Tiểu luận Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân vận đối với sự nghiệp phát triển giáo dục ở trường THCS Trần Quý Cáp xã Bình Quý huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam

MỤC NỘI DUNG TRANG

A: LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích yêu cầu của đề tài: 2

3. Phương pháp nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 3

5 Cấu kết của đề tài: 4

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM VỀCÔNGTÁC DÂN VẬN , CÔNG TÁC GIÁO DỤC: 4

I Quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lênin về công tác dân vận , công tác giáo dục- đào tạo 4

II Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và giáo dục- đào tạo 5

III Quan điểm của Đảng và Nhà nuớc về công tác dân vận, về giáo dục đào tạo 6

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ CỦA CÔNG TÁC DÂN VẬN ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP THỜI GIAN QUA (2006- 2009) 7

I Đặc điểm tình hình chung của xã Bình Quý 7

II Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng , chính quyền cơ sở và vai trò của mặt trận, các đoàn thể, các tổ chức xã hội khác 8

III Kết quả công tác dân vận đối vối công

tác giáo dục của trường thcs trần quý cáp trong thời gian qua 912

IV Nhận xét chung 1316

V. Bài học kinh nghiệm 1718

CHƯƠNG III

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DÂN VẬN VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU TRONG THỜI GIAN TỚI (2009-2012) 18

I. Phương hướng chung: 18

II . Những nhiệm vụ chủ yếu 19

III. Những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân vận đối với sự nghiệp phát triển giáo dục trường THCS Tần Quý Cáp trong thời gian tới. 20

