Tiểu luận Một số dự đoán về mặt định tính đối với lưu vực sông Vàm Cỏ Đông thông qua việc tìm hiểu khả năng chịu tải và khả năng tự làm sạch của lưu vực sông

MỤC LỤC

NỘI DUNG 3

1. Bước đầu tìm hiểu khả năng chịu tải và khả năng tự làm sạch của lưu vực sông 3

1.1. Khả năng chịu tải (Carrying capacity) 3

1.2. Khả năng tự làm sạch 6

1.2.1. Khái niệm khả năng tự làm sạch (Self purification) 6

1.2.2. Khả năng tự phục hồi ( Recovery ability) 9

2. Khái quát về điều kiện tự nhiên và hiện trạng lưu vực sông Vàm Cỏ Đông 12

2.1. Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông 12

2.1.1. Vị trí địa lí 12

2.1.2. Loại hình khí hậu ảnh hưởng đến sông Vàm Cỏ Đông 12

2.1.3. Diễn biến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông 14

2.2. Sơ lược hiện trạng lưu vực sông Vàm Cỏ Đông qua một vài thông số 15

2.3. Một số vấn đề ô nhiễm trên sông Vàm Cỏ Đông 24

3. Một số dự đoán về mặt định tính đối với lưu vực sông Vàm Cỏ Đông 27

3.1. Các nguyên tắc chung để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước 27

Một số dự đoán về mặt định tính đối với lưu vực sông Vàm Cỏ Đông 28

KẾT LUẬN 35

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2537 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số dự đoán về mặt định tính đối với lưu vực sông Vàm Cỏ Đông thông qua việc tìm hiểu khả năng chịu tải và khả năng tự làm sạch của lưu vực sông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ổn định, làm cho cơ chế cân bằng của sinh vật, sự cung cấp ôxy... diễn ra không bình thường. Tuy nhiên, tiếp theo một khoảng cách nào đó về hạ nguồn, tuỳ thuộc lượng các chất gây ô nhiễm, lưu lượng nước nguồn, các điều kiện thuỷ động của dòng chảy..., những chu trình bình thường sẽ được phục hồi trở lại. Sự phục hồi này được gọi là sự tự làm sạch. Khả năng tự phục hồi ( Recovery ability) Theo Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ, trong báo cáo năm 1992 về Khả năng phục hồi của hệ sinh thái đất ngập nước định nghĩa “khả năng tự phục hồi là khả năng của một hệ sinh thái trở về trạng thái tương đối gần với trạng thái ban đầu trước khi xuất hiện nhân tố biến đổi”, và “khả năng tự phục hồi có liên quan đến việc tái thiết lập lại các chức năng của hệ sinh thái trước khi biến đổi, cũng như các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của liên quan của nó” (Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ). Một trong những đặc điểm của quá trình tự phục hồi là quá trình này là kết quả vận động của cả một hệ thống sinh thái, chứ không thể là kết quả vận động của một nhân tố bất kỳ nào. Sự tự phục hồi có thể được định nghĩa như là “quá trình vận động của các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của một khu vực (ví dụ như vùng đất ngập nước) nhằm phục hồi trở lại các chức năng tự nhiên/lịch sử của lưu vực đó trước khi biến đổi, suy thoái” (Theo Tiểu ban đất ngập nước, trong Ủy ban Dữ liệu Địa lý Liên bang). Khi chịu một tác động ô nhiễm, mối quan hệ tác động – phản ứng – phục hồi của hệ sinh thái với tác động ô nhiễm đó được thiết lập, trong đó, tác động có thể được coi là một tác nhân, hoạt động mà làm thay đổi tính chất, chức năng của hệ sinh thái so với bình thường. Phản ứng của một hệ sinh thái với một tác động ô nhiễm có thể được coi như quá trình biến đổi động hoặc tĩnh của hệ sinh thái như là kết quả của tác động. Như vậy, đối với lưu vực sông, có thể coi khả năng phục hồi chất lượng là quá trình phục hồi các chức năng tự nhiên của hệ sinh thái đã bị mất hoặc biến đổi sau khi chịu tác động ô nhiễm, quá trình này là kết quả vận động của các tác nhân cấu thành hệ sinh thái, bao gồm các vận động hóa học, vật lý và sinh học. