Tiểu luận Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai

- Trong một thời gian dài, công tác quản lý đất đai bị buông lỏng, quy trình quản lý thiếu chặt chẽ, thiếu khoa học. Hồ sơ địa chính, tài liệu lịch sử làm căn cứ giải quyết không đầy đủ.

- Các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý đất đai có nhiều thay đổi, có những vấn đề chưa thật cụ thể. Mặt khác, công tác cập nhật văn bản pháp luật của cán bộ cơ sở còn yếu, vì vậy việc vận dụng, thực thi trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn.

- Giá trị quyền sử dụng đất ngày càng tăng cao, vì vậy đã tác động đến việc khiếu kiện đòi quyền lợi có phần thêm gay gắt.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4264 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết tranh chấp đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản ánh lên bản đồ. Năm 1992 đường liên khối được nâng cấp và mở rộng, phần diện tích đường đi qua thửa đất của ông Nguyễn Văn là 60m2. Trong bản đồ địa chính phản ánh ở thời điểm này thì thửa đất 200a do ông Nguyễn Văn A sử dụng được tách thành 2 thửa cụ thể là: - Thửa 90, tờ bản đồ 12 có diện tích là 105m2 đất do ông Nguyễn Văn L sử dụng nhưng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì do ông Nguyễn Vân đứng tên sử dụng. -Thửa 91, tờ bản đồ 12 có diện tích 190m2 đất do ông Nguyễn Văn A đứng tên sử dụng. Tại thời điểm này do đường liên khối đã mở rộng và nâng cấp cho nên diện tích hai thửa đất này tại hai thời điểm năm 1991 và 1992 có sự chênh lệch về diện tích. Đối chiếu với hồ sơ địa chính được lập năm 2002 thì tại bản đồ chính quy số 20 cho thấy thửa đất này đã từng mang số hiệu 200a, có diện tích 360m2 năm 1991 của gia đình ông Nguyễn Văn A nay đã được chia làm 3 thửa: - Thửa 90, diện tích 96m2 thực tế hiện nay do ông Nguyễn Văn L sử dụng nhưng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì do ông Nguyễn Văn A đứng tên sử dụng. - Thửa 80, diện tích 89m2 do ông Nguyễn Thanh Tùng sử dụng do nhận chuyển nhượng của ông Nguyễn Văn A. - Thửa 92, diện tích 112m2 do ông Nguyễn Văn A và con trai là ông Nguyễn Văn M sử dụng, hiện nay đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng mang tên ông Nguyễn Văn A. Tổng diện tích 3 thửa đất là 297m2 Đối chiếu với hồ sơ mà ông Nguyễn Văn A cung cấp gồm có: Giấy chứng nhận đất ở đứng tên ông Nguyễn Văn A được sử dụng với diện tích 360m2 gồm 130m2 diện tích đất ở và 230m2 diện tích đất giao cho gia đình sử dụng sản xuất tại khối phố 9 Thị trấn B do ông Phan Thanh H ký nhưng không đề thời gian. Như vậy đối chiếu với hồ sơ địa chính hiện đang lưu giữ tại UBND Thị trấn B và các giấy tờ do ông Nguyễn Văn A cung cấp, thì thửa đất mang số hiệu 200a với diện tích 360m2 được lập trong bản đồ địa chính năm 1991 của gia đình ông Nguyễn Văn A sử dụng đã có biến động về diện tích. Nguyên nhân là do đường liên khối đã được mở rộng và nâng cấp đã cắt ngang qua một phần diện tích của thửa đất này, đồng thời do có một phần diện tích đã được chuyển nhượng cho ông Nguyễn Thanh Tùng, do đó diện tích đất của gia đình ông A hiện nay chỉ còn 205m2 giảm 115m2. Theo báo cáo của UBND thị trấn B, việc UBND thị trấn quyết định mở rộng và nâng cấp con đường liên khối được thực hiện với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” không đền bù việc giải phóng mặt bằng, chỉ thực hiện đền bù hoa màu nếu có, theo hồ sơ làm đường còn lưu lại thì diện tích đất vườn của ông A được thu hồi (không đền bù) đề làm đường là 60m2 .Theo biên bản họp khối, các hộ gia đình của ông A đã ký hợp đồng ký giao đất không phải đền bù. Vậy diện tích đất ở và đất vườn của gia đình ông A chỉ còn 297m2 là chính xác (kể cả số diện tích ông A đã chuyển nhượng cho ông Nguyễn Thanh Tùng). + Tại bản đồ địa chính lập năm 