Tiểu luận Ngoại ứng do Ve-Dan gây ra, nguyên nhân và giải pháp

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với hành vi xả nước thải ra sông Thị Vải đã làm cho môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề, chất lượng đất ngày càng suy thoái. Thực tế đã chứng minh rằng, trong quá trình thẩm thấu vào đất, nguồn nước ô nhiễm của sông Thị Vải đã làm cho nguồn đất nơi đây bị ô nhiễm. Không chỉ vậy, với lượng khí thải do Vedan gây ra cũng đặt dấu hỏi cho sự ô nhiễm môi trường không khí? Tóm lại, chính những tác động ngoại ứng tiêu cực mà Vedan gây ra đã và đang đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái trên khu vực của dòng sông Thị Vải.

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13535 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ngoại ứng do Ve-Dan gây ra, nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiệt môt khoản bằng MEC. Vì thế, khi sản lượng tăng từ Qo đến Q1 thì tổng thiệt hại gây ra cho người dân sẽ là hình thang abQ1Qo. Vì hình thang này có diện tích đúng bằng hình thang ACBE nên sau khi bù đắp phần lợi nhuận tăng thêm của nhà máy Vedan, xã hội vẫn bị thiệt tam giác ABC. Nếu xã hội có thể buộc nhà mãy cắt giảm sản lượng từ Q1 xuống Qo thì sẽ tiết kiệm được khoản tổn thất phúc lợi xã hội nói trên. Như vậy, có thể thấy rằng, mức sản lượng hiệu quả xã hội không có nghĩa là một mưc sản lương không gây ô nhiễm bởi lẽ yêu cầu là phải tìm một mức ô nhiễm chấp nhận được, theo nghĩa lợi ích của sản xuất mang lại phải bù đắp những chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi tiến hành sản xuất, trong đó tính cả chi phí ô nhiễm. 2. Thực trạng ngoại ứng tiêu cực mà công ty Vedan gây ra Xét về mặt lý thuyết, tổn thất về phúc lợi xã hôi do những ngoại ứng mà công ty Vedan gây ra là vô cùng lớn. Theo kết quả quan trắc từ nhiều chương trình quan trắc khác nhau của Tổng cục Môi trường và của các địa phương giai đoạn 1999 - 2008 cho thấy: Toàn bộ chiều dài dòng chính sông Thị Vải khoảng 31,5 km đều bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, trong đó có khoảng 12 - 15 km đoạn ngang qua khu vực Công ty Vedan bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng; Phạm vi ảnh hưởng ô nhiễm còn lan rộng sang phía sông Gò Gia, sông Bà Giỏi và các chi lưu khác của sông Thị Vải. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là không chỉ gây ô nhiễm về nguồn nước mà ngoại ứng tiêu cực do công ty Vedan gây ra còn mang lại thiệt hại về kinh tế, y tế và môi trường. Thiệt hại về môi trường Đầu tiên, ngoại ứng tiêu cực đo công ty Vedan gây ra thể hiện rõ nhất ở khía cạnh môi trường. Để đánh giá mức độ ô nhiêm nguồn nước sông Thị Vải, các nhà khoa học đã sử dụng nhiều tiêu chuẩn, có thể kể tên như nồng độ DO, nhu cầu ôxy sinh hóa BOD, nhu cầu ôxy hóa học COD. Theo một số nguồn tài liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng tê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Trong khi đó, BOD là lượng ôxy cần thiết để vi khuẩn sử dụng phân hủy chất hữu cơ dưới điều kiện hiếu khí. Chỉ tiêu này để đánh giá khả năng tự làm sạch của nguồn nước. BOD càng cao chứng tỏ mức độ ô nhiễm càng nặng. Và COD là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa hết các hợp chất hữu cơ có trong nước. Nước nhiễm bẩn sẽ có độ ôxy hóa cao phải tốn nhiều