Tiểu luận Một số hiểu biết về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội

Để đảm bảo an toàn chung các lực lượng chức năng phải kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng, vận chuyển các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất độc, các quy định về phòng cháy, các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa các loại tai nạn khác có thể xảy ra nhằm đảm bảo cho sự an toàn chung đối với các thành viên của xã hội. Mặt khác, phải hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về đảm bảo an toàn chung trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và công dân. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hoạt động có dấu hiệu gây mất an toàn chung, như: xây dựng các công trình, nhà ở không đảm bảo an toàn chung; khoan, đào, xẻ đường giao thông trái phép hoặc không khôi phục lại những đoạn đường giao thông được tạm thời cho phép đào, sẻ; lấn chiếm, sử dụng hành lang bảo vệ đê điều gây mất an toàn chung cho xã hội.

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 26887 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số hiểu biết về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân loại: kỷ nguyên của nền văn minh trí tuệ, đưa Việt Nam ta tiến kịp với trình độ phát triển chung của thế giới. Chỉ khi đó, đất nước ta mới thoát khỏi cảnh nghèo nàn và lạc hậu, dân tộc ta mới không bị thua kém so với nước ngoài, Tổ quốc ta mới không bị các thế lực xấu xa nhòm ngó, tìm cách thôn tính, đè nén, áp bức dân ta. - Chăm chỉ rèn luyện sức khỏe để tăng cường thể lực, luyện tập quân sự theo chương trình giáo dục quốc phòng để góp phần chuẩn bị cho lực lượng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. - Tự giác học tập, nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước, nhất là pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng; không tham gia các hoạt động tệ nạn xã hội (cờ bạc, nghiện ma tuý, nghiện rượu, đua xe trái phép). Chấp hành nghiêm những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội quy, kỷ luật của nhà trường. - Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, phong trào bảo vệ an ninh trật tự trong trường học và nơi cư trú, như: tham gia các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức pháp luật, tìm hiểu về tác hại của ma tuý và HIV/AIDS, cuộc thi “tuyên truyền viên trẻ với Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm”, thi viết về “Mại dâm - Ma tuý - AIDS và thái độ của bạn”, thi sáng tác ca khúc “Phòng, chống ma tuý - HIV/AIDS”, tham gia các Đội thanh niên xung kích an ninh, Đội thanh niên xung kích phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, Đội thanh niên cờ đỏ, Đội thanh niên tình nguyện giữ gìn trật tự, an toàn giao thông, Đội giáo dục đồng đẳng, Câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật, Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm, Đội thanh niên tình nguyện tư vấn pháp luật, Hòm thư tố giác tội phạm, Hòm thư cứu bạn, v.v… - Hướng nghiệp tham gia các lực lượng vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, như tham gia lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng. Luật Công an nhân dân được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định: Điều 6. Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân 1. Công dân có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ, có nguyện vọng và năng khiếu phù hợp với công tác công an thì có thể được tuyển chọn vào Công an nhân dân. 2. Công an nhân dân được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc ở các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào CAND. Điều 7. Công dân phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân 1. Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi để phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là 3 năm. 2. Số lượng, tiêu chuẩn, thủ tục tuyển chọn cụ thể đối với công dân phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân do Chính phủ quy định. Điều 8. Chế độ phục vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức Công an nhân dân 1. Sĩ quan Công an nhân dân phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp hoặc phục vụ có thời hạn; công nhân, viên chức Công an nhân dân phục vụ theo chế độ tuyển dụng. 2. Công dân phục vụ trong Công an nhân dân được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ./. TRẬT TỰ CÔNG CỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH I. Nhận thức chung về trật tự  công cộng và tổ chức giữ  gìn trật tự  công cộng 1. Khái niệm về trật tự công cộng Trật tự công cộng là hệ thống các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật và các nội quy, quy tắc về trật tự chung, an toàn chung, mà đòi hỏi mọi thành viên của xã hội phải tuân theo những quy định chung đó nhằm đảm bảo cho cuộc sống, lao động, sinh hoạt bình thường của mọi người trong xã hội. Như vậy, trật tự công cộng có nội hàm rộng, tất cả những gì thuộc về trật tự chung, an toàn chung, vệ sinh chung, mỹ quan chung đều là trật tự công cộng. Những hành vi thực hiện trong khuôn viên nhà riêng hoặc ở những nơi khác không phải là nơi công cộng, nhưng làm ảnh hưởng xấu đến trật tự chung, an toàn chung, mỹ quan chung là xâm phạm đến trật tự công cộng. Pháp luật hình sự và pháp luật hành chính của nước ta đã có những quy định cụ thể, xác định rõ về vấn đề này. Trong Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Điều 245 xác định về tội gây rối trật tự công cộng, trước hết đó là những hành vi xâm hại nghiêm trọng các quan hệ xã hội trong lĩnh vực trật tự công cộng. Nếu các hành vi thực hiện không phải ở nơi công cộng, như: trong khuôn viên nhà riêng, đối với những người trong gia đình hoặc bà con họ hàng, làng xóm, nhưng gây ảnh hưởng lớn đến trật tự chung, thì cũng bị coi là gây rối trật tự công cộng. Trong Nghị định số 49/CP ngày 15/8/1996 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, tại Điều 5 đã quy định hàng loạt các hành vi được coi là vi phạm trật tự công cộng, kể cả những hành vi thực hiện không phải là ở nơi công cộng, nhưng xâm hại đến trật tự chung, an toàn chung, đều bị coi là vi phạm trật tự công cộng. Trong Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội thay thế cho Nghị định 49/CP trong đó cũng quy định rõ những hình thức xử lý đối với các vi phạm về trật tự công cộng. Điều 7 của Nghị định này quy định cụ thể các hành vi vi phạm trật tự công cộng và hình thức, mức độ xử lý đối với từng hành vi vi phạm như:gây mất trật tự ở nơi công cộng; có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; đánh nhau, xúi dục người khác đánh nhau; gọi điện thoại đến các số máy khẩn cấp để trêu đùa, chủi bới; đe doạ, quấy phá; Điều 8 quy định về các hành vi gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung; Điều 9 quy định về các hành vi gây ảnh hưởng đến việc giữ gìn vệ sinh chung; Điều 10 quy định về các hành vi vi phạm nếp sống văn minh. Nghị định 152/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong đó cũng có rất nhiều chương, điều khoản quy định rất rõ các hành vi vi phạm và mức độ xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông trật tự liên quan đến trật tự công cộng như: Chương II quy định về các hành vi vi phạm và mức độ xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Chương V quy định các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Điều đó cho thấy, trật tự nơi công cộng chỉ là một bộ phận của trật tự  công cộng nói chung; trật tự nơi công cộng là trật tự ở những nơi thuộc về sở hữu chung của toàn xã hội, nơi sử dụng chung cho mọi người. Trật tự công cộng ở địa bàn công cộng trọng điểm phức tạp về TTXH lại có phạm vi hẹp hơn trật tự nơi công cộng. Trật tự công cộng ở địa bàn