số lượng vốn trên thị trường chứng khoán Thế giới đã tăng gấp 3 lần trong 10 năm qua, từ 4,7 ngàn tỷ lên 15,2 ngàn tỷ đôla. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), xu hướng chung trên Thế giới trong những năm qua vẫn tiếp tục tăng: Năm 1997, ước đạt khoảng 400 tỷ đôla, trong đó khoảng 2/3 là hướng vào các nước tư bản phát triển. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997,trong những năm gần đây, luồng FDI vào các nước đang phát triển có xu hướng giảm sút: Năm 1997 là 111 tỷ đôla, năm 1999 giảm xuống chỉ còn khoảng 100 tỷ đôla. Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá còn được thể hiện qua sự hình thành và củng cố các tổ chức kinh tế, thương mại toàn cầu và hơn 40 tổ chức liên kết khu vực đã ra đời, trong đó đáng chú ý là WTO,hiện với 132 thành viên, đã chiếm hơn 90 % tổng giá trị thương mại quốc tế; APEC với 21 thành viên, chiếm tới 56% GDP và 46% thương mại Thế giới, các liên kết khu vực như liên minh Châu Âu (EU), ASEAN/AFTA, Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và nhiểu tam giác phát triển khác. 2. Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 2.1. Hiện trạng nền kinh tế Việt Nam Sau nhiều năm dài chiến tranh, nền kinh tế nước ta bị tàn phá nặng nề.Tuy nhiên, khi chiến tranh đã kết thúc thì nước ta lại chưa có những bước đi đúng đắn để khắc phục, nền kinh tế bao cấp kéo dài mấy chục năm đã đẩy nước ta vào tình trạng đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế với một thực trạng kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu. Đứng trước sự phát triển vượt bậc của Thế giới về kinh tế và khoa học công nghệ, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất Thế giới. GDP bình quân đầu người còn thấp,chưa thoát khỏi ranh giới nghèo khổ. Máy móc thiết bị công nghệ thuộc tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế còn thấp hơn so với mức trung bình của Thế giới từ 1 đến 3 lần thế hệ công nghệ, làm ảnh hưởng đến chất lượng, giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh của hàng hoá nước ta trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, nước ta là nước có lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động còn thấp, lại chưa được sử dụng triệt để. Trước tình hình đó, hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết đối với nước ta. Cùng với quá trình hội nhập, nước ta sẽ thu hút được vốn và công nghệ tiên tiến của các nước, đồng thời giải quyết được nạn thất nghiệp, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. 2.2. Nhận thức của Đảng về vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đã trải qua một thời gian dài chiến tranh, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đất nước bị tàn phá nặng nề, trình độ sản xuất thấp kém. Nhận thức được sự cần thiết phải đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và cùng với xu thế chung của thời đại, Đại hội VI của Đảng (12/1986) đã chủ trương: Việt Nam phải tham gia ngày càng rộng rãi vào sự phân công lao động quốc tế, tích cực phát triển quan hệ kinh tế và khoa học- kỹ thuật với các nước, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Tiếp tục, Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1991 đã xác định đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá”, “Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Đại hội VIII (1996) xác định nhiêm vụ “mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực,củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế”. Vì thế, chúng ta đã mạnh dạn “tích cực, chủ động tham gia cộng đồng các diễn đàn thương mại, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc và bước đi thích hợp”. Tiếp theo, Nghị quyết Trung ương 4 khoá VIII (12/1997) đề ra nhiệm vụ “giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và Thế giới”. Thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, hơn 10 năm qua, chúng ta đã có những bước đi ban đầu tương đối bài bản trong quá trình từng bước hội nhập kinh tế Thế giới. Nếu như cuối những năm 80, kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, tiếp đến Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ (1991), trong điều kiện bị bao vây, “cấm vận” ngặt nghèo, tưởng như khó đứng vững, nhưng với quyết tâm “đổi mới”, “mở cửa”, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, chúng ta đã đạt được những thành tích ban đầu đáng khích lệ. Tiếp tục củng cố và phát huy thành tựu đó, gần đây nhất, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001) của Đảng ,Đảng ta lại một lần nữa nhấn mạnh đến tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước: “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc,bảo vệ môi trường”. Kể từ khi nước ta bắt đầu mở cửa hội nhập với Thế giới cho đến nay, chung ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2010, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. 2.3. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 2.3.1. Quá trình hội nhập Sau khi nối lại quan hệ tín dụng với IMF và WB, từ năm 1993 Việt Nam đã liên tiếp được các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB…), các tổ chức viện trợ phát triển (ODA) của Liên hiệp quốc và nhiều tổ chức khác, thường xuyên viện trợ cho chúng ta mỗi năm khoảng trên dưới 1 triệu đôla để thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; giải quyết những vấn đề bức xúc, khó khăn về đời sống xã hội… tạo những điều kiện cần thiết cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Đến nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 166 quốc gia trên Thế giới, ký kết các hiệp định thương mại với hơn 60 nước. Hơn 70 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, gần 3000 dự án được cấp phép với hơn 40 tỷ đôla vốn đăng ký. Số vốn thực hiện gần 20 tỷ đôla chiêm hơn 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tạo được hơn 34,7% giá trị sản lượng công nghiệp và 13% trong GDP, 1/4 nguồn thu ngân sách. Từ ngày 25/7/ 1995 ta đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN và từ ngày 1/1/1996 bắt đầu thi hành nghĩa vụ thành viên ASEAN bằng cách chính thức tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của ASEAN (AFTA/CEPT).Tham gia vào ASEAN, ta đã trở thành thành viên của một tổ chức khu vực gồm 10 nước thành viên có diện tích 4,5 triệu km2 với dân số khoảng 500 triệu người, với tổng sản phẩm quốc gia khoảng 737 tỷ đôla và tổng buôn bán thương mại khoảng 720 tỷ đôla. Bằng việc tham gia vào AFTA/CEPT, Việt Nam sẽ phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định, các cam kết cơ bản và bắt buộc của hiệp định nhưng vẫn phải tìm cách vận dụng phù hợp các quy định có tính linh hoạt của hiệp định để vừa bảo hộ một cách hợp lý, đồng thời nâng dần khả năng sản xuất cũng như cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước nhằm giảm tối đa những bất lợi của ta khi thực hiện các bước tham gia vào AFTA/CEPT. Ngày 15/6/1996 ta đã gửi đơn xin gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC) và tháng 11/1998 đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này, một tổ chức hiện có 21 thành viên, trong đó bao gồm cả các nền kinh tế phát triển, đang phát triển và chuyển đổi (từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường). Mục tiêu của APEC cũng là phát triển bền vững thông qua các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKTCT (148).doc
Tài liệu liên quan