1991, phần diện tích mà gia đình ông Nguyễn Văn A cải tạo trồng hoa màu được thể hiện là thửa đất không có số thửa (còn để trống) thuộc quyền quản lý của UBND thị trấn B. Năm 1996 UBND thị trấn B quy hoạch phần diện tích đất ao này để cấp đất xen canh và xây dựng mương thoát nước đi qua. Có 3 hộ tự cải tạo phần diện tích đất ao hoang này để trồng rau , được UBND thị trấn bồi thường hoa màu trên đất. Qua kiểm tra hồ sơ đang lưu giữ tại thị trấn đoàn thanh tra đã nhận thấy ngày 10/6/1996 ông A đã làm đơn xin bồi thường hoa màu và đã được UBND thị trấn xác nhận có khai hoang đất và đã hỗ trợ tiền hoa màu 3.000.000đ, tại phiếu chi số 285 ông A kts nhận đủ số tiền này. Ông Lâm Công Anh đã sử dụng phấn diện tích đất ao liền kề để trồng rau cũng được UBND thị trấn đền bù 2.800.000đ, ông Trần Văn Nhật cũng được đền bù 3.000.000đ. Năm 2007 UBND thị trấn B đã cấp đất giao cho bà Đặng Châu M sử dụng . Tại biên bản xác nhận giao nhà đất do UBND thị trấn B lập ngày 02/12/2007 đã xác định rõ là giao cho bà M 100m2 đất ao hồ thị trấn thu hồi của ông A để sử dụng vào mục đích làm nhà ở và bà M phải nộp một khoản tiền 60 triệu đồng và UBND thị trấn B đã thu của bà M số tiền 60 triệu đồng tiền thu lệ phí xây dựng phúc lợi hạ tầng và tiền sử dụng đất. Trên cơ sở kết quả báo cáo xác minh kiểm tra kiến nghị của Đoàn thanh tra Liên ngành, Chủ tịch UBND huyện C đã có Quyết định số 1229/QĐ-UB ngày 08/6/2008 về việc giải quyết đơn khiếu nại ông Nguyễn Văn A, khối 9- Thị trấn B - huyện C với nội dung như sau: “Việc ông Nguyễn Văn A khiếu nại UBND thị trấn B lấy đất mà UBND thị trấn B quy hoạch cấp xen canh cho bà Đặng Châu M năm 2007 nguyên là đất ao hoang do UBND thị trấn quản lý được thể hiện tại hồ sơ địa chính nêu trên hiện đang lưu giữ tại thị trân B, gia đình ông Nguyễn Văn A chỉ cải tao một phần diện tích đất để trồng hoa màu và đã được UBND thị trấn B đền bù 3.000.000đ. Gia đình ông Nguyễn Văn A không có hồ sơ giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất đối với thửa đât đã nêu trên; đồng thời gia đình ông A cũng không thực hiện nghĩa vụ Nhà nước đối với phần diện tích đó. Giao cho UBND thị trấn B hướng dẫn các hộ gia đình có liên quan làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật và nghiêm túc kiểm điểm các cá nhân liên quan đến việc bán đất cho hai hộ Nguyễn Văn D và Đặng Châu M. Đất của hai hộ này sẽ được xử lý theo quy định của Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thửa đấy mang số hiệu là 200a với diện tích là 360m2 được lập trong bản đồ địa chính năm 1991 của gia đình ông Nguyễn Văn A đang sử dụng hiện nay có biến động về diện tích đất, nguyên nhân do đường liên khối được mở rộng và nâng cấp đã cắt ngang một phần của thửa đất nào (60m2),đồng thời do có một phần đã được chuyển nhượng cho ông Nguyễn Thanh Tùng. Việc UBND thị trấn quyết định mở rộng và nâng cấp con đường liên khối được thực hiện với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã được nhân dân trong khối bàn bạc dân chủ, thống nhất mở đường không nhận tiền đền bù, nếu diện tích làm đường không năm trong khu vực công trình nhà ở đã xây dựng của dân, chỉ đền bù hoa màu (nếu có); tại thời điểm UBND thị trấn B chủ trương thi công đường liên khối thì gia đình ông Nguyễn Văn A đã ký biên bản thống nhất không đền bù, nên trả lời cho gia đình ông A biết là sự việc đã được giải quyết xong trong năm 1992 (thời điểm làm đường liên khối)”. Sau khi nhận được quyết định giải quyết đơn khiếu nại của Chủ tịch UBND huyện C. Ông Nguyễn Văn A vẫn không nhất trí với cách giải quyết của Chủ tịch UBND huyện C, đồng thời tiếp tục viết đơn khiếu nại ngày 28/6/2008 đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND huyện C lên Chủ tịch UBND tỉnh với nội dung: Không công nhận các nội