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi tác động ô nhiễm đã chấm dứt, còn trong trường hợp tác động ô nhiễm vẫn tiếp tục kéo dài hoặc gia tăng cường độ thì phải xem xét đến khả năng biến đổi của hệ sinh thái để thích nghi với điều kiện mới, và trong trường hợp này, khả năng tự phục hồi của hệ sinh thái tại điểm chịu tác động không còn mà ta phải xét đến khả năng thiết lập hệ sinh thái mới. Như vậy, khả năng tự phục hồi của lưu vực sông còn phải liên quan đến cường độ, tần suất và thời gian của tác động ô nhiễm. Quá trình tự phục hồi của các môi trường nước khác nhau là rất khác nhau, ví dụ như đại dương được coi là rất khó hồi phục trong khoảng thời gian ngắn khi chịu tác động, các hồ, ao có khả năng tự phục hồi nhẹ, các con sông có khả năng tự phục hồi trung bình còn các cửa sông có khả năng tự phục hồi rất cao. Quá trình tự phục hồi của lưu vực sông Những dấu hiệu khi lưu vực sông bắt đầu bị ô nhiễm xuất hiện với việc giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước, các thực vật thủy sinh bản địa suy giảm, các tính chất vật lý thông thường của nước biến đổi, như biến đổi màu, độ đục tăng, có mùi vị lạ, bắt đầu xuất hiện các loại động thực vật ưa ô nhiễm như cỏ dại, rêu… Ở các mức độ cao hơn, xảy ra hiện tượng chết hoặc di cư hàng loạt các loài động vật bậc cao, hàm lượng vi sinh vật gia tăng, xuất hiện các loài nấm và vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn yếm khí, rêu tảo phát triển mạnh, độ đục, độ màu của nước tăng đáng kể, cuối cùng, xảy ra các hiện tượng lên men, thối rữa, hàm lượng ôxy hòa tan tiến tới 0, nhiều loài sinh vật bản địa biến mất. Về mặt tự nhiên, môi trường nước có khả năng tự làm sạch thông qua một loạt các quá trình biến đổi lý – hóa – sinh học như lắng, lọc, tạo keo, hấp phụ, phân tán, biến đổi có hoặc không xúc tác hóa học, sinh học, oxy hóa khử, phân ly, polyme hóa hay các quá trình trao đổi chất, và sau một thời gian bị ô nhiễm, nước có thể trở về trạng thái ban đầu. Cơ sở để quá trình này đạt hiệu quả cao phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng oxy hòa tan, và do vậy, quá trình tự phục hồi trong môi trường nước động (sông, suối) dễ thực hiện hơn so với môi trường nước tĩnh (hồ, ao) do quá trình đối lưu và khuếch tán oxy của khí quyển vào nước xảy ra dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó cũng phụ thuộc vào hàm lượng tảo, vi tảo và các thực vật thủy sinh khác, đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp oxy trong nước thông qua các phản ứng quang hợp. Khi các chất ô nhiễm được đưa vào nước quá nhiều, vượt quá giới hạn của quá trình tự phục hồi thì kết quả là nước sẽ bị ô nhiễm lâu dài. Thông thường, quá trình tự phục hồi đòi hỏi ít nhất phải có một trong các quá trình sau: (1) tái xây dựng lại các điều kiện vật lý của lưu vực trước khi có biến đổi. (2) điều chỉnh hóa học môi trường nước. (3) vận động sinh học thông qua sự phục hồi, xuất hiện các loài sinh vật bản địa đã bị mất đi do biến đổi. Khi sự ô nhiễm diễn ra bởi quá nhiều chất hữu cơ thì sẽ thấy rõ và phân biệt được các vùng ô nhiễm và vùng phục hồi. Mỗi vùng được đặc trưng bởi các điều kiện hoá lý, sinh