Tiểu luận Một số vấn đề cần lưu ý của quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 600

MỤC LỤC

 

 

Lời mở đầu 1

 

Phần I. Khái quát về ICC và UCP 600 2

1. Vài nét về phòng thương mại quốc tế ICC 2

2. Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 600 4

3. Nội dung của UCP 600 8

4. Những con số thống kê 9

 

Phần II. Một số điểm đáng lưu ý trong UCP 600 10

1. Những quy định tiến bộ trong UCP 600 10

1.1. Về hình thức 10

1.2. Về thời gian làm việc ngân hàng 12

1.3. Quy định về địa chỉ của người yêu cầu và người thụ hưởng 13

1.4. Quy định về việc từ chối bộ hồ sơ 13

1.5. Quy định về chiết khấu hối phiếu trả chậm 15

1.6. Quy định về chứng từ vận tải 15

2. Một số tồn tại chưa giải quyết của UCP 600 16

2.1. Giải thích thuật ngữ 17

2.2. Điều khoản về tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ 17

2.3. Các vấn đề đối với chứng từ vận tải 18

2.4. Điều không hợp lý trong quy định trách nhiệm của NHTB 20

 

Phần III. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng UCP 600 22

1. Đối với Nhà nước 22

2. Đối với các Ngân hàng thương mại 23

3. Đối với các doanh nghiệp XNK 24

 

