Tiểu luận Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành

Người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác có nghĩa vụ trực tiếp quản lý. Ví dụ như họ đã vượt hàng rào quanh trường, bệnh viện, hoặc cơ sở quản lý và gây thiệt hại ở bên ngoài thì nhà trường, bệnh viện hoặc tổ chức khác phải có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại mà người này gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định dựa trên yếu tố lỗi của nhà trường, bệnh viện, tổ chức khác và được thể hiện trong nghĩa vụ quản lý những người này không cẩn trọng, không chu đáo, thiếu biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn đã để họ gây thiệt hại. “ Thời gian quản lý ” là thời hạn trong đó các tổ chức theo quy định về nghề nghiệp có nghĩa vụ giáo dục, chữa bệnh mà họ đã không thực hiện chức năng của họ, do lỗi quản lý không tốt để người không có năng lực hành vi, người dưới 15 tuổi gây ra thiệt hại cho người khác. Lúc đó,cha, mẹ, người giám hộ của những chủ thể này không có trách nhiệm bồi thường.

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3324 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện . Trên những cơ sở đó, BLDS khi quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng rất coi trọng trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con từ dưới 15 tuổi gây ra. Chính vì thế, cha, mẹ của những người gây thiệt hại trong độ tuổi này có tư cách bị đơn dân sự, cha, mẹ là người đại diện hợp pháp đương nhiên cho con; cha, mẹ có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của con; còn chính cá nhân gây thiệt hại lại hoàn toàn không có năng lực hành vi tố tụng dân sự trước Tòa án. Tuy nhiên, luật cũng quy định tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà người con dưới 15 tuổi đó có tài sản riêng thì lấy tài sản của người con đó để bồi thường phần còn thiếu. Người con trong độ tuổi chưa thành niên này gây thiệt hại không có trách nhiệm phải bồi thường, mà trách nhiệm bồi thường thuộc về cha mẹ của người đó. Trách nhiệm của cha mẹ là trách nhiệm pháp lý, không cần điều kiện lỗi của cha mẹ trong việc quản lý, giám sát hành vi của con mình. Quy định này có ý nghĩa không những về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa cả về mặt thực tiễn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị gây thiệt hại, theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời. Ở đây, theo tinh thần của Điều 606 BLDS năm 2005 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường về thiệt hại của cá nhân thì không phải con dưới 15 tuổi là chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm phải thực hiện mà trách nhiệm bồi thường luôn luôn trực tiếp thuộc về cha mẹ. * Người giám hộ có trách nhiệm bồi thường. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 606 BLDS năm 2005: “ người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường ”. Có thể thấy, giám hộ là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong đời sống xã hội. Theo Điều 58 BLDS năm 2005: “ giám hộ là việc cá nhân, tổ chức ( sau đây gọi chung là người giám hộ ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự ( sau đây gọi chung là người được giám hộ ) ”. Như vậy, việc quy định chế định giám hộ là hình thức bảo vệ pháp lý cho người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự. Người được giám hộ theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 BLDS năm 2005 gồm: “ a) Người chưa thành niên không còn cha mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha mẹ có yêu cầu; b) Người mất năng lực hành vi dân sự ”. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 58 BLDS năm 2005 thì “ Người chưa đủ 15 tuổi được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và người được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này phải có người giám hộ ”. Người giám hộ được chia thành 2 loại: Giám hộ đương nhiên và giám hộ cử. Người giám hộ đương nhiên được xác định dựa trên mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định việc cử người giám hộ được đặt ra khi không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 61 và 62 BLDS năm 2005. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người đó để đảm bảo họ luôn thực hiện tốt trách nhiệm giám hộ trên tinh thần tự nguyện, tự giác. Ngoài ra, còn có ý nghĩa trong quy kết trách nhiệm bồi thường thiệt hại thay cho người giám hộ để đảm bảo lợi ích của người giám hộ. Đồng thời, khôi phục thiệt hại của người bị thiệt hại; mặt khác, ràng buộc trách nhiệm của người giám hộ trong việc giám hộ khi xem xét đến năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân ( người được giám hộ ) trong những trường hợp nhất định. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 606 BLDS năm 2005 đã viện dẫn ở trên thì khi người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác, người giám hộ có trách nhiệm dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có lỗi trong việc thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ mà để người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác. Nếu người giám hộ hoàn toàn không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Ngoài ra, trong trường hợp người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ, nhưng người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của người giám hộ để bồi thường. Trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại vẫn thuộc về cha, mẹ của người được giám hộ nếu căn cứ xác lập quan hệ giám hộ là cha, mẹ của người được giám hộ bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó hoặc cha, mẹ yêu cầu chỉ định người giám hộ cho con chưa thành niên và con mất năng lực hành vi dân sự. Nhưng trong trường hợp căn cứ xác định quan hệ giám hộ là người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự mà cũng không có người giám hộ hay khi người giám hộ hoàn toàn không có lỗi trong việc giám hộ nếu người chưa thành niên gây thiệt hại thì người bị thiệt hại không được bồi thường và trường hợp này được xem là trường hợp người bị thiệt hại chịu rủi ro vì yêu cầu bồi thường không thể thực hiện được. + Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ là người dưới 15 tuổi gây ra: Trong trường hợp con dưới 15 tuổi gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về trước tiên là của cha mẹ. Trong trường hợp cha, mẹ đều không còn hoặc tuy cha, mẹ còn sống nhưng không chưa đủ điều kiện làm người giám hộ cho con thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định trước hết là trách nhiệm của anh cả hoặc chị cả đã thành niên có đủ điều kiện phải làm người giám hộ của em chưa thành niên. Nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ; Trường hợp không có anh, chị, em ruột hoặc anh, chị, em ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoài, bà ngoại có đủ điều kiện phải là người giám hộ ( Điều 62 BLDS năm 2005 ). Vậy theo Khoản 2 Điều 606 BLDS thì anh cả hoặc chị cả, hay ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại là người giám hộ thì họ được quyền dùng tài sản riêng của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại. Nếu người được giám hộ gây thiệt hại mà không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phải bồi thường thiệt hại bổ sung bằng tài sản của mình. Nếu người giám hộ có lỗi khi thực hiện việc giám hộ. Khi đó, nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì họ cũng không phải lấy tài sản của mình để bồi thường khi người được giám hộ gây thiệt hại. + Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự gây ra: Người mất năng lực hành vi dân sự đang do cha, mẹ chăm sóc, quản lý, giáo dục mà gây thiệt hại thì cha, mẹ phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Trong trường hợp họ được giám hộ theo quy định tại Điều 62 BLDS năm 2005 thì trách nhiệm bồi thường được xác định như sau: - Người mất năng lực hành vi dân sự đã có vợ ( hoặc đã có chồng ), thì người vợ ( chồng ) có đủ điều kiện là người giám hộ được lấy tài sản riêng của người mất năng lực hành vi dân sự để bồi thường. Nếu tài sản riêng của người được giám hộ không đủ thì lấy tài sản chung của vợ chồng đền bù, sau đó mới lấy tài sản riêng của vợ ( hoặc chồng ) làm người giám hộ để đền bù tiếp phần còn thiếu nếu có lỗi trong việc quản lý người được giám hộ. - Người được giám hộ là cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì con cả đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ. Nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ. Trong trường hợp này, người giám hộ được lấy tài sản của cha, mẹ để bồi thường cho người bị thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ thì người giám hộ phải lấy tài sản riêng của mình để bồi thường cho phần còn thiếu nếu có lỗi trong việc quản lý người được giám hộ. - Người đã thành niên bị mất năng lực hành vi đã có vợ, chồng, con nhưng vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ có đủ điều kiện phải là người giám hộ. Trong trường hợp như vậy cha, mẹ có quyền lấy tài sản riêng của người được giám hộ để bồi thường, chỉ khi tài sản riêng của người được giám hộ và tài sản chung của vợ chồng người được giám hộ không đủ thì cha, mẹ mới phải bồi thường bằng tài sản của mình nếu có lỗi trong việc quản lý người được giám hộ. + Trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mặc dù, luật quy định trách nhiệm bồi thường thuộc về cha, mẹ và người giám hộ, nhưng trong trường hợp người dưới 15 tuổi và những người mất năng lực hành vi dân sự nếu gây thiệt hại cho người khác trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý theo quy định tại Điều 621 BLDS năm 2005 thì: cá nhân gây thiệt hại trong thời gian do trường học, bệnh viện tâm thần quản lý thì bệnh viện, trường học phải bồi thường. Ví dụ: A là học sinh tiểu học, trong giờ học chính khóa đã bỏ trốn ra ngoài đá bóng làm vỡ cửa kính nhà C. Vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nhà C trong ví dụ này thuộc về trường học mà A đang theo học do không quản lý tốt để A trốn ra ngoài gây thiệt hại. Nếu cơ quan, tổ chức quản lý chứng minh được họ không có lỗi thì cha, mẹ, người giám hộ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quy định trên nhằm buộc trường học, bệnh viện, tổ chức xã hội đang quản lý phải tăng cường công tác quản lý người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự. Bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra trong thời gian nhà trường quản lý: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2005 thì người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Trách nhiệm của nhà trường được xác định đối với những thiệt hại do học sinh đang trong thời gian học ở trường gây ra. Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà trường trong việc quản lý học sinh ( chủ thể dưới 15 tuổi ) đang học trong trường. Nhà trường có nghĩa vụ quản lý học sinh trong thời gian học tại trường theo thời khóa biểu học văn hóa chính khóa, ngoại khóa hoặc lao động, vui chơi, giải trí do nhà trường tổ chức mà học sinh gây thiệt hại cho người khác thì nhà trường phải bồi thường. + Bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý: Một người bị mất năng lực hành vi dân sự là người đã có năng lực hành vi dân sự nhưng bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và đã có kết luận của cơ quan chuyên môn, đang được điều trị tại một bệnh viện hoặc đang được một tổ chức có chuyên môn hoặc nghiệp vụ trực tiếp quản lý. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 621 BLDS năm 2005 khi họ gây thiêt hại cho người khác thì bệnh viện, tổ chức đang có nghĩa vụ quản lý trực tiếp phải bồi thường thiệt hại. Quy định này có ý nghĩa không những về mặt pháp lý mà còn có ý nghĩa trên thực tế của đời sống xã hội. Nó ràng buộc trách nhiệm của bệnh viện, tổ chức xã hội phải tăng cường công tác quản lý người bị mất năng lực hành vi dân sự. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể quản lý người bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại là một loại trách nhiệm pháp lý phụ thuộc vào yếu tố lỗi của chủ thể quản lý, mà căn cứ vào thời điềm người bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác. Nếu bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được rằng mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ , người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường. Ngược lại, với trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha, mẹ, người giám hộ cũng là loại trách nhiệm pháp lý nhưng không phụ thuộc vào điều kiện lỗi của cha mẹ trong việc quản lý, giám sát hành vi của con mình khi chúng bị mất năng lực hành vi dân sự. Họ luôn có trách nhiệm bồi thường ngay cả khi không có lỗi trong việc quản lý, giám sát con bị mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại. * Căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà trường, bệnh viện, tổ chức khi người dưới 15 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian được quản lý: Người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác có nghĩa vụ trực tiếp quản lý. Ví dụ như họ đã vượt hàng rào quanh trường, bệnh viện, hoặc cơ sở quản lý và gây thiệt hại ở bên ngoài thì nhà trường, bệnh viện hoặc tổ chức khác phải có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại mà người này gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định dựa trên yếu tố lỗi của nhà trường, bệnh viện, tổ chức khác và được thể hiện trong nghĩa vụ quản lý những người này không cẩn trọng, không chu đáo, thiếu biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn…đã để họ gây thiệt hại. “ Thời gian quản lý ” là thời hạn trong đó các tổ chức theo quy định về nghề nghiệp có nghĩa vụ giáo dục, chữa bệnh mà họ đã không thực hiện chức năng của họ, do lỗi quản lý không tốt để người không có năng lực hành vi, người dưới 15 tuổi gây ra thiệt hại cho người khác. Lúc đó,cha, mẹ, người giám hộ của những chủ thể này không có trách nhiệm bồi thường. Từ những căn cứ trách nhiệm pháp lý trên thì nhà trường, bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 621 BLDS năm 2005 thì trong trường hợp trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường. Quy định này cho thấy mặc nhiên những người trong độ tuổi này mà gây thiệt hại khi đang chịu sự quản lý của trường học, bệnh viện, các tổ chức khác thì các tổ chức này phải bồi thường và việc chứng minh không có lỗi để làm cơ sở cho việc giải thoát khỏi trách nhiệm bồi thường thuộc về chính tổ chức