mà có thể quan sát kiểm tra đánh giá. Khái quát về điều kiện tự nhiên và hiện trạng lưu vực sông Vàm Cỏ Đông Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông Vị trí địa lí Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ thôn Suông tỉnh Compong Chàm – Campuchia ở độ cao 150m so với mục nước biển, chảy qua các huyện Tân Biên, Châu Thành, thị xã Tây Ninh, Hoà Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh, sau đó đến cửa Rạch Tràm rồi đổ vào địa phận tỉnh Long An qua các thị trấn Đức Huệ, Hiệp Hoà, Bến Lức, Tân Trụ chảy đến ngã ba Bầu Quì (Cần Đước Long An) và hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây, sau đó theo sông Vàm Cỏ đổ ra sông Soài Rạp ra biển Đông. Chiều dài sông Vàm Cỏ Đông khoảng 270 km. Đoạn chảy qua Tây Ninh dài 151km. Đoạn chảy qua tỉnh Long An dài 145 km. Sông Vàm Cỏ Đông có độ rộng trung bình là 170km, nơi hẹp nhất khoảng 120km, nơi rộng nhất đổ ra cửa Soài Rạp khoảng 200m. Sông Vàm Cỏ Đông có diện tích lưu vực là 600km2. Hệ số uốn khúc là 1.78 và độ dốc lòng sông là 0.4%. Diện tích lưu vực kín của sông tính đến Gò Dầu Hạ khoảng 6000 km2, lưu lượng bình quân qua nhiều năm là 94m3/s, vào mùa kiệt là 10m3/s, độ sâu trung bình từ 17-21m. Sông Vàm Cỏ Đông nối với sông Vàm Cỏ Tây bằng các con kênh ngang Maeng – Rạch Gốc, Trà Cú Thượng, kênh Thủ Thừa và các kênh đào. Ngoài ra sông Vàm Cỏ Đông còn nối với sông Sài Gòn bởi các kênh Thầy Cai, An Hạ, Rạch Trà và sông Bến Lức. Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông tương đối kín, trừ trường hợp lũ sông MêKông lớn và lượng nước xả từ hồ Dầu Tiếng xuống khoảng 10 – 12m3/s (1996) sẽ ảnh hưởng đến lưu vực. Loại hình khí hậu ảnh hưởng đến sông Vàm Cỏ Đông a) Nhiệt độ Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 10 và 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 11, 12 và đến tháng 04 năm sau. Nhiệt độ trung bình nhiều năm biến động từ 260C đến 27,80C. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 (khoảng 24,10C), tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 05 (khoảng 29,70C). Nhiệt độ vùng góp phần vào việc thay đổi lượng nước sông Vàm Cỏ Đông, xáo trộn dòng chảy do hiện tượng bốc hơi hoặc ngưng tụ dòng sông. b) Chế độ mưa Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 92 – 95 % lượng mưa cả năm, lượng mưa trong mùa khô chiếm 0,5 – 0,8 % lượng mưa cả năm. Các tháng mùa khô (tháng 1, 2, 3) rất ít mưa, các tháng này dòng sông kiệt nước và đây cũng là thời điểm sông giảm khả năng tự làm sạch và do đó ô nhiễm hơn các tháng khác trong năm. Lượng mưa tập trung cao nhất vào khoảng tháng 10. c) Độ ẩm không khí và độ bốc hơi - Về độ ẩm không khí: biến động từ 80,5 – 89,4%. Độ ẩm cao nhất xuất hiện vào tháng 7 vào khoảng 94% và thấp nhất vào tháng 3 vào khoảng 74%. - Về độ bốc hơi: Với ảnh hưởng của nhiệt độ cao, nhiều nắng và có gió nên lượng bốc hơi khá cao, mức trung bình nhiều năm là 1173mm. d) Chế độ gió Chế độ gió được phân bố theo hai mùa - Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau): gió xuất phát từ lục địa nên khô và lạnh, chủ yếu là gió Đông Bắc. Vào mùa này, nhiệt độ cao. Bức xạ mạnh nên lượgn bốc hơi cũng nhiều hơn và mức độ khô hạn cũng gay gắt hơn. - Mùa mưa (từ tháng 4; 5 đến tháng 11: gió chủ yếu là gió Tây Nam gió từ biển vào mang nhiều hơi nước và đây là một trong những nguyên nhân đem đến lượng mưa nhiều vào mùa này. Diễn biến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông Sông Vàm Cỏ Đông có hướng chảy Tây Bắc – Đông Nam và Bắc – Nam, diện tích lưu vực kín của sông Vàm Cỏ Đông khoảng gần 6000km2, lưu lượng bình quân khoảng 94m3/s, lưu lượng mùa kiệt đạt 10m3/s. Xét về diễn biến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Đông từ ranh giới tính Tây Ninh chảy qua địa phận tỉnh Long An với chiều dài 145km. Chất lượng nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông bị chi phối bởi chế độ ngập lũ tại Đồng Tháp Mười, hoạt động của hồ Dầu Tiếng và hoạt động của thuỷ triều biển xâm nhập sâu vào nội địa, trong đó nếu như tác động của nước xả lũ từ Đồng Tháp Mười gây chua cho nguồn nước sông, còn xâm nhập mặn làm tăng nồng độ mặn cho nguồn nước thì hoạt động của hồ Dầu Tiếng có tác dụng thau chua, rửa mặn cho nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông. Ngoài ra, sông Vàm Cỏ Đông nằm ở hạ nguồn nên chế độ dòng chảy chịu sự tác động khác nhau theo không gian và thời gian của các yếu tố sau: Chế độ dòng chảy từ thượng lưu về chậm Chế độ thuỷ triều biển Đông: chênh lệch triều ít. Các khai thác có liên quan đến dòng chảy và dòng sông ngay ở hạ lưu. Tóm lại, vào mùa mưa lượng nước mặt khá dồi dào và thườgn xuyên gây ngập úng từ tháng 9 đến tháng 11, nhưng lại thiếu nước ngọt trầm trọng vào mùa khô. Hiện tượng này làm thay đổi hệ sinh thái động thực vật và giúp cho việc xâm nhập mặn và rửa phèn mạnh hơn, dẫn đến môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông dễ bị ô nhiễm và không giải phóng được ô nhiễm. Ngoài ra sông Vàm Cỏ Đông còn bị ảnh hưởng mặn khá sâu vào mùa kiệt; bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh ở mức cao do các khu dân cư ven sông; cũng như sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông bị axít hóa nặng (ở trung lưu độ pH chỉ khoảng 4 - 6). Sơ lược hiện trạng lưu vực sông Vàm Cỏ Đông qua một vài thông số Sông Vàm Cỏ Đông là một trong những con sông lớn có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, huyện mà nó chảy qua và là nơi tiếp nhận nguồn nước thải từ các nhà máy, khu công nghiệp và nước sinh hoạt từ các khu dân cư phân bố dọc theo hai bờ sông. Chất lượng nước mặt trong vùng lưu vực sông VÀm Cỏ Đông không chỉ bị ảnh hưởng do chất thải sinh hoạt mà còn do chất thải công nghiệp và giao thông thuỷ. Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông a) pH Kết quả quan trắc giá trị pH trong mùa mưa (đợt 1) nhìn chung là thấp hơn trong mùa khô (đợt 2) do ảnh hưởng của các vùng đất phèn trên lưu vực. Vào đầu mùa mưa, pH của nước sông Vàm Cỏ Đông giảm là do sự rửa trôi các chất từ những cánh đồng phèn đổ ra sông. Trong mùa mưa có đến 5/10 vị trí không đạt tiêu chuẩn về thông số pH (theo tiêu chuẩn nguồn loại B của TCVN 5942 – 1995). Giá trị pH thấp nhất trong mùa mưa là 4,03 (gần khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài). Vào mùa khô thì hầu hết các vùng đạt tiêu chuẩn về thông số pH, giá trị nằm khoảng 5,5 – 9. (Nguồn: Theo báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Tây Ninh năm 2006). b) Oxy hoà tan (DO) Lượng oxy hòa tan trong nước thay đổi theo không gian và thời gian trong năm. Lượng nước từ thượng nguồn chảy xuống với tốc độ khá nhanh và lưu lượng khá cao trong mùa mưa đã làm khuấy động dòng nước tạo điều kiện để tăng lượng oxy hòa tan trong nước và đó là lí do làm cho lượng DO trong mùa mưa thường cao hơn mùa khô. Ngược lại, trong mùa khô thì