Kết luận 26

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề cần lưu ý của quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ UCP 600, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của John Turbull, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui Châu Âu tại London và Carlo Di Ninni, Cố vấn Hiệp hội ngân hàng Italia tại Rome, Nhóm tư vấn đã đưa ra những góp ý rất có giá trị cho Nhóm soạn thảo trước khi đệ trình dự thảo lên các ủy ban quốc gia của ICC. Nhóm soạn thảo bắt đầu quá trình rà soát bằng việc phân tích những ý kiến chính thức của Ủy ban Ngân hàng đối với UCP 500. khoảng 500 ý kiến đã được xem xét để đáng giá xem khi giải quyết các vấn đề phát sinh sẽ cần phải sửa đổi, bổ sung hay xóa bỏ điều khoản nào trong UCP. Ngoài ra, Nhóm cũng xem xét 4 bản đánh giá do Ủy Ban Ngân hàng đưa ra vào tháng 9/1994, 2 Quyết định của Ủy ban Ngân hàng (liên quan đến đồng euro và quy định về việc xác định chứng từ gốc theo tiểu mục 20(b) của UCP 500 và các phán quyết được ban hành trong các vụ kiện của DOCDEX). Trong quá trình sửa đổi, nhóm làm việc cũng lưu ý đến khối lượng công việc đáng kể phải hoàn thành khi soạn thảo Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credits – ISBP), ấn phẩm ICC số 645. Ấn phẩm này đã trở thành một tài liệu quan trọng kèm theo UCP để xác định mức độ phù hợp của chứng từ với các điều khoản của thư tín dụng. Nhóm soạn thảo và Ủy ban Ngân hàng hy vọng các nguyên tắc của ISBP, kể cả các sửa đổi sau này, sẽ tiếp tục được áp dụng trong thời gian UCP 600 có hiệu lực. Khi UCP 600 được áp dụng, ISBP cũng sẽ được cập nhật để nội dung của nó phù hợp với bản chất và hình thức của Quy tắc mới. Bốn bản đánh giá phát hành vào tháng 9/1994 dựa trên các nguyên tắc của UCP 500, do đó sẽ không áp dụng được cho UCP 600. Những vấn đề quan trọng trong Quyết định về việc xác định chứng từ gốc đã được đưa vào nội dung của UCP 600. Phán quyết trong các vụ kiện của DOCDEX vẫn dựa theo ý kiến đánh giá của Ủy ban Ngân hàng ICC nên không có nội dung cụ thể nào cần điều chỉnh trong bản quy tắc này. Một trong những thay đổi trong cấu trúc của UCP là đã đưa vào các điều khoản về định nghĩa (điều 2) và giải thích (điều 3). Khi đưa ra định nghĩa về vai trò của ngân hàng và ý nghĩa của các thuật ngữ và sự kiện cụ thể, UCP 600 không nhắc lại lời văn để mô tả cách giải thích và áp dụng. Tương tự, điều khoản giải thích nhằm loại bỏ sự mập mờ hoặc không rõ ràng trong ngôn ngữ thường xuất hiện trong thư tín dụng và đưa ra sự giải thích dứt khoát các đặc trưng của UCP hoặc thư tín dụng. Trong 3 năm qua, các ủy ban quốc gia của ICC đã nghiên cứu hàng loạt vấn đề có liên quan để lựa chọn ra được văn bản phù hợp nhất mà nhóm soạn thảo trình lên. Kết quả của việc nghiên cứu này cũng như nhiều đóng góp của các Ủy ban quốc gia đối với nhiều mục trong văn bản được thể hiện rõ trong nội dung của UCP 600. Nhóm soạn thảo đã không chỉ xem xét thực tiễn đang diễn ra có liên quan đến tín dụng chứng từ mà còn cân nhắc cả những xu hướng phát triển của nó trong tương lai. Bản sửa đổi UCP này là kết quả của hơn 3 năm phân tích rà soát, tranh luận và dung hòa giữa các thành viên của nhóm soạn thảo, Ủy ban Ngân hàng và các Ủy ban quốc gia có liên quan của ICC. Các góp ý rất có giá trị cũng được giử đến từ Ủy ban về Vận tải và logistics của ICC Ủy ban về pháp luật và Thực hành thương mại và Ủy ban về bảo hiểm. Việt Nam đang đứng trước thềm hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới với tốc độ và quy mô trao đổi thương mại ngày càng tăng nhanh, một khi phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu thì yêu cầu tìm hiểu những quy tắc và tập quán quốc tế trong thanh