hóa chất cho công tác khử trùng. Bởi vậy, đây là các tiêu chuẩn để đánh giá về ô nhiễm nguồn nước. Điều này cũng giải thích rằng, ngoài các chương trình lấy mẫu và quan trắc điểm cố định trên lưu vực sông Thị Vải, còn có các đợt khảo sát đo nhanh liên tục diễn biến chất lượng nước dọc theo sông Thị Vải do Tổng cục Môi trường phối hợp với Viện Hóa học và Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện. Đến nay đã có 8 đợt đo nhanh vào các thời điểm: tháng 8/1996; 3/1997; 12/1997; 10/1998; 5/2006; 8/2008; 3/2009 và tháng 11/2009. Dưới đây là kết quả đo nhanh thông số DO dọc sông Thị Vải từ thượng nguồn ra đến hợp lưu sông Thị Vải - Gò Gia - Cái Mép từ năm 1996 đến nay. Sơ đồ 1: Kết quả tính toán lan truyền ô nhiễm bằng mô hình MIKE 21 Sơ đồ 2: Sự biến thiên của DO theo quãng đường đo trên sông Thị Vải tương ứng với các lần đo tháng 8/1996, 3/1997, 10/1998, 5/2006, 8/2008, 3/2009 và 11/2009 Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia TP HCM Tạp chí môi trường số 7 năm 2010 Từ kết quả đo nhanh như sơ đồ 2 cho thấy, ngay từ năm 1996 (sau 3 năm kể từ khi Công ty Vedan đi vào hoạt động), sông Thị Vải đã bị ô nhiễm đáng kể (Có khoảng 8km tuyến sông này có DO 4,5 mg/l). Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia TP HCM Tạp chí môi trường số 7 năm 2010 Sông Thị Vải còn bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất lơ lửng, mùi hôi, vi khuẩn và đáng lo hơn là các chất độc hại kim loại nặng. Trước đây, yêu cầu phân tích mẫu nước theo dõi diễn biến "sức khỏe" của sông Thị Vải do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện vào thời điểm năm 2005, trong tất cả sáu vị trí có lấy mẫu nước trên sông Thị Vải để phân tích đều phát hiện có sự hiện diện của chì, cadimi và đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Đến cuối năm 2006, cơ quan chuyên môn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đưa ra kết luận rất đáng lo ngại trên sông Thị Vải "ô nhiễm chì nặng và rất nặng (tùy vào từng khúc sông)". Theo số liệu cập nhật gần đây nhất, tháng 5-2007, sự hiện diện của chì và cadimi vẫn ở mức báo động "ô nhiễm nặng", vượt tiêu chuẩn cho phép 4-5 lần. Chưa hết, cơ quan chức năng còn phát hiện có cơ sở sản xuất công nghiệp thải cả chất xyanua - một loại chất độc hại với môi trường và sức khỏe cộng đồng - vào sông Thị Vải với hàm lượng vượt chuẩn cho phép hàng chục lần. Cửa nước xả công khai sau xử lý của nhà máy VEDAN, nhưng tại đây nhà máy đã bí mật lắp một hệ thống cống xả nước thải không qua xử lý nắm sau dưới lòng đất. Và tại đây chính là nơi gây ô nhiểm nặng cho dòng sông Thị Vải trong suốt 14 năm qua. Hiện cuộc sống bên miệng cống xả nước thải đã trở lại bình thường sau khi Cảnh sát môi trường phát hiện và bịt miệng cống ngầm. Nguồn: Báo tuổi trẻ ( Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với hành vi xả nước thải ra sông Thị Vải đã làm cho môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề, chất lượng đất ngày càng suy thoái. Thực tế đã chứng minh rằng, trong quá trình thẩm thấu vào đất, nguồn nước ô nhiễm của sông Thị Vải đã làm cho nguồn đất nơi đây bị ô nhiễm. Không chỉ vậy, với lượng khí thải do Vedan gây ra cũng đặt dấu hỏi cho sự ô nhiễm môi trường không khí? Tóm lại, chính những tác động ngoại ứng tiêu cực mà Vedan gây ra đã và đang đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái trên khu vực của dòng sông Thị Vải.  