lượng oxy hòa tan không cao do dòng chảy yếu và lưu lượng thấp. Ngoài ra, nhiệt độ của nước nguồn cũng có ảnh hưởng đáng kể đến chế độ oxy của nguồn nước. Về mùa hè khi nhiệt độ của nước nguồn tăng, quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ xảy ra với cường độ mạnh hơn. Trong khi đó độ hòa tan của oxy vào nước lại giảm xuống. Vì vậy về mùa hè, độ thiếu hụt oxy tăng nhanh hơn so với mùa đông. Về mùa đông nhiệt độ nước nguồn thấp nên độ hòa tan tăng, tuy nhiên với nhiệt độ thấp các vi khuẩn hiếu khí tham gia vào quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ sẽ hoạt động yếu. Do đó quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ xảy ra chậm chạp. Hay nói cách khác, về mùa đông quá trình tự làm sạch của nước nguồn xảy ra một cách chậm chạp. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân nữa làm giảm lượng DO trong nước đó là do nước thải từ khu dân cư, khu sản xuất và chăn nuôi. Và lượng DO giảm đồng nghĩa với việc cung cấp oxy hòa tan cho các loài vi sinh vật trong nước sông cũng giảm đi. Đây là nguyên nhân dẫn đến cái chết của các loài thủy sinh vật. Theo kết quả quan trắc cho thấy nhiều vị trí trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông có nồng độ DO không đạt (đối với nguồn nước mặt loại B). Đặc biệt là tại các điểm xả của nhà máy, xí nghiệp thì DO rất thấp, khoảng 0,22 – 2 mg/l. c) Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) BOD là một trong những thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ của nguồn nước. Các chất hữu cơ xâm nhập vào nguồn nước do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ: từ sự phân hủy tự nhiên của sinh vật hoặc tiếp nhận từ nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nông nghiệp. Kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng BOD trên sông Vàm Cỏ Đông khá cao, đạt tiêu chuẩn loại B trong mùa mưa và mùa khô, điều này cho thấy sông Vàm Cỏ Đông chưa bị ô nhiễm nhiều. Tuy nhiên ở một số cống xả trên sông như xí nghiệp nhuộm Long An thì hàm lượng BOD cao hơn tiêu chuẩn. Nếu như các khu công nghiệp và đô thị tăng lên nhanh chóng mà không có biện pháp bảp vệ thì sông Vàm Cỏ Đông từ chỗ ô nhiễm ít sẽ trở nên trầm trọng. Nước thải của các cơ sở sản xuất trong lưu vực sông Vàm Cỏ Đông không được xử lí đã làm chất lượng nước sông ngày càng xấu đi. Nó không chỉ ảnh hưởng đến nguồn thủy hải sản tự nhiên mà còn tác động xấu đến đời sống sinh hoạt của người dân, những người trực tiếp sử dụng nguồn nước từ sông Vàm Cỏ Đông. d) Nhu cầu oxy hoá học (COD) Cùng với BOD thì COD cũng là một thông số quan trọng được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Theo kết quả quan trắc được thì hầu hết các điểm trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông đều đạt tiêu chuẩn loại B. Tuy nhiên có một số nơi, đặc biệt là vùng cống xả của các nhà máy công nghiệp, ví dụ: nhà máy đường Hiệp Hòa, dệt nhuộm Long An có hàm lượng COD cao hơn tiêu chuẩn B, đạt khoảng 375 mg/l. e) Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) Do quá trình rửa trôi, bào mòn đất đá trong tự nhiên và chất thải sinh hoạt, dịch vụ, công nông nghiệp đã tạo ra một lượng chất rắn lơ lửng (SS). Khi xả nước thải chưa xử lý vào nguồn nước, các chất lơ lửng sẽ lắng xuống đáy nguồn và khi tốc độ dòng chảy trong nguồn không lớn lắm thì các chất đó sẽ lắng ở ngay cạnh cống xả. Hàm lượng SS trên sông Vàm Cỏ Đông vào mùa mưa thấp (đạt tiêu