C PHẦN KẾT LUẬN 2326

Mục lục 27

Tại liệu tham khảo 28

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18755 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân vận đối với sự nghiệp phát triển giáo dục ở trường THCS Trần Quý Cáp xã Bình Quý huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung hình thức hoạt động . Góp phần giáo dục lý tưởng cọng sản chủ nghĩa, lòng yêu nước ý chí quyết tâm vươn lên trong học tập ... Giữ vững ngọn cờ đầu về phong trào thiếu niên của huyện Thăng Bình. nhà trường và xã đoàn đã có sự phối hợp chặt chẽ nhất là các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong những các hoạt động không chỉ có học sinh nhà trường mà còn tham gia của anh chị đoàn viên trong xã góp phần tạo nên không khí vai tươi sôi nổi, phấn khởi. Xã đoàn cũng luôn đổi mới hình thức sinh hoat tạo sự vui vẽ tích cực tự giác ... Trong các ngày chủ điểm đoàn xã phối hợp với trường tổ chức nhiều hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh như ngày 27/7 tổ chức viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ, thăm tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng, một số gia đình thương binh tiêu biểu, tổ chức cắm trại ngày 26/3 ...Ngoài việc tham gia giáo dục đạo đức, Đoàn xã còn là lực lượng quan trọng giữ vững số lượng học sinh, khi học sinh bỏ học Đoàn TN cùng với nhiều tổ chức đến động viên giúp đở đưa các em trở lại học kịp thời phân công đoàn viên thanh niên ở các thôn kềm kẹp giúp đở học sinh chậm tiến , học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặt biệt giúp các em học sinh nghèo vượt khó . c/ Hội phụ nữ xã: Đồng chí chủ tịch hội phụ nữ xã vừa là thành viên ban dan số gia đình và trẻ em. Đây là điều kiện thuận lợi để hội phụ nữ có những đóng góp cho giáo dục, trước hết là xóa đói giảm nghèo. Qua thực tế nhà trường thống kê những học sinh có hoàn cảnh khó khănđể hội quan tâm cho hộ nầy vay vốn tăng gia sản xuất , tăng thu nhập ổn định đời sống , taọ điều kiện cho học sinh học tập. thực hiịen công tác phổ cập THCS năm 2009 hội phụ nữ xã đã đã hổ trợ vân động 6 học sinh bỏ học ra lớp góp phần vào công tác PCGD THCS trên địa bàn xã. d/ Hội khuyến học xã : Những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học hằng năm rất cao, có năm lên tới 1,1% hầu hết học sinh bỏ học vì kinh tế. Được hổ trợ giúp đở kịp thời của hội khuyến học xã cùng với hội cha mẹ học sinh như tặng quà sách vở đầu năm học , tặng tiền ,gaọ nhân tết nguyên đáng , học bổng cuối năm học cho HS nghèo vượt khó ... Tổng số tiền quà , học bổng tặng cho học sinh nhà trường hằng năm từ 2 đến 3 triệu đồng. Ở địa phương xã Bình Quý chủ tịch hội khuyến học là phó chủ tịch hội đồng nhân dân xã nên việc vận động các nguồn lực có thuận lợi nên việc hổ trợ cho nhà trường có hiệu quả . Song song với hội khuyến học, UBMTTQ Việt Nam xã còn hổ trợ cho các giòng tộc lập quỹ khuyến học như : tộc Trương, tộc Võ, tộc Nguyễn Văn, tộc Huỳnh, tộc Dương v.v... hằng năm nhân dịp tế thu vào rằm tháng 7 âm lịch các tộc họ đều tổ chức lễ tuyên dương khen thưởng con cháu học giỏi, khen thưởng các gia đình hiếu học, động viên tinh thần vươn lên trong các em. Các hoạt động nầy đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục của xã nhà đ/ Hội cha mẹ học sinh * Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục Hội cha mẹ học sinh đã vận động phụ huynh học sinh tích cực tham gia xây dựng nhà trường, đuợc phụ huynh đồng thuận cao do vậy trong thời gian qua hội cha mẹ học sinh nhà trường đã thực hiện được các công việc hổ trợ tích cực cho công tác dạy học như sau : - Xây dựng quan cảnh trường lớp cụ thể là xây dựng bồn hoa cây cảnh sân trường với giá trị trên 10 triệu đồng - Nhân ngày 20/11/2008 CMHS đã tặng cho trường 20 chậu cây cảnh