toán xuất nhập khẩu như UCP 600 là một yêu cầu quan trọng cho các ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam. 3. Nội dung của UCP 600: Điều 1: Áp dụng UCP Điều 2: Định nghĩa Điều 3: Giải thích Điều 4: Tín dụng và hợp đồng Điều 5: Các chứng từ và hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện Điều 6: Thanh toán, ngày hết hạn và nơi xuất trình Điều 7: Cam kết của Ngân hàng phát hành Điều 8: Cam kết của Ngân hàng xác nhận Điều 9: Thông báo tín dụng và các sửa đổi Điều 10: Sửa đổi tín dụng Điều 11: Tín dụng và sửa đổi được sơ báo và chuyển bằng điện Điều 12: Sự chỉ định Điều 13: Thỏa thuận hoàn trả giữa các ngân hàng Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ Điều 15: Xuất trình phù hợp Điều 16: Chứng từ có sai biệt, bỏ qua sai biệt và thông báo Điều 17: Các chứng từ gốc và bản sao Điều 18: Hóa đơn thương mại Điều 19: Chứng từ vận tải dụng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau Điều 20: Vận tải đơn Điều 21: Giấy gửi hàng đường biển không chuyển nhượng Điều 22: Vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu Điều 23: Chứng từ vận tải hàng không Điều 24: Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt và đường song Điều 25: Biên lai chuyển phát, biên lai bưu điện hoặc giấy chứng nhận bưu phẩm Điều 26: Trên boong, người gửi hàng xếp và đếm, người gửi hàng kê khai gồm có và chi phí phụ thêm vào cước phí Điều 27: Chứng từ vận tải hoản hảo Điều 28: Chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm Điều 29: Gia hạn ngày hết hạn hiệu lực và ngày xuất trình cuối cùng Điều 30: Dung sai về số tiền, số lượng và đơn giá Điều 31: Giao hàng hoặc thanh toán từng phần Điều 32: Giao hàng hoặc thanh toán nhiều lần Điều 33: Giờ xuất trình Điều 34: Miễn trách về hiệu lực của chứng từ Điều 35: Miễn trách về dịch thuật và chuyển giao thư tín Điều 36: Bất khả kháng Điều 37: Miễn trách về hành động của một bên ra chỉ thị Điều 38: Tín dụng có thể chuyển nhượng Điều 39: Chuyển nhượng số tiền thu được 4. Những con số thống kê Quá trình sửa đổi UCP kéo dài hơn 3 năm (bắt đầu từ tháng 5/2003). Nhóm Dự Thảo UCP 600 đã có 15 cuộc họp với tổng thời gian hơn 45 ngày và đã nhận được khoảng 5000 ý kiến từ các UBQG. UBNH đã dành 7 ngày để thảo luận nội dung của UCP 600, bao gồm một cuộc họp thêm ở Dublin dành toàn bộ thời gian cho việc sửa đổi. Có 15 bản dự thảo được gửi đi; trong đó có 3 bản dự thảo đầy đủ. 9 bản dự thảo trong số 15 bản dự thảo đã được Nhóm Tư Vấn ICC xem xét trước khi được gửi đến các UBQG. Những bản dự thảo liên quan được gửi đến các uỷ ban chuyên môn của ICC: Uỷ ban Vận tải và Logistics, Uỷ ban Tập quán và Luật Thương mại và Uỷ ban Bảo hiểm để xem xét. Phần II: Một số điểm đáng lưu ý trong UCP 600 1. Những quy định tiến bộ trong UCP 600: UCP 600 có những ưu điểm nổi bật sau đây: 1.1. Về hình thức UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so với 49 điều khoản của UCP 500) và được sắp xếp một cách khoa học, dễ tra cứu, trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong bản UCP 500. Xét Điều 2 UCP 600: “Ngân hàng thông báo là ngân hàng tiến hành thông báo tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Người yêu cầu là bên mà theo yêu cầu của bên đó, một tín dụng được phát hành. Ngày làm việc ngân hàng là ngày mà vào ngày đó ngân hàng thường xuyên mở cửa tại nơi mà ở nơi đó một hoạt động có liên quan đến các Quy tắc này được thực hiện. Người thụ hưởng là bên mà vì quyền lợi của bên đó, một tín dụng được phát hành. Xuất trình phù hợp nghĩa là việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng, với các điều khoản có thể áp dụng của các Quy tắc này và với tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế. Xác