Cho đến nay, sau gần 1 năm bịt ống xả nước thải bí mật của VEDAN, nhiều khu đất ở xã Phước Thái (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) vẫn còn rỉ ra những chất độc ô nhiểm và không thể sản xuất được.  Hiện nay từ sông Thị Vải nhìn vào vẫn nhìn thấy nhà máy bột ngọt VEDAN hàng ngày thải khói đậm đặc lên bầu trời. Liệu có không việc ô nhiểm không khí ? (Nguồn: tuổi trẻ online) Thiệt hại về vấn đề sức khỏe con người Hậu quả thứ hai do ngoại ứng tiêu cực của công ty Vedan gây ra đó chính là vấn đề về sức khỏe con người. Có lẽ bất cứ ai cũng phải kinh ngạc khi chính người của Vedan đã thừa nhận việc xả nước thải này ra sông Thị Vải đã diễn ra 14 năm nay. Cụ thể hơn, mỗi ngày hệ thống này bơm chất thải ra sông Thị Vải thấp khoảng hai giờ. Vậy trong nước thải đó có những chất độc hại gì? Theo các nhà khoa học thì với sản phẩm là bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút (NaOH), axit (HCl), phân bón… thì chất thải độc hại nhất, đáng sợ nhất mà Vedan thải ra chính là CYANURE. Theo các nhà khoa học, Cyanure là một chất kịch độc, gây chết người với liều lượng. Chỉ cần ăn nhầm từ 3 đến 4 mg chất này thì một người khỏe mạnh có thể mất ý thức trong vòng 10 giây đến 1 phút. Sau khoảng 45 phút thì rơi vào trạng thái hôn mê và có thể tử vong sau khoảng 2 giờ nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời. Theo phân loại trong hướng dẫn số 67/548/EEC của liên minh châu Âu thì nó là chất cực độc (T+). Giới hạn phơi nhiễm tối đa (PEL) của OSHA là 5 mg/m3. Còn theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Y tế Việt Nam thì giới hạn này là 3 mg/m3 trong môi trường sản xuất. Tuy nhiên, năm 2006, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên - Môi trường từng kiểm tra đột xuất Vedan và có kết luận: Hàm lượng cyanure ở mức vượt tiêu chuẩn cho phép thấp nhất là bảy lần và cao nhất 34 lần, trong khi tiêu chuẩn VN giới hạn hàm lượng loại chất độc hại này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít.. Chưa hết, tiếp tục kiểm tra nước thải sau xử lý của hệ thống hồ sinh học ở Công ty Vedan, đoàn kiểm tra phát hiện có mẫu nước thải mà hàm lượng chất cyanure trong đó vượt tiêu chuẩn VN đến 5.600 lần ( nguồn: báo tuổi trẻ online). Vậy với hàm lượng chất độc lớn như vậy, sức khỏe người dân vùng Đồng Nai đang đứng trước một nguy cơ đáng sợ. Hậu quả do Công ty Vedan VN gây ô nhiễm môi trường đến nay vẫn chưa khắc phục được. Đôi cánh tay của cán bộ môi trường bị bám đầy "hóa chất" sau khi thò xuống sông Thị Vải, đoạn sau lưng nhà máy Vedan, để lấy mẫu nước. Anh Quách Trung Quân (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TPHCM) lội xuống ao vớt xác tôm, 5 phút sau hai bàn chân anh bị phồng dộp, 10 móng chân đen sạm, có mùi hôi. (Ảnh chụp tháng 3-2006). Ảnh: L.Cường Thiệt hại về mặt kinh tế Ngoài gây ra những thiệt hại về môi trường và sức khỏe con người, ngoại ứng tiêu cực do Vedan gây ra còn mang lại một thiệt hại vô cùng lớn về mặt kinh tế. Kết quả mô phỏng của Viện MT-TN xác định khu vực ô nhiễm khiến hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản bị ảnh hưởng nặng có diện tích gần 2.000ha thuộc địa bàn các xã Phước An, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch), Long Phước, Phước