dung tại Quyết định số 1229/QĐ-UB ngày 28/5/2008 của Chủ tịch UBND huyện C, về việc giải quyết khiếu nại của gia đình ông. Phần thứ hai Xác định mục tiêu xử lý Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải sớm giải quyết dứt điểm vụ việc này và làm bắt cách nào để nâng cao hiệu quả giải quyết, đáp ứng tình hình hiện nay. Xét thấy đây là một vụ khiếu kiện kéo dài, phức tạp đụng chạm đến vấn đề đất đai là vấn đề nhạy cảm, bức xúc, cấp bách cần giải quyết ngay với mục tiêu: - Xử lý dứt điểm vụ khiếu nại kéo dài lên tất cả các cấp, các cơ quan có thẩm quyền, đúng điểm dừng theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo và Luật Đất đai hiện hành (quyết định giải quyết cuối cùng). -Việc giải quyết đơn khiếu nại của ông Nguyễn Văn A phải đảm bảo đúng pháp luật, hợp lý, hợp tình, bảo vệ được quyền lợi và lợi ích hợp pháp của ông Nguyễn Văn A là người sử dụng đất đang khiếu nại tiếp. - Phải khắc phục được tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất trong tình hình hiện nay, nhằm đảm bảo tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai , bảo vệ uy tín, củng cố lòng tin của công dân đối với chính quyền địa phương các cấp. - Xứ lý nghiêm minh đúng pháp luật đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật về Đất đai, khiếu nại tố cáo của cá nhân, tổ chức, chính quyền có liên quan đến vụ việc khiếu nại kéo dài, phức tạp này. - Thông qua việc giải quyết thấu tình đạt lý vụ việc khiếu nại của ông Nguyễn Văn A, khối 9, thị trấn B , huyện C để góp phần tuyên truyền phổ biến giáo dục ý thức tuân thủ nghiêm minh các văn bản pháp luật đất đai và pháp luật khiếu nại tố cáo đối với cá nhân ông A, UBND thị trấn B, UBND huyện C và các cơ quan tổ chức có liên quan. Phần thứ ba Phân tích nguyên nhân và hậu quả 1. Nguyên nhân: Vụ việc này đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau: a. Nguyên nhân khách quan: - Trong một thời gian dài, công tác quản lý đất đai bị buông lỏng, quy trình quản lý thiếu chặt chẽ, thiếu khoa học. Hồ sơ địa chính, tài liệu lịch sử làm căn cứ giải quyết không đầy đủ. - Các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý đất đai có nhiều thay đổi, có những vấn đề chưa thật cụ thể. Mặt khác, công tác cập nhật văn bản pháp luật của cán bộ cơ sở còn yếu, vì vậy việc vận dụng, thực thi trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn. - Giá trị quyền sử dụng đất ngày càng tăng cao, vì vậy đã tác động đến việc khiếu kiện đòi quyền lợi có phần thêm gay gắt. b. Nguyễn nhân chủ quan: - Trình độ quản lý hành chính Nhà nước nói chung về đất đai của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở còn bất cập.Công tác quản lý đất đai trong một thời gian dài còn buông lỏng, chưa được chú trọng, hồ sơ địa chính của thửa đất (là căn cứ quan trọng để giải quyết vụ việc) không đầy đủ, không cập nhật,thiếu chặt chẽ; thủ tục hành chính không đảm bảo. - Đối với UBND thị trấn B đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước của thị trấn qua các thời kỳ về đất đai còn non yếu về chuyên môn, kém hiểu biết pháp luật về đất đai, thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa tôn trọng các quy định về pháp luật đất đai, cho nên đã tham mưu cho UBND thị trân có hành vi, quyết định hành chính giao đất, thu đất, thu tiền sử dụng đất trái với quy định của pháp luật về đất đai, về thẩm quyền giao đất, thu hồi đất, đền bù thiệt hại về đất dẫn đến công dân khiếu nại kéo dài, nhiều cấp, chậm giải quyết dứt điểm .Mặt khác chưa kịp phát hiện và ngăn chặn những việc làm sai trái của công dân dẫn đến sự việc phức tạp và có khả năng gây hậu quả không tốt về an ninh, trật tự. Cụ thể khi ông A san lấp ao hoang để sản xuất với ý đồ để chiếm riêng, cán bộ địa chính thị trấn không báo cho ông A biết