nhận là một cam kết chắc chắn của ngân hàng xác nhận thêm vào sự cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành để thanh toán hoặc thương lượng thanh toán khi xuất trình phù hợp. Ngân hàng xác nhận là ngân hàng theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của ngân hàng phát hành thêm sự xác nhận của mình đối với một tín dụng. Tín dụng là bất cứ một sự thỏa thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, là không thể hủy bỏ và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành để thanh toán khi xuất trình phù hợp. Thanh toán có nghĩa là trả ngay khi xuất trình, nếu tín dụng có giá trị thanh toán ngay. Cam kết thanh toán về sau và trả tiền khi đáo hạn, nếu tín dụng có giá trị thanh toán về sau. Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền khi đáo hạn, nếu tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận. Ngân hàng phát hành là ngân hàng theo yêu cầu của người yêu cầu hoặc nhân danh chính mình phát hành một tín dụng. Thương lượng thanh toán là việc ngân hàng chỉ định mua các hối phiếu (ký phát đòi tiền ngân hàng khác, trừ ngân hàng chỉ định) và/hoặc các chứng từ khi xuất trình phù hợp bằng cách trả tiền trước hoặc ứng tiền trước cho người thụ hưởng vào hoặc trước ngày làm việc ngân hàng mà vào ngày đó ngân hàng chỉ định được hoàn trả tiền...” è Nhận xét: rõ ràng ta thấy các định nghĩa và giải thích thuật ngữ rõ ràng này sẽ giúp cho các bên tham gia trong quy trình thanh toán tín dụng chứng từ tránh khỏi tranh chấp không đáng có. Đặc biệt về thương lượng thanh toán, trong UCP 500, thuật ngữ này được gọi là “ discount” chứ không phải “ negotiation” như ở bản 600 này. Điều này có ý nghĩa rất lớn vì “Discount” có nghĩa là định giá và thanh toán chỉ cho hối phiếu nhưng trong phương thức thanh toán TDCT, giao dịch giữa các bên là giao dịch trên cơ sở chứng từ mà rất nhiều bộ chứng từ khi xuất trình không đòi hỏi phải có hối phiếu. Trong những trường hợp này thuật ngữ “negotiation” thể hiện rõ bản chất của quá trình này hơn. Chiết khấu phải được hiểu là thương lượng thanh toán bằng thế chấp bộ chứng từ. Tiếp theo là khoản quy định về thư tín dụng, so với UCP 500, UCP 600 đã quy định rõ ràng tín dụng là không thể hủy ngang. Quy định này thực sự rất có ý nghĩa đối với bên xuất khẩu, họ có thể giao dịch một cách an toàn hơn và không sợ bị bên nhập khẩu từ chối giao dịch giữa chừng. Bên cạnh đó, trong phương thức thanh toán TDCT, tín dụng phải là một tín dụng không thể hủy ngang thì mới có thể đảm bảo cho các ý nghĩa của phương thức này. Đó là sự đảm bảo thanh toán cho các bên. Ngoài điều 2, điều 3 của UCP cũng giải thích rất kỹ các thuật ngữ được sử dụng trong thư tín dụng, làm cho các bên hiểu rõ ràng và giao dịch trôi chảy hơn. 1.2. Về thời gian làm việc ngân hàng UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng” (five banking days). ở UCP 500, khoảng thời gian này được quy định không rõ ràng là “Thời gian hợp lý” (Reasonable Time) và “Không chậm trễ” (Without delay) để kiểm tra chứng từ và thông báo chứng từ bất hợp lệ. Cụ thể như sau: UCP 600 Điều 14(b) và 16 (d) Ngân hàng được chỉ định, ngân hàng xác nhận, nếu có, và ngân hàng phát hành sẽ có tối đa mỗi ngân hàng là 5 ngày làm việc tiếp theo ngày xuất trình chứng từ để xác định chứng từ xuất trình có hợp lệ hay không. Thông báo (từ chối bộ chứng từ) theo yêu cầu ở điều 16(c) phải được gửi bằng viễn thông, hoặc, nếu không thể được, thì bằng các phương tiện nhanh chóng khác không muộn hơn ngày làm việc thứ 5 của ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình chứng từ. è Nhận xét: việc quy định rõ ràng thời hạn để ngân hàng làm việc ra quyết định từ chối hay không