Thái (huyện Long Thành) của tỉnh Đồng Nai cùng các xã Mỹ Xuân, Phước Hòa và thị trấn Phú Mỹ của huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vùng ô nhiễm gây ảnh hưởng nhẹ đến nuôi trồng, đánh bắt thủy sản có diện tích gần 700ha thuộc các xã Phước An, Vĩnh Thanh (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai), Phước Hòa (huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) và xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Trong đó, theo ông Nguyễn Văn Phụng, Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM, qua kiểm tra đã xác định được 839 hộ với 2.123 ha diện tích nuôi trồng thủy hải sản ở xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại ước tính 107 tỉ đồng. Gia đình ông Nguyễn Văn Thìn có 5.000m2 nuôi tôm đều bị mất trắng hoặc con tôm bị đỏ thân, đốm trắng trong thời gian dòng Thị Vải hứng chịu chất thải. Các đầm cá cũng phải hứng chịu một thảm cảnh tương tự Nguồn: Ngoài những thiệt hại về diện tích nuôi hải sản, diện tích đất trồng lúa ở tỉnh Đồng Nai cũng phải gánh chịu một hậu quả tương tự. Hàng trăm ha lúa của tỉnh bị thối rễ, cây lúa không thể thu hoạch được. Một số khảo sát tại “vùng” ô nhiễm của Công ty Vedan, bà Nguyễn Thị Ba (58 tuổi) ngụ tại tổ 7, ấp 1, xã Phước Thái cho biết: Hơn 7.000m2 đất ruộng ở cách đồng Cây Gõ của gia đình bà vẫn chưa thể cải tạo để canh tác…Theo bà Ba, kể từ năm 2005, do ảnh hưởng bởi nguồn nước và không khí Vedan thải ra đất ruộng, hoa màu của gia đình bà có năng suất, chất lượng rất kém (lúa bị lép hạt, hoa kiểng, cây trái bị cháy xém)… Nhà bà có 7 người, thì 6 người phải bỏ nghề nông đi phụ việc ở TP.HCM hoặc làm công nhân khu công nghiệp. Thiệt hại do thất bát mùa màng, bỏ hoang đất và mất nghề nông… chưa tìm ra phép tính, nhưng hậu quả để lại rất nặng nề. Không chỉ vậy, nhiều sào ruộng ở cánh đồng Cây Gõ của nhiều hộ gia đình cũng không thể canh tác vì thiếu nước và ô nhiễm (Vedan chặn dòng thủy lợi vào cánh đồng Cây Gõ để lấy nước phục vụ sản xuất)… nhiều gia đình đã khó khăn, nay càng khó hơn. Do ảnh hưởng bởi nguồn nước và không khí Vedan thải ra đất ruộng, hoa màu của các hộ gia đình có năng suất, chất lượng rất kém (lúa bị lép hạt, hoa kiểng, cây trái bị cháy xém, thối rễ…) Một con mương cạnh hàng rào Nhà máy Vedan (huyện Long Thành, Đồng Nai) luôn ồ ạt tuôn nước ra cánh đồng và chảy ra sông Thị Vải. Cánh đồng Cây Gõ giáp ranh với Công ty Vedan thành cánh đồng "chết" do bị ô nhiễm, lúa và hoa màu phát triển chậm, năng suất kém. Ảnh: Đoàn Quý Nguồn: Nói một cách khác, những thiệt hại mà Vedan gây ra cho những ngươi dân rất to lớn. Mặc dù Vedan đã cam kết bồi thường thiêt hại nhưng vấn đề giải quyết khắc phục hậu quả vẫn vô cùng khó khăn và tốn nhiều chi phí cũng như nỗ lực. IV. NGUYÊN NHÂN VÀ CHIÊU THỨC HÀNH ĐỘNG Nguyên nhân chủ quan Trong nền kinh tế hiện nay, với sức ép kinh tế thiếu bền vững, nhu cầu phát triển kinh tế nóng, cực đoan, thấy lợi trước mắt và không hình dung được họa lâu dài. Có lẽ vì thế mà một số doanh nghiệp bất chấp thương hiệu sẵn sàng làm mọi việc miễn là có lợi nhuận. Vẫn biết đối với doanh nghiệp lợi nhuận là quan trọng nhất nhưng không thể chỉ vì lợi nhuận cá nhân mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 10.000 hộ nông dân và làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Một khúc