đó là việc làm sai luật và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, làm cho ông A ngộ nhận đó là đất riêng của mình nên đã khiếu kiện sai và kéo dài. - Về phía ông NguyễnVăn A chưa có ý thức tự giác tìm hiểu để nhận thức đúng đắn và đầy đủ các quy định của pháp luật đất đi và pháp luật khiếu nại tố cái dẫn đến những thiếu sót, sai phạm kéo dài ngày càng phức tạp trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất làm cho chính quyền các cấp, các cơ quan có thẩm quyền phải đổ nhiều công sức thời gian, kinh phí vào việc giải quyết việc khiếu nại tưởng chừng như rất đơn giản. 2. Hâu quả: - Một khi sự việc tranh chấp đất đai không được giải quyết dứt điểm thì việc khiếu nại sẽ kéo dài, làm ảnh hưởng đến cuộc sống chung của những người liên quan, của gia đình cha con ông A và gây mất ổn định tình hình an ninh - trật tự xã hội trên địa bàn khu dân cư. - UBND thị trân B buông lỏng quản lý quỹ đất thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai, hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức, chưa đầy đủ, không đủ cơ sở cho việc quản lý đất đai, việc chỉnh lý biến động đất đai không được theo dõi và có biểu hiện lợi ích cục bộ của thị trấn cho nên đã có những quyết định về thu hồi, giao đất và thu tiền sử dụng đất đai trái với quy định của Luậ Đất đai và nguyên tắc quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, vi phạm nguyên tắc pháp chế XHCN trongq uản lts đất đai, kinh tế - tài chính, làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với sự quản lý điều hành của Nhà nước nói riêng, Chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước ta nói chung. Phần thứ tư Xây dựng, lựa chọn phương án Việc giải quyết khiếu nại đòi hỏi phải được phân loại theo tính chất vụ việc từ đơn giản đến phức tạp, để kịp thời có biện pháp giải quyết, xử lý phù hợp.Những vụ việc có tính chất tranh chấp trong nội bộ nhân dân, việc xử lý thuận lợi hơn, những trường hợp có sự tham gia và chỉ dẫn của một số kẻ lợi dụng dân chủ thì thường hết sức khó khăn và phức tạp. Do đó, khi giải quyết khiếu kiện, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nhằm xác định và hạn chế hoạt động của các đối tượng lợi dung dân chủ, lợi dụng quyền khiếu nại để kích động, xúi giục, lôi kéo, tổ chức đông người đi khiếu kiện. Để vụ việc khiếu nại cụ thể của ông Nguyễn Văn A được giải quyết dứt điểm thấu đáo, phù hợp với các quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, tác giả cân nhân nhắc giữa 03 phương án sau: 1. Phương án thứ 1: - UBND thị trấn B giải quyết đền bù cho gia đình ôngA - UBN tỉnh cho phép UBND thị trấn B và UBND huyện C làm thủ tục hợp thức hoá giấy từ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ đã được UBND thị trấn giao đất và đã thu tiền sử dụng đất. Phương án này có ưu và nhược điểm sau: *Ưu điểm: - Khiếu nại sẽ kết thúc, giải quyết được vấn đề ở khía cạnh “tình”, công dân (cả ông A và bà M đều vui vẻ). - Nhà nước thể hiện sự linh động trong điều hành, quản lý (Do diện tích lô đất nhỏ, giá đền bù là nông nghiệp không cao). * Nhược điểm: - Khia cạnh “lý” không đảm bảo, không tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật đất đai, ảnh hưởng đến pháp chế XHCN. - Tạo tiền lệ cho những hộ khác cũng trong diện có đất bị thu hồi để làm đường liên khối khiếu nại đòi đền bù. 2. Phương án thứ 2: Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ Luật khiếu nại tố cáo năm 1998 (sửa đổi 2006) quy định thời hạn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính để có văn bản bác đơn khiếu nại của ông Nguyễn Văn A vì việc thu hồi đất xẩy ra năm 1992 đã hết thời hiệu giải quyết. Phương án này có ưu và nhược điểm sau: *Ưu điểm: Việc khiếu nại buộc phải dừng lại trước những quy định rõ ràng của pháp