từ chối bộ chứng từ như trên là rất cần thiết. Khoảng thờp gian này cũng rất hợp lý để các ngân hàng xem xét chứng từ và đưa ra quyết định. Ngoài ra, so với 7 ngày trong UCP 500, 5 ngày trong UCP 600 có thể giúp đẩy nhanh quá trình xử lý chứng từ qua đó thúc đẩy nhanh hoạt động thương mại thông qua hình thức thư tín dụng. Quan trọng hơn nữa, quy định này sẽ chấm dứt những tranh chấp trong việc hiểu và vận dụng quy đinh thời gian hợp lý trong việc xử lý chứng từ của ngân hàng mà trên thực tế đã phát sinh. 1.3. Quy định về địa chỉ của Người yêu cầu và Người thụ hưởng UCP 600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu mở và người hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất trình đúng như trong L/C: UCP 600 Điều 14(j) Khi địa chỉ của người hưởng và người yêu cầu mở thư tín dụng thể hiện trên bất kỳ chứng từ nào thì không nhất thiết phải giống như địa chỉ trong thư tín dụng hoặc trong bất kỳ một chứng từ nào khác, tuy nhiên phải trong cùng nước với địa chỉ tương ứng quy định trong thư tín dụng. Các chi tiết liên lạc (số fax, điện thoại, email,…) là một phần địa chỉ của người hưởng và người yêu cầu mở thư tín dụng sẽ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi địa chỉ và các chi tiết liên lạc của người yêu cầu mở thư tín dụng xuất hiện như là một phần chi tiết của người nhận hàng hay bên được thông báo trong chứng từ vận tải theo điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 hoặc 25 thì phải giống như trong thư tín dụng. è Nhận xét: việc quy định địa chỉ của người thụ hưởng và người yêu cầu thể hiện trong các chứng từ không nhất thiết phải giống như đã nêu trong thư tín dụng hay các chứng từ khác là rất tiến bộ và hợp lý. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp ngân hàng từ chối bộ chứng từ vì người thụ hưởng và người yêu cầu trong bộ chứng từ xuất trình không giống hoàn toàn với NTH NYC trong thư tín dụng. Việc quy định như trên sẽ giúp giảm thiểu các bộ chứng từ bị từ chối một cách không hợp lý và làm cho quá trình thực hiện L/C được linh hoạt hơn. 1.4 . Quy định về việc từ chối bộ hồ sơ: UCP 600 Điều 16(c) Khi ngân hàng được chỉ định, ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc ngân hàng phát hành quyết định từ chối chấp nhận hoặc chiết khấu bộ chứng từ xuất trình, thì phải gửi một thông báo duy nhất cho người xuất trình. Thông báo phải nêu rõ: i. Ngân hàng từ chối chấp nhận hoặc chiết khấu; và ii. Mỗi điểm bất hợp lệ theo đó ngân hàng từ chối chấp nhận hoặc chiết khấu; và iii. a) Ngân hàng đang giữ chứng từ chờ các chỉ dẫn tiếp theo từ người xuất trình; hoặc b) Ngân hàng phát hành đang giữ bộ chứng từ cho tới khi nhận được chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ của người yêu cầu mở thư tín dụng và đồng ý với việc chấp nhận đó; hoặc nhận các chỉ dẫn tiếp theo từ người xuất trình trước khi đồng ý việc chấp nhận bộ chứng từ của người mở yêu cầu thư tín dụng; hoặc c) Ngân hàng đang gửi trả lại bộ chứng từ; hoặc d) Ngân hàng đang hành động theo các chỉ dẫn từ người xuất trình chứng từ đã nhận từ trước. è Nhận xét: Như vậy theo quy định mới này của UCP 600, ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chỉ định có thể lựa chọn hình thức định đoạt cho chứng từ một cách linh hoạt và thích hợp để thông báo cho người xuất trình. Chẳng hạn trong trường hợp bộ chứng từ xuất trình có sai sót, nhưng người nhập khẩu quyết định bỏ qua lỗi để nhanh chóng lấy được bộ chứng từ đi nhận hàng chỉ cần thông báo bỏ qua sai biệt và chấp nhận sai biệt cho phía ngân hàng là có thể rút ngắn thời gian lấy chứng từ đi nhận hàng, giảm thiểu các thiệt hại về phí lưu kho, nhanh chóng giải phóng hàng. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời kì kinh tế thị trường, cạnh tranh gay gắt, thời gian là yếu tố quyết định. 1.5. Quy định về vấn đề chiết khẩu hối phiểu trả chậm: Điều 7 UCP 600: Trích dẫn thêm khái niệm “Honour” để làm rõ nghĩa hơn việc Ngân hàng chỉ định được bảo vệ trong trường hợp thanh toán trước hạn đối với L/C trả chậm. Theo đó, Ngân hàng chỉ định được phép ứng trước/chiết khấu trước cho Người hưởng lợi ngay cả khi không có hối phiếu. Cam kết hoàn trả của NH phát hành cho NH được chỉ định tách biệt độc lập với cam kết thanh toán của NH phát hành cho người thụ hưởng. Điều 8 nhấn mạnh trách nhiệm của Ngân hàng xác nhận đối với trường hợp chứng từ xuất trình phù hợp, thanh toán và “chiết khấu miễn truy đòi” nếu tín dụng thư được xuất trình cho Ngân hàng xác nhận để chiết khấu. Cam kết hoàn trả của NH xác nhận đối với NH được chỉ định độc lập với cam kết thanh toán của NH xác nhận đối với người thụ hưởng Điều 12 UCP 600 cũng quy định rõ: Bằng cách chỉ định một ngân hàng chấp nhận một hối phiếu hoặc cam kết trả tiền sau, ngân hàng phát hành đã uỷ quyền cho ngân hàng chỉ định đó trả trước hoặc mua một hối phiếu đã được chấp nhận hoặc cam kết trả tiền sau. è Với việc quy định rõ trách nhiệm của ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận về việc hoàn trả vào ngày đáo hạn của bộ chứng từ dù ngân hàng chỉ định có trả trước hối phiếu hay mua lại bộ chứng từ. Do vây, các ngân hàng chỉ định hoàn toàn có thể quyết định việc thương lượng chứng từ mà không lo bộ chứng từ đó cò phải giả mạo không, miễn là bộ chứng từ đó phù hợp với các quy định của L/C. Những quy định mới này cũng một phần tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng mạnh dạn thực hiện việc chiết khấu đối với các L/C trả chậm. Nghiệp vụ này vừa giúp ngân hàng có thể thu được một khoản phí, vừa giúp người thụ hưởng không bị tồn đọng vốn trong kinh doanh. 1.6.Các quy định về chứng từ vận tải: Điều 19 UCP 600: điều chỉnh về chứng từ vận tải đa phương thức. Thay vì gọi là vận tải đa phương thức như trong UCP 500 thì trong của điều 19UCP 600 lại gọi 1 cách rõ ràng là “ chứng từ vận tải dùng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau”. Cách gọi này rõ ràng và dễ hiểu hơn, hơn nữa nhấn mạnh được tầm quan trọng của loại chứng từ này. Quy định về “chứng từ vận tải sạch” trong điều 27 UCP 600 cũng có nhiều điểm tiến bộ. Theo điều này, từ “ sạch” không cần phải được thể hiện trên bề mặt của chứng từ vận tải, ngay cả khi L/C yêu cầu xuất trình một vận đơn sạch. Quy định này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn khi trên thực tế một vận đơn chỉ cần không có phê chú xấu thì được coi là vận đơn sạch chứ không cần có chữ “ clean” trên bề mặt. Việc quy định như trên sẽ làm giảm bớt các rắc rối không đáng có trong quá trình thu thập bộ chứng từ của bên xuất khẩu. Điều 19.c.i và ii chấp nhận chứng từ vận tải ghi là cho phép chuyển tải miễn là chỉ có duy nhất một chứng từ vận tải. Ngay cả nếu L/C cấm chuyển tải, thì việc chứng từ vận tải diễn đạt là sẽ có hoặc có thể có chuyển tải vẫn không được coi là lỗi sai sót. Trong thực tế khi chưa có UCP 600, có những trường hợp các ngân hàng bắt lỗi bộ chứng từ khi L/C quy định là cấm chuyển tải mà trong chứng từ vận tải lại ghi là có thể chuyển tải. Với quy định rõ ràng trong điều 19 này sẽ giúp hạn chế những sự không rõ ràng và tránh việc từ chối bộ hồ sơ một cách không hợp lý. Ngoài ra còn tránh cho người xuất khẩu những phiền toái mất thời gian khi cố gắng đổi chứng từ khi họ được cấp chứng từ có ghi là “ có thể chuyển tải” lấy chứng từ đúng như L/C quy định là “ không thể chuyển tải”. 