công cộng trọng điểm là trật tự, an toàn chung ở những địa bàn, nơi công cộng tập trung nhiều hoạt động xã hội, tập trung đông người, phức tạp về trật tự xã hội, ở những nơi đó dễ phát sinh những hành vi vi phạm pháp luật, những vụ việc phức tạp về trật tự xã hội như: bến xe ô tô, ga xe lửa, bến cảng thuỷ nội địa, nơi tổ chức họp chợ, nơi tổ chức hoạt động du lịch, thể thao... Vì vậy, tổ chức giữ gìn trật tự công cộng là phạm vi trách nhiệm chung của toàn xã hội, riêng đối với một số địa bàn công cộng trọng điểm phức tạp, nhà nước có thể giao cho các cơ quan chuyên trách mà trực tiếp là lực lượng Cảnh sát nhân dân phải tổ chức lực lượng làm nhiệm vụ chuyên trách để quản lý, duy trì trật tự công cộng ở những địa bàn đó. 2. Khái niệm về tổ chức giữ gìn trật tự công cộng Trật tự công cộng phản ánh các mối quan hệ hoạt động bình thường của các thành viên trong xã hội, mà bản chất của các quan hệ đó là "quan hệ ý thức" nên cần phải được xây dựng thành nếp sống trật tự chung, văn minh, lành mạnh. Để thực hiện được yêu cầu đó, phải tiến hành những biện pháp tổ chức giữ gìn trật tự công cộng nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội. Từ nhận thức trên cần xác định rằng: tổ chức giữ gìn trật tự công cộng là quá trình các cơ quan chức năng, các chủ thể theo phạm vi trách nhiệm được phân công phối kết hợp sử dụng đồng bộ các biện pháp về tổ chức, hành chính, giáo dục, pháp luật để điều chỉnh các hoạt động của con người có liên quan đến trật tự chung, an toàn chung, trên cơ sở những quy định của pháp luật và các nội quy, quy tắc về trật tự, an toàn chung nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động xã hội diễn ra theo một trật tự nhất định, các quan hệ xã hội được tôn trọng, trật tự kỷ cương xã hội được giữ vững, tài sản Nhà nước, tính mạng, tài sản và các quyền lợi thiết thực của công dân được tôn trọng, bảo vệ. Tổ chức giữ gìn trật tự công cộng đây là một nội dung trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ANTT do các cơ quan chức năng tiến hành, nhưng có sự tham gia của toàn xã hội. Quá trình tiến hành dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, các nội quy quy tắc quy ước để duy trì trật tự chung, an toàn chung đảm bảo các hoạt động của xã hội diễn ra bình thường, có trật tự. Quá trình tiến hành tổ chức giữ gìn TTCC có vai trò rất lớn trong quản lý xã hội, phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người dân, các thành viên trong xã hội. - Tổ chức giữ gìn trật tự công cộng là một trong những hoạt động quan trọng để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội, góp phần tích cực thiết lập, duy trì trật tự kỷ cương xã hội, phục vụ cho công tác quản lý xã hội của Nhà nước. Quản lý xã hội là hoạt động chức năng của Nhà nước và Nhà nước quản lý xã hội trên các lĩnh vực khác nhau, trong đó có quản lý Nhà nước trên lĩnh vực an ninh trật tự. Đây là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các lĩnh vực quản lý xã hội của Nhà nước. Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực an ninh trật tự, một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải quản lý được trật tự an toàn xã hội, với 4 nội dung: đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng, ngăn ngừa các tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội. Như vậy, tổ chức giữ gìn trật tự công cộng là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ giữ gìn TTATXH, nó có quan hệ chặt chẽ và gắn liền với công tác đấu tranh chống tội phạm, ngăn ngừa tai nạn, bài trừ TNXH, xây dựng nếp sống mới, nền văn hoá mới. Trật tự công cộng là bộ mặt của xã hội, tổ chức giữ gìn trật tự công cộng góp phần tích cực vào việc thiết lập, duy trì trật tự, kỷ cương xã hội. Thông qua tổ chức giữ gìn trật tự công cộng, từng bước xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật, ý thức tự giác chấp