luật, bớt đi một “gánh nặng” cho cơ quan có thẩm quyền. *Nhược điểm: Nếu giải quyết theo phương án này sẽ quá đơn giản, phiến diện, một chiều không thuyết phục và bộc lộ sự mâu thuẫn trong việc giải quyết khiếu nại của nhân dân giữa các cấp chính quyền vì việc khiếu nại đó được UBND thị trấn B thụ lý giải quyết và UBND huyện C giải quyết. Nếu UBND tỉnh không thụ lý để giải quyết sẽ làm mất lòng tin của nhân dân đối với chính quyền và công dân sẽ khiếu nại vượt cấp làm cho vụ việc càng thêm phức tạp. 3. Phương án thứ 3: - Việc ông Nguyễn Văn A khiếu nại UBND thị trân B lấy đất của gia đình ông để cấp xen dắm cho bà Đặng Châu M là không có cơ sở giải quyết bởi vì: Thửa đất mà UBND thị trấn B quy hoạch cấp xen dắm cho bà Đặng Châu M năm 2007 nguyên là đất ao hoang do UBND thị trấn B quản lý, ông Nguyễn Vân chỉ cải tạo một phần diện tích để trồng hoa màu và sâu khi thu hồi ông A đã thoả thuận, UBND thị trấn B đã đền bù cho gia đình ông 3.000.000đ.Gia đình ông Nguyễn Văn A không có hồ sơ giấy từ để chứng minh quyền sử dụngn đất đối với thửa đất đã nêu trên, đồng thời gia đình ôngA cũng không thực hiện nghĩa vụ cho Nhà nước đối với phần diện tích đất đang sử dụng trồng hoa màu. - Việc ông Nguyễn Văn A khiếu nại UBND thị trấn B cắt vườn của gia đình ông để làm đường liên thôn mà không được đền bù là không có cơ sở để giải quyết vì: Con đường liên khối được UBND thị trấn B chủ trương xây dựng theo phương án “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã được nhân dân trong khối (Trong đó có gia đình ôngA) bàn bạc thống nhất biểu quyết và cùng ký biên bản về việc thu hồi đất vườn để làm đường liên khối không đền bù về diện tích thu hồi không gắn với nhà ở hoặc công trình xây dựng. - Đề nghị UBND huyện C và UBND thị trấn B lập lại hồ sơ thủ tục giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ Nguyễn Văn D và bà Đặng Châu M theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền đã được quy định trong Luật đất đai hiện hành. UBND huyện C chỉ đạo UBND thị trấn B nghiêm t úc kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý đối các cá nhân có liên quan đã có hành vi vi phạm trong việc giao đất sai thẩm quyền cho hai hộ ông Nguyễn Văn D và bà Đặng Châu M đồng thời rút kinh nghiệm trong việc quản lý đất đai trên địa bàn. Phương án này có ưu và nhược điểm sau: *Ưu điểm: Nếu thực hiện phương án này là phương án tối ưu vừa giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh trước pháp luật vừa có tình, có lý đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của cá nhân công dân có liên quan trong việc khiếu nại đền bù đất, đảm bảo tính toàn diện, kịp thời làm rõ trách nhiệm các bên trong vụ việc, xây dựng lòng tin của người dân đối với chính quyền. *Nhược điểm: Thực hiện phương án này đòi hỏi chính quyền địa phương phải kết hợp nhuần nhuyễn cả tính pháp lý và cả đạo lý; vừa mang tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước, đồng thời cũng phải làm tốt công tác tư tưởng để cho các bên đương sự tự nguyện chấp hành một cách nghiêm túc. Mỗi phương án nói trên đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, theo bản thân tôi, phương nán thứ 3 là tối ưu nhất vì nó thoả mãn được nhiều yêu cầu giải quyết nhất, giải quyết theo phương án này không những sẽ kết hợp được hài hoà giữa Pháp lý và đạo lý, mà còn phù hợp với thực tế cuộc sống của đông đảo nhân dân ở địa phương, giữ vững lòng tin của quần chúng nhân dân trongviệc thực hiện các Chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phần thứ năm Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án Sau khi đã chọn được phương án giải quyết hợp lý, UBND tỉnh HB cần giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chậm nhất là sau 06 ngày (kể từ khi chọn phương án giải