sông Thị Vải bị ô nhiễm nghiêm trọng “Vedan” là một trong những doanh nghiệp điển hình cho những hành động vô nhân đạo trên. Chỉ vì trốn khoản phí môi trường 127 tỷ đồng (theo nguồn: mà công ty Vedan sẵn sàng đổ hàng trăm nghìn mét khối nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải làm ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sông của người nông dân. Chất thải của bột ngọt là một loại chất thải vô cùng độc hại mà ai cũng biết và khâu xử lý chất thải thì rất tốn kém. Vì siêu lợi nhuận mà công ty này đã thẳng tay gây nên "thảm họa" cho môi trường nước ta đây là điều không thể chấp nhận. Tác hại của hành vi này là vô cùng lớn, ngoài những tác hại hữu hình chúng ta có thể dễ dàng nhận ra như làm chết tôm cá, tan hoang cánh đồng lúa, ô nhiêm nguồn nước… Bên cạnh đó còn những tác hại vô hình mà nó để lại bệnh, ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của thế hệ sau này. Vụ viêc này khiến dư luận băn khoan: “tại sao sau 14 năm sai phạm của Vedan mới được phát hiện?” Lý giải cho câu hỏi trên theo Đại ta Lương Minh Thảo, cục phó cảnh sát môi trường đã mô tả hệ thống xử lý nước thải của công ty Vedan như “trận đồ bát quái”. Hệ thống xử lý chất thải, ống xả của Vedan rất tinh vi, phức tạp, việc xả trộm tiến hành vào ban đêm. Trong khi đó, các đoàn kiểm tra môi trường theo nguyên tắc phải báo với công ty trước một tuần nên họ có thời gian chuẩn bị phương án đối phó. Các điều tra viên của chúng tôi cũng phải mất hàng thàng trời mật phục mới hình dung quá trình vận hành của hệ thống này. Những thủ đoạn mà công ty Vedan áp dụng để thực hiện hành vi của mình Vedan ngay từ đầu đã chủ động xây dựng hệ thống xả trộm chất thải lỏng. Hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn được xây dựng song song với hệ thống này nhưng chủ yếu hoạt động cầm chừng để ngụy trang và đối phó với đoàn kiểm tra. Hệ thống ống dẫn được bố trí chằng chịt, nhìn vào như một "trận đồ bát quái". Hệ thống bơm cao áp đẩy chất thải qua các đường ống chạy vòng tròn, chỗ nổi chỗ chìm. Chất thải được xả ra vào ban đêm, thường 8 -12h tối, qua các cống ngầm sâu 7-8 m dưới lòng sông. Thậm chí, họ còn dùng một chiếc tàu cũ, neo ở cầu cảng để ngụy trang cho miệng cống xả nước thải đang sủi bạt. Hệ thống ống xả thải được chôn sâu dưới lòng đất Hệ thống đổ nước thải ra sông Thị Vải được vận hành thế nào ? Bài viết do Đại tá Lương Minh Thảo đăng trên trang: - Có 8 người của Vedan được phân công vận hành nhưng bằng biện pháp nghiệp vụ chúng tôi biết chỉ có 2 người Đài Loan là Lâm Mậu Phủ và Vương Kim Điền nắm rõ việc vận hành của hệ thống xử lý cũng như xả trộm. Nhiều đoàn kiểm tra vào chỉ tiếp xúc với những công nhân người Việt không hiểu rõ hệ thống, nên không phát hiện được gì. Tại cơ quan điều tra, Phủ thừa nhận vận hành việc xả trộm nước thải của Vedan. Tóm lại, Vedan đã tính toán rất kỹ từ khâu thiết kế đến việc sử dụng, điều hành hệ thống xả trộm nước thải để trốn chi phí môi trường. Hiện chúng tôi chưa xác định được số tiền mà Vedan lợi hưởng Ông Lâm Mạo Phủ, một trong hai người Đài Loan hiểu rõ toàn bộ vận hành của hệ thống xả trộm nước thải. Ảnh: Cục CSMT Nguyên nhân khách quan: 2. Nguyên nhân khách quan: a. Do cơ quan chức năng -Dung túng và thiếu trách nhiệm Trả lời câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan chức năng từ địa phương đến Cục Bảo vệ môi trường và Bộ TN-MT khi để sai phạm của Vedan kéo dài hơn 10 năm (giấy phép xả thải trên 5.000m3/ngày đêm do bộ cấp), Thứ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, ở thời điểm cấp phép, các thủ tục thẩm duyệt đã được thực hiện đúng.  Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN-MT) Lê Bắc Huỳnh giải thích thêm, việc Vedan sai phạm là “do họ tự vượt quá điều kiện cấp phép, tương tự như xin xây nhà 2 tầng nhưng lại làm đến 5 tầng”. Để doanh nghiệp không sai phạm thì phải giám sát, kiểm tra thường xuyên, sát sao. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ TN-MT cũng thừa nhận năng lực kiểm tra, giám sát môi trường của VN hiện còn rất yếu do thiếu nhân lực, công nghệ, thiết bị và kinh nghiệm… nên doanh nghiệp đã dễ dàng “qua mặt”. Cũng phải thừa nhận một thực tế là việc đấu tranh bảo vệ môi trường có thể gây khó khăn cho công tác thu hút đầu tư nên nhiều khi không được chính quyền địa phương ủng hộ, phối hợp đúng mức.  “Thậm chí, có địa phương còn yêu cầu giảm bớt các chỉ tiêu môi trường để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Đó là đi ngược với chủ trương chung và sai lầm nghiêm trọng. Chúng ta sẽ phải trả giá đắt khi môi trường bị phá huỷ và thiệt hại về kinh tế để phục hồi môi trường là vô cùng lớn”, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên kết luận. -Do nóng lòng mở của phát triển đất nước: Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đã nói: “Những năm 93, 94, khi đất nước đang đứng trước yêu cầu phát triển, chúng ta gần như trải thảm đỏ mời các nhà đầu tư nước ngoài vào mà chưa chú ý nhiều tới yếu tố môi trường. Nhưng tới nay khó có thể vì phát triển bằng mọi giá mà quên đi những thảm hoạ về môi trường. Với hiện trạng đang xảy ra hiện nay, thế giới họ đang mang chiếc áo bẩn nhất của họ tới giặt ở Việt Nam". b) Về phía người dân: Người dân Việt Nam có thói quen sống cam chịu, không muôn dính lít đến kiện cáo. Hơn thế nữa người dân cũng không am tường về luật pháp về bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, dù biết Ve-dan vi phạm nhưng không dám đứng lên khởi tố. c) Do hệ thống pháp luật nước ta quá nhân đạo Có nhiều người cho rằng: Luật môi trường nước ta còn quá nhân đạo. Cụ thể trong vụ Ve-dan, rất nhiều ý kiến cho rằng việc Ve-dan chỉ phải chịu khoản phí bảo vệ môi trường là 127 tỷ đồng là quá nhẹ. Trong khi hậu quả do Ve-dan gây ra cho môi trường là vô cùng to lớn vầ trong thời gian rất dài: hơn 10 năm. Vậy số tiền 127 tỷ đồng này có đủ sức răn đe đến các doanh nghiệp? V. GIẢI PHÁP Giải pháp đối với riêng công ty Ve-dan Việc công ty Ve-dan gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sông Thị Vải (Đồng Nai) là không thể chối cãi. Cả Ve-dan cũng đã thừa nhận hành vi trái pháp luật của mình. Nhưng bây giờ việc cấp bách của chúng ta là làm sao khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, cứu lại “dòng sông chết” Từ chính phủ: Các biện pháp tình thế: a.1) Buộc công ty Ve-dan phải bồi thường thiệt hại. Đây là biện pháp đầu tiên mà chính phủ làm khi phát hiện ra công ty Ve-dan xả thải trái phép ra sông Thị Vải. Tuy ban đầu công ty Ve-dan không chấp nhận mức đền bù do người dân đưa ra. Nhưng cuối cùng cũng phải chấp nhận mức đến bù 100%. Theo báo cáo của Bộ TNMT, tính đến hết ngày 