hành pháp luật, các nội quy, quy tắc về giữ gìn trật tự công cộng cho công dân, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm những quy định chung về đảm bảo trật tự công cộng, nếp sống văn minh, xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp giữa con người với con người. Thông qua tổ chức giữ gìn trật tự công cộng đảm bảo cho mọi hoạt động xã hội liên quan đến trật tự chung, an toàn chung... diễn ra theo trật tự nhất định, tài sản Nhà nước, tính mạng tài sản, danh dự và các quyền tự do khác của công dân ở nơi công cộng được tôn trọng, bảo vệ. Mặt khác, thông qua tổ chức giữ gìn trật tự công cộng, giúp các cơ quan chức năng Nhà nước và các ngành có liên quan phát hiện những sơ hở thiếu sót trong quản lý xã hội về trật tự công cộng, quản lý các hoạt động ở nơi công cộng, để kịp thời có những biện pháp khắc phục. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các hoạt động kinh tế, xã hội ở nơi công cộng diễn ra rất đa dạng, phức tạp. Hoạt động của các thành phần kinh tế trong kinh doanh, dịch vụ ở nơi công cộng tuy đã tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng được các nhu cầu của xã hội, song những tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, những hành vi không tuân thủ pháp luật, các quy tắc về trật tự đô thị, trật tự nơi công cộng vì động cơ kinh doanh, dịch vụ, dễ có điều kiện phát sinh, tồn tại. Như tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang nơi công cộng để buôn bán, kinh doanh, các hoạt động dịch vụ bốc, xếp, vận chuyển hàng hóa; tình trạng đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu, vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông... tình trạng vi phạm ở một số nơi công cộng, với những hình thức khác nhau, diễn ra rất phức tạp. Bên cạnh đó, những thói quen tùy tiện, những hành vi tiêu cực, những mâu thuẫn nội bộ nhân dân vẫn đang phát sinh, tồn tại phức tạp trong các bộ phận dân cư, gây ảnh hưởng xấu đến việc đảm bảo trật tự chung, an toàn chung, vệ sinh chung, đến thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh của xã hội. Vì vậy, tổ chức giữ gìn trật tự công cộng giữ vai trò quan trọng đối với việc thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội, phục vụ thiết thực cho công tác quản lý xã hội của Nhà nước nói chung và quản lý trật tự ATXH nói riêng. Đồng thời góp phần xây dựng nếp sống trật tự, văn minh lành mạnh trong xã hội, tạo điều kiện cho việc xây dựng và quản lý nền trật tự xã hội. - Tổ chức giữ gìn trật tự công cộng là một hoạt động quan trọng trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm về trật tự an toàn xã hội, là trách nhiệm chung của cộng đồng. Tổ chức giữ gìn trật tự công cộng, giữ vai trò quan trọng và gắn liền với công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự an toàn xã hội. Thông qua tổ chức giữ gìn trật tự công cộng giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp, gây mất trật tự chung, an toàn chung, đồng thời giáo dục, hướng dẫn cho nhân dân thực hiện những quy định của pháp luật, các nội quy, quy tắc giữ gìn trật tự công cộng, giúp chúng ta chủ động phòng ngừa, tước bỏ những điều kiện mà bọn tội phạm và phần tử xấu thường chú ý lợi dụng tính chất phức tạp ở địa bàn công cộng để hoạt động. Thông qua các hoạt động nghiệp vụ công khai như: kiểm tra hành chính, tuần tra, kiểm soát... ở địa bàn công cộng, trong các khu vực dân cư, có tác dụng chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời hoạt động của tội phạm và những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xã hội, phát hiện những đầu mối, đối tượng nghi vấn liên quan đến hoạt động của các băng, ổ nhóm tội phạm ở nơi công cộng, làm cơ sở tiến hành các hoạt động nghiệp vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.  