có giá trị trị giá hơn 15 triệu đồng góp phần xây dựng cảnh quan sư phạm khang trang sạch đẹp- - Tham gia trang trí các phòng học , xâydựng sân chơi bải tập cho học sinh với giá trị trên 5 triệu đồng - Trang bị và tu sửa toàn bộ hệ thống ánh sáng, âm thanh phục vụ sinh hoạt ngoại khóa và sinh hoạt tập thể với khinh phí trên 04 triệu đồng - Hội cha mẹ học sinh đã tích cực cùng nhà trường tham gia vận động thực hiện chương trình hiện đại hóa phương tiện dạy học giai đoạn 2008-2012 của trường bằng nguồn kinh phí xã hội hóa giáo dục từ các nhà danh nghiệp, các cơ quan đóng rên địa bàn xã, và từ hội cựu học sinh của truờng cụ thể trong thời gian qua đã thực hiện được một số công việc sau: à Đầu tư mua 04 máy vi tính nối mạng phục vụ cho việc truy cập của CBVC dạy giá trị trên 30 triệu đồng. à Xây dựng được một phòng vi tính với số lượng 20 máy trị giá 120 triệu đồng . à Năm 2008 Hội CMHS vận động xã hội hóa từ các nhà danh nghiêp đã trang bị cho trường một hệ thống trình chiếu ( gồm một máy chiếu projector và một máy vi tính xách tay) để phục vụ dạy học trị giá trên ba chục triệu đồng. àNgoài ra Họi CMHS nhà trường cùng lãnh đạo nhà trừơng vận động cựu học sinh của trường những HS đã thành danh tham gia đóng góp xây dựng trường thực hiện chương trình " hiệnn đại hóa phương tiện dạy học" kết quả năm học 2008-2009 các em đã đóng góp trên 50 triệu đồng trang bị thêm cho phòng máy 05 máy vi tính. 4/ Trách nhiệm của nhà trừơng: Với quan điểm " Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng " Thực hiện chủ trương " xã hội hóa giáo dục "trong những năm qua nhà trường luôn coi trọng và làm tốt mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội . Đối với cấp ủy và chính quyền địa phuơng nhà trường . Chi bộ làm tốt chức năng tham mưu, xây dựng những chương trình đề án cho sự phát triển của trường như đề án phổ cập giáo dục THCS, đề án quản lý học sinh theo địa bàn dân cư, đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia, đè án chương trình hiện đại hóa phương tiện dạy học .. Trong các lần đại hội , hội nghị của Đảng ủy xã, của HĐND, UBND xãnhà trưiờng luôn tranh thủ ý kiến phản ảnh tình hình thực tế của trường , công việc làm được , chưa được, khó khăn , thuận lợi nhằm tạo sự chia sẽ tranh thủ sự đồng tình ủng hộ trong đội ngũ đảng viên . Điều quan trọng nhất là để vận động nhân đan tham gia vào giáo dục, trước hết nhà trường phải tạo được uy tín và niềm tin trong nhân dân , uy tín của nhà trường trước hết là hiệu quả giá dục- đào tạo ngày càng phải cao . Xây dựng đội ngũ cán bộ ,giáo viên có năng lực ,có phẩm chất, lối sống giản dị , gần gủi với nhân dân. để tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường với các đoàn thể trong địa phương , nhà trường chủ động kết hợp với các đoàn thể trong các công việc như: Cổ động , văn nghệ , lao động công ích tham gia trại 8/3 của phụ nữ , 26/3 của Đòan thanh niên. . Đối với phụ huynh học sinh nhà trường luôn tôn trọng , lắng nghe ý kiến của phụ huynh học sinh. . Để HCMHS chủ động trong công việc hổ trợ nhà trường hoạt động . Đầu năm học nhà trương phải tổ chức cuộc họp giữa ban giám hiệu và ban thừơng trực hội cha mẹ học sinh để nghe nhà truờng trình bày các dự án kế hoạch năm học những yêu cầu trong năm học đối với CMHS để Hội CMHS cùng nhà trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Nhà trừơng có chủ trương và biện pháp để thực hiện tốt việc giáo viên chủ nhiệm thăm hỏi tìm hiểuhoàn cẩnh học sinh trong lớp nhất là đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh chậm tiến, để từ đó có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình và nhà trường. Nhìn chung trong thời gian qua nhà trường đã có nhiều cố gắng phối hợp cùng hội CMHS vận động các đoàn thể, các tổ chức quần chúng và nhiều lực lượng khác tham gia vào hoạt động giáo dục, góp phần xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh. - ³Về công tác dân vận "Dân vận trong xã hội hóa sự nghiệp giáo dục " của xã: Thực hiện quan điểm của Đảng về đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và các chủ trương của ngành trong thời gian qua , Đảng và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương , ngoài việc huy động mọi nguồn lực lo tu bổ, xây dựng mới các phòng học đáp ứng yêu cầu phát triển số lượng học sinh hằng năm. các nghị quyết hằng năm của Đảng ủy, của hội động nhân dân xã đều nểu ra nhiều biện pháp tập trung cho nhà trường, tuyên truyền, kêu gọi nhân dân quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của con em. - Các trường học cũng đã tham mưu kịp thời với Đảng , chính quyền địa phương trong việc xây dựng ,phát triển , tranh thủ sự lãnh đạo kịp thời của Đảng bô, UBND xã. Thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh nhà trường tuyên truyền trong nhân dân về quan điểm đường lối giáo dục của Đảng, về vai rò của sựnghiệp giáo dục. Kêu gọi tinh thần trách nhiệm trong việc giáo dục con em. Nhìn chung trong cha mẹ học sinh cũng như trong xã hội đã có những chuyển biến dáng kể về mặt nhận thức và đã có những việc làm cụ thể trong quá trình đóng góp xây dựng nhà trường , đôn đốc nhắc nhở con em trong việc học tập. *³ Về y tế: Nhà trường đã có phòng y tế học đường , có nhân viên y tế , thựcnhiện rtốt công tác khám chữa bệnh cho học sinh . Đã thực hiện tốt chương trình tiêm chủng cho trẻ em . Chương trình dân số kế hoạch hóa được đẩy mạnh và thông qua nhiều đợt tuyên truỳền đã đạt được kkết quả được giao, đạt tỷ lệ phát triển dân số 1,6%. III/KẾT QUẢ CÔNG TÁC DÂN VẬN ĐỐI VỐI CÔNG TÁC GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP TRONG THỜI GIAN QUA: Trường THCS Trần Quý Cáp xã Bình Quý qua các năm thực hiện công tác dân vận vào sự nghiệp giáo dục trong nhà trường đã đạt được những thành tích đáng trân trọng như sau: 1/Số liệu: a/ Tình hình đội ngũ : a1/ Số lượng đội ngũ cán bộ - giáo viên –nhân viên: Năm học Số lượng Nữ BGH Giáo viên Nhân viên 2006-2007 68 47 3 59 6 2007-2008 67 47 3 58 6 2008-2009 67 47 3 58 6 a2/ Chất lượng đội ngũ: Năm học Số lượng Nữ T. cấp CĐSP ĐHSP Đang học ĐH Đảng viên TC CT 2006-2007 68 47 02 38 21 06 12 03 2007-2008 67 47 02 42 16 05 11 02 2008-2009 67 47 02 42 16 05 11 02 a3/Danh hiệu thi đua nhà trường ,cá nhân Năm học Danh hiệu trường CSTĐ Csở CSTĐ Cấp Tỉnh 2006-2007 Trường tiến tiến 08 01 2007-2008 Trường tiến tiến 08 01 2008-2009 Trường tiến tiến 08 02 b/ Tình hình học sinh: b1/Tuyển sinh,duy trì số lượng, thi tốt nghiệp, lên lớp: Năm học Tỷ lệ tuyển sinh lớp 6 Tỷ lệ HS bỏ học Tỷ lệ HS TNTHCS Tỷ lệ HS Lên lớp 2006-2007 99,6% 0,82% 96% 95,6% 2007-2008 99,8% 0,7% 98% 96,4% 2008-2009 100% 0,53% 97% 98,2% b2/ chất lượng hai mặt giáo dục: Năm học HỌC LỰC HẠNH KIỂM Tỷ lệ HS Lên lớp thẳng Tỷ lệ HS Giỏi Tỷ lệ HS Khá Tỷ lệ HS Tốt Tỷ lệ HS Khá 2006-2007 95,6% 16% 14% 78% 17,3% 2007-2008 96,4% 18% 17% 79,7% 16,8% 2008-2009 98,2% 19,7% 19% 83,2% 16,2% c/ Về tình hình cơ sở vật chất : + Tổng diện tích quy hoạch trong khuân viên trường ......... + Phòng học 15phòng.; + Phòng thiết bị : 01 phòng + Phòng bộ môn ; 02 phòng + Phòng thư viện : 01 phòng +Phòng đọc sánh : 02phòng +Phòng hội trường : 01 phòng + Phòng Đội : 01 Phòng + phòng văn phòng :01 phòng +Phòng Hiẹu trưởng : 01 Phòng + Phòng Phó HT : 01 phòng * Thư viện đạt chuẩn theo quyết định 01 của Bộ Giáo Dục 2/ Những kết quả chủ yếu về công tác giáo dục của trường THCS Trần Quý Cáp trong những năm qua: Từ các biểu mẫu số liệu trên ta có thể nhận thấy rằng : Qua 3 nam gần đây công tác giáo dục đào tạo của trường ngày càng tiến