chuẩn loại A) do được nước sông pha loãng. Vào mùa khô lượng SS cao hơn, đạt tiêu chuẩn loại B. Các chất hữu cơ của cặn lắng bị phân hủy bởi vi khuẩn. Nếu lượng cặn lắng lớn và lượng oxy trong nước nguồn không đủ cho quá trình phân hủy hiếu khí thì oxy hoà tan của nước nguồn cạn kiệt (DO = 0). Lúc đó quá trình phân giải yếm khí sẽ xảy ra và sản phẩm của nó là chất khí H2S, CO2, CH4. Các chất khí khi nổi lên mặt nước lôi kéo theo các hạt cặn đã phân hủy, đồng thời các bọt khí vỡ tung và bay vào khí quyển. Chúng làm ô nhiễm cả nước và không khí xung quanh. Cần chú ý rằng quá trình yếm khí xảy ra chậm hơn nhiều so với quá trình hiếu khí. Bởi vậy khi đưa cặn mới vào nguồn thì quá trình phân giải yếm khí có thể xảy ra liên tục trong một thời gian dài và quá trình tự làm sạch nguồn nước có thể coi như chấm dứt. Nguồn như vậy không thể sử dụng vào mục đích cấp nước, cá sẽ không thể sống và có thể có nhiều thiệt hại khác nữa. Vì vậy trước khi xả vào sông, cần phải loại bỏ bớt chất rắn lơ lửng có trong nước thải. Theo kết quả phân tích nhận thấy rằng, tại các điểm nhận nước thải có nhiều chất hữu cơ từ các cơ sở sản xuất như tại cống xả dệt nhuộm Long An, nhà máy đường Hiệp Hòa… thì lượng chất rắn lơ lửng tăng cao. Khi hàm lượng chất rắn tăng cao thì kéo theo độ đục, độ màu cũng tăng theo, tuy nhiên sau khi xử lí đạt tiêu chuẩn sử dụng thì nước này vẫn có thể cấp cho sinh hoạt. f) Các hợp chất Nitơ (NO2-, NO3-, NH4+) Các dạng hợp chất Nitơ là cần thiết cho quá trình trao đổi chất và sự phát triển của các loài thủy sinh. Tuy nhiên, nếu các chất này xuất hiện ở nồng độ cao sẽ gây hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, gây độc hại đối với sự sống dưới nước (amoni, nitrit) và giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước. Theo kết quả quan trắc cho thấy hầu hết các điểm trên sông đều có nồng độ N-NH3 và N-NO3 đạt tiêu chuẩn lọai B, nồng độ N-NH3 cao nhất là 0,57mg/l vào mùa khô và nồng độ N-NO3 cao nhất là 0,7mg/l. g) Florua Hàm lượng F- đo được đều đạt tiêu chuẩn loại B là 1,5mg/l, trong đó nồng độ Florua cao nhất là 0,89 mg/l trong mùa mưa tại khu vực Gò Dầu. (Theo báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Tây Ninh năm 2006). h) Kim loại nặng Các kim loại nặng như đồng, chì, kẽm có hàm lượng rất thấp, đạt tiêu chuẩn loại A, tuy nhiên ở một số nơi như cống xả của xí nghiệp dệt nhuộm thì nồng độ kim loại nặng cao vượt chuẩn nguồn loại B (0,858mg/l). i) Dầu mỡ khoáng Nước thải công nghiệp, giao thông đường thủy là nguyên nhân chính gây ra dầu mỡ ô nhiễm trên sông Vàm Cỏ Đông. Hàm lượng dầu mỡ xuất hiện ở hâu hết các điểm quan trắc và nồng độ thấp (0,0009 – 0,2205 mg/l) đạt tiêu chuẩn loại B (0,3mg/l). Hàm lượng dầu mỡ cao nhất ở cống xả các xí nghiệp dệt nhuộm. k) Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Để phục vụ cho nông nghiệp thì thuốc BVTV vẫn còn sử dụng, hàm lương DDT trên sông Vàm Cỏ Đông rất thấp so với tiêu chuẩn cho phép, khoảng 4.10-5 – 5.10-5 so với qui định là 0,01 mg/l. Sử dụng nhiều thuốc BVTV, đặc biệt là các loại thuốc đã quá hạn sử dụng, kém chất lượng, các loại trong danh mục cấm sử dụng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường, các loài thủy sinh vật và sức khỏe con người. l) Các vi sinh vật (Coliform, E.Coli) Coliform là một trong các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ. Hàm lượng coliform thay đỏi theo mùa trong năm. Vào mùa mưa thì nước chảy tràn sẽ cuốn theo nước thải tứ các khu dân cư và làm tăng hàm lượng Coliform, còn mùa khô thì hàm lượng Coliform thấp hơn. Hầu hết các điểm quan trắc trên sông đều xuất hiện E.Coli. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt (TCVN 5942-1995) Soá TT Thoâng soá Ñôn vò Giaù trò cô baûn A B pH 6 ¸ 8,5 5,5 ¸ 9 BOD5 (20oC) mg/L < 4 < 25 COD mg/L >1 0 > 35 Oxy hoøa tan (DO) mg/L ³ 6 ³ 2 Chaát raén lô löûng (SS) mg/L 20 80 Arsen mg/L 0,05 0,1 Bari mg/L 1 4 Cadimi mg/L 0,01 0,02 Chì mg/L 0,05 0,1 Crom (VI) mg/L 0,05 0,05 Crom (III) mg/L 0,1 1 Ñoàng mg/L 0,1 1 Keõm mg/L 1 2 Mangan mg/L 0,1 0,8 Niken mg/L 0,1 1 Saét mg/L 1 2 Thuûy ngaân mg/L 0,001 0,002 Thieác mg/L 1 2 Amoniac (tính theo N) mg/L 0,05 1 Florua mg/L 1 1,5 Nitrat (tính theo N) mg/L 10 15 Nitric (tính theo N) mg/L 0,01 0,05 Xianua mg/L 0,01 0,05 Phenola (toång soá) mg/L 0,001 0,02 Daàu môõ mg/L Khoâng 0,3 Chaát taåy röûa mg/L 0,5 0,5 Total Coliform MPN/100 mL 5000 10000 Toång hoùa chaát baûo veä thöïc vaät mg/L 0,15 0,15 DDT mg/L 0,01 0,01 Toång hoaït ñoäng ñoä phoùng xaï a Bq/L 0,1 0,1 Toång hoaït ñoäng ñoä phoùng xaï b Bq/L 1,0 1,0 Ghi chú Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của một nguồn nước mặt. Cột A áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lý như qui định) Cột B áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác. Nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản có qui định riêng. Giá trị tới hạn các thông số và nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp (TCVN 5945-1995)  Soá TT Thoâng soá Ñôn vò Giaù trò tôùi haïn A B C 1. Nhieät ñoä oC 40 40 45 2. pH 6 ¸ 9 5,5 ¸ 9 5 ¸ 9 3. BOD5 (20oC) mg/L 20 50 100 4. COD mg/L 50 100 400 5. Chaát raén lô löûng (SS) mg/L 50 100 200 6. Arsen mg/L 0,05 0,1 0,5 7. Cadmi mg/L 0,01 0,02 0,5 8. Chì mg/L 0,1 0,5 1 9. Clo dö mg/L 1 2 2 10 Crom (VI) mg/L 0,05 0,1 0,5 11. Crom (III) mg/L 0,2 1 2 12. Daàu môõ khoaùng mg/L KPHÑ 1 5 13. Daàu ñoäng vaät mg/L 5 10 30 14. Ñoàng mg/L 0,2 1 5 15. Keõm mg/L 1 2 5 16. Mangan mg/L 0,2 1 5 17. Niken mg/L 0,2 1 2 18. Phot pho höõu cô mg/L 0,2 0,5 1 19. Photpho toång soá mg/L 4 6 8 20. Saét mg/L 1 5 10 21. Thuûy ngaân mg/L 0,005 0,005 0,01 22. Thieác mg/L 0,2 1 5 23. Tetracloetylen mg/L 0,02 0,1 0,1 24. Florua mg/L 1 2 5 25. Toång nitô mg/L 30 60 60 26. Amoniac (tính theo N) mg/L 0,1 1 10 27. Xianua mg/L 0,05 0,1 0,2 28. Phenola (toång soá) mg/L 0,001 0,05 1 29. Tricloetylen mg/L 0,05 0,3 0,3 30. Sulfua mg/L 0,2 0,5 1 31. Total Coliform MPN/100 mL 5000 10000 - 32. Toång hoaït ñoäng ñoä phoùng xaï a Bq/L 0,1 0,1 - 33. Toång hoaït ñoäng ñoä phoùng xaï b Bq/L 1,0 1,0 - Ghi chú A các nguồn nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt B dùng cho giao thông thủy, tưới tiêu, bơi lội, thủy sản, trồng trọt... Nếu > B và £ C chỉ đổ vào các nơi qui định Nếu > C không được thải ra môi trường Hai bảng trên  nêu lên các tiêu chuẩn để quản lý nguồn nước và quản lý nguồn xả ở Việt Nam. Ở Mỹ người ta phân loại các nguồn nước kỹ hơn, ví dụ như: Nguồn nước ngọt Loại AA: nguồn nước uống sau khi khử trùng và xử lý để loại bỏ các tạp chất tự nhiên (nếu cần thiết). Loại A: nguồn nước uống sau khi xử lý lắng, lọc, khử trùng và xử lý để loại bỏ các tạp chất tự nhiên (nếu cần thiết). Loại B: nguồn nước cho bơi lội, tắm và các sử dụng ở mức thấp hơn. Loại C: nguồn nước dùng cho các hoạt động đánh bắt thủy sản hoặc các sử dụng ở mức