Kết quả tiến hành các biện pháp tổ chức giữ gìn trật tự công cộng còn phục vụ tích cực cho việc tấn công, truy quét tội phạm và tệ nạn xã hội, xóa bỏ những tụ điểm phức tạp về trật tự an toàn xã hội, góp phần tích cực vào việc ổn định trật tự an toàn xã hội tạo thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan ban ngành, tổ chức và cá nhân trong quá trình tham gia các quá trình xã hội. 3.  Nội dung, yêu cầu tổ chức giữ gìn trật tự công  cộng Để thiết lập, duy trì trật tự công cộng, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh, đảm bảo cho mọi hoạt động của xã hội theo một trật tự nhất định, quá trình tổ chức giữ gìn trật tự công cộng tập trung vào việc thực hiện các nội dung sau đây: -  Giữ gìn trật tự chung. Tổ chức giữ gìn trật tự chung là một nội dung rất cơ bản trong giữ gìn trật tự công cộng. Trật tự chung được duy trì mới có cơ sở để đảm bảo an toàn chung. Vì vậy, để đảm bảo được trật tự chung cần phải quy định và tổ chức việc đi lại, hoạt động của người, phương tiện ở những nơi công cộng, trên các tuyến đường giao thông, trên đường phố và trên các phương tiện giao thông công cộng có trật tự kỷ cương. Đấu tranh ngăn chặn các hành vi tự do tuỳ tiện không tuân theo những quy tắc đảm bảo trật tự chung, sử dụng, lấn chiếm lề lòng đường, vỉa hè những nơi công cộng khác để hoạt động. Đồng thời phải kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về giữ gìn trật tự chung trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và công dân; các hoạt động đó có thể không diễn ra ở nơi công cộng, nhưng lại có ảnh hưởng đến trật tự chung, nên phải chịu sự điều chỉnh của các quy định về giữ gìn trật tự chung. Giữ gìn trật tự chung còn bao hàm việc đảm bảo yên tĩnh chung, như: nghiêm cấm các hành vi gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu bóng, nơi biểu diễn nghệ thuật, gây tiếng động lớn tại các khu vực dân cư, khi xếp dỡ hàng hóa, gây tiếng động lớn làm ồn ào huyên náo ở nơi công cộng trong giờ nghỉ đêm của nhân dân (từ 22h đến 05h sáng). Cấm các hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc tụ tập đông người để cổ động ở nơi công cộng mà chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền. - Đảm bảo an toàn chung. Trật tự và an toàn là hai mặt có quan hệ chặt chẽ tác động đến nhau. Trật tự công cộng không đảm bảo là điều kiện thuận lợi phát sinh tình trạng mất an toàn. Ngược lại nếu an toàn không được đảm bảo sẽ không ổn định được trật tự công cộng. Nên trật tự và an toàn là hai nội dung quan trọng hàng đầu trong tổ chức giữ gìn trật tự công cộng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn chung, các cơ quan chức năng, lực lượng chuyên trách và toàn xã hội phải tập trung đấu tranh triệt phá xóa các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội ở những nơi công cộng, không để bọn tội phạm và những phần tử xấu có điều kiện lợi dụng tình trạng lộn xộn, mất trật tự để hoạt động. Đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, các băng, ổ, nhóm tội phạm lợi dụng tính phức tạp ở các địa bàn công cộng để hoạt động, bài trừ các tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng. Để đảm bảo an toàn chung các lực lượng chức năng phải kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng, vận chuyển các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất độc, các quy định về phòng cháy, các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa các loại tai nạn khác có thể xảy ra nhằm đảm bảo cho sự an toàn chung đối với các thành viên của xã hội. Mặt khác, phải hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về đảm bảo an toàn chung trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và công dân. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hoạt động có dấu hiệu gây mất an toàn chung, như: xây dựng các công trình, nhà ở không đảm bảo an toàn chung; khoan, đào, xẻ đường giao thông trái phép hoặc không khôi phục lại những đoạn đường giao thông được tạm thời cho phép đào, sẻ; lấn chiếm, sử dụng hành lang bảo vệ đê điều gây mất an toàn chung cho xã hội. Để giữ gìn an toàn chung phải kết hợp giữa giáo dục xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, các quy định về an toàn chung, với kiểm tra, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm nội quy, quy tắc về đảm bảo an toàn chung. - Giữ gìn vệ sinh chung. Vệ sinh chung là một nội dung trong tổ chức giữ gìn trật tự công cộng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường trong sạch, không bị ô nhiễm, sức khoẻ của các thành viên xã hội được bảo vệ, đồng thời còn thể hiện nếp sống văn minh của con người trong xã hội. Để đảm bảo vệ sinh chung, các cơ quan chức năng phải tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân dân thực hiện các quy định về đảm bảo vệ sinh, kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm nội quy, quy tắc về giữ gìn vệ sinh chung, chống ô nhiễm môi trường, như: cấm các hành vi thải các chất bẩn, chất độc, rác thải, chất gây ô nhiễm môi trường ra những nơi công cộng; cấm các hành vi phóng uế, tiểu tiện bừa bãi. Kiểm tra việc chấp hành các quy định về thời gian làm vệ sinh lấy, vận chuyển phân, rác, các chất thải ở nơi công cộng, chôn người chết, vì bệnh dịch, bốc mộ, di chuyển người chết, hài cốt không đúng quy định, không đảm bảo vệ sinh chung. Cấm để các loại gia súc chạy ra những nơi công cộng trong thành phố, trên đường quốc lộ gây mất trật tự, vệ sinh chung, bán gia súc hoặc bán thịt gia súc có bệnh dịch ở những nơi công cộng. Giữ gìn vệ sinh chung phải kết hợp giữa kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy tắc về vệ sinh công cộng, với giáo dục, xây dựng nếp sống văn minh, thói quen, ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh chung cho tất cả các thành viên của xã hội. Mặt khác, phải phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời đối với những hoạt động của các cơ quan, các tổ chức kinh tế, xã hội và công dân làm ảnh hưởng đến vệ sinh chung gây ổ nhiễm. - Giữ gìn mỹ quan chung Đảm bảo mỹ quan chung là một nội dung không thể thiếu được trong toàn bộ công tác tổ chức giữ gìn trật tự công cộng. Vì trật tự công cộng là bộ mặt của xã hội, giữ gìn mỹ quan chung thể hiện nếp sống văn hóa, hành vi văn minh của con người trước yêu cầu đòi hỏi của xã hội. Để đảm bảo mỹ quan chung, phải nghiêm cấm các hành vi viết, vẽ, trưng bày, quảng cáo những hình ảnh, đồ vật thiếu văn hóa, không lành mạnh ở nơi công cộng. Các hành vi làm hoen bẩn các biển hiệu, biển báo, biển chỉ dẫn, pa nô, áp phích và những hành vi có thể gây hư hại đến cây cối, vườn hoa, thảm cỏ ở công viên và các công trình văn hóa nghệ thuật, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở nơi công cộng. Để giữ gìn mỹ quan công cộng, cơ quan chức năng phải kết hợp giữa kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định về giữ gìn mỹ quan chung với xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm, đồng thời phải giáo dục, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh trong các khu vực dân cư và ở những nơi công cộng. Trật tự chung, an toàn chung, vệ sinh chung, mỹ quan chung là 4 nội dung cơ bản phải thực hiện trong quá trình tổ chức giữ gìn trật tự công cộng. Các nội dung đó có quan hệ chặt chẽ, tác động, thúc đẩy lẫn nhau và phải được cụ thể hóa cho phù hợp với từng địa bàn, từng nơi công cộng. Để thiết lập, duy trì trật tự công cộng, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh, việc tổ chức giữ gìn trật tự công cộng phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau đây: - Phải đảm bảo việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự công cộng, những nội quy, quy tắc về trật tự chung, an toàn chung, vệ sinh chung, mỹ quan chung được mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện. Việc chấp