triển theo chiều hướng đi lên . a/ Công tác tuyển sinh và duy trì số lượng : Công tác tuyển sinh lớp 6 hằng năm tăng dần từ 99,6% đến 100% tình trạng HS bỏ học giảm dần từ 0, 82% năm 06-07đến năm 08-09 còn 0,53%; để hoàn thành công tác PCGD năm 2007 nhà trường cùng với lực lượng xã hội, hội cha mẹ học sinh nhà trường huy động 14 HS lớp 9 nghỉ học từ các năm trước ra ôn thi và thi đổ TNBTVH trong những năm tiếp theo, nhà trường đã hoàn thành chỉ tiêu PCGDTHCS với kết quả cao. Việc vận động HS bỏ học ra lớp được nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh và các đoàn thể trong xã hổ trợ các điều kiện học tập và động viên các em ra lớp đạt kết quả cao, năm 2007 huy động ra lớp 03 em Nhằm giải quyết tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp ,học sinh yếu hằng năm nhà trường đã tổ chức tốt các lớp phụ đạo miễn phí cho các em mỗi khối một lớp và đã đạt kết quả khả quan đây cũng là biện pơháp nâng cao được chất lượng nhằm nâng cao chất lương đại trà của nhà trường . b/ Chât lượng giáo dục : Thực hiện tinh thần chỉ đạo của ngành về việc thực hiện cuộc vận động "Hai không với 5 nội dung " nhà trtường đã quán triệt trong CBGV, HS và cha mẹ học sinh cũng như taọ nhận thức trong xã hội. Nội dung cuộc vận động nầy chính là cốt lõi của việc nâng cao chất lượng tạo chuyển biến về nâng cao chât lượng giáo dục, tình trạng tiêu cực trong nhà trường từng bước đẩy lùi , việc dạy học đánh giá học sinh ngày càng chính xác, việc chạy theo thành tích từng bước triệt tiêu trong nhà trường và trong tư duy mỗi người làm công tác giáo dục . Chủ trương dạy thực chất, học thực chất được nhà trường cụ thể hóa bằng các hoạt động cụ thể : Như ký cam kết thực hiện trong giáo viên, trong Học sinh , trong các hoạt động của liên đội,chi đoàn. Trong các tổ chuyên môn chủ trương hai không được thục hiện cụ thể như sau - Giờ dạy của giáo viên được đánh giá nghiêm túc theo tiêu chuẩn của Bộ, và cụ thể hóa của phòng giáo dục, tiêu chuẩn thi đua của giáo viên rõ ràng công khai. -Trong việc kiểm tra , đánh giá học sinh : Nội dung đề được chọn khách quản trong ngân hành đề thi của trường với biểu điểm và đáp án thống nhất do vậy số liệu thu được đáng tin cậy , phản ảnh đúng thực chất chất lượng HS - Trong công tác coi thi , chấm thi được bố trí chéo , khách quan đảm bảo công bằng trong HS + Trong thời gian qua song song với việc thực hiện nội dung hai không nhà trường đã có nhiều biện pháp do vậy chất lượng dạy học của nhà trường đã có chuyển biến đáng kể : Chất lượng đại trà thực chất và nâng lên rõ rệt, nhất là tỷ lệ HS giỏi, khá, HS lên lớp tăng dần ; tình trạng ngồi nhầm lớp ngày càng giảm dần , tỷ lệ HS vào lớp 10 hệ công lập cao nhất nhì toàn huyện .tạo được niềm tin trong nhân dân và CMHS. c/ Phong rào học sinh giỏi : Công tác phát hiện bồi dưỡng HS Năng khiếu được nhà trường chú ý đúng mức và cũng đã đạt được kết quả khã quan , nhiều năm liền trường đạt giải cao trong các kỳ thi HS giỏi cầp huyện , cấp tỉnh () vị thứ nhất nhì cấp huyện : cụ thể năm 2006-2007 đạt 28 giải cấp huyện, 06 giải cấp tỉnh ; năm 2007-2008 đạt 29 giải cấp huyện, 07 giải cấp tỉnh ;năm 2008-2009 đạt 27 giải cấp huyện, 07 giải cấp tỉnh; Đối với HS năng khiếu thể dục thể thao cũng được nhà trường tổ chức tập luyện , bồi dưỡng chu đáo nên hằng năm đạt kết quả cao trong hội khỏe cấp huyện, cụ thể như sau năm 2006-2007 đạt giải ba HKPĐ cấp huyện ,năm 2007-2008 đạt giải nhì HKPĐ cấp huyện ,năm 2008-2009 đạt giải nhì HKPĐ cấp huyện. d/ Công tác giáo dục hạnh kiểm : -Lấy 05 điều Bác Hồ dạy, điều lệ trường Trung học, nội quy nhà trường làm nội dung, yêu cầu về giáo dục hạnh kiểm học sinh. -Thông qua giảng dạy môn GDCD, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp để giúp học sinh hiểu