thấp hơn. Loại D: nguồn nước sử dụng cho các hoạt động nông nghiệp, làm nguội các hoặc chế biến các sản phẩm công nghiệp hoặc các sử dụng ở mức thấp hơn. Nguồn nước lợ Loại SA: nguồn nước sử dụng cho các hoạt động đánh bắt các loài giáp xác để buôn bán và các hoạt động khác. Loại SB: nguồn nước sử dụng cho các hoạt động bơi lội và các hoạt động khác ngoại trừ việc đánh bắt các loài giáp xác để bán. Loại SC: nguồn nước sử dụng cho các hoạt động đánh cá và các hoạt động khác ngoại trừ việc bơi lội và đánh bắt các loài giáp xác để bán. Loại SD: nguồn nước sử dụng cho các hoạt động ngoại trừ việc bơi lội, đánh bắt các loài giáp xác, đánh bắt cá. Nguồn nước ngầm Loại GA: nguồn nước sử dụng làm nước uống, nấu nướng, chế biến thực phẩm và các mục đích khác. Loại GB: nguồn nước sử dụng cho công nghiệp hoặc các mục đích cấp nước khác ngoại trừ các mục đích của loại GA. Một số vấn đề ô nhiễm trên sông Vàm Cỏ Đông a) Ô nhiễm môi trường nước các khu đô thị và khu dân cư Hầu hết nước thải sinh hoạt của khu dân cư và đô thị thải trực tiếp ra sông mà không qua xử lí. Tại các thị xã và các thị trấn mạng lưới thoát nước còn sơ sài, rãnh thoát nước đặt lộ thiên, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trong nước thải có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và nồng độ Coliform cao. Nếu nguồn tiếp nhận, cụ thể là lưu vực sông không có khả năng tự làm sạch thì việc thải bỏ trực tiếp nước thải sinh hoạt không qua xử lí sẽ gây ô nhiễm môi trường nước và nếu ô nhiễm kéo dài thì việc trở thành dòng sông chết là điều không thể tránh khỏi. Đối với khu dân cư quanh lưu vực sông Vàm Cỏ Đông , sự phát triển về kinh tế đã kéo theo dân số và nhu cầu sinh hoạt tăng, tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cũng tăng lên và từ đó thì lưu lượng nước thải cũng tăng đáng kể. nước thải hằng ngày. Dân số tăng sẽ dẫn đến đô thị hóa tăng, từ đó lượng nước cấp cho đô thị sẽ thiếu hụt. Theo tính toán thì dự báo tải lượng các thông số bị ô nhiễm năm 2015 như sau: Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) TSS BOD5 COD Ntổng Ptổng 75.787 40.966 71.383 6.637 1.792 Và đến năm 2015 thì lưu lượng nước thải sẽ tăng 1,7 lần do sự gia tăng dân số tự nhiên. Với lượng nước thải như vậy thì sông Vàm Cỏ Đông sẽ ô nhiễm nặng nguồn nước mặt bởi các chất hữu cơ có trong nước thải. b) Ô nhiễm tại các khu công nghiệp Nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông bị ô nhiễm nặng là do tiếp nhận một lượng lớn chất ô nhiễm từ các ngành công nghiệp chế biến, mà các nguồn này sẽ gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế tất yếu của vùng. Từ năm 1996 – 2004 các cơ sở công nghiệp tăng cao, chủ yếu là ngành thực phẩm và sản xuất lâm sản, máy móc cũ kĩ, không có hệ thống thoát nước hoặc hệ thống không đồng bộ, thải chất thải trực tiếp ra sông không qua xử lí, vì vậy lượng nước thải ra ngoài không đạt chất lượng qui định, hầu hết chỉ đạt tiêu chuẩn loại B hoặc C. Các ngành công nghiệp đầu nguồn tuy không thải chất thải nguy hại nhưng công nghệ xử lí cũ kĩ sẽ góp phần đè nặng lên khả năng chịu tải, khả năng tự làm sạch của dòng sông. Kết quả quan trắc cuối năm 2007 cho thấy mức độ ô nhiễm nguồn nước sô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số dự đoán về mặt định tính đối với lưu vực sông vàm cỏ đông thông qua việc tìm hiểu khả năng chịu tải và khả năng tự làm sạch của lưu vực sông.doc
Tài liệu liên quan