hành những quy định của pháp luật về trật tự công cộng là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân, đây là một yêu cầu quan trọng để thiết lập và duy trì trật tự công cộng. Tuy nhiên, do mỗi địa bàn, mỗi loại nơi công cộng, có tính chất phức tạp và đặc điểm đặc thù khác nhau, nên yêu cầu về đảm bảo trật tự chung, an toàn chung, vệ sinh chung, mỹ quan chung cũng khác nhau và đòi hỏi những yêu cầu đó phải được mọi người tôn trọng, tự giác thực hiện. Đó là cơ sở để đảm bảo trật tự công cộng, duy trì trật tự kỷ cương xã hội. Để đạt được yêu cầu trên chính quyền các địa phương, các cơ quan chức năng phải phối hợp, tham mưu tham mưu đề xuất xây dựng, hoàn thiện những quy định pháp luật, các nội quy, quy tắc về đảm bảo trật tự chung, an toàn chung, vệ sinh chung, mỹ quan chung, lấy đó làm cơ sở tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong nhân dân nhằm xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, các nội quy, quy tắc đảm bảo trật tự công cộng cho mỗi công dân. - Phải đảm bảo được sự an toàn về người, tài sản, sự hoạt động bình thường của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội có liên quan đến việc giữ gìn trật tự công cộng. Để đảm bảo được sự an toàn về tính mạng, tài sản công dân, tài sản của các cơ quan, các tổ chức kinh tế xã hội, yêu cầu đặt ra là phải phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm lợi dụng tính chất phức tạp ở từng địa bàn, từng nơi công cộng để hoạt động. Đồng thời phải ngăn ngừa làm giảm tới mức thấp nhất các tai nạn xã hội có thể xảy ra gây mất trật tự, an toàn chung cho xã hội. Mặt khác, tổ chức giữ gìn trật tự công cộng phải đảm bảo cho các hoạt động của xã hội diễn ra theo một trật tự nhất định, trong đó hoạt động của mỗi cá nhân, của các cơ quan, các tổ chức kinh tế, xã hội phải tuân thủ những quy định về trật tự chung, an toàn chung... và cũng thông qua đó đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của các chủ thể trên khi tham gia các mối quan hệ xã hội có liên quan đến việc đảm bảo trật tự chung, an toàn chung, vệ sinh môi trường, mỹ quan chung. - Ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, ngăn ngừa các tai nạn xã hội, bài trừ các tệ nạn xã hội gây mất trật tự chung, an toàn chung, vệ sinh môi trường, mỹ quan chung. Ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật là yêu cầu cơ bản để đảm bảo trật tự chung, an toàn chung, thông qua đó để giáo dục, xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật, các nội quy, quy tắc về trật tự công cộng cho mỗi công dân. Song những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự công cộng cũng rất đa dạng, phức tạp, với ý thức chủ quan khác nhau của chủ thể vi phạm. Có những người vì những mục đích, động cơ khác nhau mà cố ý vi phạm, nhiều người do thói quen tùy tiện hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật nên dẫn đến có hành vi vi phạm những quy định về trật tự chung, an toàn chung, vệ sinh chung, mỹ quan chung. Vì vậy, khi xử lý vừa phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật để ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến trật tự công cộng, vừa mang tính giáo dục đối với các chủ thể vi phạm. Mặt khác, do tính chất phức tạp của các địa bàn công cộng thường tập trung đông người, tập trung rất nhiều các hoạt động xã hội khác nhau, nên các tai nạn xã hội dễ xảy ra, các tệ nạn và tiêu cực xã hội cũng dễ có điều kiện phát sinh. Do vậy, việc đảm bảo trật tự chung, an toàn chung, vệ sinh chung, mỹ quan chung phải gắn liền với công tác ngăn ngừa hạn chế đến mức thấp nhất các tai nạn xã hội, bài trừ, đấu tranh có hiệu quả với các tệ nạn, tiêu cực xã hội. II. Trách nhiệm của các chủ thể tham gia giữ gìn TTCC Giữ gìn trật tự công c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBảo vệ an ninh quốc phòng (Tài liệu).doc
Tài liệu liên quan