và thực hiện những yêu cầu về chuẩn mực đạo đức mà xã hội yêu cầu cho từng đối tượng. Yêu cầu GVCN dạy đủ, dạy đúng các tiết sinh hoạt ngoài giờ theo qui định -GVCN lớp thường xuyên theo dõi tình hình học sinh lớp, phối hợp tốt với CMHS để có biện pháp giáo dục uốn nắn những học sinh vi phạm nội quy, sử dụng tốt sổ liên lạc với CMHS. Nhà trường chú ý đầu tư nhiều công sức vào việc giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh Phát huy vai trò của Đội Thiếu Niên Tiền Phong làm nòng cốt cho các hoạt động giáo dục đạo đức , Thông qua các hoạt động góp phần quan trọng trong giáođục hạnh kiểm cho học sinh, không có học sinh ảnh hưởng các tệ nạn xã hội nhaư : hút thuốc ,đánh bạc trộm cắp ,......hình thành trong các em tình yêu thương , sự chân thật . Đi đôi với việc giáo dục hạnh kiểm cho học sinh , nhà trường thường xuyên giáo dục pháp luật đặt biệt là luât an toàn giao thông , luật bảo vệ bà mẹ trẻ em, v.v... Hăng năm hạnh kiểm học sinh được xếp loại Khá , tốt về hạnh kiểm từ 95% trở lên , Không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu e/ Công tác lao động hướng nghiệp dạy nghề Được đẩy mạnh , phong trào xanh -sạch - đẹp được chu ý đúng mức . Giáo dục cho học sinh ý thực lao động tư phục vụ mình , giữ gìn môi trường sạch sẽ Thực hiện tố phong trào "sạch trường đẹp lớp " luôn tạo quan cảnh nhà trường xanh - sạch - đẹp -Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề phổ thông khối 9: 100% , Trong các kỳ thi nghề tỷ lệ xếp loại học sinh khá - tốt xếp loại từ 85% trở lên . - Hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực BGH nhà trường đã chỉ đạo cho ban hoạt động ngoài giờ lên lớp cùng giáo viên thể dục biên soạn và tổ chức thường xuyên các trò chơi dân gian trong học sinh ,taọ không khí lành mạnh vui vẻ trong các em hạn chế các trò chơi nguy hiểm thiếu lành mạnh - -Thực hiện phong trào "xanh -sạch - Đẹp" và phong trào "sạch trường đẹp lớp" năm học 2007-2008 đến nay thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục hội cha mẹ học sinh đã vận động phụ huynh tặng cho nhà trường mỗi năm từ 4 đến 5 chậu cây cảnh có giá trị đến nay hầu hết các phòng học , khu hịêu bộ được trang trí tọa quan cảnh trang nhã . - Việc trang trí lớp , bảo vệ và chăm sóc cây cảnh, giữ gìn vệ sinh môi trường được thực hiện thường xuyên trong nhà trường . Chính những nội dung và việc làm trên tạo được cho các em lòng yêu truờng, gắn bó với trường thực hiện tốt khẩu hiệu "Trường là nhà - học sinh là chủ" . f/ Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động không thể thiếu trong quy trình thực hiện mục tiêu đào tạo; là cầu nối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội đồng thời là phương tiện phát huy mọi nguồn lực làm tốt công tác giáo dục học sinh trong nhà trường. Xác định rõ đây là một hoạt động giáo dục cơ bản thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức góp phần hình thành nhân cách của HS, từ năm học 2006-2007 đến nay trường THCS Trần Quý Cáp đề ra kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp với mục tiêu: - Tổ chức các hoạt động theo hình thức hoạt động mới để học sinh làm quen với phương pháp hoạt động chủ động phù hợp với mục tiêu đào tạo mới. - Nội dung hoạt động cơ bản bám sát nội dung hoạt động Đội các cấp, theo chương trình rèn luyện đội viên và các nội dung giáo dục truyền thống (kỷ niệm các ngày lễ lớn, truyền thống trường, quê hương ...) hằng năm cũng như các vấn đề bức thiết đối với học sinh như: Ma túy học đường, An toàn giao thông, quyền trẻ em, luật dân sự Việt Nam ...tạo nhiều điều kiện cho Liên đội tổ chức hoạt động với nhiều hìmh thức phong phú , sôi nổi đã thu hút học sinh tham gia, góp phần tích cực trong công tác giáo dục truyền thống - Củng cố, bổ sung những kiến