2. Một số tồn tại UCP 600 vẫn chưa giải quyết được Về cơ bản, UCP 600 đã có nhiều điểm mới nhằm xác định rõ và giải quyết những xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ mà UCP 500 chưa thực hiện được. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, UCP 600 vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề thực tiễn đầy phong phú và phức tạp, đòi hỏi ICC phải tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi để có thể đáp ứng được sự thay đổi liên tục trong thương mại quốc tế. dưới đây là một số bất cập mà UCP 600 vẫn chưa giải quyết được: 2.1. Giải thích thuật ngữ: UCP 600 chưa phân biệt “one copy of” và “in one copy”. Theo điều 17 (d) và (e) UCP600 quy định: Điều 17 (d). Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ là “copies of” thì việc xuất trình bản gốc hay bản sao đều được chấp nhận. (If a credit requires presentation of copies of documents, presentation of either originals or copies is permited). Điều 17 (e). Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình nhiều bản chứng từ bằng cách sử dụng các cụm từ như “in duplicate”, “in two fold”, “in two copies” thì sẽ được thỏa mãn khi xuất trình ít nhất một bản gốc và những bản còn lại là bản sao, trừ khi bản thân chứng từ thể hiện khác. (If the credit requires presentation of multiple documents by using terms such as “in duplicate”, “in two fold” or “in two copies”, this will be satisfied by the presentation of at least one original and the remaining number in copies, except when the document ifself indicates otherwise). Theo ISBP : “one copy of” có nghĩa là “một bản sao” trong khi đó, “in one copy” có nghĩa là một bản gốc. như vậy trong UCP cũng như ISBP vẫn chưa có sự phân biệt một cách rõ ràng về cụm từ “ one copy of” và “ in one copy”. 2.2. Điều khoản về tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ. Điều 14 UCP 600 quy định về tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ. Điều này là sự kết hợp rất nhiều các điều khoản cũ trong UCP 500 như điều khoản 13, 21, 22, 31, 37, 43. Điều khoản này cũng đã xóa bỏ một số bất cập của UCP 500 như loại bỏ cụm từ gây nhiều tranh cãi “sự cẩn thận hợp lí” của ngân hàng khi kiểm tra chứng từ. Đồng thời, điều 14 cũng loại bỏ quy định kiểm tra chứng từ của ngân hàng “trong thời gian hợp lí nhưng không quá … ngày” mà thay vào đó là “ tối đã 5 ngày làm việc” . Tuy nhiên, bên cạnh đó, điều 14 lại có quy định khá mơ hồ về việc kiểm tra các dữ liệu trong chứng từ xuất trình. Cụ thể “dữ liệu trong một chứng không nhất thiết phải giống hệt như khi đọc lời văn của tín dụng, của bản thân chứng từ và của tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế nhưng không được mâu thuẫn với dữ liệu trong chứng từ đó, với bất cứ chứng từ theo quy định khác hoặc với thư tín dụng”. Hiện nay người được kiểm tra chứng từ khi kiểm tra chứng từ sẽ xem xét các dữ liệu trong các loại chứng từ có giống nhau và giống với thư tín dụng hay không. Với quy định này rất khó xác định thế nào là dữ liệu ko mâu thuẫn với nhau và nhiều khi việc quyết định xem các dữ liệu, thông số có mâu thuẫn hay không lại phụ thuộc vào trình độ và sự nhạy cảm của người kiểm tra chứng từ. 2.3. Các vấn đề với chứng từ vận tải: Chứng từ vận tải là một vấn đề nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp từ các chuyên gia trên thế giới. Tuy nhiên, UCP 600 lại không có nhiều sửa đổi liên quan đến vấn đề này. Đồng thời, những vấn đề mà UCP 600 đã sửa đổi thì vẫn còn tồn tại một số bất cập: Điều 19, UCP 600: chứng từ vận tải dùng cho ít nhất 2 phương thức vận tải khác nhau. Rõ ràng, tên của điều khoản này đã có vấn đề. Như vậy, nó chỉ áp dụng với các hành trình có ít nhất 2 phương thức vận tải khác nhau trở lên. Nhưng theo quy tắc của