đó. - Đối với những trường hợp người dưới 15 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại ngoài giờ học tại trường hoặc đang trong thời gian trên đường về nhà, từ nhà đến trường thì chưa thuộc nghĩa vụ quản lý của nhà trường. Trong các khoảng thời gian trước hoặc sau buổi học ở trường mà họ gây thiệt hại thì sẽ là căn cứ nhà trường chứng minh không có lỗi trong việc quản lý và trách nhiệm bồi thường không thuộc về nhà trường mà thuộc về cha mẹ của người gây thiệt hại. - Đối với người mất năng lực hành vi dân sự đang được bệnh viện, tổ chức khác có nghĩa vụ quản lý mà theo yêu cầu của những người thân thích, bệnh viện hay tổ chức có trách nhiệm trực tiếp quản lý đã đồng ý cho người mất năng lực hành vi dân sự về thăm gia đình và trong khoảng thời gian đó, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác thì bệnh viện, tổ chức quản lý được loại trừ trách nhiệm bồi thường. Ví dụ: A bị tâm thần đang được bệnh viện quản lý nhưng do mẹ A ốm nặng nên gia đình A đã xin cho A được về thăm mẹ. Trên đường đi A đánh B gây thương tích. Trong tình huống này bệnh viện không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về gia đình A. Hoặc trong những trường hợp khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự và theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan ( bố, mẹ, vợ hoặc chồng, các con của người đó ), Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự mà ngay tại thời điểm đó người này đã trực tiếp gây thiệt hại cho người khác thì họ có trách nhiệm phải bồi thường bằng tài sản của mình. - Trường hợp do lỗi cố ý của chính người bị thiệt hại mà dẫn đến việc người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho chính người đó hoặc gây thiệt hại cho người thứ ba thì trường học, bệnh viện, tổ chức khác cho dù đang trong thời gian trực tiếp quản lý những người trực tiếp gây thiệt hại cũng không có trách nhiệm bồi thường. Trách nhiệm bồi thường thường thiệt hại hoặc chịu thiệt hại thuộc về người bị thiệt hại do lỗi cố ý. 2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây ra. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005, cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm tự bồi thường bằng tài sản riêng của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ sẽ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của họ. Quy định trên là phù hợp với Điều 20 BLDS năm 2005 quy định cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ nhưng khả năng nhận thức của họ đã phát triển cho nên ngoài các giao dịch dân sự nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, họ còn có thể tự mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự nếu có tài sản riêng đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi tài sản riêng đó. Tuy nhiên, nếu người đó có những tài sản có giá trị lớn và đặc biệt như nhà ở, quyền sử dụng đất thì sự định đoạt các loại tài sản này vẫn cần những người đại diện theo pháp luật của họ đồng ý. Tại Điều 606 BLDS năm 2005 quy định độ tuổi là đủ 15 tuổi trở lên nếu có hành vi gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người khác là căn cứ vào điều kiện thực tế xã hội. Bởi vì, những người trong độ tuổi này nhận thức của họ cũng tương đối trưởng thành và cũng đã có khả năng lao động tạo ra thu nhập. Theo quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006 thì họ đã có quyền tham gia vào các hợp đồng lao động và có tư cách tố tụng đối với những tranh chấp liên quan đến quan hệ lao động đó, hưởng lương, tiền thưởng, các khoản phúc lợi khác và là chủ sở hữu của các khoản thu nhập hợp pháp đó. Độ tuổi này cũng phù hợp và thống nhất với một số các quy định của các ngành luật khác, ví dụ như Khoản 2 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “ Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình”, Khoản 1 Điều 45 “ Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý ”…Như vậy, rõ ràng người ở độ tuổi này đã nhận thức được hành vi của mình và phần nào cũng tự định đoạt ý chí khi tham gia vào các quan hệ dân sự phổ biến trong cuộc sống. Hơn nữa, trong Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 thì người từ đủ 15 tuổi đã có năng lực hành vi tố tụng dân sự nên họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự, tham gia với tư cách nguyên đơn hoặc bị đơn trước Tòa án. Xét về tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự thì cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có một phần năng lực hành vi dân sự nên họ có khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật. Pháp luật đã căn cứ vào những cơ sở này để quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản của mình. Quy định này trái ngược với quy định tại đoạn thứ nhất Khoản 2 Điều 606 BLDS năm 2005 đối với người dưới 15 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự vì cha mẹ của người gây thiệt hại mới là người có tư cách bị đơn dân sự trước Tòa án. Theo đoạn thứ hai của Khoản 2 Điều luật này thì người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại mới là người có tư cách bị đơn dân sự, còn cha mẹ của họ chỉ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ( Mục I phần 3.1 Nghị quyết 03 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ). Tuy nhiên, luật cũng quy định thêm trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của cha, mẹ thay cho con gây thiệt hại trong trường hợp con không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường. Nghĩa vụ này của cha, mẹ được hiểu là nghĩa vụ bổ sung. Ngoài ra, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai là tính đến thời điểm người con gây thiệt hại đang ở mức tuổi nào mà không có căn cứ vào thời điểm Tòa án giải quyết tranh chấp. Vì luật quy định người chưa thành niên được quyền có người giám hộ đương nhiên hay giám hộ cử nên người từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi cũng có thể có người giám hộ nếu họ thuộc những trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 58 BLDS năm 2005. Nhưng khác với người mất năng lực hành vi dân sự và người từ dưới 15 tuổi theo quy định tại Khoản 3 Điều 58 BLDS năm 2005 bắt buộc phải có người giám hộ, còn người từ đủ 15 tuổi cho đến dưới 18 tuổi thì không bắt buộc do họ đã có khả năng lao động tạo ra thu nhập và trình độ nhận thức của họ đã tương đối hoàn thiện hơn. Nếu trong trường hợp họ có người giám hộ thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 606 BLDS năm 2005, khi người được giám hộ gây thiệt hại thì người giám hộ được quyền dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có lỗi trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình mà để người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác. 3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ gây ra. Theo các quy định từ Điều 17 đến Điều 21 BLDS năm 2005, mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân bao gồm hai loại là người thành niên, người chưa thành niên và năng lực hành vi của họ được quy định rất cụ thể: “ Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám là người chưa thành niên ”. Pháp luật quy định người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị bệnh tâm thần, không mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, họ là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự cũng như đầy đủ năng lực tố tụng dân sự trước Tòa án, do vậy cá nhân này phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình trước pháp luật. Người đã thành niên có hành vi gây thiệt hại cho người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng tài sản của mình và có tư cách bị đơn dân sự trước Tòa án, trừ khi họ mất năng lực hành vi dân sự ( Mục I phần 3.1 Nghị quyết 03 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ). III. Một số hạn chế và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân. Ngoài việc rà soát toàn bộ các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân trong các lĩnh vực khác nhau để tiến hành sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo tính thống nhất với các quy định mang tính nguyên tắc trong BLDS. Trong khả năng kiến thức còn hạn chế đồng thời kết hợp tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau em xin đưa ra một số kiến nghị sau: Thứ nhất: Vấn đề bồi thường thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự xảy ra trong thời gian họ được trường học, bệnh viện hoặc các tổ chức khác trực tiếp quản lý thì trường học, bệnh viện, tổ chức khác quản lý phải bồi thường thiệt hại xảy ra, trừ trường hợp trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi. Quy định như vậy nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc giám sát các đối tượng thuộc sự quản lý của mình. Tuy nhiên, cần quy định rõ hơn yếu tố lỗi của cơ quan quản lý trong vấn đề quản lý đã để gây ra thiệt hại. Thứ hai: Trách nhiệm bồi thường do người chưa thành niên vi phạm pháp luật gây nên thiệt hại không chỉ là trách nhiệm vật chất mà trong nhiều trường hợp còn là xâm phạm các giá trị nhân thân. Nếu như có sự xâm phạm các giá trị nhân thân thì pháp luật sẽ bảo vệ người bị xâm hại như thế nào? Quan hệ tài sản thì đền bù bằng ngang giá. Còn xâm phạm các giá trị nhân thân thì không thể quy ra tiền, chỉ bồi thường bằng cách tự cải chính hoặc yêu cầu người vi phạm cải chính công khai trên các phương tiện thong tin đại chúng, yêu cầu người vi phạm xin lỗi, bồi thường một khoản tiền để bù đắp những tổn hại về tinh thần. Song, Điều 606 BLDS năm 2005 không quy định cụ thể trách nhiệm này thuộc về ai, do vậy trong thực tiễn có trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDamp226n s7921 hk 2.doc
Tài liệu liên quan