thức đã học ở trên lớp; tạo điều kiện thuận lợi để các em làm quen với những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; giúp các em có cơ hội liên hệ kiến thức đã học với thực tế cuộc sống . - Làm quen và tập luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết của học sinh THCS như: kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể một cách chủ động và có trách nhiệm, kỹ năng giải quyết các tình huống nảy sinh trong hoạt động tập thể ... - Có thái độ đúng đắn, có tình cảm tích cực thể hiện ở sự hứng thú với hoạt động, được góp sức lực, khả năng của mình vào hoạt động của tập thể. - Tham gia các hoạt động chính trị tại địa phương như: cổ động, mít - tin... Chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ, tham gia các chương trình từ thiện, nhân đạo thông qua tổ chức hội Chữ thập đỏ trong nhà trường . - Chú trọng việc xây dựng nếp sống văn hoá trong nhà trường trên cơ sở phát huy tốt vai trò của đội tự quản, vai trò của ban cán sự lớp, ban chỉ huy liên, chi đội. - Tổ chức tuyên truyền pháp luật thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi sinh hoạt và bằng các phương tiện truyền thông trong trường. với nhiều hoạt động như: - Tổ chức tìm hiểu lịch sử địa phương thông qua các hội thi dưới dạng như thi đố vui để học. - Tổ chức các hội thi mang tính giáo dục về chiều sâu như thi sáng tác thơ về thầy, cô nhân ngày 20 - 11, thi sáng tác thơ về mái trường, quê hương đất nước nhân ngày quê hương hoàn toàn giải phóng; thi cắm hoa nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 ...với mục tiêu bồi dưỡng và làm phong phú thêm về tinh thần, đưa cái đẹp vào cuộc sống, biết thưởng thức cái đẹp, hành động đẹp. - Khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ ở nhà thiếu nhi. - Tạo điều kiện giúp đỡ để học sinh tham gia thi viết bài tuyên truyền, thi sáng tạo ...v.v.. IV/NHẬN XÉT CHUNG: 1. Thành tựu và nguyên nhân: a. Thành tựu: - Về công tác tuyển sinh lớp 6 và duy trì sĩ số hằng năm được đảm bảo theo kế hoạch. Tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng được hạn chế đến mức thấp nhất, huy động được một bộ phận học sinh bỏ học ra lớp, huy động được học sinh thi tốt nghiệp THCS ra thi lại THCS hoặc BTCS. Đây là điều kiện tiên quyết giúp cho đơn vị xã nhà được UBND Huyện công nhận đơn vị hoàn thành PCGD THCS hằng năm. - Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, về hạnh kiểm có 96% học sinh đạt loại tốt, khá còn lại xếp loại trung bình, không có học sinh vi phạm pháp luật , ít có học sinh bị ảnh hưởng tác động xã hội , tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng dần theo từng năm học, năm 2006 – 2007 đạt 30%, năm học 2007 – 2008 đạt 35,0% năm học 2008 – 2009 đạt tỉ lệ 38,6%. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm rõ rệt còn 0,56%. Tỷ lệ vào lớp 10 chính qui luôn luôn xếp ở thứ hạng cao trong huyện. - Phong trào học sinh năng khiếu có nhiều chuyển biến, năm nào cũng có học sinh giỏi đạt giải ở cấp Huyện, tỉnh. Hoạt động NGLL, phong trào văn hoá, văn nghệ được Liên đội thiếu niên tổ chức thường xuyên, có hiệu quả, Liên đội của trường 3 năm liền được công nhận là Liên đội xuất sắc. - Công tác xã hội hoá giáo dục từng bước có chuyển biến đáng kể, hằng năm nhà trường huy động các nguồn lực từ xa hội hỗ trợ cho giáo dục hàng chục triệu đồng. Mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội bước đầu được thực hiện có hiệu quả. Công tác xây dựng cơ sở vật chất đạt được thành quả ban đầu đáng kể, hiện nay nhà trường đang lập dự án xây dựng trường chuẩn giai đoạn 2. b. Nguyên nhân của thành tựu: - Do Đảng bộ, chính quyền địa phương và phòng GD – ĐT có những chủ trương xác đáng cụ thể hoá và thực hiện hiệu quả nội dung đổi mới của Đảng theo yêu cầu Nghị