ICC, các quy định về chứng từ vận tải đa phương thức vẫn được áp dụng cho các hành trình chỉ có duy nhất 1 phương thức vận tải và trên thực tế, chứng từ vận tải đa phương thức vấn được áp dụng với hành trình chỉ áp dụng phương thức vận chuyển đường bộ, thậm chí vận tải hàng không. Như vậy, tên của điều khoản này là không hợp lý và không bám sát các quy định của ICC. Điều 21 UCP 600: giấy gửi hàng đường biển không chuyển nhượng ( Non- negotiable sea way bill) Theo quy định trong điều này thì giấy gửi hàng đường biển không chuyển nhượng chỉ được coi là một chứng thư đường biển và không chuyển nhượng được nhưng theo quy tắc thống nhất của CMI thì chứng từ này có thể được sử dụng như một chứng từ vận tải đa phương thức. Như vậy, UCP 600 vẫn còn mâu thuẫn với quy tắc trong CMI. Điều 20: vận tải đơn. - Theo quy định của UCP 600 điều 20 mục iii: vận tải đơn chỉ cần quy định giao hàng từ cảng xếp hàng tới càng dỡ hàng là đủ. Nhưng trên thực tế, những người sử dụng không chỉ cần duy nhất thông tin từ cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng mà còn cần nó thể hiện được toàn bộ hành trình vận chuyển của lô hàng (từ nơi nhận hàng để chở tới càng xếp hàng, từ cảng dỡ hàng đến nơi giao hàng cuối cùng). Mặc dù UCP không có thay đổi gì về vấn đề nêu trên nhưng thực tế các hãng vận tải đã thiết kế mẫu vận đơn của mình để thể hiện toàn bộ hành trình của hàng hóa, từ nơi nhận hàng để chở tới càng xếp hàng, từ cảng dỡ hàng đến nơi giao hàng cuối cùng. Đồng thời, toàn bộ hệ thống ngân hàng thế giới đã có những thay đổi trong mẫu điện MT 700 và điều chỉnh vấn đề này cho phù hợp. Cụ thể là từ ngày 20/11/2006, tất cả các điện MT700 phát hành L/C đã bổ sung thêm 2 trường hợp 47E và 47F để thiện hiện cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng. Còn 2 trường hợp 47A và 47B được dùng để thể hiện nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng cuối cùng. - Bên cạnh đó, cũng trong điều 20 UCP 600 quy định quy định đại lý ký vận đơn đường biển “Chữ ký của đại lý phải chỉ rõ là đại lý đã ký thay cho hoặc đại diện cho người chuyên chở hoặc thay cho hoặc đại diện cho thuyền trưởng”. Như vậy, trong điều 20 UCP 600 không hề đề cập đến vấn đề khi đại lý của thuyền trưởng ký vận đơn thì không cần nêu rõ tên thuyền trưởng hoặc hãng vận tải và chỉ cần nêu rõ tên hãng vận tải trên bất cứ phần nào trên bề mặt vận đơn. Nếu hiểu như vậy, thì chúng ta không thể biêt chắc rằng hãng vận tải là ai vì chỉ cần ghi tên hãng vận tải lên trên bề mặt vận đơn, và đó chưa chắc đã là hãng vận tải mà đại lý đại diện cho. Như vậy, theo một số chuyên gia thì cách sử dụng ngôn ngữ trong điều 20 UCP 600 khá mơ hồ trong khi UCP 500 lại quy định khá rõ ràng về vấn đề này. Vấn đề “ngày hiệu lực” của chứng từ bảo hiểm: Liên quan đến vấn đề bảo hiểm hàng hóa, ngày hiệu lực của một chứng từ bảo hiểm ko có liên quan j tới “ ngày phát hành” của chứng từ đó( như các ngân hàng xưa nay vẫn nghĩ). Thực chất, ngày hiệu lực của chứng từ phụ thuộc vào sự kiện xảy ra, hay nói chính xác hơn là “ngày bắt đầu xảy ra sự kiện” như quy định rõ trong mục 8.1 của điều khoản thời hạn hiệu lực của các điều khoản bào hiểm hàng hóa (A), (B), (C), Institute Cargo Clauses (A), (B), (C). Thêm vào đó, ngày phát hành chứng từ vận tải đặc biệt không có ý nghĩa trong trường hợp nhà xuất khẩu ký hợp đồng bao( open cover). Tất cả các chuyến hàng sẽ tự động được bảo hiểm theo hợp đồng này, và đối với từng chuyến hàng, hãng bảo hiểm sẽ phát hành một giấy chứng nhận bảo hiểm mà ngày phát hành của nó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu luan.doc
  • doc1 - trang bia.doc
  • doc2 - muc luc.doc
  • pptslide.ppt
Tài liệu liên quan