quyết) phải tham mưu trình UBND tỉnh ký quyết định thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để giải quyết dứt điểm vụ việc, không để tình trạng khiếu kiện kéo dài làm mất lòng tin ở quần chúng nhân dân, đảm bảo giữ vững kỷ cường phép nước. Chậm nhất là 30 ngày phải có báo cáo kết luận thanh tra giải quyết vụ việc cho Chủ tịch UBND tỉnh. Đoàn thanh tra Liên ngành nên bao gồm các thành phân như sau: (Thành lập từ 5 đến 7 người). Đại diện Lãnh đạo Sở Tài nguyên&Môi trường làm trưởng đoàn và các thành viên gồm: 2-3 chuyên viên Sở Tài nguyên & Môi trường, 1-2 chuyên viên Thanh tra Nhà nước tỉnh, đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện C. Tổ chức họp đoàn ngay sau khi có quyết định thành lập để thống nhất nội dung, chương trình làm việc, thời gian tiến hành và nhanh chóng về địa phương để triển khai thực hiện. Yêu cầu, ngay sau khi có quyết định đoàn kiểm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Đoàn kiểm tra, chính quyền địa phương, và các cơ quan hữu quan phải khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện đúng và kịp thời các nội dung sau đây: 1. Công bố Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đến tận các cán bộ, nhân dân ở địa phương và các cá nhân có liên quan. 2. Đoàn thanh tra tiến hành mời các thành phần liên quan để xác minh từng nội dung sự việc cụ thể để hoàn tất các hồ sơ, biên bản làm việc và giải quyết cụ thể cho các bên liên quan rõ hướng giải quyết của đoàn nhằm mục đích để cho các bên nắm bắt quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết vụ việc trước khi đoàn công bố kết luận thanh tra giải quyết vụ việc. 3. Tổ chức họp công bố dự thảo kết luận thanh tra sau khi đã làm việc cụ thể với các cá nhân liên quan và chính quyền địa phương để thống nhất trước khi ký kết luận chính thức. 4. Đoàn thanh tra hoàn tất kết luận thanh tra ngay sau khi họp thống nhất dự thảo để ký công bố chính thức. 5. Giao cho chính quyền và các Ban, Ngành đoàn thể ở địa phương giải thích cho cán bộ và nhân dân địa phương thông hiểu các nội dung giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ và nhân dân, các cá nhân có liên quan trong việc nghiêm chỉnh chấp hành quyết định giải quyết của nhà nước theo đúng pháp luật. 6. Giao cho các cá nhân liên quan, chính quyền thị trấn B và huyện C hoàn tất các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân có liên quan theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Dự kiến tiến độ và thời gian giải quyết vụ việc khiếu nại nói trên cụ thể như sau: - Ngày 20/7/2008, ban hành Quyết định thành lập Đoàn thanh tra liên ngành, để kiểm tra xác minh và kết luận các nội dung theo đơn khiếu nại của ôngA. Giao cho ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh phụ trách soạn thảo văn bản. - Ngày 25/7/2008, Đoàn thanh tra tổ chức họp đoàn để triển khai nhiệm vụ, thống nhất kế hoạch đi kiểm tra, xác minh và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thanh viên. - Ngày 28/7/2008, Đoàn thanh tra trực tiếp UBND huyện C để triển khai nhiệm vụ và công bố Quyết định thành lập Đoàn thanh tra, xác minh theo nội dung đơn khiếu nại của Công dân. Yêu cầu UBND huyện C, UBND Thị trấn B và các tổ chức, cá nhân có liên quan chuẩn bị tài liệu, hồ có liên quan để cung cấp cho đoàn thanh tra kiểm tra tiến hành làm việc. - Ngày 05/8/2008 đến ngày 20/8/2008: Đoàn thanh tra trực tiếp UBND huyện C để kiểm tra, xác minh vụ việc; cụ thể: thu nhập thông tin, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan và kiểm tra thực địa. - Ngày 22/08/2008 đến 26/8/2008: Đoàn thanh tra tổng hợp viết báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh các nội dung theo đơn khiếu nại của ông A, đồng thời công bố kết luận dự thảo trước UBND huyện C và UBND Thị