quyết TW II khoá VIII cho từng ngạch học, bật học, cấp học. - Nhà trường thực hiện được công tác dân vận, huy động được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân tham gia vào hoạt động giáo dục bước đầu tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân của địa phương về vai trò ý nghĩa của giáo dục trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, góp phần tạo nên một động lực mới đó là xã hội hoá giáo dục. - Sự nổ lực và cố gắng rất lớn của những người làm công tác quản lý giáo dục, nhất là dội ngũ thầy, cô giáo. Xây dựng được đội ngũ giáo viên năng lực phẩm chất tốt, tạo được uy tín trong lòng nhân dân. - Chi bộ nhà trường làm tốt vai trò lãnh đạo, công tác xây dựng Đảng được coi tọng. Mỗi Đảng viên đều mẫu mực trong mọi lĩnh vực. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ nhà trường đã thực hiện đúng chủ trương dân chủ hoá trong nhà trường. 2. Tồn tại và nguyên nhân: a. Tồn tại: Bên cạnh những thành quả vừa đã nêu, giáo dục bậc THCS xã Bình Quý vẫn còn những tồn tại, yếu kém: + Cơ sở vật chất hiện nay đang xuống cấp, trang bị phục vụ trong CNTT phục vụ cho dạy học còn thiếu, một bộ phận nhỏ GV chưa thích ứng với ĐMPP. + Chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo còn hạn chế về kỷ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học, các hoạt động tập thể còn đơn điệu chưa lôi cuốn học sinh, một số hoạt động còn mang tính hình thức, chạy theo phong trào. + Ứng dụng CNTT trong dạy học một số GV tham gia chưa tích cực. + Việc viết và áp dụng SKKN trong dạy học còn hạn chế. b. Nguyên nhân: + Sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương về sự nghiệp giáo dục đào tạo có khi chưa toàn diện, chưa có chủ trương lâu dài về đầu tư cơ sở vật chất. Sự hoạt động của Hội đồng giáo dục xã chưa mạnh, chưa đồng đều, chưa thường xuyên. + Các điều kiện phục vụ dạy học thiếu, chưa đủ điều kiện cần thiết cho việc thực hành của học sinh, chứng minh của giáo viên, nhất là đối với công cuộc đổi mới phương pháp hiện nay. + Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, một bộ phận PHHS chưa quan tâm đến con cái. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Trong điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương và đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện nên việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục là việc làm đúng hướng và rất cần thiết. - Đảng bộ xã phải có Nghị quyết riêng về giáo dục đào tạo, phải có chủ trương về công tác xã hội hóa giáo dục, đội ngũ cán bộ, Đảng viên phải có nhận thức đúng đắn về giáo dục đào tạo tinh thần Nghị quyết TW2/khoá VIII và kết luận của Hội nghị TW6/ khoá IX. - Phát huy vai trò của hội đồng giáo dục xã, Hội cha mẹ học sinh , các đoàn thể để làm động lực cho nhận thức của toàn xã hội góp phần ủng hộ tốt công tác giáo dục nói chung và công tác xã hội hóa giáo dục nói riêng . - Công tác thông tin , tuyên truyền vận động các đoàn thể, các tổ chức xã hội quan tâm đến giáo dục, tạo thêm động lực mới cho giáo dục. - Nhà trường làm tốt khâu tham mưu với UBND xã, để chính quyền địa phương có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho giáo dục phát triển. - Nhà trường phải nâng cao chất lượng dạy học, tạo được niềm tin cho lãnh đạo và trong nhân dân địa phương, trong cha mẹ học sinh .Xử dụng có hiệu quả, thiết thực , công khai, định kỳ có báo cáo cụ thể với ban thường trực Hội CMHS. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DÂN VẬN VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRƯỜNG THCS NG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng hiệu quả cong tác dân vận đối với sự nghiệp phát triển giáo dục ở trường thcs trần quý cáp xã bình quý huyện thăng bình tỉnh quảng.doc
Tài liệu liên quan