31.12.2009, Cty Vedan mới nộp tiền phạt vi phạm hành chính 267.500.000đ; nộp 127.268.067.520đ phí bảo vệ môi trường truy thu theo Quyết định số 131/QĐ-XPHC, ngày 6.10.2008 của Chánh Thanh tra Bộ TNMT về xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời Ve-dan cũng đã chịu bồi thường thiệt hại cho các tỉnh chịu hậu quả ô nhiễm môi trường: Đây là con số do Viện Môi trường Tài nguyên thuộc đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đưa ra Theo đó, Công ty Vedan sẽ bồi thường cho nông dân TP. Hồ Chí Minh hơn 45,7 tỷ đồng và nông dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là hơn 53,6 tỷ đồng.    Khoản đền bù sẽ chuyển tiền làm 2 lần: Lần thứ nhất 50% trong vòng 7 ngày khi có văn bản chấp thuận của UBND 3 địa phương;  Lần thứ 2 là quý 1/2011. (Số liệu từ nguồn: ) a.2) Buộc Ve-dan xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng quy định: Sau khi chính phủ kiểm tra phát hiện vi phạm của công ty Ve-dan, bộ tài nguyên Môi trường đã ra quyết định buộc Ve-dan phải cải tạo hệ thống xử lý nước thải. Thực hiện việc đó, Ve-dan đã tháo bỏ toàn bộ các tuyến ống ngầm dài trên 2.200m, 4 máy bơm và 3 họng xả chất thải ngầm cắm sâu 10m xuống sông Thị Vải; dừng việc thải nước thải vào hệ thống 21 hồ sinh học và bơm nước thải từ 21 hồ này vào hệ thống xử lý, đảm bảo chất lượng nước tại các hồ đã được làm sạch; lắp đặt công tơ điện riêng biệt và đồng hồ đo lưu lượng của hệ thống xuất khẩu CMS ra tàu thủy; lập nhật ký vận hành của các hệ thống xử lý nước thải. Cty Vedan VN cũng đã hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp 3 hệ thống xử lý nước thải hiện hữu (4.000m3/ngày); xây dựng mới 2 hệ thống xử lý nước thải sản xuất (5.000m3/ngày) và 1 hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (300m3/ngày), với tổng công suất thiết kế hiện nay là 9.300m3/ngày; lắp đặt 3 hệ thống quan trắc tự động, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN). Xây dựng và lắp đặt mới 4 dây chuyền sản xuất phân bón (nâng tổng số lên 8 dây chuyền), 1 máy cô đặc dịch thải sau lên men TVR (nâng tổng số lên 2 máy) và các tồn tại về môi trường khác theo đúng cam kết. (Số liệu được cung cấp bởi: ) Các biện pháp lâu dài: a.3) Đánh thuế công ty Ve-dan: Việc công ty Ve-dan xả thải ra gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã gây ra nhiều ngoại ứng tiêu cực. Do đó nhà nước cần phải đánh thuế Ve-dan, buộc công ty này phải giảm sản lượng về mức sản lượng tối ưu mà xã hội mong muốn. Một khi Ve-dan giảm sản lượng thì đồng nghĩa với việc lượng xả thải của công ty này sẽ giảm đi. Tuy nhiên việc Ve-dan có khai báo đúng sản lượng hay không thì không ai có thể dám chắc được. Do đó việc đánh thuế vào sản lượng của công ty Ve-dan nhằm buộc công ty này giảm sản lượng cũng chỉ là một cách mà thôi. Thêm vào đó việc xác định mức thuế cũng rất khó khăn. a.4)Trợ cấp cho Ve-dan Trên cơ sở lý thuyết, chính phủ còn có thêm một cách nữa là trợ cấp cho Ve-dan. Khi trợ cấp, Ve-dan sẽ tự nguyện giảm sản lượng theo yêu cầu của chính phủ mà không ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Từ đó giảm thải ra môi trường. Tuy nhiên đây chỉ là lý thuyết. Nếu Ve-dan tìm được cách khai báo giả sản lượng thì biện pháp này lại không hiệu quả. Hơn nữa, hành vi gây ô nhiễm môi trường của Ve-dan là quá rõ ràng, nhà nước trợ cấp cho Ve-dan khác gì: “mỡ treo miệng mèo”? Mặt khác, Ngân sách nhà nước eo hẹp, việc trợ cấp cho các doanh nghiệp trong nước đã khó nay lại trợ cấp cho một công ty nước ngoài như Ve-dan xem ra không hợp lý. Dù sao đây cũng là một biện pháp mang tính lý thuyết. Để thực hiện tốt chính sách này cần có một hệ thống cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động của Ve-dan. Các biện pháp từ phía Ve-dan Ngay từ chưa bị phát giác, Ve-dan đã bồi thường thiệt hại cho nhân dân dưới hình thức trợ cấp phát triển kinh tế. Năm 1993 Ve-dan đi vào hoạt động đã xả thải ra môi trường, gây chết thuỷ sản của bà con. Vì thế phía Ve-dan đã bồi thường cho các hộ dân 4,7 tỷ đồng vào hai năm 1995-1996, với danh nghĩa hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp. Ngoài ra những năm sau đó, Ve-dan cũng có nhiều chương trình hỗ trợ các hộ nghèo, gia đình chính sách, hỗ trợ khuyến nông, khuyến học, phát triển cơ sở hạ tâng nông thôn vào những năm từ 2000 đến 2005. (nguồn www.tin247.com ) Khi bị phát giác hành vi xả thải trái phép của mình, Ve-dan đã thực hiện đền bù đúng như quy định, đồng thời xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên hậu quả ô nhiễm vẫn còn ở đó, Ve-dan phải cùng người dân vào cuộc cải tạo lại môi trường. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ dài hạn người dân, tạo công ăn việc làm và thu mua nguyên liệu đúng như hợp đồng đã kí kết với người dân. Đây là mục tiêu mới của công ty Ve-dan, bài viết được đăng trên trang chủ của Ve-dan, :“Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là hai yếu tố không thể tách rời nhau đối với quá trình phát triển của một nền kinh tế - xã hội tiên tiến hiện đại, vì vậy, trong quá trình kinh doanh lâu dài, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những cam kết và nỗ lực duy trì thực hiện liên tục. Sự phấn đấu xây dựng thành một doanh nghiệp phát triển bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường trong thời gian tới là mục tiêu nỗ lực và lâu dài của Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó, công ty chúng tôi đã thiết lập chính sách môi trường nhằm định hướng cho mọi nhân viên trong công ty phải luôn đề cao quan niệm về yêu quý môi trường, tuân thủ các quy định của pháp luật, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, yêu quý tài nguyên thiên nhiên, đồng thời duy trì các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường.” Ngoài ra Ve-dan đã tổ chức nhiều hoạt động cho các cán bộ công nhân viên trong công ty tìm hiểu, tham gia các hoạt động vì môi trường để tăng hiểu biết: Hội đồng an toàn sức khỏe môi trường - Công ty Vedan Việt Nam đang đánh giá chấm điểm báo tường của các đơn vị để chọn ra 05 đơn vị xuất sắc nhất. b.Về phía người dân: Giải pháp tình thế của người dân: +Nhân dân vùng ô nhiễm: Tìm chứng cứ cụ thể để kiện Ve-dan. +Nhân dân cả nước:Tẩy chay hàng hóa của Ve-dan cho đến khi nào công ty này hoàn thành việc cải tạo môi trường và có hệ thống xử lý nước xả thải đạt tiêu chuẩn. Ngay sau khi có công bố của báo chí về vụ việc vi phạm của công ty Ve-dan, hàng loạt các siêu thị lớn đã tuyên bố ngừng nhập và bán sản phẩm của Ve-dan: siêu thị Co.op Mart, Big C, Citimart… Về lâu dài +Tích cực tham g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_hoan_chinh_2_522.doc
Tài liệu liên quan