trấn B. - Ngày 01/9/2008, Đoàn thanh tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh các nội dung theo đơn khiếu nại của ôngA; báo cáo trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét. - Ngày 10/9/2008, Chủ tịch UBND HT ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại đất đai của ông A, đây là quyết định giải quyết cuối cùng. Các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc chấp hành quyết định. Giao cho thanh tra tỉnh theo dõi và đôn đốc việc thực hiện quyết định này. Kết quả thực hiện báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 12/10/2008. Phần thứ sáu Kiến nghị và kết luận Từ vụ việc khiếu nại đền bù về đất đai của ông Nguyễn Vân và trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản, phân tích thực tiễn tình hình và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh. Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, đảm bảo ổn định được tình hình trật tự xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: 1. Quán triệt các nguyên tắc giải quyết khiếu nại đất đai: Khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đấy đai phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý; Nhà nước chỉ giao quyền sử dụng cho công dân; N hà nước có quyền thu hồi đất và người sử dụng đất được đền bù theo quy định của pháp luật. - Trong quá trình cách mạng theo tình hình cụ thể mà Đảng và Nhà nước có các chủ trương, chính sách đất đai phù hợp.Vì vậy giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo phải căn cứ vào thời điểm phát sinh của vụ việc và chính sách tương ứng của thời kỳ đó. - Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp đất đai trên cơ sở tôn trọng quá trình sử dụng ổn định của các chủ sử dụng đất, kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời phải tôn trọng quy hoạch sử dụng đất của chính quyền địa phương. - Khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai phát sinh những vấn đề về kinh tế, lợi ích vật chất ... cần phản đảm bảo lợi ích Nhà nước và quan tâm thích đáng lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. 2. Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại , tố cáo về đất đai: Cơ chế giải quyết khiếu nại có liên quan đết đất đai hiện nay, theo Luật Đất đai quy định trường hợp quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định cuối cùng thì chấm dứt khiếu nại. Luật khiếu nại, tố cáo quy định chỉ xem xét quyết định cuối cùng của Chủ tịch UBND cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Do quyđịnh không rõ ràng, nên để phát hiện được quyết định cuối cùng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và để được xem xét quyết định đó theo quy định của pháp luật là một việc không dễ dàng. Vừa qua không ít trường hợp quyết định cuối cùng sai không được phát hiện và xử lý kịp thời, có trường hợp nhà dân lên Trung ương “kêu oan” mới phát hiện được quyết định cuối cùng sai. Luật quy định quyết định cuối cùng có hiệu lực thi hành, có trường hợp khi phát hiện quyết định cuối cùng sai, thì việc đã rồi, như nhà bị đập, đất đã được cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất và đã bán, thậm chí có người đã vào tù. Luật khiếu nại, tố cáo quy định Bộ trường Bộ Tài nguyên - Môi trường là người có thẩm quyền xem xét, giải quyết các khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại. Do đó, người khiếu nại lên Bộ Tài nguyên - Môi trường để tiếp khiếu. Việc mở rộng thẩm quyền để Toà án xét xử khiếu kiện hành chính là đúng. Điều 138 Luật Đất đai năm 2003 quy định: Trường hợp Chủ tịch UBND Cấp huyện giải quyết lần đầu, người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện ra Toà án hoặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình huống xử lý tình huống tranh chấp đất đai.doc
Tài liệu liên quan